Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Ngày 31 tháng 1 năm 1970

11/08/201100:15(Xem: 3950)
Chương 5: Ngày 31 tháng 1 năm 1970

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

Phần 1 – Chương 5

NÓICHUYỆN TẠI BROCKWOOD PARK SCHOOL

Ngày 31 tháng 1 năm 1970

K

rishnamurti: Trong một ngôi trường giống như thế này, trật tự là gì và kỷ luật là gì? Từ ngữ ‘discipline’ có nghĩa ‘học hành’. Một đệ tử là một người mà học hành, không phải người tuân phục, không phải người vâng lời; anh ấy là một người đang liên tục học hành. Và khi học hành ngừng lại và chỉ trở thành sự tích lũy hiểu biết, vậy thì vô trật tự bắt đầu. Khi chúng ta không còn học hành trong sự liên hệ của chúng ta, dù chúng ta đang học hành, đang chơi đùa, hay chúng ta đang làm bất kỳ việc gì, và chỉ hành động từ sự hiểu biết mà chúng ta đã tích lũy, lúc đó vô trật tự hiện diện.

‘Discipline’ có nghĩa học hành. Bạn nói điều gì đó, như là, ‘Đừng cho con chó quá nhiều thức ăn’ hay ‘Hãy đi ngủ sớm’ hay, ‘Hãy đúng giờ’, ‘Giữ căn phòng sạch sẽ’. Bạn bảo cho tôi điều đó và tôi đang học hành. Sống, đang sống, là một chuyển động trong học hành và nếu tôi kháng cự bạn nói cho tôi biết phải làm gì, kháng cự đó là sự khẳng định của hiểu biết được tích lũy đặc biệt riêng của tôi; vì vậy tôi không còn học hành và thế là tạo ra xung đột giữa bạn và tôi.

Người hỏi:Điều này chỉ áp dụng cho những học sinh hay cho tất cả mọi người?

Krishmanurti: Cho sống, không chỉ cho những học sinh, cho những con người.

Người hỏi: Nhưng mọi người không là một đệ tử.

Krishnamurti: Mọi người đang học hành. ‘Disciple’ có nghĩa ‘người học hành’. Nhưng nghĩa lý thông thường được chấp nhận là, một người học hành là người theo sau ai đó, đạo sư nào đó, người dốt nát nào đó. Nhưng cả người theo sau lẫn người được theo sau đều không đang học hành.

Người hỏi: Nhưng nếu chúng ta theo sau ai đó mà không dốt nát?

Krishnamurti: Bạn không thể theo sau bất kỳ người nào. Khoảnh khắc bạn theo sau người nào đó bạn biến chính bạn thành một người dốt nát và người mà bạn theo sau cũng là một người dốt nát – bởi vì họ đã không còn học hành. Vì vậy bạn làm gì về kỷ luật, về trật tự? Bạn đang học hành mọi thứ? – không chỉ về địa lý, lịch sử và mọi chuyện của nó, nhưng học hành về sự liên hệ? Mỗi người đang chuyển động trong một phương hướng khác nhau, mỗi người đang mong muốn điều gì đó, mỗi người đang kháng cự một người nào đó khi đang nói, ‘Ồ, anh ấy hay chị ấy đã trở nên độc đoán.’ Tất cả những khẳng định như thế, tất cả những kháng cự như thế, và đang làm việc gì người ta nghĩ người ta muốn làm – tất cả điều đó không tạo ra vô trật tự, hay sao?

Nếu bạn nói, ‘Tôi đang làm việc gì tôi muốn làm; tôi đang sống tự nhiên; nó là bản chất của tôi và bạn sẽ không bảo tôi phải làm gì’ – nếu bạn nói điều đó, và tôi cũng nói cùng sự việc, vậy thì điều gì xảy ra? Sự liên hệ của chúng ta là gì? Liệu chúng có thể làm bất kỳ việc gì ‘một cách tự nhiên’? Đây là một câu hỏi rất nghiêm túc, nếu bạn theo sát điều gì tôi có ý. Liệu bạn có tự nhiên, bất kỳ người nào trong các bạn? Dĩ nhiên các bạn không tự nhiên! Bạn bị ảnh hưởng – bởi người cha của bạn, bởi người mẹ của bạn, bởi xã hội của bạn, bởi văn hóa của bạn, bởi khí hậu, lương thực, quần áo, tuyên truyền. Bạn hoàn toàn bị ảnh hưởng và sau đó bạn nói, ‘Tôi phải sống tự nhiên!’ Nó không có ý nghĩa gì cả. Bạn nói rằng, ‘Tôi muốn làm việc gì tôi nghĩ là đúng đắn’ hay, ‘Tôi là một người tự do’. Bạn không như vậy! Bạn không được tự do. Tự do là cái gì đó lạ thường và bạn nói, ‘Tôi được tự do’ không có ý nghĩa gì cả. Thậm chí bạn không biết nó có nghĩa gì.

Người hỏi: Vậy thì làm thế nào ông có thể nói, ‘Nó rất lạ thường’?

Krishnamurti: Nó rất lạ thường khi người ta được tự do, nhưng người ta không được tự do. Liệu người ta có thể nhận ra rằng người ta không được tự do? Tự do có nghĩa tự do khỏi sợ hãi. Nó có nghĩa tự do khỏi bất kỳ hình thức nào của kháng cự. Tự do có nghĩa một chuyển động mà không có sự cô lập. Nó có nghĩa không có kháng cự gì cả. Vì vậy liệu bạn tự do? Chúng ta bị sợ hãi, chúng ta kháng cự, chúng ta bị cô lập trong những ý tưởng, những thèm khát và những ham muốn nhỏ nhen riêng của chúng ta, chắc chắn như vậy. Vì vậy khi bạn nói ‘tự do’ và ‘tự nhiên’, hai từ ngữ đó không có ý nghĩa gì cả. Bạn chỉ có thể được tự do khi bạn hiểu rõ bạn bị quy định sâu thẳm như thế nào và được tự do khỏi tình trạng bị quy định đó. Vậy thì người ta có thể tự do, vậy thì người ta có thể tự nhiên.

