Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối thoại 10 – Chết và Sống

15/07/201114:24(Xem: 3579)
Đối thoại 10 – Chết và Sống

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
Tháng 7 - 2011

New Delhi, 1970

Đối thoại 10

CHẾT VÀ SỐNG

New Delhi, ngày 28 tháng 12 năm 1970

N

gười hỏi P: Phải có một cách học hành về chết như thế nào. Biết chết như thế nào có sự quan trọng lạ thường đối với chúng tôi.

Krishnamurti: Những người truyền thống và những người chuyên nghiệp – và qua từ ngữ những người chuyên nghiệp tôi có ý những vị đạo sư, những Sankaracharya, những Adi Sankaracharya, những yogi – họ trả lời nghi vấn này như thế nào?

P: Truyền thống phân chia sống thành những chặng đường khác nhau. Có Brahmacharya, một chặng đường của độc thân, khi như một học sinh, cậu bé học hành từ một đạo sư. Chặng đường thứ hai là chặng đường của Grihastha, nơi người đàn ông lập gia đình, có con cái, tìm kiếm sự tích lũy của cải và vân vân. Anh ấy cũng giúp dỡ những người khất sĩ và trẻ em và vì vậy giúp đỡ xã hội. Chặng đường thứ ba, Vanaprastha, con người ra khỏi sự theo đuổi những việc thế gian và đối diện chặng đường của sự chuẩn bị cho chặng đường cuối cùng mà là Sannyasa, mà trong đó có một từ bỏ sự nhận dạng của tên tuổi gia đình – khoác vào chiếc áo cà sa tượng trưng.

Cũng có một niềm tin rằng tại khoảnh khắc của chết, quá khứ của tất cả con người đều gom tụ lại. Nếu nghiệp lực của anh ấy như những hành động trong sống này đã là tốt lành, vậy thì cái mà là sự suy nghĩ cuối cùng vẫn ở lại cùng anh ấy vào thời gian của chết, tiếp tục. Cái đó được chuyển sang sống kế tiếp. Họ cũng nói về sự cần thiết cốt lõi phải giữ cho cái trí được yên lặng tại thời điểm chết, cho sự kết thúc của nghiệp lực, cho cái trí hoàn toàn tỉnh táo ngay tại khoảnh khắc của chết.

Krishnamurti: Liệu một con người truyền thống trải qua tất cả điều này hay nó chỉ là những từ ngữ?

P:Thông thường, thưa anh, những người Ấn giáo truyền thống có kinh Gita được đọc tại thời điểm chết để cho cái trí của anh ấy ngay tức khắc tự cắt đứt tất cả sự thân mật gia đình, sợ hãi, của cải, vân vân. Điều này không trả lời được câu hỏi của tôi. Bằng cách nào cá thể học hành về chết như thế nào?

Krishnamurti: Hãy nhìn một chiếc lá mùa xuân – nó tinh tế như thế nào và tuy nhiên nó có sức mạnh lạ thường để chịu đựng được cơn gió; vào mùa hè nó lớn lên và vào mùa đông nó chuyển thành màu vàng và rồi nó chết. Đó là một tromg những việc đẹp đẽ nhất khi nhìn thấy. Toàn sự việc là chuyển động của vẻ đẹp, của sự mỏng manh. Chiếc lá mà rất rất mỏng manh, trở nên đầy đặn, có hình thể, gặp gỡ mùa hè và sau đó khi mùa đông đến nó chuyển thành màu vàng. Không bao giờ có bất kỳ ý thức nào của xấu xí, không bao giờ có một tàn tạ giữa mùa hè. Nó là một chuyển động liên tục từ vẻ đẹp sang vẻ đẹp. Có sự trọn vẹn trong chiếc lá mùa xuân cũng như trong chiếc lá đang chết. Tôi không biết liệu bạn thấy điều đó?

