Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8

11/08/201100:15(Xem: 3271)
Chương 8

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

PHẦN II

NÓI CHUYỆN CÙNG PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN

Chương 8

Thiền định không bao giờ là sự kiểm soát của thân thể. Không có sự phân chia thực sự giữa cơ quan thân thể và cái trí. Bộ não, hệ thần kinh và cái vật mà chúng ta gọi là cái trí, tất cả là một, không thể phân chia. Chính là hành động tự nhiên của thiền định mà tạo ra sự chuyển động hòa hợp của tổng thể. Phân chia thân thể khỏi cái trí và kiểm soát thân thể bằng những quyết định thuộc trí năng là tạo ra sự mâu thuẫn, từ đó nảy sinh vô số những hình thức khác nhau của đấu tranh, xung đột, và kháng cự.

Mọi quyết định để kiểm soát chỉ nuôi dưỡng kháng cự, thậm chí sự khẳng định để nhận biết. Thiền định là hiểu rõ về sự phân chia bị tạo ra bởi sự quyết định. Tự do không là hành động của quyết định nhưng hành động của nhận biết. Đang thấy là đang làm. Nó không là một khẳng định để thấy và sau đó hành động. Rốt cuộc, ý muốn là sự ham muốn cùng tất cả những mâu thuẫn của nó. Khi một ham muốn đảm đương uy quyền trên một ham muốn khác, ham muốn đó trở thành ý muốn. Trong điều này chắc chắn có sự phân chia. Và thiền định là hiểu rõ về ham muốn, không phải khuất phục một ham muốn bởi một ham muốn khác. Ham muốn là chuyển động của cảm giác, mà trở thành vui thú và sợ hãi. Điều này được duy trì bởi sự ngừng lại liên tục của sự suy nghĩ trên một suy nghĩ này hay một suy nghĩ kia. Thật ra, thiền định là làm trống không cái trí. Thế là, chỉ có đang vận hành của thân thể; chỉ có hoạt động của các cơ quan và không còn gì khác; thế là, sự suy nghĩ vận hành mà không có sự đồng hóa như cái tôi và cái-không tôi. Sự suy nghĩ là máy móc, giống như các cơ quan thân thể. Điều gì tạo ra xung đột là qua sự đồng hóa chính nó cùng một trong những bộ phận này mà trở thành cái tôi, cái ngã, và những phân chia khác nhau trong cái tôi đó. Không có sự cần thiết cho cái tôi tại bất kỳ thời điểm nào. Không có thứ gì khác ngoại trừ thân thể, và sự tự do của cái trí có thể xảy ra chỉ khi nào sự suy nghĩ không đang nuôi dưỡng cái tôi. Không có cái tôi cần phải hiểu rõ nhưng chỉ có sự suy nghĩ mà sáng chế cái tôi. Khi chỉ có cơ quan thân thể mà không có cái tôi, sự nhận biết, cả bằng mắt lẫn không bằng mắt, không bao giờ có thể bị biến dạng. Chỉ có đang thấy ‘cái gì là’ và chính sự nhận biết đó vượt khỏi cái gì là. Trống không của cái trí không là một hoạt động của sự suy nghĩ hay một qui trình thuộc trí năng. Đang thấy liên tục cái gì là mà không có bất kỳ loại biến dạng nào, tự nhiên làm trống không cái trí khỏi tất cả suy nghĩ và tuy nhiên chính cái trí đó có thể sử dụng sự suy nghĩ khi cần thiết. Sự suy nghĩ là máy móc và thiền định không là máy móc.

