Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Thông minh mang lại trật tự và hòa bình

19/07/201100:19(Xem: 4127)
09. Thông minh mang lại trật tự và hòa bình


TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI

SOCIAL RESPONSIBILITY
From the talks and writings ofJ. KRISHNAMURTI
Lời dịch: ÔNG KHÔNG
– Tháng 6-2010 –

IX. THÔNG MINH SÁNG TẠO TRẬT TỰ VÀ HÒA BÌNH

S

uy nghĩ việc gì đang xảy ra trên quả đất này nơi con người đã tạo ra sự hỗn loạn như thế, nơi những chiến tranh và những việc khủng khiếp đang tiếp tục. Đây không là quan điểm lạc quan hay bi quan; chúng ta chỉ quan sát những sự kiện như chúng là. Rõ ràng không thể có hòa bình trên quả đất này hay sống thân thiện và thương yêu lẫn nhau trong những sống của chúng ta. Muốn sống hòa bình với một người khác hay với thế giới, người ta cần có thông minh tột đỉnh. Không phải chỉ có ý tưởng của hòa bình và đấu tranh để sống một sống hòa bình – mà chỉ có thể trở thành một sống khá vô vị – nhưng tìm hiểu liệu có thể sống trong thế giới này, nơi có vô-trật tự như thế, vô-đạo đức như thế – nếu chúng ta được phép sử dụng từ ngữ lỗi thời như thế – bằng một chất lượng nào đó của cái trí và quả tim an bình bên trong chính chúng. Không phải một sống luôn luôn đấu tranh, trong xung đột, trong ganh đua, trong bắt chước và tuân phục; không phải một sống được thành đạt và thỏa mãn; không phải một sống đã kiếm được kết cục nào đó, nổi tiếng tốt hay tiếng xấu nào đó, hay giàu có nào đó; nhưng một sống có một chất lượng của hòa bình. Chúng ta nên cùng nhau thâm nhập để tìm ra liệu có thể có hòa bình – không phải sự hòa bình của cái trí mà chỉ là một phần nhỏ – để có chất lượng đặc trưng này của sự yên lặng sinh động vô cùng nhưng không-bị quấy rầy, cùng một ý thức cao cả và không có bất kỳ ý thức thô tục nào. Liệu người ta có thể sống một sống như thế?

Liệu người ta đã từng đưa ra một nghi vấn như thế, khi bị vây quanh bởi vô-trật tự hoàn toàn như hiện nay người ta sống? Người ta phải rất rõ ràng về sự kiện này; rằng có vô-trật tự hoàn toàn ở phía bên ngoài – mỗi buổi sáng người ta đọc trong một nhật báo về cái gì đó khiếp đảm, về loại máy bay đang bay tại tốc độ kinh ngạc từ một góc này của quả đất sang góc kia mà không cần tiếp nhiên liệu, đang mang một lượng bom hoặc khí độc mà có thể hủy diệt con người trong một vài giây. Nếu người ta quan sát tất cả điều này và nhận ra điều gì con người đã đến được, người ta có lẽ cảm thấy rằng trong đưa ra câu hỏi này người ta đã yêu cầu điều không thể xảy ra được và nói rằng không thể sống trong thế giới này mà không bị quấy rầy phía bên trong, mà không có những vấn đề, mà sống một sống hoàn toàn không còn tự cho mình là trung tâm. Khi nói về những điều này, đang sử dụng những từ ngữ, chẳng có ý nghĩa bao nhiêu nếu người ta không tìm được, hay bắt gặp, qua hiệp thông lẫn nhau, một trạng thái hoàn toàn yên lặng. Điều đó đòi hỏi thông minh, không phải sự tưởng tượng, không phải sự mơ mộng đặc biệt nào đó của thiền định, không phải hình thức nào đó của tự-thôi miên, nhưng thông minh.