Bạn biết trật tự có nghĩa gì? Có nhiều không gian, đúng chứ? Trong một căn phòng nhỏ nơi không có không gian, có trật tự rất khó khăn. Bạn không đồng ý hay sao? Bạn sẽ hiểu rõ nó trong chốc lát. Người nào đó đã kể cho tôi về một thí nghiệm với những con chuột: họ đặt nhiều con chuột trong một không gian rất chật chội và bởi vì chúng không có không gian chúng bắt đầu giết chết lẫn nhau – con mẹ giết những con con của nó. Nhưng chúng ta cần không gian phía bên trong. Càng ngày càng nhiều thành phố trở nên quá đông đúc. Bạn nên đến Ấn độ và thấy vài thành phố lớn như Calcutta, Bombay hay Delhi – bạn không có ý tưởng nó giống như thế nào đâu, ồn ào, la hét, con người. Họ giống những con kiến ngoài đường phố và, vì không có không gian, họ đang nổ tung trong bạo lực.

Ở đây chúng ta phải có không gian; chính ngôi nhà bị giới hạn trong kích cỡ, vì vậy bạn sẽ làm gì? Phía bên ngoài có không gian bị giới hạn, và cũng làm thế nào bạn sẽ có không gian phía bên trong? Bạn hiểu tôi có ý gì qua từ ngữ không gian phía bên trong? Những cái trí của chúng ta bị nhét đầy bởi hàng ngàn ý tưởng, không có không gian gì cả, thậm chí giữa hai suy nghĩ, giữa hai ý tưởng; giữa hai cảm xúc không có không gian, không khoảng trống. Nhưng nếu bạn không có không gian, sẽ không có trật tự. Trật tự có nghĩa học hành, đúng chứ? Học hành về mọi thứ. Vì vậy, nếu ai đó bảo với tôi rằng tôi là một người dốt nát, tôi muốn học hành sự thật của nó; tôi muốn tìm ra. Tôi không chỉ kháng cự nó và nói, ‘Bạn là một người khác.’ Tôi muốn thấy, tôi muốn lắng nghe, học hành. Vì vậy, học hành mang lại trật tự và kháng cự mang lại vô trật tự.

Vì vậy, mặc dù phía bên ngoài tôi có lẽ không có không gian bởi vì thế giới đang mỗi lúc một đông đúc, tôi muốn thấy liệu tôi có thể có không gian phía bên trong? Nếu tôi không có không gian phía bên trong, vậy thì chắc chắn tôi sẽ tạo ra vô trật tự. Bạn nói gì về điều này? Chúng ta hiện diện ở đây, một nhóm người trẻ và họ phản kháng chống lại trật tự được thiết lập, mà là tự nhiên, không thể tránh khỏi. Chúng ta đã đến đây cùng những ý tưởng đó, những cảm thấy đó, và bất kỳ người nào mà bảo cho chúng ta bất kỳ điều gì chúng ta đều nghĩ là ‘độc đoán’. Vì vậy chúng ta phải làm gì đây?

Làm thế nào chúng ta sống khác hẳn ở đây, hành động khác hẳn, hạnh phúc khác hẳn? Ngược lại, bạn biết việc gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ bị quẳng vào cánh rừng của thế giới, bị quẳng vào nhiều con sói và bạn sẽ bị hủy diệt. Ở Ấn độ, có khoảng ba hay bốn ngàn người làm đơn cho một công việc. Bạn hiểu điều đó có nghĩa gì? Họ quảng cáo cần một người nấu nướng và bạn biết ai xin việc đó? – những cử nhân, những cao học, những tiến sĩ! Và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều, khắp thế giới. Vì vậy tại một ngôi trường thuộc loại này chúng ta phải học hành. Tôi đang sử dụng từ ngữ ‘học hành’ trong ý nghĩa đúng đắn: tìm ra, thâm nhập sự liên hệ, bởi vì rốt cuộc đó là cách chúng ta sống. Xã hội là sự liên hệ giữa con người và con người. Và ở đây, tại cơ bản, chúng ta học hành sống như thế nào, liên hệ là gì, tình yêu là gì. Chúng ta phải học hành, không chỉ nói rằng, ‘Đây là tình yêu’ hay, ‘Đó không là tình yêu’ hay, ‘Đây là uy quyền’, ‘Đó không là uy quyền’ – tất cả những câu nói vô lý đó không có ý nghĩa gì cả. Nhưng nếu thực sự chúng ta có thể cùng nhau học hành, vậy thì tôi nghĩ rằng ngôi trường này có một ý nghĩa nào đó.

Ở Ấn độ, tại trường học ở phía nam, có những cậu trai nhỏ từ sáu đến mười tám tuổi, và chúng tôi nói về mọi thứ. Ở Ấn độ từ ngữ ‘thiền định’ là một từ ngữ lạ thường. Thiền định có ý nghĩa nào đó. Và trong khi tôi đang nói về nó, họ kia kìa, một nhóm những cậu trai, và vẫn vậy họ ngồi hoàn toàn bất động. Thật lạ lùng không hiểu tại sao họ làm việc đó. Các em nhắm mắt lại, ngồi kiết già và tuyệt đối yên lặng. Ở đó, truyền thống bắt buộc bạn phải thiền định – bất kể việc đó có nghĩa gì đối với các em. Bạn phải ngồi hoàn toàn yên lặng, và bạn phải có một cảm thấy tốt lành về sống…Vì vậy làm thế nào chúng ta, tất cả chúng ta, cùng nhau sẽ sáng tạo việc này? Không phải một mình bạn, hay Mrs. Simmons, hay tôi – nhưng cùng nhau tất cả chúng ta. Làm thế nào chúng ta thực hiện việc này?

