Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối thoại 7 – Người Quan sát và Cái gì là

15/07/201114:24(Xem: 3846)
Đối thoại 7 – Người Quan sát và Cái gì là

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
Tháng 7 - 2011

New Delhi, 1970

Đối thoại 7

NGƯỜI QUAN SÁT VÀ CÁI GÌ LÀ

New Delhi, ngày 25 tháng 12 năm 1970

N

gười hỏi P: Vấn đề của sự phân hai và sự kết thúc của nó không thể được hiểu rõ nếu chúng ta không thâm nhập bản chất của người suy nghĩ và suy nghĩ. Liệu chúng ta có thể bàn luận điều này?

Krishnamurti: Làm thế nào những người suy nghĩ của Ấn giáo, những triết gia thuộc trường phái Advaita giải quyết vấn đề này?

P: Trường phái Yoga-sutras của Patanjali công nhận một trạng thái giải thoát có những chỗ dựa, và một trạng thái của giải thoát không có những chỗ dựa. Trong một trạng thái, người suy nghĩ là chỗ dựa; nó là một trạng thái nơi người suy nghĩ đã không kết thúc. Trong trạng thái kia, có một trạng thái nơi mọi thứ gồm cả người suy nghĩ đã kết thúc.

Những người Phật giáo nói về kshana vada, thời gian như tích tắc, tổng thể và trọn vẹn trong chính nó nơi người suy nghĩ không có sự tiếp tục. Những triết gia Advaita nói vềsự kết thúc của phân hai và sự đạt được không-phân hai. Họ trải qua một qui trình phân hai để đạt được trạng thái không-phân hai này. Sankara tiếp cận trạng thái không-phân hai này qua sự phủ nhận (neti, neti). Nagarjuna, sự phủ nhận của người triết lý Phật giáo là tuyệt đối; nếu bạn nói có Thượng đế, ông ta phủ nhận nó; nếu bạn nói không có Thượng đế, ông ta phủ nhận nó. Mọi phát biểu đều bị phủ nhận.

B:Buddha nói cái gì tồn tại là ‘Sự cô đơn của Sự thật’. Bạn là kết quả của những suy nghĩ của bạn.

P:Tất cả họ đều nói về không-phân hai – Buddha, Sankara, Nagarjuna. Nhưng không-phân hai đã trở thành một ý tưởng. Nó đã không tác động vào ngay cấu trúc của bộ não. Ở Ấn độ qua hàng thế kỷ sự tiếp cận phủ nhận đã được bàn luận, nhưng nó đã không ảnh hưởng cái trí của con người. Những tế bào não vẫn duy trì sự phân hai; chúng vận hành trong thời gian và bị trói buộc trong thời gian. Mặc dù sự phủ nhận và sự không-phân hai đã được thừa nhận nhưng không có manh mối để hiểu rõ những trạng thái này. Tại sao không-phân hai đã không gây ảnh hưởng cái trí của con người? Chúng ta có thể thâm nhập vào nó để thấy liệu chúng ta có thể khám phá cái đó mà sẽ nẩy mầm trạng thái không-phân hai?

B:Tất cả những khai triển khác – thuộc khoa học, công nghệ – đã gây ảnh hưởng những cái trí của con người. Con người đã khám phá trạng thái không-phân hai nhưng nó đã không gây ảnh hưởng cái trí của anh ấy cũng như sống của anh ấy.

S: Nếu mỗi trải nghiệm lưu lại một dấu vết trên những tế bào não, ảnh hưởng của trạng thái không-phân hai, của trạng thái một là gì? Tại sao một thay đổi không đang xảy ra trong liên hệ giữa người suy nghĩ và suy nghĩ?

P: Liệu hệ thống máy móc mà ghi lại những hiểu biết thuộc công nghệ, là cùng hệ thống máy móc mà ‘thấy, nhận biết’?

Krishnamurti: Tế bào công nghệ, tế bào ghi lại và tế bào nhận biết –

P: Và dường như chúng hình thành ‘cái tôi’.

Krishnamurti: Mảnh công nghệ và mảnh ghi lại – hai mảnh này tạo thành cái tôi. Không phải mảnh nhận biết.

P: Tôi cũng đang bao gồm ‘nhận biết’. Mảnh ghi lại liên quan cả hai – mảnh công nghệ và sự nhận biết.

Krishnamurti: Nó có lẽ là một giải thích bằng từ ngữ.