Thông minh là gì? Nó là nhận biết được điều ảo tưởng, điều giả dối, không thực sự, và xóa sạch chúng; không chỉ khẳng định rằng điều đó là giả dối và tiếp tục trong cùng cách, nhưng xóa sạch nó hoàn toàn. Đó là bộ phận của thông minh. Ví dụ, thấy rằng chủ nghĩa quốc gia, cùng tất cả sự ái quốc, sự cô lập, sự chật hẹp của nó, là hủy hoại, rằng nó là một độc hại trong thế giới. Và thấy sự thật của nó là xóa sạch điều giả dối. Đó là thông minh. Nhưng tiếp tục cùng nó, thừa nhận nó là dốt nát, là thành phần chủ yếu của sự dốt nát – nó tạo tác vô-trật tự nhiều thêm. Thông minh không là sự theo đuổi tinh ranh của tranh luận, của những quan điểm mâu thuẫn đối nghịch – mặc dù như thể qua những quan điểm, sự thật có thể tìm được, mà là điều không thể xảy ra được; nhưng thông minh là nhận ra rằng hoạt động của tư tưởng, cùng tất cả những khả năng của nó, cùng tất cả những tinh tế của nó, cùng hoạt động không ngừng nghỉ lạ lùng của nó, là không-thông minh.

Thông minh vượt khỏi tư tưởng.

Muốn sống hòa bình người ta phải tìm hiểu vô-trật tự. Tại sao chúng ta, những con người, mà được nghĩ là đã tiến hóa phi thường, có khả năng phi thường trong những phương hướng nào đó, tại sao chúng ta sống cùng và dung thứ vô-trật tự như thế trong những sống hàng ngày của chúng ta? Nếu người ta có thể khám phá gốc rễ của vô-trật tự này, nguyên nhân của nó và quan sát rất cẩn thận, vậy thì trong chính quan sát về điều là nguyên nhân sự thức dậy của thông minh. Sự quan sát về vô-trật tự, không phải sự đấu tranh để tạo ra vô-trật tự. Một cái trí vô-trật tự hoang mang, một trạng thái của cái trí mà mâu thuẫn, tuy nhiên đang cố gắng để tạo ra trật tự, sẽ vẫn còn là vô-trật tự. Người ta bị hoang mang, rối loạn, chuyển động từ vấn đề này sang vấn đề khác, bị chất đầy bởi nhiều vấn đề: từ một cách sống như thế, người ta muốn trật tự. Vậy là điều gì có vẻ là trật tự được sinh ra từ sự hỗn loạn của người ta và do đó nó vẫn còn bị hỗn loạn.

Khi điều này rõ ràng, vậy thì nguyên nhân của vô-trật tự là gì? Nó có nhiều nguyên nhân: sự ham muốn thành tựu, sự lo âu không thành tựu được, sống mâu thuẫn mà người ta đang theo đuổi, nói một việc, làm việc gì đó hoàn toàn khác hẳn, cố gắng kiềm hãm một việc và cố gắng đạt được một việc khác. Đây là tất cả những mâu thuẫn trong chính người ta. Người ta có thể tìm được nhiều nguyên nhân, sự theo đuổi những nguyên nhân là vô tận. Trái lại, người ta có thể tự-hỏi chính mình và tìm ra liệu có một nguyên nhân gốc rễ. Chắc chắn phải có. Nguyên nhân gốc rễ là ‘cái ngã’, ‘cái tôi’, ‘cái vị kỷ’, tánh cá nhân được sắp xếp vào chung bởi tư tưởng, bởi ký ức, bởi vô vàn trải nghiệm, bởi những từ ngữ nào đó, những chất lượng nào đó mà sinh ra cảm giác tách rời và cô lập; đó là nguyên nhân gốc rễ của vô-trật tự. Dù ‘cái tôi’ cố gắng để không là cái tôi nhiều đến chừng nào, nó vẫn còn là nỗ lực của cái tôi. Cái tôi có lẽ đồng hóa mình cùng một quốc gia, nhưng chính sự đồng hóa cùng cái gì to tát hơn đó vẫn còn là tôn vinh cái tôi. Mỗi người chúng ta đều thực hiện điều đó trong những cách khác nhau. Cái tôi được sắp xếp vào chung bởi tư tưởng; đó là nguyên nhân gốc rễ của toàn vô-trật tự này mà trong đó chúng ta sống. Khi người ta quan sát điều gì gây ra vô-trật tự – và người ta đã trở nên quá quen thuộc với vô-trật tự và đã luôn luôn sống trong vô-trật tự như thế, đến độ người ta chấp nhận nó như tự nhiên – người ta bắt đầu tìm hiểu nó và thâm nhập nó và thấy gốc rễ của nó là gì. Người ta nhìn ngắm nó, mà không làm bất kỳ điều gì về nó, vậy thì chính sự nhìn ngắm đó bắt đầu làm tan biến trung tâm mà là nguyên nhân của vô-trật tự.

