Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 14: Ngày 7 tháng 2 năm 1973

11/08/201100:15(Xem: 3520)
Chương 14: Ngày 7 tháng 2 năm 1973

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

Phần 1 – Chương 14

NÓICHUYỆN TẠI BROCKWOOD PARK SCHOOL

Ngày 7 tháng 2 năm 1973

K

rishnamurti: Tôi vừa quay lại từ Ấn độ. Tôi đã nhận thấy rằng những sự việc đang trở nên tồi tệ lắm, thế giới đang trong một trạng thái rất hủy hoại, rất đặc trưng, nó đang thoái hóa, những con người không muốn làm việc, có những đình công. Chắc chắn chiến tranh đã chấm dứt ở Việt nam, nhưng không có hòa bình thực sự ở đó. Thế giới cộng sản cũng rất hỗn loạn; có sự tham nhũng khắp mọi nơi, tham nhũng trong ý nghĩa không chỉ đưa tiền bạc dưới gầm bàn, nhưng còn trong ý nghĩa rằng mọi người đang suy nghĩ một cách ích kỷ, phân chia và đang suy nghĩ trong những vòng tròn. Cũng vậy, những nghệ sĩ của chúng ta không thể thâm nhập sâu thêm nữa, họ đã đến được sự kết thúc của những sự việc. Họ đã cố gắng mọi loại diễn tả và họ cũng đã đến được một mấu chốt nơi họ không thể thâm nhập sâu thêm nữa. Và sự nghèo đói, như ở Ấn độ, mà bạn tuyệt đối không biết gì cả, đang lan tràn, đặc biệt nơi có những hạn hán nghiêm trọng. Cùng nghèo đói sự thoái hóa tiếp theo, mọi loại bạo lực xảy ra. Những sự việc khủng khiếp đang xảy ra ở Nam mỹ, ở Brazil, và vân vân. Tôi không hiểu liệu bạn nhận biết được tất cả điều này: có thể bạn đang học hành lịch sử đương đại, những sự kiện đương đại, và người ta tự hỏi điều gì sẽ là kết quả của tất cả việc đó. Bạn sẽ đối diện tất cả việc này khi bạn rời khỏi đây.

Vì vậy sự liên hệ giữa cộng đồng ở đây và cộng đồng rộng lớn của thế giới là gì? Việc gì sẽ xảy ra cho tất cả các bạn? Đây không là một câu hỏi gây ấn tuợng, hay chỉ là một câu hỏi kích thích trí năng. Khi bạn rời nơi này, số mạng của bạn sẽ là gì – việc gì sẽ xảy ra? Liệu bạn biết cách làm việc, cả trí năng lẫn thân thể, và vì vậy có thể đứng một mình chống lại dòng chảy này mà đang cuốn trôi con người? – dòng chảy của thương mại và sự ích kỷ kinh hoàng. Hoặc bạn sẽ bị nó cuốn trôi mà không nhận biết, hoặc nhận biết, và nếu bạn biết cách làm việc, cách học hành, cách sử dụng cái trí của bạn, vậy thì bạn có thể phù hợp vào nó. Liệu bạn bị dòng chảy cuốn trôi, hay đứng một mình?

Vì vậy khi người ta đến Brockwood và thấy vẻ đẹp mùa đông, những cái cây trơ trụi, những đường nét dễ thương của những cành cây, sự an bình và yên lặng, vẻ đẹp của nơi này, người ta bị kinh ngạc bởi sự tương phản của tất cả nó. Và người ta tự hỏi liệu Brockwood cống hiến cho bạn cơ hội – hay nó có lẽ cống hiến và bạn không tận dụng nó – thực sự sử dụng bộ não của bạn, những khả năng tột đỉnh của bạn, trí năng, thân thể và tâm lý. Người ta muốn khóc than về những sự việc đang xảy ra, và đây là một nhóm người, một cộng đồng của những người khá có suy nghĩ, khá nghiêm túc, liệu những ý tưởng và tự do và điều gì tạm gọi là kỷ luật có thể theo cùng nhau. Hay tự do là một từ ngữ bị hiểu sai và có nghĩa rằng làm việc gì người ta muốn làm?

