Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Bombay, 24 tháng hai, 1957

16/07/201100:30(Xem: 3818)
02. Bombay, 24 tháng hai, 1957

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ HỌC HÀNH VÀ HIỂU BIẾT
ON LEARNING AND KNOWLEDGE
Lời dịch: Ông Không - 2009

Bombay, 24 tháng hai, 1957

Bởi vì sống rất phức tạp, đối với tôi dường như người ta phải tiếp cận nó bằng tánh đơn giản tuyệt đối. Sống là một phức tạp lạ lùng của đấu tranh, của đau khổ, của những niềm vui qua mau, và, có lẽ đối với vài người, sống là sự tiếp tục thích thú của một thỏa mãn mà họ đã trải qua. Khi đối diện với tiến hành phức tạp lạ lùng này mà chúng ta gọi là sự tồn tại, chắc chắn chúng ta phải tiếp cận nó rất đơn giản; bởi vì chính cái trí đơn giản mới thực sự hiểu rõ vấn đề, không phải cái trí sành sõi, không phải cái trí bị chất nặng bởi sự hiểu biết. Nếu chúng ta muốn hiểu rõ điều gì đó rất phức tạp, chúng ta phải tiếp cận nó rất đơn giản, và trong trường hợp đó có sẵn sự khó khăn của chúng ta – bởi vì chúng ta luôn luôn tiếp cận những vấn đề của chúng ta bằng những khẳng định, bằng những phỏng đoán hay những kết luận, và vì vậy chúng ta không bao giờ được tự do để tiếp cận chúng bằng sự khiêm tốn mà chúng đòi hỏi.

Thuần túy lắng nghe bằng từ ngữ hay trí năng chẳng có ý nghĩa gì cả khi chúng ta phải đối diện với những vấn đề phức tạp. Vì vậy chúng ta hãy cố gắng lắng nghe, ít ra vào lúc này, không chỉ trên mức độ từ ngữ, hay bằng những kết luận nào đó mà có lẽ cái trí đã đến được, nhưng bằng ý thức của khiêm tốn để cho cùng nhau bạn và tôi có thể tìm hiểu toàn vấn đề của hiểu biết này.

Xóa sạch ảnh hưởng của hiểu biết là sự cách mạng cơ bản; xóa sạch ảnh hưởng của hiểu biết là sự khởi đầu của khiêm tốn. Chỉ cái trí khiêm tốn mới có thể hiểu rõ điều gì là sự thật và điều gì là giả dối và vì vậy có thể tránh xa những điều giả dối và theo đuổi điều gì là sự thật. Nhưng hầu hết chúng ta đều tiếp cận sống bằng hiểu biết, hiểu biết là điều gì chúng ta đã học hành, điều gì chúng ta đã được dạy bảo, và điều gì chúng ta đã lượm lặt trong những việc xảy ra và những biến cố của sống. Hiểu biết này trở thành hậu cảnh của chúng ta, tình trạng bị quy định của chúng ta. Nó định hình những tư tưởng của chúng ta; nó bắt buộc chúng ta tuân phục đến khuôn mẫu của cái gì đã là. Nếu chúng ta muốn hiểu rõ bất kỳ điều gì, chúng ta phải tiếp cận nó bằng sự khiêm tốn; và chính hiểu biết khiến cho chúng ta thành không-khiêm tốn. Bạn không nhận thấy rằng khi bạn biết, bạn không còn tìm hiểu cái gì là hay sao? Khi bạn biết rồi, bạn không đang sống gì cả. Chỉ cái trí đang xóa sạch ảnh hưởng của điều gì nó đã thâu lượm, mà là đang thực sự xóa sạch chứ không phải đang dùng trí năng xóa sạch điều gì nó đã biết, cái trí đó mới có thể hiểu rõ. Và đối với hầu hết chúng ta, hiểu biết trở thành uy quyền, sự hướng dẫn mà nhốt chặt chúng ta bên trong nơi trú ẩn của xã hội, bên trong những giới hạn của sự kính trọng. Hiểu biết là trung tâm mà từ đó chúng ta đánh giá, nhận xét, mà từ đó chúng ta chỉ trích, chấp thuận, hay khước từ.

