Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối thoại 15 – Bản chất của sự Thâm nhập

15/07/201114:24(Xem: 3618)
Đối thoại 15 – Bản chất của sự Thâm nhập

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
Tháng 7 - 2011

Madras, 1971

Đối thoại 15

BẢN CHẤT CỦA SỰ THÂM NHẬP

Madras, ngày 7 tháng 1 năm 1971

N

gười hỏi A: Tất cả sống của chúng ta, chúng ta đã và đang suy nghĩ dựa vào nguyên nhân và vận hành vào nguyên nhân. Toàn sống của chúng ta đang sống cùng nguyên nhân, đang tìm ra nguyên nhân và đang cố gắng kiểm soát nguyên nhân. Thậm chí khi chúng ta biết nguyên nhân, chúng ta không thể vận hành vào nó. Đây cũng là một bộ phận thuộc trải nghiệm của chúng ta. Phật đã khám phá nguyên nhân của đau khổ và đã được giải thoát khỏi đau khổ. Anh nói nguyên nhân là hậu quả và hậu quả là nguyên nhân, và cũng vậy anh vạch rõ rằng trong nguyên nhân và hậu quả này, thời gian là điều không thể tránh được. Thậm chí sau khi lắng nghe anh, ảnh hưởng của nguyên nhân và đang vận hành vào nguyên nhân đã trở thành một bộ phận tổng thể của suy nghĩ của người ta. Chúng ta có thể thâm nhập điều này?

Krishnamurti: Câu hỏi là gì?

A:Thâm nhập giá trị của chuỗi nguyên nhân-hậu quả trong khía cạnh của hiểu rõ.

Krishanmurti: Nó có nghĩa gì – thâm nhập? Trạng thái của cái trí mà thâm nhập là gì thay vì sự kiện của thâm nhập là gì? Bạn nói tất cả hành động có một nguyên nhân, và nguyên nhân đó gây ảnh hưởng hành động và nếu không hiểu rõ nguyên nhân, dù làm điều gì bạn muốn cùng hành động, nó sẽ luôn luôn bị giới hạn. Vì vậy thâm nhập nguyên nhân, hiểu rõ nguyên nhân và thế là tạo ra một thay đổi trong hành động.

Tôi không biết nguyên nhân của hành động của tôi. Có lẽ có những nguyên nhân rõ ràng và những nguyên nhân khác mà không thể phát giác được bởi cái trí tầng ý thức bên ngoài. Tôi có thể thấy những nguyên nhân hời hợt cho hành động; nhưng những nguyên nhân hời hợt này có những gốc rễ rất sâu thẳm trong những ngõ ngách thuộc thân tâm riêng của người ta.

Lúc này, liệu cái trí tầng ý thức bên ngoài có thể không những thâm nhập những tầng hời hợt nhưng còn lật tung những tầng sâu thẳm hơn. Liệu cái trí tầng ý thức bên ngoài có thể thâm nhập những tầng sâu thẳm hơn? Và trạng thái của cái trí mà thâm nhập là gì? Ba nghi vấn này là quan trọng. Ngược lại, sự khám phá nguyên nhân không có ý nghĩa gì cả.

R:Anh thâm nhập khi anh không biết.

Krishnamurti:Trước tiên chúng ta đã hỏi chất lượng của cái trí mà đang thâm nhập là gì? Nó đang thâm nhập cái gì – những nguyên nhân hời hợt hay những nguyên nhân được giấu giếm thật sâu thẳm? Vì vậy trước khi tôi bắt đầu thâm nhập, tôi phải tìm ra trạng thái của cái trí mà thâm nhập. Lúc này, trạng thái của cái trí, chất lượng của cái trí mà có thể thâm nhập là gì? Bạn nói Phật đã nói điều này, người nào đó đã nói điều đó, và vân vân, nhưng chất lượng của cái trí mà có khả năng, mà có thể thâm nhập là gì? ‘Cái tôi’ mà thâm nhập là gì – liệu nó quanh co, cận thị, viễn thị? Tôi phải tìm ra chất lượng của cái trí mà nhìn ngắm tấm thảm trước khi tôi có thể thấy bất kỳ cái gì. Chắc chắn, nó phải là một cái trí tự do. Liệu bạn có một cái trí được tự do khỏi bất kỳ kết luận nào? Ngược lại bạn không thể thâm nhập.