Thông minh là sự nhận biết được điều gì là đúng thực; nó xóa sạch hoàn toàn điều giả dối; nó thấy sự thật trong giả dối và nhận ra rằng không hoạt động nào của tư tưởng là thông minh. Nó thấy rằng chính tư tưởng là kết quả của hiểu biết mà là kết quả của trải nghiệm như ký ức và rằng phản ứng của ký ức là tư tưởng. Hiểu biết luôn luôn bị giới hạn – điều đó quá rõ ràng – không có hiểu biết hoàn hảo. Vì thế tư tưởng, cùng tất cả hoạt động của nó và cùng tất cả hiểu biết của nó, không là thông minh. Thế là người ta hỏi: tư tưởng có vị trí gì trong sống nếu xét rằng tất cả hoạt động của chúng ta đều được đặt nền tảng trên tư tưởng? Bất kỳ điều gì chúng ta làm đều được đặt nền tảng trên tư tưởng. Tất cả những liên hệ đều được đặt nền tảng trên tư tưởng. Tất cả những phát minh, tất cả sự thành tựu thuộc công nghệ, tất cả thương mại, tất cả những nghệ thuật, đều là hoạt động của tư tưởng. Những thượng đế mà chúng ta đã tạo ra, những nghi lễ, đều là sản phẩm của tư tưởng. Vì vậy liên quan đến sự thoái hóa của con người, hiểu biết và tư tưởng có vị trí gì?

Con người đã tích lũy vô số hiểu biết, trong thế giới của khoa học, tâm lý, sinh học, toán học, và vân vân. Và chúng ta nghĩ rằng qua hiểu biết chúng ta sẽ thăng hoa, chúng ta sẽ giải thoát chúng ta, chúng ta sẽ thay đổi chúng ta. Bây giờ chúng ta đang tìm hiểu vị trí của hiểu biết trong sống. Liệu hiểu biết đã thay đổi chúng ta, đã khiến cho chúng ta ‘tốt lành’? – lại nữa một từ ngữ lỗi thời. Liệu nó đã cho chúng ta sự hòa hợp? Liệu nó là thành phần của công bằng? Liệu nó đã cho chúng ta tự do? Nó đã cho chúng ta tự do trong ý nghĩa rằng chúng ta có thể đi lại, liên lạc từ một quốc gia đến một quốc gia khác. Chúng ta có những hệ thống học hành tốt hơn, cũng như máy vi tính và bom nguyên tử. Đây là tất cả kết quả của vô số hiểu biết được tích lũy. Lại nữa chúng ta hỏi: liệu hiểu biết này đã cho chúng ta tự do, một sống công bằng, một sống từ cốt lõi là tốt lành?

Tự do, công bằng, và tốt lành; ba chất lượng này đã hình thành một trong những vấn đề của những văn minh cổ xưa, mà đã tranh đấu để tìm ra một phương cách sống một sống công bằng. Từ ngữ ‘công bằng’ có nghĩa có sự đúng đắn, để hành động một cách nhân từ, cùng sự quảng đại, không phải để giao thiệp bằng hận thù và phản kháng. Để sống một loại sống công bằng, một loại sống đúng đắn, có nghĩa sống một sống không phụ thuộc vào một khuôn mẫu, không phụ thuộc vào những lý tưởng kỳ lạ nào đó, được chiếu rọi bởi tư tưởng; nó có nghĩa sống một sống có thương yêu vô cùng, mà là trung thực, đúng đắn. Và không có công bằng trong thế giới này; một người khôn ngoan, người khác lại không; một người có quyền hành, một người khác lại không; một người có thể đi khắp thế giới và gặp gỡ những người nổi tiếng; một người khác sống trong một thị trấn nhỏ, trong một căn buồng nhỏ, làm việc ngày này sang ngày khác. Ở đó có công bằng nơi nào? Liệu công bằng sẽ tìm được trong những hoạt động phía bên ngoài? Hay người ta có lẽ trở thành thủ tướng, tổng thống, người đứng đầu của tập đoàn kinh doanh liên lục địa, một người khác có lẽ mãi mãi là một thư ký, thật thấp ở phía dưới. Vậy là, liệu chúng ta tìm kiếm công bằng phía bên ngoài, đang cố gắng tạo ra một tình trạng quân bình – khắp thế giới, đó là điều đang được cố gắng, suy nghĩ rằng nó sẽ mang lại công bằng – hay liệu công bằng sẽ tìm được xa khỏi tất cả điều đó?