Liệu cái trí có thể tự-làm tự do chính nó khỏi hiểu biết? Liệu trung tâm của cái ngã đó, mà cơ bản là sự tích lũy của hiểu biết, có thể được làm tan biến, để cho cái trí thực sự khiêm tốn, vô nhiễm, và vì vậy có thể trực nhận điều gì là sự thật?

Rốt cuộc, chúng ta biết cái gì? Chúng ta chỉ biết những sự kiện, hay điều gì chúng ta đã được dạy bảo về những sự kiện. Khi tôi tự tìm hiểu và hỏi mình, ‘Tôi thực sự biết điều gì?’ Tôi thấy rằng tôi thực sự chỉ biết điều gì đã được dạy bảo cho tôi, một phương pháp kỹ thuật, một nghề nghiệp, cộng thêm thông tin mà tôi đã thâu lượm trong sự liên hệ hàng ngày của sự thách thức và đáp lại. Ngoại trừ điều đó, tôi biết điều gì? Bạn biết điều gì? Chắc chắn điều gì chúng ta biết là điều gì chúng ta đã được dạy bảo hay điều gì chúng ta đã lượm lặt từ những quyển sách và từ những ảnh hưởng của môi trường sống. Sự tích lũy của điều gì chúng ta đã lượm lặt hay đã được dạy này phản ứng đến môi trường sống, thế là củng cố thêm nữa hậu cảnh của điều gì chúng ta gọi là hiểu biết.

Vì vậy liệu cái trí, mà đã được sắp xếp vào chung bởi hiểu biết, có thể xóa sạch ảnh hưởng của điều gì nó đã thâu lượm và thế là hoàn toàn cởi bỏ uy quyền? Chính uy quyền của hiểu biết mới làm cho chúng ta kiêu ngạo, tự phụ, và có sự khiêm tốn chỉ khi nào uy quyền đó được cởi bỏ, không phải lý thuyết nhưng thực sự, để cho chúng ta có thể tiếp cận toàn tiến hành phức tạp của sự tồn tại bằng một cái trí mà không biết. Liệu cái trí có thể tự-làm tự do chính nó khỏi điều mà nó đã biết?

Chúng ta có thể thấy rằng có nhiều sự chuyên chế trong thế giới, và sự chuyên chế đó đang lan tràn; có sự ép buộc, có sự đau khổ, cả phần vật chất lẫn bên trong, và sự đe dọa liên tục của chiến tranh; và với một thế giới như thế chắc chắn phải có loại thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của chúng ta. Nhưng hầu hết chúng ta lại nghĩ rằng hành động quan trọng hơn suy nghĩ; chúng ta muốn biết phải làm gì cho tất cả những vấn đề phức tạp này, và chúng ta quan tâm nhiều đến hành động đúng đắn hơn là đến sự tiến hành của suy nghĩ mà sẽ tạo ra hành động đúng đắn.

Bây giờ, chắc chắn sự tiến hành của suy nghĩ không thể được chuyển thành mới mẻ chừng nào người ta còn bắt đầu bằng sự suy nghĩ từ bất kỳ giả thuyết nào, từ bất kỳ kết luận nào. Vì vậy tôi phải tự-hỏi chính tôi, cũng như bạn phải tự-hỏi chính bạn, liệu cái trí có thể xóa sạch sự ảnh hưởng của hiểu biết mà nó đã thâu lượm; bởi vì hiểu biết trở thành uy quyền, mà tạo ra sự kiêu ngạo, và với sự kiêu ngạo lẫn tự phụ đó có ý thức hay không-ý thức chúng ta quan sát sống, và thế là không bao giờ chúng ta tiếp cận bất kỳ thứ gì bằng sự khiêm tốn.