Còn rất sớm và trong ánh sáng buổi sáng, hai con cú mèo đang đậu trong cây me. Chúng là những con chim nhỏ và dường như luôn luôn đi cặp đôi. Chúng đã kêu gào suốt đêm, lúc có lúc không, và một con đến đậu trên cái bệ cửa sổ và gọi con còn lại bằng âm thanh chan chát. Hai con đang đậu trên cành cây có cái lỗ làm nhà của chúng trong cây me đó. Thường xuyên chúng ở đó trong buổi sáng trước khi chúng lẩn trốn khỏi ban ngày, ngồi bất động và ủ rũ ở đó. Chốc lát sau, một con sẽ nhẹ nhàng rút lui và biến mất vào cái lỗ và con còn lại sẽ theo sau, nhưng chúng không gây ồn ào. Chúng chỉ nói chuyện và nhặng xị vào ban đêm. Cây me không chỉ là nơi nghỉ ngơi cho những con cú nhưng còn cho nhiều con vẹt. Nó là một cái cây thật to trong ngôi vườn nhìn ra con sông. Đã có những con chim kền kền, những con quạ và những con chim bắt ruồi màu vàng xanh. Những con chim bắt ruồi thường đến bệ cửa sổ trên hàng hiên, nhưng bạn phải ngồi rất yên lặng và thậm chí không chuyển động đôi mắt của bạn. Chúng có đường bay uốn lượn lạ lùng và chúng tự chăm sóc, không giống những con quạ hay quấy nhiễu những con chim ưng. Buổi sáng đó cũng có những con khỉ. Chúng đã ở đó xa xa nhưng lúc này tất cả chúng đều tiến đến gần ngôi nhà hơn. Chúng còn ở lại vài ngày và sau đó bỏ đi, có một con chim đực cô đơn xuất hiện mỗi buổi sáng trên chỗ cao nhất của những cây me. Nó sẽ trèo lên cái cành cao nhất và ngồi ở đó nhìn xuống con sông, nơi những người dân làng đi qua và gia súc đang ăn cỏ. Khi mặt trời ấm áp hơn, nó sẽ từ từ leo xuống và biến mất, và sáng hôm sau nó lại ngồi ở đó khi mặt trời lên khỏi những cái cây, tạo thành con đường bằng vàng trên con sông. Suốt hai tuần lễ nó ngồi ở đó, cô đơn, cách biệt, nhìn ngắm. Nó không có bạn đồng hành và vào một buổi sáng nó biến mất.

Những em học sinh đã quay lại. Một trong những cậu trai hỏi, ‘Người ta không phải vâng lời cha mẹ, hay sao? Xét cho cùng, họ đã nuôi nấng tôi, họ đang giáo dục tôi. Nếu không có tiền bạc tôi không thể đến được ngôi trường này, vì vậy họ có trách nhiệm đối với tôi và tôi có trách nhiệm đối với họ. Do bởi cảm giác của trách nhiệm này khiến cho tôi cảm thấy tôi phải vâng lời họ. Rốt cuộc, họ có lẽ biết nhiều hơn tôi về điều gì tốt đẹp cho tôi. Họ muốn tôi trở thành một kỹ sư.’ Bạn muốn là một kỹ sư? Hay bạn chỉ đang học ngành kỹ sư bởi vì cha mẹ bạn muốn như thế?

‘Tôi không biết tôi muốn làm gì. Hầu hết chúng tôi trong phòng này đều không biết chúng tôi muốn làm gì. Chúng tôi có học bổng của chính phủ. Chúng tôi có thể học bất kỳ môn học nào chúng tôi thích nhưng cha mẹ chúng tôi và xã hội nói rằng ngành kỹ sư là một nghề nghiệp tốt. Họ cần những kỹ sư. Nhưng khi ông hỏi chúng tôi muốn làm gì, chúng tôi không chắc chắn lắm và điều này gây hoang mang và bối rối.’

Bạn đã nói rằng cha mẹ của bạn có trách nhiệm đối với bạn và bạn phải vâng lời họ. Bạn biết việc gì đang xảy ra ở phương Tây nơi không còn uy quyền của cha mẹ nữa. Ở đó những người trẻ không còn muốn có bất kỳ uy quyền nào, mặc dù họ có loại đặc biệt riêng của họ. Liệu sự trách nhiệm cần đến uy quyền, vâng lời, chấp nhận những mong ước của cha mẹ hay những đòi hỏi của xã hội? Trách nhiệm không có nghĩa rằng có khả năng để cư xử hợp lý, hay sao? Cha mẹ của bạn nghĩ rằng bạn không có khả năng về điều này và thế là họ cảm thấy có trách nhiệm phải dạy bảo cách cư xử của bạn, bạn làm gì, bạn học hành ra sao và bạn có lẽ trở thành loại người nào. Ý tưởng của cách cư xử theo luân lý của họ được đặt nền tảng trên tình trạng bị quy định của họ, trên giáo dục của họ, trên những niềm tin, những sợ hãi, những vui thú của họ. Thế hệ quá khứ đã dựng lên một cấu trúc xã hội và họ muốn bạn tuân phục vào cấu trúc đó. Họ nghĩ nó là luân lý và họ cảm thấy họ biết nhiều hơn bạn. Và luân phiên, nếu bạn tuân phục, bạn sẽ đòi hỏi rằng con cái của bạn cũng tuân phục. Thế là dần dần, uy quyền của sự tuân phục trở thành sự hoàn hảo của luân lý. Đó là điều gì bạn đang hỏi khi bạn thắc mắc liệu bạn nên vâng lời cha mẹ hay không?