Ở đây chúng ta đang làm gì cùng nhau? Brockwood là một cộng đồng, một trung tâm tạm gọi là giáo dục. Tôi không hiểu liệu từ ngữ giáo dục có là từ ngữ đúng đắn hay không. Khi người ta sử dụng từ ngữ đó như thông thường nó được hiểu, nó có nghĩa học hành từ những quyển sách, lưu trữ thông tin và sử dụng nó hoặc một cách ích kỷ hoặc cho một nguyên nhân đặc biệt hay một lãnh vực đặc biệt, và khiến cho người ta đặc biệt trong lãnh vực đó hay tổ chức đó. Thông thường đó là việc gì đang xảy ra. Liệu chúng ta đang sử dụng những cái trí của chúng ta đến khả năng tột đỉnh của chúng, hay chúng ta chỉ đang trì trệ? Cố gắng lên, tôi muốn tìm ra bạn nói gì, bạn suy nghĩ gì? Tôi e rằng người ta phải nghiêm túc cực kỳ, mặc dù bạn có thể cười đùa và vui chơi và trải qua một thời gian vui vẻ; tại tâm điểm người ta phải nghiêm túc cực kỳ trong thế giới này – bạn phản kháng nó.

Sau này bạn sẽ phản ứng như thế nào? Điều đó phụ thuộc vào bạn đang làm gì ngay lúc này. Liệu bạn đã quan sát việc gì đang xảy ra trong thế giới, nó bị phân chia ra sao, bị vỡ vụn, mỗi người đang đấu tranh chống lại người khác thuộc thương mại, thuộc kỹ năng và thuộc cảm xúc; vô số loại chiến tranh khác nhau, chiến tranh kinh tế, xã hội, giai cấp, và chiến tranh qui ước của giết chóc, và sự tôn sùng thành công. Bạn phải đối diện điều này. Liệu bạn có khả năng thấy nó và không tham gia trò chơi này? Tôi nghĩ Brockwood trao tặng cho bạn một cơ hội để có sức mạnh bên trong này dùng chống lại tất cả điều này. Liệu bạn sử dụng cơ hội đó như thế nào tùy thuộc vào bạn, và dĩ nhiên cũng tùy thuộc những người lớn tuổi nữa. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy rất quan trọng phải biết làm việc có nghĩa gì; thuộc thân thể bằng hai bàn tay của bạn, thuộc tâm lý bằng cái trí của bạn – làm việc chăm chỉ. Bạn đang làm tất cả việc đó ở đây? Hay nó hơi hơi lờ đờ? Hay bạn nói, ‘Chúng ta được tự do để làm việc gì chúng ta muốn?’

Người hỏi:Có việc gì phải làm ngoại trừ chỉ đang thấy tất cả những vấn đề? Tôi có ý đó là công việc, đúng chứ?

Krishnamurti: Nhưng bạn thấy những vấn đề như thế nào? Mọi người mà đang sống, hơi hơi cảnh giác, thấy những vấn đề.

Người hỏi: Ồ, ông phải thấy ông phản ứng như thế nào, hay là ông hành động như thế nào.

Krishnamurti: Bạn phản ứng như thế nào? Bạn thấy tất cả điều này như thể nó ở ‘đằng đó’, hay bạn thấy nó trong sự liên hệ.

Người hỏi: Tôi thấy nó như một diễn tả. Tôi thấy nó giống như nghệ thuật. Tất cả những vấn đề là những diễn tả.

Krishnamurti: Bạn coi tất cả việc đó là bộ phận của bạn? Hay bạn không phụ thuộc vào nó? Bạn là một người đứng ngoài đang nhìn vào? Hay bạn đang nhìn mà không là người đứng ngoài? Bạn quan sát tất cả nó: sự tôn sùng của thành công, sự tàn nhẫn, sự tôn sùng thuộc trí năng về những sự vật, sự lưu trữ hiểu biết. Bạn là tất cả điều đó hay bạn khác biệt tất cả điều đó?

Người hỏi: Tôi không cảm thấy trong hai cách này.

Krishnamurti: Tất cả điều đó là kết quả của tham lam của chúng ta, tham vọng của chúng ta, sự ganh đua, sự tôn sùng thành công, sự khẳng định chính mình, sự ích kỷ – bạn được tự do khỏi tất cả điều đó?

Người hỏi: Có lẽ chúng tôi không được tự do khỏi nó, nhưng chúng tôi không là bộ phận của nó ngay lúc này.

Krishnamurti: Bạn có lẽ được tự do khỏi nó. Nhưng nếu bạn không được tự do khỏi nó, liệu bạn nhận biết rằng bạn là bộ phận của nó?