Người hỏi 1: Chỉ cùng nhau thì chúng ta có thể thực hiện việc này?

Người hỏi 2: Ông đã nói, ‘Không phải cá thể, nhưng cùng nhau’?

Krishnamurti: Cùng nhau. Bạn biết từ ngữ ‘cá thể’ có nghĩa gì? – không thể tách rời. Một cá thể có nghĩa một con người mà không thể phân chia trong chính anh ấy. Nhưng chúng ta bị phân chia, chúng ta bị vỡ vụn, chúng ta không là những cá thể. Chúng ta là những mảnh nhỏ, bị vỡ vụn, bị tách rời. Hãy quan sát, nơi nào người ta cảm thấy hoàn toàn được an toàn, được bảo đảm, được bảo vệ? Và bạn phải có an toàn tuyệt đối.

Người hỏi: Khi nào ông có sự tin cậy một người khác?

Krishnamurti: Vâng, và cũng vậy ở nhà, đúng chứ? Tổ ấm được hiểu là nơi bạn hoàn toàn được an toàn, nơi bạn được tin cậy, nơi bạn được bảo vệ. Đây là tổ ấm của bạn, đúng chứ? – tám tháng trong năm đây là tổ ấm của bạn. Nhưng bạn không cảm thấy an toàn ở đây, đúng chứ?

Người hỏi: Tôi có cảm thấy.

Krishnamurti: Bạn có cảm thấy? Tốt quá. Nhưng tất cả các bạn đều cảm thấy? Hãy thấy ý nghĩa của nó khi được hoàn toàn ở nhà, nơi bạn hoàn toàn được an toàn. Bộ não cần sự an toàn; nếu không nó không thể vận hành hiệu quả, rõ ràng. Chỉ khi nào những tế bào não cảm thấy không an toàn thì người ta mới bị loạn thần kinh; người ta mới mất cân bằng. Và đây là một nơi mà bạn cảm thấy như ở nhà, nơi bạn hoàn toàn được an toàn.

Người hỏi: Ông làm gì nếu đây không là như thế?

Krishnamurti: Tôi đang giải thích điều đó. Người ta cần sự an toàn, sự bảo vệ, sự tin cậy, sự tin tuởng và một cảm thấy rằng bạn có thể làm bất kỳ việc gì mà không hủy diệt điều này. Trong một nơi như thế này bạn không cảm thấy như ở nhà trong ý nghĩa đó, đúng chứ? Ai sẽ thực hiện nó cho bạn? Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói? Ai sẽ cho bạn môi trường của sự bảo vệ hoàn toàn? Tôi không nghĩ bạn hiểu rõ nó. Bạn biết nó có ý nghĩa gì, được bảo vệ hoàn toàn? Bạn biết một em bé cần sự bảo vệ hoàn toàn, ngược lại nó khóc? Nó phải có thức ăn đều đặn, nó phải được tắm rửa, được chăm sóc, nếu không nó bị tổn hại. Lúc này, chúng ta đang lớn lên và ai trao tặng tổ ấm này cho chúng ta? Bà Simmons, hay người nào đó như tôi? Ngày mai tôi sẽ đi khỏi đây. Vậy thì ai sẽ cung cấp nó cho chúng ta?

Người hỏi: Tất cả chúng tôi.

Krishnamurti: Chính bạn sẽ sáng tạo nó, bạn sẽ xây dựng nó. Và nếu bạn không xây dựng nó, nó là lỗi lầm của bạn. Bạn không thể nói vói Mrs. Simmons rằng, ‘Tôi muốn hoàn toàn được an toàn và bà không đang cung cấp nó cho tôi.’ Đây là tổ ấm của bạn và bạn đang xây dựng nó, bạn đang sáng tạo nó. Nếu ở đây bạn không cảm thấy như ở nhà, nó là lỗi của bạn. Hãy tìm ra nó, sáng tạo nó. Sáng tạo cảm thấy này, bạn hoàn toàn ở nhà.

Người hỏi: Liệu ông có thể giải thích câu hỏi của an toàn này bởi vì tôi nghĩ chúng ta không hiểu rõ nó? An toàn cho điều gì? Không có an toàn cho một ý tưởng. Ông thấy, chúng ta đồng hóa chính chúng ta cùng một ý tưởng.

Krishnamurti: Không! An toàn, cảm thấy hoàn toàn an toàn, bảo đảm không phải với những ý tưởng nhưng với những con người. Bạn không biết nó có nghĩa gì, hay sao?

Người hỏi 1: Tôi không chắc lắm.

Người hỏi 2: Nó là cái gì đó mà chúng tôi không biết. Một số người chúng tôi đã đến đây bởi vì chúng tôi có những ý tưởng về nó.

Krishnamurti: Trước hết hãy quan sát! Tôi đã không nghiên cứu hệ thần kinh và cấu trúc của bộ não, nhưng chỉ cần quan sát chính bạn và bạn có thể dễ dàng tìm ra. Nơi nào bộ não cảm thấy hoàn toàn thanh thản, an toàn, được bảo vệ, nó vận hành một cách hoàn hảo, đúng đắn. Bạn đã từng thử nó? Nó suy nghĩ rất rõ ràng, nó có thể học hành rất mau lẹ, mọi thứ vận hành tốt lành, không có mâu thuẫn – đó là an toàn. Đó là hoàn toàn được bảo đảm. Những tế bào não, chính chúng cảm thấy không có xung đột. Tại sao bạn phải xung đột với tôi hay tôi phải xung đột với bạn?