Bạn thấy sự vâng lời này có nghĩa gì? Khi bạn còn rất nhỏ, bạn nghe lời điều gì cha mẹ dạy bảo bạn. Sự lặp lại liên tục của nghe lời điều gì họ dạy bảo của bạn hình thành hành động của vâng lời. Thế là, vâng lời trở thành máy móc. Giống như một người lính nghe một mệnh lệnh lặp đi lặp lại và tuân phục, trở thành phụ thuộc. Và đó là cách sống của hầu hết chúng ta. Đó là tuyên truyền, cả tôn giáo lẫn thế gian. Vì vậy bạn thấy, một thói quen đã được hình thành từ thời niên thiếu để nghe lời điều gì cha mẹ đã dạy bảo bạn, để nghe lời điều gì bạn đã đọc. Vì vậy nghe trở thành phương tiện của vâng lời. Và lúc này, bạn bị đối diện vấn đề của liệu bạn nên vâng lời hay không nên vâng lời: vâng lời điều gì những người khác đã nói hay vâng lời những thôi thúc riêng của bạn. Bạn muốn nghe điều gì những ham muốn của bạn nói, và chính nghe đó khiến cho bạn vâng lời những ham muốn của bạn. Từ điều này nảy sinh sự đối nghịch và sự kháng cự. Vì vậy, khi bạn hỏi liệu bạn nên vâng lời cha mẹ của bạn có một sợ hãi rằng nếu bạn không vâng lời, bạn có lẽ sai lầm và họ có lẽ không cho bạn tiền bạc để được giáo dục. Trong vâng lời luôn luôn có sợ hãi, và sợ hãi làm tối tăm cái trí.

Vì vậy thay vì đặt ra câu hỏi đó, liệu bạn có thể nói chuyện với cha mẹ bạn một cách hợp lý và cũng phải tìm ra nghe có nghĩa gì. Liệu bạn có thể nghe mà không có bất kỳ sợ hãi nào về điều gì họ nói? Và liệu bạn cũng có thể lắng nghe những ham muốn và những thôi thúc riêng của bạn mà không có sợ hãi của làm sai trái? Nếu bạn có thể yên lặng lắng nghe mà không sợ hãi, bạn sẽ tìm ra cho chính bạn liệu bạn nên vâng lời, không chỉ cha mẹ bạn, nhưng còn cả mọi hình thức của uy quyền. Bạn thấy, chúng ta đã được giáo dục trong một cách vô lý nhất. Chúng ta đã không bao giờ được giải thích về hành động của học hành. Nhiều thông tin được đổ vào những cái đầu của chúng ta và chúng ta phát triển một mảnh rất nhỏ của bộ não mà sẽ giúp đỡ chúng ta kiếm sống. Phần còn lại của bộ não bị bỏ quên. Nó giống như cày cấy một góc trong một cánh đồng rộng lớn và phần còn lại của cánh đồng vẫn còn đầy cỏ dại, bụi nhỏ và gai góc.

Vì vậy lúc này, bạn đang lắng nghe hay đang nghe điều gì chúng ta đang nói như thế nào? Liệu đang nghe này sẽ khiến cho bạn vâng lời hay nó sẽ khiến cho bạn thông minh, nhận biết không chỉ một góc nhỏ xíu nhưng còn cả toàn cánh đồng mênh mông? Những giáo viên của bạn cũng như cha mẹ của bạn đều không quan tâm đến cánh đồng mênh mông cùng tất cả nội dung của nó. Nhưng họ, mãnh liệt và dốt nát, lại quan tâm đến cái góc nhỏ xíu. Cái góc nhỏ xíu dường như trao tặng sự an toàn và đó là sự quan tâm của họ. Bạn có lẽ phản kháng chống lại nó – và con người đang làm điều này – nhưng lại nữa những người đang phản kháng chỉ quan tâm đến cái mảnh đất của họ trong cái góc nhỏ xíu đó. Và thế là nó tiếp tục. Vì vậy liệu bạn có thể nghe mà không có sự vâng lời, mà không có sự tuân theo? Nếu bạn có thể, sẽ có nhạy cảm và sự quan tâm đến toàn cánh đồng và sự quan tâm này sáng tạo thông minh. Chính thông minh này sẽ hành động thay vì thói quen máy móc của sự vâng lời.