Người hỏi: Mỗi ngày ông có lẽ nói, ‘Tôi không là bộ phận của hút xách này, nhậu nhẹt này’ – nhưng nó có thể xảy ra cho ông bất kỳ ngày nào. Thậm chí khi ông ở trong căn phòng của ông và ông yên lặng phía bên trong, ông vẫn còn ích kỷ...

Krishnamurti: Điều gì tôi có ý là: bạn quan sát tất cả điều này như cái gì đó khác biệt bạn, hay liệu bạn là bộ phận của nó? Có lẽ có những khoảnh khắc khi bạn không là – bạn có lẽ không là khi bạn suy nghĩ một cách yên lặng – nhưng chừng nào người ta còn ích kỷ, tham vọng, tham lam, chiếm hữu, người ta còn là những thứ đó.

Người hỏi: Tại Brockwood chúng tôi có lẽ cảm thấy chúng tôi không là bộ phận của nó, hay không rõ lý do nào đó chúng tôi tự đánh lừa rằng chúng tôi không là bộ phận của nó.

Krishnamurti: Tôi không biết, tôi đang hỏi bạn. Bạn có lẽ đang tự đánh lừa khi suy nghĩ, ‘Chúng ta khác hẳn, chúng ta còn trẻ, vì vậy nó chưa là công việc của chúng ta phải quan tâm đến nó.’ Nếu bạn không đặt nền tảng ngay lúc này, khi bạn còn trẻ, tôi không thấy làm thế nào bạn sẽ đặt nền tảng nó sau này. Trong khoảng mười năm nữa tất cả các bạn sẽ lập gia đình và có con cái.

Người hỏi: Có một khuynh hướng nào đó để phân biệt giữa cái gì là khó chịu và cái gì là cần thiết. Muốn thâm nhập vào những công việc thực tế, chúng tôi phải tham gia, hay dính dáng đến mọi thứ khác ở đây. Một ví dụ đơn giản là làm việc trong vườn – rất vui nếu làm việc ở đó khi có ánh mặt trời và ấm áp…

Krishnamurti: Vâng, nhưng nó sẽ khổ lắm vào một ngày như thế này. Hãy quan sát, tất cả các bạn sẽ làm gì? Tương lai của các bạn là gì? Các bạn muốn làm gì? Hay các bạn đã không suy nghĩ về nó? Nếu các bạn đã không suy nghĩ về nó, chỉ quên nó đi, có lẽ các bạn còn quá trẻ để suy nghĩ về nó. Nhưng nếu các bạn có suy nghĩ về nó, việc gì sẽ xảy ra cho các bạn?

Người hỏi: Tôi hoàn toàn không hiểu rõ ông có ý gì. Liệu nó là ông có thể làm việc gì, hay ông suy nghĩ ông muốn làm việc gì?

Krishnamurti: Cả hai. Liệu bạn có thể tách rời việc gì bạn có thể làm khỏi việc gì bạn muốn làm? Bạn muốn làm gì?

Người hỏi: Tôi có thể nói cho ông việc gì tôi không muốn làm. Tôi không muốn là bộ phận của cái gì tôi thấy.

Krishnamurti: Tôi có lẽ không muốn là bộ phận của tất cả mớ hỗn độn này, nhưng tôi phải làm việc gì đó. Tôi không thể chỉ nói, ‘Tôi không muốn là như thế’ và ở lại trong căn phòng của tôi. Tôi phải ăn, tôi phải mặc quần áo, tôi phải có chỗ ở.

Người hỏi: Ông có thể làm việc. Ông có thể rời đây và chỉ nhận một công việc.

Krishnamurti: Cái trí mà muốn làm việc trong thế giới này là gì?

Người hỏi: Ông có thể nhận một công việc.

Krishnamurti: Một công việc không là mấu chốt. Bạn có thể có một công việc nếu bạn đủ may mắn, hoặc bạn có thể sống dựa vào một người khác. Tôi đã gặp một người mà đã đi quá giang từ New York và đã làm việc suốt chuyến hành trình qua đại dương của ông ấy và tiếp tục quá giang từ Paris đến Delhi. Bạn hiểu điều đó có nghĩa gì? Ông ấy là một người Brahmin và là một người ăn chay nghiêm ngặt, vì vậy suốt chuyến hành trình ông ta sống dựa vào những quả dưa, một ít trái cây, thỉnh thoảng một quả cam trong ba tuần lễ. Ông ấy đã nói, ‘Tôi muốn đi đến Ấn độ, và khi tôi đến đó tôi sẽ trải qua hết sống của tôi như một người tôn giáo thực sự’ – dù điều đó có nghĩa gì. Lúc này, việc gì sẽ xảy ra cho bạn? – tôi thực sự quan tâm lắm.