P:Dường như tâm điểm của con người không bao giờ bị ảnh hưởng. Sự phân hai cốt lõi cơ bản giữa người suy nghĩ và suy nghĩ cứ tiếp tục.

Krishnamurti: Bạn nghĩ tại cơ bản có sự phân hai hay chỉ có ‘cái gì là’, sự kiện?

P: Thưa anh, khi anh đưa ra một câu hỏi như thế, cái trí bất động và người ta nói ‘vâng, nó là như thế’. Sau đó sự nghi ngờ bắt đầu – liệu tôi không tách khỏi S, khỏi B? Mặc dù cái trí nói ‘vâng’, nó cũng thắc mắc một tích tắc sau đó. Khoảnh khắc anh đặt ra câu hỏi, cái trí của tôi trở nên bặt tăm.

Krishnamurti: Tại sao không ở đó?

P: Sự nghi ngờ nảy sinh.

Krishnamurti: Tại sao? Liệu nó là thói quen, truyền thống, chính bản chất của sự vận hành của cái tôi, tình trạng bị quy định? Tất cả điều đó có lẽ do bởi sự áp đặt của văn hóa để sinh tồn, để vận hành và vân vân. Tại sao mang nó vào khi chúng ta đang nhìn sự kiện – liệu có sự phân hai cơ bản?

P:Anh nói, nó có lẽ là một hành động phản xạ của những tế bào não?

Krishnamurti: Chúng ta là kết quả của môi trường sống của chúng ta, của xã hội của chúng ta. Chúng ta là kết quả của tất cả những phản ứng hổ tương của chúng ta. Đó cũng là một sự kiện. Tôi đang tự hỏi liệu có một sự phân hai cơ bản tại tâm điểm, hay sự phân hai nảy sinh khi tôi chuyển động khỏi ‘cái gì là’? Khi tôi không chuyển động khỏi chất lượng không-phân hai cơ bản của cái trí, người suy nghĩ hiện diện ở đó, liệu anh ấy có một phân hai? Anh ấy suy nghĩ. Liệu người suy nghĩ tạo tác một phân hai khi anh ấy trọn vẹn ở cùng ‘cái gì là’?

Tôi không bao giờ suy nghĩ khi tôi nhìn một cái cây. Khi tôi nhìn bạn, không có sự phân chia như ‘tôi’ và ‘bạn’. Những từ ngữ được sử dụng chỉ vì những mục đích hiệp thông và ngôn ngữ. Trong chừng mực nào đó ‘cái tôi’ và ‘cái bạn’ không bị bám rễ trong tôi. Vì vậy, người suy nghĩ nảy sinh sự tách khỏi suy nghĩ ở đâu? Cái trí vẫn còn trong ‘cái gì là’. Nó ở lại cùng đau khổ. Không có suy nghĩ của không-đau khổ. Không có ý thức của đau khổ. Đó là ‘cái gì là’. Không có cảm giác của mong muốn thoát khỏi nó. Sự phân hai nảy sinh ở đâu? Sự phân hai nảy sinh khi cái trí nói, ‘Tôi phải loại bỏ sự đau khổ. Tôi đã biết những trạng thái không-đau khổ và tôi muốn trong một trạng thái không-đau khổ’. (Ngừng). Bạn là một người đàn ông và tôi là một người đàn bà. Đó là một sự kiện sinh học. Nhưng liệu có một phân hai thuộc tâm lý? Liệu có một trạng thái phân hai tại cơ bản hay chỉ khi nào cái trí chuyển động khỏi ‘cái gì là’?

Có đau khổ. Người con trai của tôi chết. Tôi không chuyển động thoát khỏi. Sự phân hai ở đâu? Chỉ khi nào tôi nói tôi đã mất người bầu bạn của tôi, người con trai của tôi, sự phân hai đó hiện diện. Tôi không hiểu liệu điều này là đúng? Tôi trải qua đau khổ – sự đau khổ thuộc thân thể hay tâm lý. Tất cả chúng đều được bao gồm trong đau khổ. Một chuyển động thoát khỏi nó là sự phân hai. Người suy nghĩ là sự chuyển động thoát khỏi đó. Tiếp theo, người suy nghĩ nói điều này không nên tồn tại; anh ấy cũng nói không nên có sự phân hai.