Tại sao con người không thể sống và chết trong cách đó? Cái sự việc đang hủy hoại anh ấy từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc là gì? Hãy nhìn một cậu trai mười tuổi hay mười hai hay mười ba tuổi – nụ cười của cậu ấy trọn vẹn làm sao. Đến tuổi bốn mươi cậu ấy trở nên khó khăn và cứng ngắt, toàn dáng điệu và khuôn mặt thay đổi. Cậu ấy bị trói buộc trong một khuôn mẫu.

Làm thế nào người ta học hành về sống và chết, không phải chỉ học hành về chết. Làm thế nào người ta học hành để sống một sống mà trong đó chết là một bộ phận; mà trong đó sự kết thúc, chết, là một phần bẩm sinh của sống?

P:: Làm thế nào chết là một phần bẩm sinh của sống? Chết là cái gì đó trong tương lai, trong thời gian.

Krishnamurti: Chính xác đó là nó. Chúng ta đã đưa chết ra khỏi những bức tường, ra khỏi chuyển động của sống. Nó là cái gì đó phải lẩn tránh, phải tẩu thoát, không suy nghĩ về nó.

Nghi vấn là sống là gì và chết là gì. Hai cái này phải hội tụ cùng nhau, không tách rời. Tại sao chúng ta đã tách rời hai cái này?

P: Bởi vì chết là một trải nghiệm hoàn toàn khác hẳn sống. Người ta không biết chết.

Krishnamurti: Thế sao? Câu hỏi của tôi là tại sao chúng ta đã tách rời hai cái này; tại sao có một khoảng cách rộng lớn này giữa hai cái? Lý do tại sao những con người phân chia hai cái này là gì?

P:Bởi vì trong chết, cái thể hiện trở thành không-thể hiện. Bởi vì cả trong sinh ra lẫn trong chết đi có một bí mật cốt lõi; một xuất hiện và một biến mất.

Krishnamurti: Đó là lý do tại sao chúng ta tách rời hai cái – sự xuất hiện của một em bé và sự biến mất của một ông già? Đó có phải là lý do tại sao con người đã tách rời sống khỏi chết? Các cơ quan thuộc sinh học kết thúc – sanh ra, trưởng thành và chết – người trẻ xuất hiện và người già biến mất. Đó là lý do? Bạn đang nói lý do cho sự phân chia là bởi vì có một khởi đầu và một kết thúc; có sanh ra, niên thiếu, trưởng thành và chết đi. Đó là lý do cho sự sợ hãi về chết. Chắc chắn có một khởi đầu và một kết thúc. Tôi được sinh ra, tôi sẽ chết đi vào ngày mai – có một khởi đầu và một kết thúc. Tại sao tôi không chấp nhận việc đó?

P: Trong chết được bao hàm sự kết thúc của ‘cái tôi’ – của tất cả mọi điều tôi đã trải nghiệm. Sự kết thúc cuối cùng của ‘cái tôi’ xảy ra.

Krishnamurti: Đó là lý do cho sự phân chia bên trong? Dường như đó không là lý do rõ ràng tại sao con người đã phân chia sống khỏi chết.

P: Có phải bởi vì sợ hãi?

Krishnamurti: Liệu do bởi sợ hãi mà khiến tôi phân chia sống và chết? Liệu tôi biết sống là gì và chết là gì?

P: Vâng.

Krishnamurti: Liệu tôi biết hân hoan, vui thú, đó là sống và tôi suy nghĩ chết như sự kết thúc của điều đó? Liệu đó là lý do tại sao chúng ta phân chia một chuyển động được gọi là sống và một chuyển động được gọi là chết? Chuyển động chúng ta gọi là sống, liệu nó là sống? Hay nó chỉ là một chuỗi của những đau khổ, những vui thú, những thất vọng? Đó là điều gì chúng ta gọi là sống?

P: Tại sao anh trao cho nó một ý nghĩa đặc biệt như thế?