Tôi biết bởi vì tôi đã học hành, tôi đã trải nghiệm, tôi đã thâu lượm, hay tôi hướng dẫn tư tưởng và hoạt động của tôi dựa vào học thuyết nào đó mà tôi tuân phục. Thế là dần dần tôi thiết lập toàn tiến trình của uy quyền này trong chính tôi, uy quyền của người trải nghiệm, của người mà biết. Và vấn đề của tôi là: liệu tôi, người đã thâu lượm quá nhiều hiểu biết, người đã học hành quá nhiều, người đã có quá nhiều trải nghiệm, có thể xóa sạch ảnh hưởng của tất cả điều đó? Bởi vì không thể có một thay đổi cơ bản nếu không có xóa sạch sự ảnh hưởng của hiểu biết. Chính xóa sạch ảnh hưởng của hiểu biết là sự khởi đầu của một thay đổi như thế, phải không?

Chúng ta có ý gì qua từ ngữ thay đổi? Thay đổi chỉ là một chuyển động từ hiểu biết mà tôi đã tích lũy để đến những lãnh vực khác của đang biết, đến những giả thuyết và những học thuyết mới được chiếu rọi từ quá khứ? Thông thường, đây là điều gì chúng ta có ý về từ ngữ thay đổi, phải không? Khi tôi nói tôi phải thay đổi, tôi suy nghĩ dựa vào thay đổi đến cái gì đó mà tôi biết rồi. Khi tôi nói tôi phải tốt lành, tôi có một ý tưởng, một công thức, một khái niệm của tốt lành là gì. Nhưng đó không là sự nở hoa của tốt lành. Sự nở hoa của tốt lành chỉ đến khi nào tôi hiểu rõ sự tiến hành và sự tích lũy của hiểu biết, và trong sự xóa sạch sự ảnh hưởng của điều gì tôi biết. Vậy thì có thể có một cách mạng, một thay đổi cơ bản. Nhưng chỉ chuyển động từ cái đã được biết sang cái đã được biết không là thay đổi gì cả.

Tôi hy vọng tôi đang giải thích rõ ràng, bởi vì bạn và tôi phải cần thay đổi cơ bản, trong một phương hướng cách mạng, triệt để. Nó là một sự kiện hiển nhiên rằng chúng ta không thể tiếp tục như chúng ta là. Những sự việc thảm khốc đang xảy ra trong thế giới đòi hỏi một tiếp cận đến tất cả những vấn đề này từ một quan điểm hoàn toàn khác hẳn, cùng một quả tim và cái trí hoàn toàn khác hẳn. Đó là lý do tại sao tôi phải hiểu rõ làm thế nào để tạo ra trong chính tôi sự thay đổi cơ bản này. Và tôi thấy rằng tôi có thể thay đổi chỉ khi nào tôi đang xóa sạch sự ảnh hưởng của điều gì tôi đã biết. Làm tự do cái trí khỏi hiểu biết trong chính nó là một thay đổi cơ bản, bởi vì lúc đó cái trí khiêm tốn, và chính sự khiêm tốn đó tạo ra một hành động hoàn toàn mới mẻ. Chừng nào cái trí còn đang tìm hiểu, đang so sánh, đang suy nghĩ dựa vào ‘nhiều hơn’, rõ ràng nó không thể hành động mới mẻ. Và liệu tôi, người ganh ghét, tham lợi, có thể thay đổi hoàn toàn, để cho cái trí của tôi không còn đang kiếm được, đang so sánh, đang ganh đua? Nói cách khác, liệu cái trí của tôi có thể tự-làm trống không chính nó và trong ngay sự tiến hành tự-làm trống không chính nó đó có thể khám phá hành động mới mẻ?