Người hỏi: Dường như rằng tôi càng quan sát mọi sự việc kỹ càng bao nhiêu, tôi càng không muốn làm việc bấy nhiêu.

Krishnamurti: Bạn càng không muốn làm bất kỳ việc gì.

Người hỏi: Trong một ý nghĩa, vâng. Không phải bất kỳ việc gì liên quan đến lãnh vực kinh doanh, hầu hết mọi việc đều liên quan đến lãnh vực này.

Krishnamurti: Tôi biết, nhưng dẫu vậy bạn sẽ làm gì? Bạn không thể chỉ ngồi ngả người ra và nói, ‘Tôi sẽ không làm gì cả’. Bạn phải ăn, bạn phải mặc quần áo và phải trả tiền để được ngủ một nơi nào đó.

Người hỏi:Chẳng có bao nhiêu việc mà ông có thể làm được.

Krishnamurti: Liệu có quá ít việc? Bạn muốn quá giang đến Ấn độ? Không đừng làm nó! Liệu có quá ít việc để làm trong sống mà không liên quan đến tất cả mớ hỗn độn này?

Người hỏi: Tôi thích quan sát mọi thứ mà ông có thể làm, nhưng mọi thứ dường như bị vấy bẩn bởi mớ hỗn độn này.

Krishnamurti: Thế là, điều đó có nghĩa rằng mọi thứ bạn làm sẽ bị vấy bẩn – liệu đó là nó?

Người hỏi: Ồ, ông phải giải quyết nó.

Krishnamurti: Vì vậy làm thế nào bạn sẽ giải quyết được nó? Bạn phải trả thuế và vân vân. Bạn sẽ gia nhập vào một dòng tu – nhiều người đang làm việc đó – nhưng liệu bạn thích loại sống đó? Hay liệu câu hỏi đó không liên quan gì lắm với những người mà vẫn còn rất trẻ? Nhưng bạn đã đủ lớn để hiểu rằng nếu bạn không đặt một nền tảng ngay lúc này, và thấy bạn quan sát như thế nào – không phải thuộc phân tích – những phản ứng của bạn là gì, và tại sao những phản ứng đó hiện diện, nếu bạn không làm việc đó, nó sẽ rất khó khăn để đối diện điều này.

Người hỏi: Tôi không hiểu liệu người ta có thể sống sót khi người ta bị đặt trong một nơi mà mọi người đang chiến đấu chống lại nhau.

Krishnamurti: Vâng, hãy đặt chính bạn trong vị trí đó. Bạn đã suy nghĩ về bạo lực? Điều gì được bao hàm trong bạo lực, làm thế nào nó nảy sinh, cấu trúc của bạo lực là gì? Có sự bạo lực thuộc thân thể và sự bạo lực của vâng lời – liệu bạn đang vâng lời và vì vậy đang bạo lực? Bạn hiểu rõ điều gì tôi có ý? Khi tôi vâng lời bạn và kiềm chế điều gì tôi suy nghĩ, kiềm chế đó sẽ bùng lên vào một ngày nào đó. Thế là, có bạo lực thân thể và bạo lực được tạo ra qua sự vâng lời, bạo lực của ganh đua, bao lực của sự tuân phục. Khi tôi tuân phục vào một khuôn mẫu, tôi bạo lực – bạn thấy sự liên quan? Khi tôi sống một sống của phân chia – đó là, khi tôi suy nghĩ một việc và nói một việc khác, làm một việc khác – đó là sự phân chia và điều đó cũng nuôi dưỡng bạo lực. Tôi có lẽ rất yên lặng, hòa nhã, làm tất cả mọi công việc được yêu cầu, nhưng tôi nổi nóng: mà thể hiện đã có sự kiềm chế trong tôi. Vì vậy bạo lực không chỉ là bạo lực thân thể, nó là một vấn đề rất phức tạp. Và nếu bạn không suy nghĩ về nó, khi bạn bị đối diện với bạo lực bạn sẽ phản ứng hầu như dốt nát nhất.

Người hỏi: Liệu người ta có thể sống trong thế giới này mà không có bất kỳ bạo lực nào?

Krishnamurti: Hãy tìm ta, hãy làm việc. Hãy tìm ra làm thế nào sống một sống trong đó không có bạo lực.