Công bằng hàm ý một hòa hợp nào đó, là tổng thể, trọn vẹn, không bị vỡ vụn, không bị tách rời. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi không có so sánh. Nhưng chúng ta luôn luôn đang so sánh – những chiếc xe hơi tốt hơn, những ngôi nhà đẹp hơn, chức vụ cao hơn, quyền hành nhiều hơn và vân vân. So sánh là đo lường. Khi có đo lường, không thể có công bằng. Và nơi nào có bắt chước và tuân phục, không thể có công bằng. Theo sau người nào đó, lắng nghe những từ ngữ này, chúng ta không thấy vẻ đẹp, chất lượng, chiều sâu của những sự việc này; chúng ta có lẽ hời hợt đồng ý nhưng chúng ta dễ dàng rời bỏ chúng. Nhưng những từ ngữ, sự hiểu rõ về chiều sâu của chúng phải để lại một dấu vết, một hạt giống; bởi vì công bằng phải ở đó, trong chúng ta.

Khi nói chuyện với một người tâm lý học khá nổi tiếng, người nói đã sử dụng từ ngữ ‘tốt lành’. Anh ấy bị kinh hãi! Anh ấy nói, ‘Đó là một từ ngữ lỗi thời, chúng tôi không sử dụng nó bây giờ nữa.’ Nhưng người ta ưa thích từ ngữ tốt lành đó. Vì vậy, tốt lành là gì? Nó không là đối nghịch của điều xấu xa. Nếu nó là đối nghịch của điều xấu xa, vậy thì tốt lành có những gốc rễ của nó trong đối nghịch đó. Vì vậy tốt lành không liên quan đến điều còn lại, điều mà chúng ta nghĩ là xấu xa. Nó hoàn toàn tách khỏi điều còn lại. Người ta phải nhìn vào nó như nó là, không phải như một phản ứng đến cái đối nghịch. Tốt lành có nghĩa một phương cách của sống đúng đắn, không dựa vào tôn giáo, hay luân lý, hay một ý tưởng đạo đức của đúng đắn, nhưng dựa vào người thấy điều là sự thật và điều là giả dối, và duy trì chất lượng của nhạy cảm đó mà thấy nó ngay tức khắc và hành động.

Từ ngữ tự docó những hàm ý rất phức tạp. Khi có tự do, có công bằng, có tốt lành. Tự do được hiểu là khả năng để chọn lựa. Người ta nghĩ người ta được tự do bởi vì người ta có thể chọn lựa để đi ra nước ngoài, người ta có thể chọn lựa công việc của người ta, chọn lựa điều gì người ta muốn làm. Nhưng nơi nào có chọn lựa, liệu có tự do? Ai chọn lựa? Và tại sao người ta phải chọn lựa? Khi có tự do, thuộc tâm lý, khi người ta rất rõ ràng trong khả năng của người ta để suy nghĩ một cách khách quan, không cá nhân, rất minh bạch, không cảm tính, không có nhu cầu cho sự chọn lựa. Khi không có hoang mang vậy thì không có chọn lựa.