Khi bạn bảo tôi:’Hãy giữ gìn căn phòng trật tự’, tại sao tôi nên cảm thấy, ‘Ồ, khủng khiếp quá’? Tại sao tôi không nên được bảo điều đó? Nhưng nó tạo ra một xung đột trong tôi. Tại sao? Bởi vì tôi đã không còn học hành. Chúng ta đang gặp gỡ nhau chứ? Nó là tổ ấm của bạn và bạn phải xây dựng nó, không phải người nào khác. Nó là nơi bạn cảm thấy hoàn toàn được an toàn, nếu không bạn không thể học hành đúng đắn, nếu không bạn biến nơi này thành cái gì đó giống như thế giới bên ngoài, nơi mỗi người chống đối người còn lại. An toàn có nghĩa chính những tế bào não ở trong hòa hợp hoàn hảo, trong cân bằng hoàn hảo, trong một ý thức của lành mạnh, yên tĩnh. Đó là tổ ấm; và nơi này là tổ ấm của bạn. Nếu bạn không sáng tạo nó như thế, chính là lỗi lầm của bạn. Và nếu bạn thấy vô trật tự trong căn phòng riêng của bạn, bạn phải tạo ra trật tự ở đó bởi vì nó là tổ ấm của bạn.

Vì vậy bạn không bao giờ có thể nói, ‘Tôi sẽ rời nơi này,’ bởi vì nó là tổ ấm của bạn (mặc dù ngày nào đó có lẽ bạn phải rời nó). Bạn biết điều đó có nghĩa gì khi bạn cảm thấy hoàn toàn ở nhà, không có sợ hãi, nơi bạn khoáng đạt, nơi bạn đang tin cậy? Không phải rằng bạn phải có sự tin cậy nơi người nào đó, nhưng có khả năng của tin cậy, của quảng đại – không đặt thành vấn đề người khác làm gì. Tôi không hiểu liệu bạn đang theo sát tất cả điều này?

Người hỏi: Khi ông nói, ‘Không đặt thành vấn đề người khác làm gì’, ông có ý gì?

Krishnamurti: Hãy quan sát, bạn bảo tôi điều gì đó. Tại sao bạn bảo tôi?

Người hỏi: Bởi vì nó là ý tưởng của ông về điều gì được cần thiết.

Krishnamurti: Không, không. Tại sao bạn hay bà Simmons bảo tôi phải giữ gìn ngăn nắp căn phòng của tôi? Trước khi tôi nói rằng tôi sẽ hay tôi sẽ không giữ gìn, hãy tìm ra tại sao bạn đang bảo tôi điều đó.

Người hỏi 1: Bởi vì ông không đang làm nó.

Người hỏi 2: Bởi vì họ thích trật tự.

Krishnamurti: Không. Bạn đã không hiểu rõ câu hỏi của tôi. Làm ơn lắng nghe nó trước khi bạn trả lời. Tôi đã bảo bạn mười lần rằng, phải giữ gìn trật tự trong căn phòng của bạn và lần thứ mười một tôi bị tức giận. Lúc này, tại sao tôi đã bảo bạn tất cả điều này? Hãy tìm ra tại sao. Có phải bởi vì tôi muốn thể hiện sự ích kỷ của tôi, ý tưởng của tôi về trật tự là gì, ý tưởng của tôi rằng bạn nên cư xử theo cách này? Đang nói, ‘Đi ngủ đi’, ‘Hãy đúng giờ’, áp đặt ý tưởng của tôi vào ý tưởng của bạn. Bạn trả lời, ‘Tại sao tôi phải giữ gìn ngắn nắp căn phòng của tôi? Bạn là ai? Nó là căn phòng của tôi.’ Vậy thì điều gì xảy ra lúc đó?

Người hỏi: Một đấu tranh.

Krishnamurti: Mà có nghĩa gì?

Người hỏi: Hỗn loạn…

Krishnamurti: Thực sự, nó có nghĩa, bạn không cảm thấy ở nhà. Bạn không đang học hành. Đúng chứ? Xung đột hiện diện chỉ khi nào bạn không đang học hành. Bạn đến và bảo tôi: ‘Hãy giữ gìn ngăn nắp căn phòng của bạn’, và tôi lắng nghe bạn, tôi học hành. Và bạn cũng tìm được tại sao bạn đang bảo tôi. Bạn theo kịp điều gì tôi có ý? Nếu bạn muốn đốt cháy rụi nơi này…nó là ngôi nhà của bạn. Nếu bạn muốn vườn tược, những ngôi nhà, những căn phòng bề bộn và ăn uống lộn xộn, được thôi, nó là ngôi nhà của bạn. Nhưng nếu người nào đó bảo với tôi: ‘Đừng đặt chân trên bàn khi bạn đang ăn’, tôi nói ‘Hoàn toàn đúng.’ Tôi học hành.

Người hỏi: Nếu người nào đó nói với tôi: đây là quốc gia của bạn…

Krishnamurti: Ồ không. Làm ơn đừng mở rộng nó. Không phải là ‘quốc gia của tôi’. Tôi đang nói về một tổ ấm. Nếu người nào đó bảo với tôi nó là quốc gia của tôi và vì quốc gia đó tôi phải giết chết một ai đó, điều đó hoàn toàn vô nghĩa…

Người hỏi: Nhưng liệu người ta cũng có thể đang học hành trong sự liên hệ đó nữa?

Krishnamurti: Dĩ nhiên! Học hành có nghĩa học hành.

Người hỏi: Vâng, nhưng cũng có kháng cự.

Krishnamurti: Không, không. Bạn đã không hiểu rõ ý nghĩa.

Người hỏi: Tôi không đi giết người.