Người hỏi: Cách đây một phút ông đã nói về sự kiềm chế. Có lẽ ở đây, nếu chúng ta bàn luận những sự việc, nó có thể tuôn ra và không bị kiềm chế. Tôi không hiểu liệu đó là một hình thức của kiềm chế.

Krishnamurti: Chúng ta hãy theo sát từng bước một. Bạn biết bạo lực thân thể là gì, bị tức giận, đánh nhau, hay một người nào đó đang hăm dọa bạn bằng từ ngữ. Đó là một loại bạo lực. Sự vâng lời là bạo lực, đúng chứ? Hoặc bạn sẽ nói rằng đó không là bạo lực? Tôi vâng lời khi tôi đi phía bên trái của con đường – đó là bạo lực?

Người hỏi: Không. Đó là thông minh, nếu ông không thực hiện nó ông sẽ bị xe hơi cán.

Krishnamurti: Vâng, mà có nghĩa gì?

Người hỏi: Nó là một sự kiện.

Krishnamurti: Vì vậy có những sự kiện và còn gì nữa? Tiếp tục đi.

Người hỏi: Và những sự việc mà chúng ta tạo ra trong trí óc của chúng ta mà không thực sự tồn tại.

Krishnamurti: Tôi vâng lời luật pháp mà nói hãy lái xe phía tay phải ở Châu âu và phía tay trái ở nước Anh. Đó là bạo lực? Chắc chắn không. Nếu bạn vâng lời một người nào đó mà bạn nghĩ rằng anh ấy giỏi giang hơn bạn trong hiểu biết, đó là bạo lực? Tôi dạy bạn môn toán và bạn sẽ bàn luận nó cùng tôi, nhưng trong đó có một loại bắt chước nào đó, tuân phục và vâng lời, đúng chứ? Đó là bạo lực? Xã hội nói bạn phải đi và giết những người Hồi giáo hay những người Cộng sản – đó là bạo lực?

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Tại sao? Không chỉ có sự bạo lực thân thể liên quan trong nó, nhưng còn cả tình yêu tạm gọi là quốc gia, chủ nghĩa quốc gia, một phân chia của chính bạn như một người Anh, một người Đức, một người Nga, hay một người Hồi giáo – mà là một hình thức của bạo lực. Vì vậy làm thế nào bạn sẽ có thấu triệt để thấy nơi nào sự vâng lời không là bạo lực và nơi nào là bạo lực? Bạn thấy sự khác biệt?

Tôi tuân phục, tôi bắt chước khi tôi lái xe bên tay trái. Tôi mặc quần dài trong quốc gia này, nhưng khi tôi đến Ấn độ tôi khoác vào cái áo Ấn độ – đó là một loại tuân phục hay sao? Và phía bên trong tôi tuân phục là một người Ấn giáo, truyền thống của tôi, những niềm tin của tôi – đó không là bạo lực? Vì vậy đâu là đường giới hạn giữa sự bạo lực và thấy cho chính bạn nơi nào tự do là trật tự? Tất cả bạo lực là vô trật tự. Đừng hiểu lầm điều gì tôi đang nói và sau đó nói, ‘Tôi sẽ không tuân phục’ và đi làm những sự việc xuẩn ngốc. Toàn thế giới đều dính dáng trong bạo lực, trong vô trật tự của những bảng phân loại khác nhau. Trong thế giới kinh doanh có vô trật tự kinh hoàng, mặc dù có những công ty tuyệt vời đang vận hành hiệu quả nhất; nhưng chúng đấu tranh lẫn nhau – có vô trật tự.

Vì vậy tôi thấy vô trật tự, và sự tự do khỏi vô trật tự là trật tự – đúng chứ? Phải có thông minh hay thấu triệt để thấy rằng bất kỳ chuyển động nào hướng về vô trật tự đều là bạo lực. Nếu tôi mặc quần dài trong quốc gia này, đó là tuân phục? Đối với tôi nó không phải. Nhưng nó là tuân phục khi nói, ‘Tôi là một người Ấn giáo, đó là truyền thống của tôi, niềm tin của tôi, phong tục của tôi.’ Vì vậy tôi sẽ không tuân phục, bởi vì sự tuân phục ở đó dẫn đến vô trật tự. Thế là, tôi xóa sạch Ấn giáo khỏi máu huyết của tôi. Đó là tự do thực sự. Vâng lời là gì? ‘Bạn nên làm việc này’, ‘Hãy đi bên tay trái’, ‘Hãy đi đến nhà thờ’, hay ‘Bạn là một người Anh’. Khi bạn nhận biết được những yếu tố của vô trật tự, vậy thì bạn được tự do bởi vì có trật tự trong sống của bạn.