Vì vậy tự do là gì? Tự do không là đối nghịch của tình trạng bị quy định; nếu nó như thế, nó sẽ chỉ là một loại tẩu thoát. Tự do không là một tẩu thoát khỏi bất kỳ cái gì. Một bộ não bị quy định bởi hiểu biết luôn luôn bị giới hạn, luôn luôn đang sống trong phạm vi của dốt nát, luôn luôn đang sống cùng bộ máy của tư tưởng đến độ không có tự do. Tất cả chúng ta đều đang sống cùng vô số những sợ hãi – sợ hãi về ngày mai, sợ hãi về những sự việc đã xảy ra trong nhiều ngày hôm qua. Nếu chúng ta tìm kiếm tự do khỏi sợ hãi đó, vậy thì tự do đó có một nguyên nhân và không là tự do. Nếu chúng ta suy nghĩ dựa vào nguyên nhân và tự do, vậy thì tự do đó không là tự do gì cả. Tự do hàm ý không chỉ là một khía cạnh nào đó thuộc sống của người ta nhưng tự do xuyên thấu; và tự do đó không có nguyên nhân.

Bây giờ, cùng tất cả những điều đã được trình bày này chúng ta hãy quan sát nguyên nhân của đau khổ và tìm hiểu liệu nguyên nhân đó có khi nào có thể kết thúc. Tất cả mọi người đều phải đau khổ trong một cách này hay cách khác, qua chết chóc, qua không có tình yêu, hay thương yêu một người khác nhưng không được đáp lại. Đau khổ có nhiều, nhiều, nhiều bộ mặt. Từ những thời xa xưa, con người đã luôn luôn cố gắng tẩu thoát khỏi đau khổ, và vẫn vậy, sau hàng thiên niên kỷ, chúng ta vẫn sống cùng đau khổ. Con người đã đổ biết bao nhiêu nước mắt. Đã có những chiến tranh gây ra những khốn khổ như thế cho con người, những phiền muộn như thế và rõ ràng họ đã không thể được tự do khỏi đau khổ đó. Đây không là một câu hỏi hoa mỹ, nhưng liệu một con người, một cái trí của con người, một bộ não của con người có thể hoàn toàn được tự do khỏi sự phiền muộn của đau khổ và tất cả những khó nhọc liên quan đến nó?

Chúng ta hãy cùng nhau quay lại cùng con đường để tìm ra liệu chúng ta, trong sống hàng ngày của chúng ta, có thể kết thúc gánh nặng khủng khiếp này mà con người đã mang theo từ thời gian không thể ghi nhớ được? Liệu chúng ta có thể bắt gặp sự kết thúc của đau khổ? Bạn tiếp cận một nghi vấn đó như thế nào? Phản ứng của bạn đến một nghi vấn đó là gì? Trạng thái, chất lượng của cái trí của bạn, khi một nghi vấn thuộc nào đó được đưa ra cho bạn là gì? Cậu con trai của tôi bị chết, người chồng của tôi đã bỏ tôi, tôi có những người bạn đã phản bội tôi, tôi đã rất trung thành tuân theo một lý tưởng, và đã không có kết quả gì sau hai mươi năm. Đau khổ có vẻ đẹp vô cùng như thế và đau dớn như thế trong nó. Người ta phản ứng đến nghi vấn đó như thế nào? Người ta nói, ‘Thậm chí tôi không muốn nhìn nó. Tôi chịu đựng đau khổ, nó là số mạng của con người, tôi lý luận nó và chấp nhận nó và tiếp tục.’ Đó là một cách tiếp cận nó. Nhưng người ta đã không giải quyết được vấn đề. Hay người ta chuyển đau khổ đó đến một biểu tượng và tôn thờ biểu tượng đó như được thực hiện trong Thiên chúa giáo, hay như Ấn giáo cổ xưa đã thực hiện, nó là số mạng của con người, nghiệp của con người. Hay trong thế giới hiện đại người ta nói cha mẹ của một người phải chịu trách nhiệm cho nó, hay xã hội, hay do bởi một loại gien di truyền nên đã gây ra đau khổ của người ta, và vân vân. Đã có một ngàn sự giải thích. Nhưng những giải thích đã không làm tan biến được sự đau đớn và phiền muộn của đau khổ. Vậy là, bạn tiếp cận nghi vấn này như thế nào? Bạn muốn nhìn nó một cách thẳng thắn, mặt đối mặt, hay một cách ngẫu nhiên, hay bằng sự bối rối? Làm thế nào bạn tiếp cận, đến gần, rất gần một nghi vấn như thế? Liệu đau khổ khác biệt với người quan sát mà nói, ‘Tôi đang bị đau khổ’. Khi anh ấy nói, ‘Tôi đang bị đau khổ’, anh ấy đã tự-tách rời chính anh ấy khỏi cảm giác đó, thế là anh ấy đã không tiếp cận nó gì cả. Anh ấy đã không hiệp thông cùng nó. Liệu bạn có thể ngừng lẩn tránh nó, không chuyển hóa nó, không tẩu thoát khỏi nó, nhưng ở cùng nó một cách mật thiết nhất? Mà có nghĩa, bạn là đau khổ. Đó là như thế?