Krishnamurti: Chúng ta đang bàn luận một ngôi trường, đang sống cùng nhau ở đây. Nếu tôi biết làm thế nào để sống ở đây, học hành ở đây, vậy thì tôi sẽ biết phải làm gì khi Chính phủ hay Chính thể nói, ‘Hãy đi giết người nào đó.’ Nếu tôi không biết làm thế nào để học hành sống, tôi sẽ không thể trả lời đúng đắn.

Người hỏi: Có điều gì đó mà tôi thực sự không đúng đắn. Nếu tôi đi loanh quanh và tôi không mang giày và ai đó nói, ‘Bạn nên mang giày...’

Krishnamurti: Điều gì xảy ra? Bạn không mang giày và tôi đến và nói, ‘Làm ơn mang giày của bạn vào.’

Người hỏi: Tôi sẽ có thể nói, ‘Tôi không muốn mang giày!’

Krishnamurti: Hãy tìm ra tại sao tôi đang yêu cầu bạn. Có hai người liên quan, đúng chứ? – bạn và tôi. Tôi đang yêu cầu bạn mang giày vào. Tại sao? Hoặc tôi cổ hủ, hoặc tôi muốn làm xếp của bạn, hoặc tôi thấy bàn chân bẩn thỉu của bạn, bạn sẽ làm bẩn tấm thảm, hoặc bởi vì trông không được đẹp đẽ lắm khi có bàn chân bẩn thỉu. Tôi muốn thấy rằng bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói.

Người hỏi: Nếu như thế, ông không nên bảo tôi, hay sao?

Krishnamurti: Vâng, đó là lý do tại sao tôi đang bảo bạn. Tôi không đang bảo bạn bởi vì tôi là một người cổ hủ, bạn theo kịp chứ? Tôi giải thích tất cả điều này cho bạn và bạn kháng cự và nói, ‘Tại sao không? Tôi đã làm nó ở nhà, tại sao ở đây lại không?’ Bởi vì ở đây nó là một quốc gia khác, một khí hậu khác. Và đám đông quanh bạn, những người hàng xóm nói rằng, ‘Có chuyện gì với tất cả những con người đó, họ đi chân đất khắp mọi nơi?’ Bạn tạo ra một danh tiếng xấu. Bạn thấy tất cả điều đó được bao hàm trong nó. Vì vậy bạn phải học hành về tất cả điều này, mà không có nghĩa bạn tuân phục những người trưởng giả.

Người hỏi: Tôi không hiểu rõ. Nếu ông không lo âu điều gì những người khác suy nghĩ, những người khác ở bên ngoài…

Krishnamurti: Tôi không lo âu. Tôi đang sống trong thế giới. Nếu những người ở bên ngoài nhận xét nơi này không đúng đắn, việc gì xảy ra?

Người hỏi: Rắc rối, có thể.

Krishnamurti: Đó là nó. Chẳng mấy chốc bạn sẽ đóng cửa nơi này. Có những con người hung tợn trong thế giới.

Người hỏi: Và vậy thì sẽ không có sự an toàn mà chúng ta cần.

Krishnamurti: Đó chính xác là nó. Vì vậy hãy học hành về nó! Đừng nói: ‘Tại sao tôi không nên làm điều gì tôi thích, mặc kệ thế giới bên ngoài, họ dốt nát.’ Tôi phải học hành, tôi phải sống trong thế giới dốt nát.

Quay trở lại vấn đề. Làm thế nào chúng ta, mỗi người chúng ta, sẽ khiến cho nơi này thành tổ ấm của chúng ta? Nó là công việc của bạn! Tổ ấm có nghĩa nơi bạn có năng lượng, nơi bạn sáng tạo, nơi bạn hạnh phúc, nơi bạn năng động, nơi bạn sinh động và không chỉ học hành từ quyển sách này hay quyển sách kia.

Tôi đã đi lại, nói chuyện, suốt năm mươi năm vừa qua. Tôi đi từ một quốc gia sang một quốc gia, từ một căn phòng đến một căn phòng khác, thức ăn khác, khí hậu khác. Bất kỳ nơi nào tôi đến, căn phòng nhỏ xíu đó là tổ ấm của tôi. Bạn hiểu chứ? Tôi ở nhà, tôi cảm thấy hoàn toàn an toàn bởi vì tôi không kháng cự.

Vì vậy, kể từ hôm nay làm thế nào bạn sẽ khiến cho nơi này thành tổ ấm của bạn? Nếu bạn không, liệu bạn sẽ cho phép người nào đó bảo với bạn rằng bạn không thực hiện? Nêu tôi đến và nói, ‘Nhìn kìa, bạn không đang khiến cho nơi này thành tổ ấm của bạn’, vậy thì liệu bạn sẽ lắng nghe tôi? Hay bạn sẽ nói: ‘Bạn có ý gì? Nó là tổ ấm của tôi, tôi thể hiện “tổ ấm” khác hẳn bạn.’ Bạn thể hiện ý tưởng của tổ ấm trong một cách và tôi thể hiện nó trong một cách khác và chúng ta cãi cọ. Vậy thì, nó không là một tổ ấm! Sự thể hiện một ý tưởng của điều gì bạn nghĩ là một tổ ấm không tạo ra một tổ ấm, nhưng có cảm thấy thực sự của nó – và điều đó hàm ý một nhượng bộ nào đó. Mà không có nghĩa bạn chấp nhận uy quyền.