Vậy là liệu có thể tạo ra một thay đổi cơ bản mà không là kết quả của một hành động thuộc ý chí, mà không chỉ là kết quả của ảnh hưởng, áp lực? Thay đổi bị đặt nền tảng trên ảnh hưởng, áp lực, trên một hành động của ý chí, không là thay đổi gì cả. Điều đó rõ ràng nếu bạn tìm hiểu nó. Và nếu tôi cảm thấy sự cần thiết của một thay đổi cơ bản, hoàn toàn bên trong chính tôi, chắc chắn tôi phải tìm hiểu tiến trình của hiểu biết, mà hình thành cái trung tâm từ đó tất cả những trải nghiệm xảy ra. Có một trung tâm trong mỗi người chúng ta mà là kết quả của trải nghiệm, của hiểu biết, của ký ức, và tùy theo trung tâm đó chúng ta hành động, chúng ta ‘thay đổi’, và chính xóa sạch ảnh hưởng của trung tâm đó, chính tan biến của ‘cái tôi’ đó, của cái ngã đó, của qui trình tích lũy đó, tạo ra một thay đổi cơ bản. Nhưng điều đó đòi hỏi sự làm việc gian khổ mà được bao hàm trong sự hiểu rõ về chính mình.

Tôi phải tự-biết về chính tôi như tôi là, không phải như tôi nghĩ tôi nên là. Tôi phải tự-biết về chính tôi như cái trung tâm từ đó tôi đang hành động, từ đó tôi đang suy nghĩ, cái trung tâm được cấu thành của sự hiểu biết được tích lũy, của những giả thuyết, của trải nghiệm quá khứ, tất cả mọi thứ mà đang ngăn cản một cách mạng bên trong, một thay đổi cơ bản của chính tôi. Và bởi vì chúng ta có quá nhiều những phức tạp trong thế giới tại thời điểm hiện nay, cùng quá nhiều những thay đổi hời hợt đang diễn ra, rất cần thiết phải có sự thay đổi cơ bản này trong cá thể; bởi vì chỉ có cá thể, và không phải tập thể, mới có thể tạo ra một thế giới mới mẻ.

Hãy quan sát điều này, liệu bạn và tôi như hai thực thể có thể thay đổi, không phải hời hợt nhưng cơ bản, để cho có sự tan biến của trung tâm đó mà từ đó tất cả sự tự phụ, tất cả ý thức của uy quyền nảy sinh, trung tâm đó mà luôn luôn tích lũy, trung tâm đó mà được cấu thành của hiểu biết, trải nghiệm, ký ức?

Đây là một câu hỏi không thể được trả lời bằng từ ngữ. Tôi đưa nó ra chỉ vì mục đích đánh thức suy nghĩ của bạn, tìm hiểu của bạn, để cho bạn sẽ một mình bắt đầu chuyến hành trình. Bởi vì bạn không thể bắt đầu chuyến hành trình này bằng sự giúp đỡ của một người khác; bạn không thể có một đạo sư để chỉ bảo cho bạn phải làm gì, phải tìm kiếm cái gì. Nếu bạn được chỉ bảo, vậy thì bạn không còn đang thực hiện chuyến hành trình. Nhưng liệu bạn không thể bắt đầu chuyến hành trình của tự-tìm hiểu một mình này, mà không còn sự tích lũy của hiểu biết đang ngăn cản sự tìm hiểu thâm sâu hơn hay sao? Với mục đích tìm hiểu, cái trí phải được tự do khỏi hiểu biết. Nếu có bất kỳ áp lực nào đằng sau sự tìm hiểu, vậy thì sự tìm hiểu không ngay thẳng, nó trở thành ranh mãnh, và đó là lý do tại sao rất cần thiết phải có một cái trí thực sự khiêm tốn, một cái trí mà nói, ‘Tôi không biết; tôi sẽ tìm hiểu’, và một cái trí mà không bao giờ thâu lượm trong sự tiến hành của tìm hiểu. Khoảnh khắc bạn thâu lượm, bạn có một trung tâm, và trung tâm đó luôn luôn gây ảnh hưởng sự tìm hiểu của bạn.

Vậy là liệu cái trí có thể tìm hiểu mà không tích lũy, mà không thâu lượm, mà không nhấn mạnh cái trung tâm qua uy quyền của hiểu biết? Và nếu nó có thể, vậy thì trạng thái của một cái trí như thế là gì? Trạng thái của một cái trí đang thực sự tìm hiểu là gì? Chắc chắn trạng thái của nó là trạng thái của trống không.