Bạn có lẽ đã sáng chế một lý tưởng của tự do khỏi đau khổ. Sáng chế đó đã trì hoãn, tách rời bạn xa hơn nữa khỏi đau khổ; nhưng sự kiện là, bạn là đau khổ. Liệu bạn nhận ra điều đó có nghĩa gì? Nó không phải do bởi người nào đó đã gây đau khổ cho bạn, không phải rằng cậu con trai của bạn bị chết do đó bạn chảy nước mắt. Bạn có lẽ chảy nước mắt cho cậu con trai của bạn, cho người vợ của bạn, nhưng đó là một diễn tả phía bên ngoài của đau đớn hay đau khổ. Đau khổ đó là kết quả của sự lệ thuộc vào người đó của bạn, sự quyến luyến của bạn, sự bấu víu của bạn, cảm giác của bạn rằng bạn sẽ bị lạc lõng nếu không có cậu ấy. Thế là, như thường lệ, bạn cố gắng hành động vào triệu chứng, bạn không bao giờ thâm nhập tận gốc rễ của nghi vấn nghiêm túc này, mà là đau khổ. Chúng ta không đang nói về những hậu quả phía bên ngoài của đau khổ – nếu bạn quan tâm đến những hậu quả của đau khổ, bạn có thể uống một viên thuốc và tự-xoa dịu chính bạn. Cùng nhau chúng ta đang cố gắng tìm ra cho chính chúng ta, không phải được chỉ bảo rồi sau đó chấp nhận, nhưng thực sự tìm ra cho chính chúng ta gốc rễ của đau khổ. Liệu thời gian gây ra đau khổ – thời gian mà tư tưởng đã sáng chế trong lãnh vực thuộc tâm lý? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi?

Người ta đã có một người con trai, một người em, một người vợ, người cha. Họ đã đi mất rồi. Họ không bao giờ trở lại. Họ đã bị loại bỏ khỏi bộ mặt của quả đất. Dĩ nhiên, người ta có thể sáng chế một niềm tin rằng họ đang sống trên những hành tinh khác. Nhưng người ta đã mất họ rồi; có một bức ảnh trên cái đàn dương cầm hay trên kệ của lò sưởi. Sự hồi tưởng về họ của người ta ở trong thời gian thuộc tâm lý. Người ta đã thương yêu họ như thế nào, họ đã thương yêu tôi như thế nào; họ đã là người giúp ích biết chừng nào, họ đã giúp đỡ lấp kín sự cô độc của tôi. Hồi tưởng về họ là một chuyển động của thời gian. Họ đã ở đó ngày hôm qua và hôm nay họ đã đi rồi. Đó là, một ghi lại đã được thiết lập trong bộ não. Hồi tưởng đó là một ghi lại trong cuốn băng của bộ não. Và cuốn băng đó luôn luôn đang chạy. Người ta dạo bộ cùng họ trong những cánh rừng như thế nào, những hồi tưởng ái ân của người ta, tình bạn của họ; sự thanh thản người ta nhận được từ họ. Tất cả điều đó đã qua rồi và cuốn băng đang tiếp tục chạy. Cuốn băng này là ký ức và ký ức là thời gian. Nếu bạn quan tâm, hãy thâm nhập nó thật sâu. Người ta đã sống cùng người em hay cậu con trai, người ta đã trải qua những ngày tháng hạnh phúc với họ, đã tận hưởng nhiều sự việc cùng nhau, nhưng họ đã đi rồi. Và ký ức về họ vẫn còn y nguyên. Chính là ký ức này mới đang gây ra đau khổ. Do bởi ký ức này nên người ta đang chảy nước mắt cho sự cô độc của người ta. Bây giờ, liệu có thể không ghi lại? Đây là một câu hỏi rất nghiêm túc. Người ta thưởng thức mặt trời mọc sáng hôm qua, nó rất rõ ràng, quá đẹp giữa những cây cối đang tỏa một ánh sáng vàng sậm trên bãi cỏ có những cái bóng thật dài. Nó là một buổi sáng dễ thương và nó đã được ghi lại. Bây giờ, sự lặp lại bắt đầu. Người ta đã ghi lại điều đã xảy ra, mà đã làm cho người ta dễ chịu và kế tiếp điều đó được ghi lại – giống như một đĩa hát hay một cuốn băng được lặp lại. Đó là bản thể của thời gian thuộc tâm lý. Nhưng liệu có thể không ghi lại gì cả? Mặt trời mọc của hôm nay, nhìn ngắm nó, trao toàn chú ý của người ta vào nó, khoảnh khắc của ánh sáng vàng sậm trên bãi cỏ cùng những cái bóng dài, và không ghi lại nó, để cho không ký ức nào của nó còn sót lại, nó đã tan biến rồi. Hãy nhìn ngắm nó bằng toàn chú ý của người ta và không ghi lại; chính sự chú ý của nhìn ngắm tự-phủ nhận bất kỳ hành động ghi lại nào.