Đây là giáo dục thực sự: sống một sống vô cùng trật tự trong đó sự vâng lời được hiểu rõ, trong đó thấy nơi nào sự tuân phục là cần thiết và nơi nào nó hoàn toàn không cần thiết, và nhận biết được khi bạn đang bắt chước.

Người hỏi: Ông sẽ nói rằng khi phía bên trong ông đang bắt chước vậy thì ông có xung đột? Ví dụ, khi ông học một ngôn ngữ và ông làm nó bởi vì ông cảm thấy phải làm nó.

Krishnamurti: Không có gì bạn phải làm. Nếu bạn bị bắt buộc bởi những tình huống, đó là bạo lực. Phụ thuộc vào một giáo phái, một nhóm người, một quốc gia, đó là bạo lực thực sự bởi vì nó tách rời con người. Tôi thấy việc này đang xảy ra – tôi đang làm việc này? Tìm ra liệu tôi đang làm nó, đó là công việc thực sự, đó là điều gì tôi có ý qua từ ngữ làm việc, không phải chỉ làm vườn, nấu nướng và học hành; đó là bộ phận của nó, nhưng làm việc thực sự là thấy, hiểu rõ liệu bạn sống trong vô trật tự. Bạn có lẽ có trật tự vô cùng phía bên ngoài, mặc quần áo sạch sẽ, tắm rửa và đúng giờ tại tất cả các bữa ăn, nhưng trật tự thực sự ở phía bên trong. Và bởi vì bạn có trật tự bạn sẽ làm những việc một cách trật tự. Nếu bạn nói, ‘Tôi sẽ làm vườn’, tôi sẽ làm vườn dù thời tiết xấu hay tốt. Ồ, bạn không làm việc – Tôi đã làm tất cả những việc này!

Người hỏi: Chúng tôi học hành nó trong đang làm nó. Chúng tôi không đang gợi ý rằng chúng tôi rút lui về những căn phòng của chúng tôi và tìm ra.

Krishnamurti: Chúa ơi, không! Bạn học hành trong khi bạn đang làm. Đang làm là đang học hành.

Người hỏi: Tìm ra liệu chúng ta đang hợp tác hay đang tuân phục: nếu chúng ta đang đồng hợp tác, vậy thì nó không thực sự dẫn đến những mâu thuẫn.

Krishnamurti: Hoặc bạn phải đồng hợp tác bởi vì bạn bị thúc đẩy, hoặc những tình huống bạo lực thúc đẩy bạn. Hoặc bạn muốn đồng hợp tác, bạn thương yêu đồng hợp tác, bạn muốn cùng nhau làm những sự việc. Đó là trật tự. Tôi không thể sống một mình trong căn phòng của tôi.

Người hỏi: Và không có sự mâu thuẫn ở đó?

Krishnamurti: Chắc chắn không. Nhưng nếu bạn ép buộc tôi, hay những hoàn cảnh thúc đẩy tôi, hay tôi cảm thấy rằng nếu tôi không làm tôi sẽ bị khinh miệt, đó là bạo lực. Nhưng không nếu tôi thấy chúng ta phải làm việc cùng nhau, rằng sống là đang làm việc cùng nhau, rằng tôi không thể sống một mình. Rốt cuộc, tôi tìm được liệu tôi bạo lực trong đang làm những sự việc với bạn – tôi chơi đùa như thế nào, tôi nói chuyện như thế nào, tôi lắng nghe bạn như thế nào. Trong sự liên hệ tôi tìm được. Ngược lại tôi không thể tìm được, tôi không thể ngồi trong căn phòng của tôi và cố gắng tìm ra liệu tôi có bạo lực hay không. Tôi có thể tưởng tượng tôi không bạo lực, nhưng thử nghiệm thực sự, hành động thực sự hiện diện trong liên hệ, để thấy liệu tôi giống như thế. Đó là làm việc thực sự. Và nếu bạn làm điều đó, bạn có năng lượng vô cùng bởi vì sống của bạn ở trong trật tự.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 136721)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18589)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
09/01/2017(Xem: 10262)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 11515)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12041)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 14312)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 6009)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 28298)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15421)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 12771)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]