Tôi không hiểu liệu bạn đã từng trải nghiệm trạng thái hoàn toàn một mình là gì, mà không có bất kỳ áp lực nào, mà không có bất kỳ động cơ hay ảnh hưởng nào, mà không có bất kỳ ý tưởng của quá khứ hay tương lai nào. Trạng thái hoàn toàn một mình tuyệt đối khác hẳn trạng thái cô độc. Có trạng thái cô độc khi trung tâm của sự tích lũy cảm thấy bị cắt đứt trong sự liên hệ của nó với một sự việc sự vật khác. Tôi không đang nói về cảm giác của cô độc đó. Tôi đang nói về trạng thái một mình mà trong đó cái trí không bị ô nhiễm, bởi vì nó đã hiểu rõ qui trình của sự ô nhiễm, mà là sự tích lũy. Và khi cái trí hoàn toàn một mình qua sự hiểu rõ về chính mình, nó đã hiểu rõ trung tâm của sự tích lũy; vậy thì bạn sẽ khám phá rằng, bởi vì trống không, không bị ảnh hưởng, cái trí có thể hành động mà không liên quan đến tham vọng, đến ganh ghét, hay đến bất kỳ những xung đột nào mà chúng ta biết. Một cái trí như thế, bởi vì dửng dưng trong ý nghĩa rằng nó không đang tìm kiếm một kết quả, có thể sống cùng từ bi. Nhưng một trạng thái của cái trí như thế sẽ không được quyền kiếm được; nó sẽ không được quyền tăng trưởng. Nó hiện diện qua sự hiểu rõ về chính mình, qua biết về chính bạn – không phải qua cái ngã lớn hơn, vĩ đại nào đó, nhưng cái ngã nhỏ xíu mà ganh ghét, tham lam, nhỏ mọn, tức giận, hiểm độc. Điều gì cần thiết là biết tổng thể của cái trí đó mà là cái ngã nhỏ xíu của bạn. Muốn đi thật xa, bạn phải khởi hành rất gần, và gần nhất là bạn, ‘bạn’ mà bạn phải hiểu rõ. Và khi bạn bắt đầu hiểu rõ, bạn sẽ thấy rằng có một tan biến của hiểu biết, để cho cái trí trở nên tuyệt đối tỉnh táo, nhận biết, trống không, mà không có trung tâm đó. Và chỉ cái trí như thế mới có thể nhận biết sự thật.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2021(Xem: 11686)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
16/09/2021(Xem: 3078)
Sự bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona chủng mới (Covid-19) ban đầu được xác nhận là một loại bệnh "viêm phổi lạ" hoặc "viêm phổi không rõ nguyên nhân".
05/09/2021(Xem: 14839)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
19/08/2021(Xem: 3718)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/
19/08/2021(Xem: 3055)
Sáng ngày 7 tháng 8 năm 2021, bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia, đã cung kính đảnh lễ Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, cùng đối thoại trực tuyến với hơn một nghìn sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi chia sẻ pháp thoại các Câu chuyện "Jataka" (chuyện tiền thân của Đức Phật), được ghi lại trong Bồ tát Bản sinh Man Luận (Jatakamala), hay " Garland of Birth Stories", và được mô tả qua các bức phù điêu khắc đá được trang trí chung quanh Thánh địa Phật giáo Borobodur, Di sản Thế giới. Sự kiện này nhằm khởi động lại sách "Nusantara Dharma", đang diễn ra với sự cộng tác bởi cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.
18/08/2021(Xem: 3418)
Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp. Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài.
14/08/2021(Xem: 1992)
Sách truyền khẩu cung cấp cho chúng ta, một lượng thông tin dồi dào về các vấn đề quá khứ trong thế giới. Các bạn có thể biết nhiều về cuộc sống cuả tổ tiên huyết thống của các bạn, chỉ đơn giản trong những buổi sum họp gia đình, bằng cách nghe cha mẹ kể về ông bà tổ tiên.
23/07/2021(Xem: 11224)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 10498)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
09/07/2021(Xem: 3523)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567