Trước hết, hãy thấy sự kiện rằng chuyển động thoát khỏi ‘cái gì là’, là chuyển động của người suy nghĩ mà tạo ra sự phân hai. Trong quan sát sự kiện của đau khổ, tại sao phải có một người quan sát trong sự quan sát đó? Người quan sát nảy ra khi có một chuyển động, hoặc lùi về sau hoặc tiến tới trước. Suy nghĩ rằng ngày hôm qua tôi không có đau khổ – trong suy nghĩ đó sự phân hai nảy sinh. Liệu cái trí có thể vẫn ở cùng đau khổ, không có bất kỳ chuyển động thoát khỏi nó, mà tạo tác người suy nghĩ?

Cái trí đang tự hỏi, làm thế nào thái độ phân hai này hướng về sự sống lại nảy sinh? Nó không đang nài nỉ một giải thích của làm thế nào thoát khỏi nó. Tôi đã có vui thú ngày hôm qua. Nó chấm dứt. (Ngừng) Nó không đơn giản như thế, hay sao?

P: Thật ra không dễ dàng đâu.

Krishnamurti: Tôi nghĩ dễ dàng lắm. Bạn thấy đó, điều này hàm ý sự quan sát không-so sánh. Sự so sánh là phân hai. Sự đo lường là phân hai. Có đau khổ ngày hôm nay, có sự so sánh với không-đau khổ của ngày mai. Nhưng chỉ có một sự kiện duy nhất: đau khổ mà cái trí đang trải nghiệm ngay lúc này. Không còn điều gì nữa hiện diện. Tại sao chúng ta đã làm phức tạp nó? Tại sao chúng ta đã dựng lên những triết lý kỳ cục quanh tất cả việc này? Liệu chúng ta đang bỏ lỡ cái gì đó? Có phải rằng cái trí không biết làm gì, và vì vậy chuyển động khỏi sự kiện và khiến cho sự phân hai hiện diện? Nếu nó biết, liệu nó tạo ra sự phân hai? Liệu chính ‘làm gì’ là một qui trình phân hai? Bạn hiểu chứ? Chúng ta hãy quan sát nó một lần nữa. Có đau khổ – thuộc thân thể hay thuộc tâm lý. Khi cái trí không biết ‘làm gì’ trong ý nghĩa không-phân hai, nó tẩu thoát. Liệu cái trí bị trói buộc trong cái bẫy, chuyển động tiến tới hay chuyển động lùi lại có thể, liệu nó có thể giải quyết ‘cái gì là’ trong một cách không-phân hai? Bạn hiểu chứ? Vì vậy chúng ta đang hỏi, liệu đau khổ, ‘cái gì là’, có thể được thay đổi mà không có hoạt động phân hai? Liệu có thể có một trạng thái không-suy nghĩ, trong đó người suy nghĩ không-hiện diện gì cả; người suy nghĩ mà nói ‘Tôi đã không có đau khổ ngày hôm qua và tôi sẽ không có nó ngày mai’?

P: Hãy thấy điều gì xảy ra cho chúng tôi. Điều gì anh giải thích là đúng. Nhưng có một khiếm khuyết của cái gì đó bên trong chúng tôi; nó có lẽ là sức mạnh, năng lượng. Khi có một khủng hoảng, trọng lượng của khủng hoảng đó đủ mãnh liệt để cuốn hút chúng tôi vào một trạng thái nơi không có chuyển động thoát khỏi sự khủng hoảng; nhưng trong sống hàng ngày, chúng tôi có những thách thức ‘nhỏ nhoi’.

Krishnamurti: Nếu bạn thực sự hiểu rõ điều này, bạn sẽ gặp gỡ những thách thức nhỏ nhoi này.

P:Trong sống hàng ngày, chúng ta có những chuyển động huyên thuyên, thất thường của người suy nghĩ đang vận hành theo những đòi hỏi của nó. Người ta phải làm gì với điều đó.

Krishnamurti:Tôi không nghĩ bạn có thể làm bất kỳ việc gì với nó. Đó là sự phủ nhận. Nó không liên quan.

P:Nhưng điều đó rất, rất quan trọng. Đó là những cái trí của chúng ta là gì – mảnh thất thường. Người ta không có khả năng để phủ nhận điều đó.

Krishnamurti: Hãy lắng nghe, có sự ồn ào bên ngoài. Tôi không thể làm bất kỳ điều gì về nó.

P: Khi có một khủng hoảng, có hiệp thông. Trong đang sống bình thường không có hiệp thông. Tôi đi ra ngoài. Tôi có thể nhìn ngắm một cái cây và không có phân hai. Tôi có thể thấy màu sắc mà không có phân hai. Nhưng có mảnh còn lại, mảnh không-ý thức thất thường không ngừng nghỉ mà đang huyên thuyên liên tục. Người suy nghĩ bắt đầu làm việc với nó khi người suy nghĩ thấy nó đang vận hành. Sự phủ nhận tuyệt đối là thả cho nó một mình.