A:Chúng ta đã không chấp nhận những quy định và chúng ta thấy và buông bỏ chúng.

Krishnamurti: Điều gì bạn đang thực hiện là sự phân tích. Bạn đang phân tích từng bước một. Khi bạn phân tích, điều gì xảy ra? Có người phân tích và vật được phân tích. Người phân tích phải có thị lực tinh tường để phân tích, và nếu trong bất kỳ cách nào sự phân tích này bị biến dạng, nó không có giá trị gì cả. Qui trình thuộc trí năng, thuộc phân tích hàm ý thời gian. Trước thời gian bạn tìm hiểu xong, qua sự phân tích, qua thời gian, những nhân tố khác len lỏi vào mà gây biến dạng nguyên nhân. Vì vậy, phương cách của sự phân tích hoàn toàn sai lầm. Vì vậy, phải có một buông bỏ của sự phân tích.

J:Tôi bị hoang mang.

Krishnamurti: Vâng, nó là một sự kiện mà khiến chúng ta bị hoang mang. Chúng ta không biết phải làm gì và chúng ta bắt đầu phân tích.

A:Đối với chúng tôi, qui trình của sự phân tích là cái gì đó cụ thể. Anh đã nói trong khi anh vận hành vào nguyên nhân, vài nhân tố khác nào đó len lỏi vào. Liệu nó có nghĩa sự phân tích của vấn đề trở thành không mạch lạc?

Krishnamurti: Tôi nghĩ toàn qui trình là sai lầm. Tôi quan tâm đến hành động mà được sắp xếp vào chung bởi một chuỗi của những tìm hiểu thuộc phân tích, những hàm ý thuộc phân tích mà trong nó thời gian được bao hàm. Trước thời điểm tôi tìm ra cái gì tôi đã tìm kiếm, tôi bị kiệt sức, chết rồi. Rất khó khăn cho cái trí tầng ý thức bên ngoài khi phân tích, khi tìm hiểu những tầng giấu giếm. Vì vậy, tôi cảm thấy toàn qui trình thuộc trí năng này là sai lầm. Tôi nói điều này mà không có bất kỳ thiếu tôn trọng nào.

A:Chúng tôi chỉ có dụng cụ đó – mảnh trí năng, như một phương tiện của thâm nhập. Ngoại trừ để thâu lượm, hồi tưởng, phân tích, phỏng đoán, liệu mảnh trí năng có thể thâm nhập? Mảnh trí năng có khả năng đó. Nó chỉ là một mảnh. Vì vậy, sự thâm nhập bởi một mảnh chỉ có thể tạo ra một hiểu rõ phân chia. Chúng tôi phải làm gì đây?

R:Tôi không thể làm bất kỳ điều gì cả.

Krishnamurti:Bạn nói mảnh trí năng là dụng cụ duy nhất có khả năng thâm nhập mà người ta có. Nó có khả năng sao? Mảnh trí năng có khả năng thâm nhập hay nó thâm nhập chỉ từng phần? Tôi thấy sự thật của điều đó, không phải như một kết luận, không phải như một quan điểm, nhưng sự kiện rằng mảnh trí năng là một phần có thể thâm nhập chỉ từng phần và vì vậy tôi không còn dùng mảnh trí năng nữa.

A:Một cái trí như thế có thể rơi vào niềm tin. Anh đang nói cái trí ý thức được điều này.

Krishnamurti: Sử dụng thuốc men, toàn bộ việc đó, là bộ phận của cùng hiện tượng.

A:Khi cái trí, một cách thiển cận, từ bỏ sự phân tích, nó rơi vào những cái bẫy khác; vì vậy việc này phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt cùng mảnh trí năng.

Krishnamurti: Sự phân tích không là phương cách.