Krishnamurti: Liệu có bất kỳ hình thức nào khác của sống? Đây là số mạng của mỗi con người. Con người sợ hãi rằng cái mà anh ấy đã đồng hóa sẽ kết thúc. Vì vậy anh ấy muốn một tiếp tục của cái được gọi là sống này, không bao giờ kết thúc. Anh ấy muốn một tiếp tục của những phiền muộn của anh ấy, của những vui thú, những đau khổ, những hoang mang, những xung đột của anh ấy. Anh ấy muốn cùng sự việc như thế phải tiếp tục, không bao giờ có một kết thúc. Và sự kết thúc của tất cả điều đó, anh ấy gọi là chết. Vì vậy, lúc này cái trí đang làm gì trong điều này? Cái trí bị rối loạn; nó trong xung đột, trong thất vọng. Nó bị trói buộc trong vui thú, trong đau khổ. Cái trí gọi điều đó là sống và cái trí không muốn kết thúc bởi vì nó không biết việc gì xảy ra nếu nó kết thúc. Vì vậy nó sợ hãi chết.

Tôi đang tự hỏi mình, đây là sống hay sao? Sống phải có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn hơn điều này.

P:Tại sao? Tại sao nó phải có một ý nghĩa khác hẳn?

Krishnamurti: Sống là thành tựu, thất vọng, và tất cả điều đó đang xảy ra. Cái trí của tôi đã quen thuộc điều đó và không bao giờ thâm nhập liệu đó là sống? Cái trí của tôi đã không bao giờ tự hỏi nó tại sao tôi gọi cái này là sống? Nó là một thói quen?

P: Tôi thực sự không hiểu rõ câu hỏi của anh.

Krishanmurti: Rốt cuộc tôi phải đặt ra nghi vấn.

P:Tại sao tôi phải đặt ra?

Krishnamurti: Sống của tôi, từ lúc tôi được sinh ra cho đến khi tôi chết đi là một đấu tranh không ngừng nghỉ.

P:Sống là hành động, thấy, hiện diện: tổng thể của điều đó hiện diện ở đó.

Krishnamuti: Tôi thấy vẻ đẹp, bầu trời, một em bé dễ thương. Tôi cũng thấy sự xung đột với người con của tôi, với những người hàng xóm của tôi; sống là một chuyển động trong xung đột và vui thú.

P: Tại sao tôi phải thắc mắc điều đó? Cái trí thắc mắc chỉ khi nào có phiền muộn, khi có nhiều đau khổ.

Krishnamurti: Tại sao không thắc mắc khi bạn có vui thú? Khi không có vui thú có đau khổ.

P: Thưa anh, sống không là một chuỗi của những khủng hoảng. Những khủng hoảng của đau khổ có ít lắm. Chúng là những dịp hiếm hoi.

Krishnamurti: Nhưng tôi thấy việc này đang xảy ra trong sống. Tôi thấy nó đang xảy ra và thế là thắc mắc về sự phân chia này của sống và chết.

P: Anh thắc mắc nhưng những người khác lại không. Chúng tôi thấy có một phân chia; nó là một sự kiện đối với chúng tôi.

Krishnamurti: Tại mức độ nào, tại chiều sâu nào, bằng sự quan trọng nào bạn đang thực hiện câu nói này? Dĩ nhiên, nó là một sự kiện. Tôi được sinh ra và tôi sẽ chết đi. Vậy thì không có gì thêm nữa phải được nói.

P:Điều đó không đầy đủ. Chính sự kiện mà chúng tôi đã hỏi học hành về chết như thế nào…

Krishnamurti: Tôi nói, cũng học hành sống như thế nào.

P: Và tôi đã lắng nghe. Tôi đã không tự đặt ra nghi vấn đó cho chính tôi.