Krishnamurti: Ngừng lại tại yếu tố cơ bản – quan sát đau khổ mà không chuyển động thoát khỏi nó – đó là trạng thái không-phân hai duy nhất.

P: Chúng ta hãy nói về cái trí huyên thuyên thay vì về đau khổ, bởi vì đó là sự kiện tại khoảnh khắc này. Sự ồn ào của cái còi đó, cái trí huyên thuyên, đó là ‘cái gì là’.

Krishnamurti: Bạn thích điều này và không thích điều kia và thế là bắt đầu nguyên cái vòng tròn.

P: Mấu chốt chủ yếu là sự quan sát ‘cái gì là’ mà không chuyển động thoát khỏi. Chuyển động thoát khỏi tạo ra người suy nghĩ.

Krishnamurti: Bởi vì sự ồn ào, sự huyên thuyên mà là ‘cái gì là’, đã không còn, đã phai lạt đi nhưng đau khổ vẫn còn. Đau khổ không biến mất. Vượt khỏi đau khổ một cách không-phân hai; đó là nghi vấn. Làm thế nào nó sẽ được thực hiện? Bất kỳ chuyển động nào thoát khỏi cái gì là, đều là sự phân hai bởi vì trong đó có người suy nghĩ đang vận hành vào ‘cái gì là’, mà là cái phân hai.

Lúc này liệu có thể quan sát ‘cái gì là’, mà là cái phân hai? Quan sát ‘cái gì là’, mà không có chuyển động phân hai đang xảy ra, liệu quan sát đó sẽ thay đổi ‘cái gì là’? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi?

P: Nó không thực sự là một tan biến của ‘cái gì là’, hay sao? Cái mà đã được tạo ra?

Krishnamurti: Tôi chỉ biết ‘cái gì là’. Không còn gì thêm nữa. Không-nguyên nhân.

P: Đó là như thế. Người ta có thể thấy rằng khi không có chuyển động thoát khỏi đau khổ, có một tan biến của đau khổ.

Krishnamurti: Làm thế nào điều này xảy ra được? Tại sao con người đã không đến được điều này? Tại sao anh ấy đã đấu tranh với đau khổ bằng một chuyển động phân hai? Tại sao anh ấy đã không bao giờ hiểu rõ hay đã khoét sâu vào đau khổ mà không có chuyển động phân hai? Điều gì xảy ra khi không có chuyển động thoát khỏi đau khổ? Không phải điều gì xảy ra đối với sự tan biến của đau khổ, nhưng điều gì xảy ra đối với hệ thống máy móc mà vận hành? Nó rất đơn giản. Đau khổ là sự chuyển động thoát khỏi. Không có đau khổ khi chỉ có đang lắng nghe. Có đau khổ chỉ khi nào tôi chuyển động khỏi sự kiện và nói rằng đây là vui thú, đây không là vui thú. Người con trai của tôi đã chết. Đó là một sự kiện tuyệt đối, không thể chối cãi được. Tại sao có đau khổ?

P: Bởi vì tôi đã thương yêu cậu ấy.

Krishnamurti: Hãy quan sát điều gì đã xảy ra một cách không-ý thức. Tôi đã thương yêu cậu ấy. Cậu ấy đã đi rồi. Đau khổ là sự hồi tưởng về tình yêu của tôi đối với cậu ấy. Cậu ấy không còn nữa. Nhưng sự kiện tuyệt đối rằng cậu ấy đã đi rồi. Hãy ở lại cùng sự kiện đó. Có đau khổ chỉ khi nào tôi nói rằng cậu ấy không còn nữa, mà là khi người suy nghĩ hiện diện và nói, ‘con trai của tôi không còn ở đó nữa, cậu ấy là bầu bạn của tôi’, và mọi chuyện của nó.

S:Không chỉ là ký ức về người con trai đã chết rồi của tôi mới là đau khổ. Lúc này có sự cô độc.