Vậy thì, liệu thời gian là gốc rễ của đau khổ? Liệu tư tưởng là gốc rễ của đau khổ? Dĩ nhiên. Thế là, những kỷ niệm và thời gian là trung tâm của sống của người ta, người ta sống nhờ vào chúng và khi điều gì đó xảy ra mà gây đau khổ cực kỳ, người ta quay về những kỷ niệm đó và người ta rơi nước mắt. Người ta ao ước rằng anh ấy hay chị ấy mà đã mất rồi có thể hiện diện ở đây để thưởng thức mặt trời đó khi người ta đang nhìn ngắm nó. Nó cũng giống hệt như thế với tất cả những kỷ niệm ái ân của người ta, đang dựng lên một bức tranh, đang suy nghĩ về nó. Tất cả điều đó là ký ức, tư tưởng, và thời gian. Nếu người ta hỏi: làm thế nào có thể cho tư tưởng và thời gian tâm lý kết thúc? Nó là một câu hỏi sai lầm. Khi người ta nhận ra sự thật của điều này – không phải sự thật của một người khác, nhưng sự quan sát riêng của bạn về sự thật đó, sự rõ ràng riêng về nhận biết của bạn – liệu điều đó không kết thúc đau khổ?

Liệu có thể trao sự chú ý lạ thường đến độ người ta có một sống mà không còn sự ghi lại thuộc tâm lý? Chỉ khi nào có không-chú ý thì mới có sự ghi lại. Người ta quen thuộc với người em, người con trai, người vợ của người ta, người ta biết họ sẽ nói gì; họ đã nói cùng sự việc quá thường xuyên. Người ta biết họ. Khi người ta nói, ‘Tôi biết họ’, người ta không-chú ý. Khi người ta nói, ‘Tôi biết người vợ của tôi’, chắc chắn người ta không thực sự biết cô ấy bởi vì bạn không thể biết một sự việc đang sống. Chỉ là một sự việc đã chết rồi, một kỷ niệm đã qua rồi, mà người ta biết.

Khi người ta nhận biết được điều này cùng chú ý lạ thường, đau khổ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Không còn gì phải học hành từ đau khổ. Chỉ có sự kết thúc của đau khổ. Và khi có sự kết thúc của đau khổ, vậy là có tình yêu. Làm thế nào người ta có thể thương yêu một người khác – tình yêu, có chất lượng của tình yêu đó khi toàn sống của người ta không bị đặt nền tảng trên những kỷ niệm, bên bức ảnh đó mà người ta treo trên lò sưởi hay đặt trên mặt cái đàn dương cầm; làm thế nào người ta có thể thương yêu khi người ta bị trói buộc trong một cấu trúc rộng lớn của những kỷ niệm? Sự kết thúc của đau khổ là sự khởi đầu của tình yêu.