Krishnamurti: Hãy học hành sống như thế nào. Vậy thì điều gì xảy ra? Nếu tôi học hành sống như thế nào, tôi cũng học hành chết như thế nào. Tôi muốn học hành về phiền muộn, vui thú, đau khổ, vẻ đẹp. Tôi học hành. Bởi vì tôi đang học hành về sống, tôi đang học hành về chết. Học hành là một hành động của tinh lọc, không phải sự thâu lượm hiểu biết. Học hành là tẩy sạch. Tôi không thể học hành nếu cái trí của tôi đầy nghẹt. Cái trí phải tự tẩy sạch chính nó để học hành. Vì vậy khi cái trí muốn học hành, nó phải tự-làm trống không chính nó khỏi mọi thứ mà nó đã biết, lúc đó nó có thể học hành.

Vì vậy có sống mà tất cả chúng ta đều biết. Đầu tiên, phải có một học hành về sống hàng ngày này. Lúc này liệu cái trí có thể học hành, không tích lũy? Nếu không hiểu rõ điều gì được hàm ý trong hành động đầu tiên của học hành, liệu nó có thể học hành? Điều gì được hàm ý? Khi tôi không biết, vậy là cái trí của tôi, không-biết, có thể học hành. Liệu cái trí có thể ‘không biết’ để cho nó có thể học hành về sống – sống mà trong đó có đau khổ, phiền muộn, hoang mang, tranh đấu? Liệu nó có thể tiếp cận sống trong một trạng thái của không-biết và thế là học hành? Một cái trí như thế có thể học hành về sống cũng có thể học hành về chết.

Điều gì quan trọng không phải học hành về cái gì đó, nhưng hành động của học hành. Cái trí chỉ có thể học hành khi nó không-biết. Chúng ta tiếp cận sống cùng hiểu biết về sống – cùng hiểu biết của nguyên nhân, hậu quả, nghiệp lực. Chúng ta tiếp cận sống cùng ý thức của ‘Tôi biết’, cùng những kết luận và những công thức và cùng những thứ mà chúng ta chất đầy cái trí. Nhưng tôi không biết về chết. Vì vậy tôi muốn học hành về chết. Nhưng tôi không thể học hành về chết. Chỉ khi nào tôi biết học hành thì tôi sẽ hiểu rõ về chết. Chết là làm trống không cái trí, khỏi hiểu biết mà tôi đã tích lũy.

P: Có thể có học hành về sống trong học hành về chết. Sâu thẳm trong ý thức của con người có sự sợ hãi không tên này của không còn hiện diện.

Krishnamurti: Sự sợ hãi không tên của không-hiện diện. Hiện diện là biết rằng tôi là cái này, rằng tôi hạnh phúc, rằng tôi trải qua một thời gian tuyệt vời. Trong cùng cách như vậy tôi muốn biết về chết. Tôi không muốn học hành, tôi muốn biết. Tôi muốn biết chết có nghĩa gì.

P: Để cho tôi được tự do khỏi sợ hãi.

Krishnamurti: Nếu tôi không biết làm thế nào để lái một chiếc xe hơi, tôi bị sợ hãi.Khoảnh khắc tôi biết, nó chấm dứt. Thế là biết về chết của tôi phụ thuộc vào quá khứ. Hiểu biết là quá khứ, vì vậy tôi nói tôi phải biết chết có nghĩa gì để cho tôi có thể sống. Liệu bạn thấy trò chơi mà bạn đang đùa giỡn vào chính bạn, trò chơi mà cái trí đang đùa giỡn vào chính nó?

Hành động của học hành là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn hành động của biết. Bạn thấy, biết không bao giờ là hiện tại năng động. Học hành luôn luôn ở trong hiện tại năng động. Học hành về chết – tôi thực sự không biết nó có nghĩa gì. Không lý thuyết, không suy đoán nào sẽ thỏa mãn tôi. Tôi sẽ tìm ra, tôi sẽ học hành mà trong đó không-lý thuyết, không-kết luận, không-hy vọng, không-suy đoán, nhưng chỉ có động thái của học hành; thế là không có sợ hãi về chết.