Nếu người nào đó muốn đến đây và nói, ‘Đây là nơi có quá nhiều những đứa trẻ thiếu chín chắn’ (Xin lỗi, nhưng các bạn đều như vậy), ‘Việc gì đang xảy ra ở đây?’ – và anh ấy là một nhân tố gây bực dọc – bạn sẽ đối xử với anh ấy như thế nào? Liệu tất cả các bạn sẽ nói: ‘Chúng ta sẽ bầu cho anh ấy. Chúng ta thích khuôn mặt của anh ấy, hình dáng của anh ấy, hay bất kỳ điều gì, và vì vậy tất cả chúng ta đều đồng ý rằng anh ấy nên hiện diện ở đây’? Liệu đó là lý do bạn sẽ chấp nhận anh ấy? Anh ấy có lẽ là một người nhậu nhẹt; anh ấy có lẽ làm tất cả mọi loại sự việc. Làm thế nào bạn sẽ hành động? Đây là những vấn đề mà bạn sẽ đối diện trong sống. Bạn hiểu rõ chứ? Làm thế nào bạn sẽ gặp gỡ tất cả nó? Cám ơn Thượng đế tôi không có con cái – nhưng ở đây tôi cảm thấy điều này rất mãnh liệt. Bạn sẽ rời nơi này và bị quẳng vào bầy sói và bạn không có khả năng gặp gỡ tất cả điều này. Bạn nghĩ tất cả các bạn rất thông minh – nhưng không phải vậy đâu.

Vì vậy, làm thế nào chúng ta sống ở đây cùng thông minh, cùng ân cần và tình yêu, để cho khi bạn ra ngoài vào thế giới bạn đã sẵn sàng cho những việc quái quỉ đang xảy ra? Làm thế nào bạn sẽ sáng tạo trật tự trong tổ ấm này? Làm ơn, nghiêm túc suy nghĩ về điều này. Khi bạn đi ngang qua một căn phòng, nếu bạn thấy mọi thứ đang nằm bừa bãi trên sàn nhà – bạn sẽ làm gì?

Người hỏi: Nhặt nhạnh nó.

Krishnamurti: Bạn làm điều đó mỗi ngày? (Tiếng cười.)

Người hỏi: Ông yêu cầu anh ấy dọn dẹp tất cả mọi thứ.

Krishnamurti: Và anh ấy không làm!

Người hỏi: Nói với anh ấy tại sao nên làm. Nhắc nhở anh ấy.

Krishnamurti: Được rồi. Bạn nhắc nhở tôi mười lần!

Người hỏi: Ông hỏi anh ấy tại sao.

Krishnamurti: Vâng, bạn bảo tôi tất cả điều đó nhưng tôi ngủ quên. Tôi không lưu tâm, tôi không học hành. Tôi là người đần độn. Bạn sẽ làm gì đây? Đánh tôi? Và tôi nghĩ nó cũng là tổ ấm của tôi, cũng như tổ ấm của bạn. Bạn sẽ làm gì với tôi?

Bạn không trả lời! Nó là tổ ấm của bạn, và nếu bạn có một căn phòng vô trật tự, phần nào đó của tổ ấm sẽ bị phá hoại. Nó giống như đang châm lửa một ngôi nhà. Bạn sẽ làm gì?

Người hỏi: Dập tắt nó!

Krishnamurti: Bạn dập tắt nó mỗi ngày và anh ấy đốt nó mỗi ngày? Hãy tìm ra. Đừng từ bỏ. Nó là sống của bạn! (Khoảng ngừng) Bạn nói gì đây, bạn làm gì đây? Nó là ngôi nhà của bạn và tôi làm bẩn sàn nhà mỗi ngày. Bạn sẽ đối xử với tôi như thế nào?

Người hỏi: Vấn đề là rằng người nào đó quan tâm đến nó và người nào khác không quan tâm đến nó.

Krishnanurti: Bạn sẽ làm gì?

Người hỏi: Tìm ra lý do tại sao.

Krishnamurti:Vâng. Tôi sẽ kể cho bạn tất cả những lý do! Bạn thấy, bạn đang bỏ lỡ mấu chốt. Tôi làm bừa bãi căn phòng của tôi, làm bẩn thỉu tấm thảm, làm dơ dáy mọi thứ. Bạn sẽ làm gì với tôi? Bạn đã bảo tôi mười lần và tôi vẫn tiếp tục làm nó.

Người hỏi: Nếu không có sự hiệp thông…

Krishnamurti: Bạn sẽ làm gì? Đừng nói ‘không hiệp thông’. Tất cả các bạn đều tìm kiếm những bào chữa. Chúng ta hãy trình bày nó theo cách khác. Bạn chịu trách nhiệm, bạn là Hiệu trưởng…bạn sẽ làm gì?

Người hỏi: Nó giống như ông nói. Nếu có sự bẩn thỉu và giống như một đám cháy, không có sự kết thúc cho nó. Hoặc là ông nói, ‘Bạn là bộ phận của tổ ấm này, bạn nên chăm sóc nó’ hoặc, ‘Bạn không thể hủy hoại tổ ấm này’.

Krishnamurti: Vì vậy bạn sẽ làm gì với tôi?

Người hỏi: Ồ, nếu ông cảm thấy nó là tổ ấm của ông, ông sẽ làm nó, đúng chứ?

Krishnamurti: Vậy thì, tại sao tôi không làm?

Người hỏi: (Nhiều lời cắt ngang.)

Krishnamurti: Thâm nhập nó. Bạn sẽ thấy. Khoảnh khắc tôi đến đây, chính là trách nhiệm của bạn để thấy rằng tôi hiểu rõ cảm thấy như ở nhà có nghĩa gì. Không phải sau khi tạo nên một mớ hỗn loạn về nó. Có lẽ bạn và tôi cảm thấy như ở nhà. Nhưng khiến cho người thứ ba cảm thấy như ở nhà, vậy thì bạn sẽ có trật tự. Nhưng nếu bạn không quan tâm và tôi không quan tâm, vậy thì người còn lại nói, ‘Được rồi, tôi sẽ làm như tôi thích.’