Ngọn lửa của Chú ý

Brockwood Park, Anh, ngày 4 tháng 9 năm 1982



Đã dịch:

1 – Sổ tay của Krishnamurti

Krishnamurti’s Notebook

2 – Ghi chép của Krishnamurti

Krishnamurti’s Journal

3 – Krishnamurti độc thoại

Krishnamurti to Himself

4 – Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti

Daily Meditation with Krishnamurti

5 – Thiền định 1969

Meditation 1969

6 – Thư gửi trường học

Letters to Schools

7 – Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen

Last Talks at Saanen 1985

8 – Nghĩ về những việc này

Think on these things

9 – Tương lai là ngay lúc này

The Future is now

10 – Bàn về Thượng đế

On God

11– Bàn về liên hệ

On Relationship

12 – Bàn về giáo dục

On Education

13Bàn về sống và chết

On living and dying

14 – Bàn về tình yêu và sự cô độc [2-2009]

On Love and Loneliness

15 – Sự thức dậy của thông minh Tập I/II [2009 ]

The Awakening of Intelligence

16 – Bàn về xung đột [4-2009]

OnConflict


17 – Bàn về sợ hãi

On Fear

18 – Vượt khỏi bạo lực [6-2009]

Beyond Violence

19 – Bàn về học hành và hiểu biết [8-2009]

On Learning and Knowledge

20Sự thức dậy của thông minh Tập II/II [12-2009 ]

The Awakening of Intelligence

21 – Nghi vấn không đáp án [2009]

The Impossible Question

22 – Tự do đầu tiên và cuối cùng [4-2010]

The First and Last Freedom

23 – Bàn về cách kiếm sống đúng đắn [5-2010]

On Right Livelihood

24Bàn về thiên nhiên và môi trường

On Nature and The Environment

25 – Tương lai của nhân loại [3-2010]

The Future of Humanity

26 – Đoạn kết của thời gian

The Ending of Time

27 – Sống chết của Krishnamurti – 2009

The Life and Death of Krishnamurti

A Biography by Mary Lutyens

28–Trách nhiệm với xã hội [9-2010]

Social Responsibility

Đón đọc:

29 – Cái gương của sự liên hệ [10-2010]

The Mirror of Relationship

29 – Cá thể và xã hội

Individual & Society

30 – Bàn về Sự thật

On Truth

31 – Bàn về cái trí và tư tưởng

On Mind & Thought

32 – Truyền thống và cách mạng

Tradition & Revolution

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2021(Xem: 21532)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 13589)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 15215)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 15310)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
16/09/2021(Xem: 3741)
Sự bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona chủng mới (Covid-19) ban đầu được xác nhận là một loại bệnh "viêm phổi lạ" hoặc "viêm phổi không rõ nguyên nhân".
05/09/2021(Xem: 17916)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
19/08/2021(Xem: 4710)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/
19/08/2021(Xem: 4041)
Sáng ngày 7 tháng 8 năm 2021, bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia, đã cung kính đảnh lễ Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, cùng đối thoại trực tuyến với hơn một nghìn sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi chia sẻ pháp thoại các Câu chuyện "Jataka" (chuyện tiền thân của Đức Phật), được ghi lại trong Bồ tát Bản sinh Man Luận (Jatakamala), hay " Garland of Birth Stories", và được mô tả qua các bức phù điêu khắc đá được trang trí chung quanh Thánh địa Phật giáo Borobodur, Di sản Thế giới. Sự kiện này nhằm khởi động lại sách "Nusantara Dharma", đang diễn ra với sự cộng tác bởi cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.
18/08/2021(Xem: 4551)
Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp. Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài.
14/08/2021(Xem: 2599)
Sách truyền khẩu cung cấp cho chúng ta, một lượng thông tin dồi dào về các vấn đề quá khứ trong thế giới. Các bạn có thể biết nhiều về cuộc sống cuả tổ tiên huyết thống của các bạn, chỉ đơn giản trong những buổi sum họp gia đình, bằng cách nghe cha mẹ kể về ông bà tổ tiên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]