Muốn tìm ra chết có nghĩa gì, hãy học hành.

Trong cùng cách, tôi thực sự muốn biết sống là gì. Vì vậy tôi phải tiếp cận sống bằng một cái trí trong sáng, không có gánh nặng của hiểu biết. Khoảnh khắc cái trí thú nhận nó tuyệt đối không biết gì cả, nó được tự do để học hành. Nhưng không có gì phải học hành. Tuyệt đối không có gì phải học hành, ngoại trừ sự học hành thuộc công nghệ của làm thế nào đi đến mặt trăng. Sự tự do của học hành về cái gì – sự việc mà tôi đã gọi là sống, sự việc mà tôi đã gọi là chết. Tôi không biết nó có nghĩa gì. Vì vậy luôn luôn có đang sống cùng đang chết. Không có chết khi cái trí hoàn toàn được tự do khỏi cái đã được biết – cái đã được biết là những niềm tin, những trải nghiệm, những kết luận, sự hiểu biết, đang nói tôi đã chịu đựng đau khổ và vân vân.

Thuộc trí năng, chúng ta đã chạm khắc một cách đẹp đẽ sống tùy theo tình trạng bị quy định của chúng ta. Muốn đến được Thượng đế ‘Tôi phải sống độc thân’, ‘Tôi phải giúp đỡ người nghèo khó,’ ‘Tôi phải giữ lời thề sống cơ cực.’

Chết nói bạn không thể chạm khắc được tôi. Nhưng tôi muốn tiếp xúc chết; tôi muốn định hình nó vào khuôn mẫu của tôi.

Chết nói bạn không thể chạm khắc được tôi, bạn không thể đùa giỡn với tôi. Cái trí quen sự đùa giỡn – chạm khắc cái gì đó từ sự trải nghiệm.

Chết nói bạn không thể trải nghiệm tôi.

Chết là một trải nghiệm căn nguyên trong ý nghĩa rằng nó là một trạng thái tôi thực sự không-biết. Tôi có thể sáng chế những công thức về chết – sự suy nghĩ cuối cùng là cái mà tự-thể hiện chính nó – nhưng chúng là những suy nghĩ của những người khác. Tôi thực sự không biết. Thế là tôi kinh hãi quá chừng. Vì vậy, liệu tôi có thể học hành về sống và vì vậy về chết?

Vậy là, phủ nhận ‘biết’ – thấy điều gì xảy ra. Trong đó có vẻ đẹp thực sự, tình yêu thực sự, sự việc thực sự xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 11483)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
22/10/2010(Xem: 8037)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
15/10/2010(Xem: 8027)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
15/10/2010(Xem: 8561)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
10/10/2010(Xem: 6803)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4168)
Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…
30/09/2010(Xem: 4182)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
30/09/2010(Xem: 3073)
Từ khi nhân loại xuất hiện trên trái đất này cùng với những sinh vât khác, chúng ta cùng mọi sinh vật đã chỉ sống và sử dụng mọi thứ trên trái đất để tồn tại. Người ta có thể nghĩ rằng trái đất là một vật thể không có sự sống. Người ta không cần biết điều gì cuối cùng sẽ xãy ra với những gì chúng ta hành động để sinh tồn. Cho đến bây giờ, những nhà khoa học đã cho mọi người biết rằng mỗi hành đông của con người ảnh hưởng sâu đậm đến trái đất. Thêm nữa, chúng ta đang sống trên trái đất, một hành tinh sống, những gì chúng ta hành động cho đời sống của chúng ta đã làm nên sự hâm nóng địa cầu, hiệu ứng nhà kính, và đấy là một đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, và nó cũng đặt sự sống của chúng ta trong một tình thế nguy hiểm.
30/09/2010(Xem: 4593)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
29/09/2010(Xem: 7549)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567