Vì vậy, tất cả chúng ta sẽ sáng tạo cảm thấy rằng nó là tổ ấm của chúng ta. Không phải bà Simmons đi loanh quanh xếp đặt mọi thứ trong trật tự và bảo chúng ta phải làm gì và không nên làm gì? Cùng nhau, tất cả chúng ta đều đang làm nó. Bạn biết nó sẽ trao tặng sinh lực nào chứ? Bạn sẽ nhận được năng lượng gì? Bởi vì lúc này năng lượng bị lãng phí trong cảm xúc thuộc cảm tính và những xung đột. Khi chúng ta cảm thấy đây là tổ ấm của chúng ta, chúng ta sẽ có sinh lực lạ thường.

Người hỏi: Ồ, mọi người đến đây từ những nền quá khứ khác nhau và vì vậy nó là…

Krishnamurti: Hoàn toàn đúng. Nhưng tất cả họ đều muốn một việc: sự an toàn.

Người hỏi: Vâng, nhưng nó chỉ là hình thức an toàn riêng của họ.

Krishnamurti: À không – không phải hình thức an toàn của bạn và hình thức an toàn của tôi, nhưng cảm thấy trong đó không có sợ hãi. Một cảm thấy của hoàn toàn cùng nhau. Một ý thức của, ‘Tôi có thể tin cậy bạn’, ‘Tôi có thể kể cho bạn bất kỳ điều gì về chính tôi.’ Nó không phải là tôi đang nói cho bạn trong cách riêng của tôi hay đang có những đặc điểm riêng, nhưng tôi cảm thấy ở nhà, tôi cảm thấy một ý thức của được bảo vệ hoàn toàn. Bạn không biết tất cả nó có nghĩa gì à? Có thể bạn không cảm thấy điều này ở nhà của bạn khi bạn đi về?

Người hỏi: Ồ, khi ông về nhà ông cảm thấy ở nhà. Tôi nghĩ tôi có. Nhưng tôi không giữ gìn căn phòng của tôi ngăn nắp như thế. Khi tôi đến đây, tôi không biết tại sao tôi nên giữ gìn ngăn nắp ở đây.

Krishnamurti: Nó không phải vấn đề của sạch sẽ. Trước hết, nó là cảm thấy. Như chúng ta đã nói, người ta vận hành hoàn hảo hơn khi người ta cảm thấy hoàn toàn được an toàn, và hầu hết chúng ta không cảm thấy được an toàn tại bất kỳ nơi nào cả bởi vì chúng ta dựng lên một bức tường của kháng cự quanh chính chúng ta, chúng ta đã cô lập chính chúng ta. Trong sự cô lập đó chúng ta có lẽ cảm thấy an toàn, nhưng an toàn đó có thể bị phá vỡ bất kỳ lúc nào. Lúc này, liệu có một cảm thấy của không có kháng cự? Tôi không biết liệu bạn hiểu rõ điều này? Khi chúng ta là những người bạn thực sự, khi tôi thương yêu bạn và bạn thương yêu tôi – không phải tình dục và tất cả việc đó – nhưng thực sự cảm thấy cùng nhau, vậy thì chúng ta được an toàn, đúng chứ? Bạn sẽ bảo vệ tôi và tôi sẽ bảo vệ bạn trong ý nghĩa của làm việc cùng nhau, nhưng không trong ý nghĩa của kháng cự những người khác. Lúc này, liệu chúng ta có thể sống giống như thế? Liệu chúng ta có thể sáng tạo cảm thấy đó ở đây? Ngược lại, ích lợi của tất cả việc này là gì? Chúng ta không thể có một ý thức của thịnh vượng, một ý thức của chăm sóc, của ân cần, của tình yêu, hay sao? Chắc chắn chúng ta sẽ sáng tạo cái gì đó mới mẻ!

Hãy quan sát việc gì xảy ra. Một người mẹ nuôi nấng một em bé. Hãy suy nghĩ về sự chăm sóc – hàng tháng và hàng tháng thức dậy vào lúc hai giờ đêm; và sau đó khi những em bé lớn lên chúng bị đẩy ra xã hội. Xã hội nuốt trọn chúng và gởi chúng đến Việt nam hay nơi nào đó. Và ở đây, có ý thức của an toàn này. Và bạn phải sáng tạo nó bởi vì nó là tổ ấm của bạn, đồ đạc của bạn, những quyển sách của bạn, thức ăn của bạn, tấm thảm của bạn. Bạn hiểu rõ chứ?

Tôi biết một người đã nói với con gái của ông ấy: ‘Con sẽ lập gia đình và cha biết việc đó có nghĩa gì? Con sẽ luôn luôn bị phiền muôn, con sẽ đấu tranh với người chồng của con và mọi chuyện của nó. Nhưng ở đây con luôn luôn có một căn phòng. Nó là tổ ấm của con.’ Bạn biết việc gì đã xảy ra? Có sự phiền muộn lạ thường giữa người chồng và người vợ. Nhưng cô ấy quen đến căn phòng này và nhận được sự yên tĩnh, thanh thản, và hạnh phúc trong nó, thậm chí chỉ trong chốc lát. Tôi quen biết gia đình đó rất thân thiết.

Người hỏi: Nhưng trong câu chuyện cô gái chỉ đang yên lặng, đang thanh thản trong căn phòng.

Krishnamurti: Vâng, nhưng bạn có thể thấy những hàm ý cho nơi này.

Người hỏi: Khi người ta đã nhận được cảm thấy của ở nhà này, người ta đều ở nhà bất kỳ nơi nào.

Krishnamurti: Vậy thì, hãy bắt đầu ở đây. Vậy thì bạn sẽ ở nhà bất kỳ nơi nào.

Người hỏi: Và ông không chỉ ‘thâu nhận’ nó. Ông tiếp tục thâu nhận nó.