‘Ồ,’ một em gái nói, ‘nhưng cha mẹ chúng tôi thương yêu chúng tôi. Họ không muốn bất kỳ tổn hại nào cho chúng tôi. Chính là từ tình yêu mà họ muốn chúng tôi vâng lời, dạy bảo cho chúng tôi điều gì chúng tôi phải học hành, định hình những sống của chúng tôi ra sao.’

Mỗi phụ huynh đều nói rằng anh ấy thương yêu con cái của anh ấy. Chỉ những người bất bình thường mới thù ghét con cái của họ hay đứa trẻ bất bình thường mới thực sự thù ghét cha mẹ của em. Mỗi phụ huynh khắp thế giới đều nói anh ấy thương yêu con cái anh ấy, nhưng thật vậy sao? Thương yêu hàm ý chăm sóc, quan tâm nhiều không chỉ khi chúng còn trẻ, nhưng còn thấy rằng chúng có được loại giáo dục đúng đắn nào đó, chúng không bị giết chết trong những chiến tranh, và đảm bảo một thay đổi trong toàn cấu trúc xã hội cùng luân lý vô lý của nó. Nếu phụ huynh có tình yêu cho con cái của họ, họ sẽ thấy rằng chúng không nên tuân phục; họ sẽ thấy rằng chúng nên học hành thay vì bắt chước. Nếu họ thực sự thương yêu chúng, họ sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng để cho bạn có thể sống thông minh, hạnh phúc và an toàn. Không chỉ bạn trong căn phòng này nhưng tất cả mọi người khắp thế giới. Tình yêu không cần đến sự tuân phục. Tình yêu trao tặng sự tự do. Không phải việc gì bạn muốn làm mà thông thường rất nông cạn, nhỏ nhen và bần tiện, nhưng hiểu rõ, lắng nghe một cách tự do, lắng nghe mà không có thuốc độc của sự tuân phục. Nếu cha mẹ thương yêu con cái, bạn nghĩ sẽ có chiến tranh? Từ niên thiếu bạn đã được dạy bảo không ưa thích người hàng xóm của bạn, giảng giải cho bạn sự khác biệt với một người khác. Bạn được nuôi dưỡng trong thành kiến để cho khi bạn lớn lên bạn trở nên bạo lực, hung hăng, tự cho mình là trung tâm, và toàn cái vòng tròn được lặp đi lặp lại. Vì vậy, học hành nghe có nghĩa gì; học hành lắng nghe một cách tự do mà không chấp nhận hay phủ nhận, không tuân phục hay kháng cự. Vậy thì bạn sẽ biết phải làm gì. Vậy thì bạn sẽ tìm ra tốt lành là gì và nó nở hoa như thế nào. Và nó sẽ không bao giờ nở hoa trong bất kỳ ngõ ngách nào: nó nở hoa chỉ trong cánh đồng rộng lớn của sự sống, trong hành động của tổng thể cánh đồng.

 

_____________________________________________

Trích dẫn từ phần 2

NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH

TRÍCH DẪN TỪ PHẦN II

‘K

hông phải rằng phải có một kết thúc cho sự tìm kiếm, nhưng trái lại sự khởi đầu của học hành. Học hành còn quan trọng hơn tìm ra.’

‘Chừng nào giáo dục còn quan tâm chỉ với văn hóa của phía bên ngoài…chuyển động phía bên trong cùng chiều sâu vô hạn của nó chắc chắc sẽ dành cho một ít người và trong đó có đau khổ vô cùng. Đau khổ không thể được giải quyết, không thể được hiểu rõ khi bạn đang vận hành cùng năng lượng lạ thường trên những giả tạo. Nếu bạn không giải quyết được điều này cùng sự hiểu rõ về chính mình bạn sẽ có phản kháng này tiếp nối phản kháng khác, những đổi mới mà cần đổi mới thêm nữa, và sự thù hận vô tận của con người chống lại con người sẽ tiếp tục.’