Krishnamurti: Người con trai của tôi chết rồi. Đó là một sự kiện. Sau đó có suy nghĩ về sự cô độc. Sau đó có sự đồng hóa của tôi cùng cậu ấy. Tất cả điều đó là một qui trình của sự suy nghĩ và người suy nghĩ. Nhưng tôi chỉ có một sự kiện. Con trai của tôi chết rồi, tình trạng cô độc, không bầu bạn, tuyệt vọng, tất cả đều là kết quả của sự suy nghĩ, mà tạo ra sự phân hai; một chuyển động thoát khỏi ‘cái gì là’. Nó không cần sức mạnh hay sự khẳng định để không chuyển động. Sự khẳng định là phân hai.

Chỉ có một việc duy nhất, mà là sự kiện và chuyển động thoát khỏi sự kiện của sự kiện, khỏi ‘cái gì là’. Chính chuyển động này nuôi dưỡng sự cay đắng, lãnh đạm, không-thương yêu, dửng dưng, mà tất cả đều là sản phẩm của sự suy nghĩ. Sự kiện là con trai của tôi đã chết rồi.

Không-nhận biết trọn vẹn về ‘cái gì là’ nuôi dưỡng người suy nghĩ, mà là hành động phân hai; và khi cái trí rơi lại vào cái bẫy của hành động phân hai, đó là ‘cái gì là’; hãy ở lại cùng nó – bởi vì bất kỳ chuyển động nào thoát khỏi nó là một hành động phân hai khác. Cái trí luôn luôn giải quyết ‘cái gì là’ như nhiễu loạn, không-nhiễu loạn. Và ‘cái gì là’, cái sự kiện, không cần thay đổi bởi vì nó là ‘cái vượt khỏi’ rồi. Tức giận là ‘cái gì là’. Chuyển động phân hai của không-tức giận là rời khỏi ‘cái gì là’. Không-chuyển động khỏi ‘cái gì là’, là không còn tức giận nữa. Thế là, cái trí – một lần nó đã nhận biết, một lần nó đã có sự nhận biết không-phân hai – khi tức giận nảy sinh lại, không hành động từ ký ức. Lần tới sự tức giận nảy sinh, đó là ‘cái gì là’. Cái trí luôn luôn đang giải quyết ‘cái gì là’. Vì vậy, ý tưởng phân hai là hoàn toàn sai lầm, ảo tưởng.

P: Đây là hành động lạ thường. Hành động phân hai là không-hành động.

Krishnamurti: Bạn phải đơn giản. Chính là cái trí mà không-lanh lợi, mà không-ranh mãnh, mà không-đang cố gắng tìm những thay thế cho hành động phân hai, mới có thể hiểu rõ. Những cái trí của chúng ta không đơn giản như thế. Mặc dầu hầu hết chúng ta đều nói về đơn giản, đơn giản đó thuộc về một miếng vải che thân.

Thật ra không-phân hai có nghĩa nghệ thuật của lắng nghe. Bạn nghe con chó đang sủa đó – lắng nghe nó, không có một chuyển động thoát khỏi nó. Hãy ở lại cùng ‘cái gì là’. (Ngừng) Con người ở lại cùng ‘cái gì là’ và không bao giờ chuyển động khỏi nó, không có những dấu vết.

P:Và khi những dấu vết xảy ra, thấy rằng chúng xảy ra. Một động thái của sự nhận biết xóa sạch dấu vết.

Krishnamuti: Hoàn toàn đúng. Đó là phương cách sống.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 11330)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
22/10/2010(Xem: 7540)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
15/10/2010(Xem: 7853)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
15/10/2010(Xem: 8467)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
10/10/2010(Xem: 6345)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4063)
Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…
30/09/2010(Xem: 4125)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
30/09/2010(Xem: 3018)
Từ khi nhân loại xuất hiện trên trái đất này cùng với những sinh vât khác, chúng ta cùng mọi sinh vật đã chỉ sống và sử dụng mọi thứ trên trái đất để tồn tại. Người ta có thể nghĩ rằng trái đất là một vật thể không có sự sống. Người ta không cần biết điều gì cuối cùng sẽ xãy ra với những gì chúng ta hành động để sinh tồn. Cho đến bây giờ, những nhà khoa học đã cho mọi người biết rằng mỗi hành đông của con người ảnh hưởng sâu đậm đến trái đất. Thêm nữa, chúng ta đang sống trên trái đất, một hành tinh sống, những gì chúng ta hành động cho đời sống của chúng ta đã làm nên sự hâm nóng địa cầu, hiệu ứng nhà kính, và đấy là một đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, và nó cũng đặt sự sống của chúng ta trong một tình thế nguy hiểm.
30/09/2010(Xem: 4537)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
29/09/2010(Xem: 7445)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567