Krishnamurti: Nhưng nếu bạn không biết cảm giác đó là gì ngay lúc này, khi bạn còn trai trẻ, và không sáng tạo nó, vậy thì sau đó đã quá muộn rồi.

Bạn biết bất kỳ điều gì về thiền định? Bạn quan tâm đến tình dục, đúng chứ? Bạn quan tâm đến giải trí; bạn quan tâm đến địa lý, lịch sử – quan tâm một cách ngẫu nhiên. Bạn quan tâm đến nhiều sự việc, đúng chứ? Thiền định là bộ phận của sống; đừng nói nó là cái gì đó phía bên ngoài dành cho những người dốt nát. Nó là bộ phận của sự tồn tại, vì vậy bạn phải biết nó như bạn biết toán học, điện tử hay bất kỳ điều gì. Bạn biết thiền định có nghĩa gì? Nghĩa lý từ điển của từ ngữ là ‘nghĩ đi nghĩ lại’, ‘trầm tư’, ‘thâm nhập’. Chúng ta nói về nó một chút được chứ?

Khi bạn ngồi rất yên tĩnh, hay nằm rất yên tĩnh, thân thể hoàn toàn thư giãn, đúng chứ? Bạn có khi nào tự ngồi rất, rất yên lặng? Không ép buộc nó, bởi vì khoảnh khắc bạn ép buộc nó, nó chấm dứt. Ngồi rất yên tĩnh, hoặc nhắm hoặc mở mắt. Nếu bạn mở mắt sẽ có một chút xao nhãng, bạn bắt đầu thấy những vật. Vì vậy, sau khi nhìn vào những vật, khúc quanh của cái cây, những chiếc lá, những bụi cây, sau khi nhìn tất cả nó, bằng ân cần, tiếp theo nhắm hai mắt lại. Sau đó bạn sẽ không tự nói với chính bạn, ‘Việc gì đang xảy ra, hãy để cho tôi nhìn.’ Trước hết nhìn mọi thứ – đồ đạc, màu sắc của chiếc ghế, màu sắc của chiếc áo len, hình thể của cái cây. Sau khi đã nhìn, sự ham muốn nhìn ra ngoài đã giảm xuống. Tôi đã thấy bầu trời xanh đó và tôi đã chấm dứt nó và tôi sẽ không nhìn nó lại. Nhưng đầu tiên bạn phải nhìn. Sau đó bạn ngồi yên lặng. Khi bạn ngồi yên tĩnh, hay nằm rất yên tĩnh, máu huyết lưu thông dễ dàng lên đầu của bạn, đúng chứ? Không có sự căng thẳng. Đó là lý do tại sao họ nói bạn phải ngồi bắt chéo chân với đầu rất thẳng, bởi vì máu huyết lưu thông dễ dàng trong cách đó. Nếu bạn ngồi ủ rũ, sẽ khó khăn hơn cho máu huyết lưu thông lên đầu. Vì vậy bạn ngồi hay nằm rất yên tĩnh. Đừng ép buộc nó, đừng cựa quậy. Nếu bạn cựa quậy, vậy thì hãy nhìn ngắm nó, đừng nói, ‘Tôi không được.’ Vậy thì, khi bạn ngồi rất yên tĩnh, bạn nhìn ngắm cái trí của bạn. Trước hết, bạn nhìn ngắm cái trí. Đừng sửa đổi nó. Đừng nói, ‘Suy nghĩ này là tốt lành, suy nghĩ kia là xấu xa’ chỉ nhìn ngắm nó. Sau đó, bạn sẽ thấy rằng có một người nhìn ngắm và vật được nhìn ngắm. Có một phân chia. Khoảnh khắc có một phân chia có xung đột.

Lúc này, liệu bạn có thể nhìn ngắm mà không có người nhìn ngắm? Liệu có một đang nhìn ngắm mà không có người nhìn ngắm? Chính người nhìn ngắm mà nói, ‘Đây là tốt lành và kia là xấu xa’, ‘Điều này tôi thích và điều kia tôi không thích’ hay, ‘Tôi ước rằng cô ấy đã không nói điều này hay điều kia’, ‘Tôi ước tôi có nhiều thực phẩm hơn’. Nhìn mà không có người quan sát – hãy thử nó vào lúc nào đó. Đó là bộ phận của thiền định. Chỉ bắt đầu bằng việc đó. Từng đó đủ rồi. Và bạn sẽ thấy, nếu bạn thực hiện nó, một sự việc lạ thường sẽ xảy ra…thân thể của bạn sẽ trở nên rất, rất thông minh. Lúc này thân thể không thông minh bởi vì chúng ta đã làm hư hỏng nó. Bạn hiểu rõ điều gì tôi có ý? Chúng ta đã hủy hoại sự thông minh tự nhiên của chính thân thể. Sau đó bạn sẽ phát giác rằng thân thể nói, ‘Đi ngủ tại giờ đúng.’ Nó muốn điều đó, nó có thông minh và hoạt động riêng của nó. Và cũng vậy nếu nó muốn lười biếng, hãy cho phép nó lười biếng.

Ồ, bạn không biết tất cả điều này có nghĩa gì! Bạn thử nó đi. Khi tôi quay lại vào tháng tư, chúng ta sẽ cùng nhau ngồi hai lần mỗi tuần và thâm nhập tất cả điều này, được chứ? Tốt! Tôi cảm thấy bạn nên rời nơi này cùng thông minh tột đỉnh. Không phải chỉ đậu những kỳ thi nào đó, nhưng là những con người tốt lành, nhận biết, thông minh lạ thường. Ít ra, đó là điều gì tôi cảm thấy cho các bạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 136717)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18588)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
09/01/2017(Xem: 10262)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 11515)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12041)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 14312)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 6009)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 28298)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15421)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 12771)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]