Mấu chốt của nghi vấn là sự giáo dục, nó là sự hiểu rõ tổng thể của con người và không phải một nhấn mạnh vào một mảnh thuộc sống của anh ấy…Tất cả những người hăng hái tìm kiếm sự thay đổi phía bên ngoài luôn luôn gạt đi những mấu chốt cơ bản hơn.’

 

_____________________________________

Ông Không đọc, ghi âm: tháng 9 năm 2010
Ông Q bắt đầu nghe, đánh vi tính: 30 tháng 10 năm 2010
Ông Q đánh máy xong: 10 tháng 4 năm 2011
Ông Không sửa xong: 15:00 ngày 5 tháng 6 năm 2011


Đã dịch:
1 – Sổ tay của Krishnamurti
Krishnamurti’s Notebook
2 – Ghi chép của Krishnamurti
Krishnamurti’s Journal
3 – Krishnamurti độc thoại
Krishnamurti to Himself
4 – Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti
Daily Meditation with Krishnamurti
5 – Thiền định 1969
Meditation 1969
6 – Thư gửi trường học
Letters to Schools
7 – Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen
Last Talks at Saanen 1985
8 – Nghĩ về những việc này
Think on these things
9 – Tương lai là ngay lúc này
The Future is now
10 – Bàn về Thượng đế
On God
11– Bàn về liên hệ
On Relationship
12 – Bàn về giáo dục
On Education
13 – Bàn về sống và chết
On living and dying
14 – Bàn về tình yêu và sự cô độc [2-2009]
On Love and Loneliness
15 – Sự thức dậy của thông minh Tập I/II [2009 ]
The Awakening of Intelligence
16 – Bàn về xung đột [4-2009]
On Conflict
17 – Bàn về sợ hãi
On Fear
18 – Vượt khỏi bạo lực [6-2009]
Beyond Violence
19 – Bàn về học hành và hiểu biết [8-2009]
On Learning and Knowledge
20 – Sự thức dậy của thông minh Tập II/II [12-2009 ]
The Awakening of Intelligence
21 – Nghi vấn không đáp án [2009]
The Impossible Question
22 – Tự do đầu tiên và cuối cùng [4-2010]
The First and Last Freedom
23 – Bàn về cách kiếm sống đúng đắn [5-2010]
On Right Livelihood
24– Bàn về thiên nhiên và môi trường [5-2010]
On Nature and The Environment
25– Tương lai của nhân loại [5-2010]
The Future of Humanity
26– Đoạn kết của thời gian
The Ending of Time [5-2010]
27– Sống chết của Krishnamurti – 2009
The Life and Death of Krishnamurti
A Biography by Mary Lutyens [Đã dịch xong]
28–Trách nhiệm với xã hội [6-2010]
Social Responsibility
29– Cá thể và xã hội [7-2010]
Individual & society
30– Cái gương của sự liên hệ [11-2010]
The Mirror of Relationship
31­– Bàn về cái trí và suy nghĩ [8-2010]
On mind & thought
32– Tại sao bạn được giáo dục? [2-2011]
Why are you being educated?
33– Bàn về Sự thật [3-2011]
On Truth
34– Tiểu sử của Krishnamurti – Tập I/II [5-2011]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
35– Tiểu sử của Krishnamurti – Tập II/II [6-2011]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
36- Truyền thống và Cách mạng [7-2011]
Tradition & Revolution
37-Khởi đầu của học hành[8-2011]
Beginnings of Learning
________________________
Đón đọc:
-Cuộc đời trước mặt [9-2011]
Life Ahead
-Gặp gỡ cuộc sống [10-2011]
Meeting Life
-Giới hạn của suy nghĩ [12-2011]
The Limits of Thought
-Fire in The Mind
-The Kitchen Chronicles
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2013(Xem: 16716)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 22061)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 26425)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 52439)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 20807)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 16873)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 15282)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 34897)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 54174)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
19/10/2013(Xem: 10669)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567