A:Chúng tôi thâm nhập bằng dụng cụ gì? Lý lẽ của chúng tôi phải chứng thực điều gì anh nói.

J:Anh đến đó bằng con đường nào đó mà không thuộc phân tích. Chúng tôi thấy sự chính đáng của nó.

Krishnamurti: Tôi nói với bạn sự phân tích không là phương cách của hiểu rõ. Tôi trình bày cho bạn những chuỗi liên quan chính đáng khi đang sử dụng lý lẽ. Đó chỉ là một giải thích. Tại sao bạn không thấy sự kiện rằng sự phân tích không là phương cách?

A:Khi anh nói ‘Tôi thâm nhập và đây là như thế’, nó là lý luận thuần túy.

Krishnamurti: Điều gì bạn đã thực hiện là đạt đến một kết luận qua lý luận, nhưng chúng ta không đang nói về lý luận. Lý luận đã dẫn bạn đến sự phân tích. Người nào đó nói lý luận của bạn là sai lầm, bởi vì lý luận của bạn được đặt nền tảng trên sự kiện của trí năng, mà là từng phần; vì vậy thâm nhập từng phần không là thâm nhập gì cả.

A:Nó là sự phân tích thiên vị.

Krishnamurti: Giống như nói rằng tôi thương yêu người vợ của tôi một cách thiên vị.

A:Trong nỗ lực để hiểu rõ môi trường, thiên nhiên, hiện tượng bên ngoài, con người đã phát triển những dụng cụ nào đó và cũng vậy ở đây chúng ta sử dụng cùng những dụng cụ; nhưng chúng không thỏa đáng.

Krishnamurti: Chúng không là không-thỏa đáng. Chúng không trọn vẹn. Sự phân tích, qui trình, bao hàm thời gian. Bởi vì nó ở trong thời gian, nó phải thiên vị. Sự thiên vị bị tạo ra bởi mảnh trí năng, bởi vì mảnh trí năng là bộ phận của toàn cấu trúc.

A:Dụng cụ mà thâm nhập khi anh đặt ra câu hỏi là gì? Khi chúng tôi đặt ra câu hỏi chúng tôi quay trở lại mảnh trí năng.

Krishnamurti: Bạn bắt đầu bằng cách nói rằng mảnh trí năng là dụng cụ duy nhất của thâm nhập. Tôi nói mảnh trí năng là một bộ phận, và, vì vậy, sự thâm nhập của bạn sẽ thiên vị. Vì vậy, sự thâm nhập của bạn không có giá trị.

A:Rất rõ ràng rằng mảnh trí năng là một bộ phận và không thể thấy, nhưng nó bắt đầu làm việc qua thói quen.

Krishnamurti: ‘A’ đã bắt đầu bằng cách nói về nguyên nhân -hậu quả, hậu quả-nguyên nhân – đó là những qui trình của sự phân tích. Sự phân tích hàm ý thời gian và trong phân tích như thế có người phân tích và vật được phân tích. Người phân tích phải được tự do khỏi những chồng chất của quá khứ, ngược lại anh ấy không thể phân tích. Bởi vì anh ấy không được tự do khỏi quá khứ, sự phân tích không có giá trị. Vì thấy điều đó, tôi nói nóchấm dứt. Vì vậy, tôi đang tìm kiếm một phương cách khác.

A:Đây là cách tóm tắt ngắn nhất – bằng lý luận, sự lý luận bị xóa sạch.

Krishnamurti: Tôi thấy sự phân tích không là phương cách. Thấy đó hoàn toàn làm tự do cái trí khỏi một qui trình giả dối. Thế là, cái trí sinh động nhiều hơn. Nó giống như một người đi bộ vác theo một gánh nặng và gánh nặng đó được quẳng đi.

A:Nhưng với chúng tôi gánh nặng đó quay lại.

Krishnamurti: Khoảnh khắc bạn nhận biết cái gì đó là đúng thực, làm thế nào nó có thể quay lại? Khoảnh khắc bạn thấy rằng con rắn độc là nguy hiểm, bạn không quay lại con rắn độc.

A:Nagarjuna nói ‘nếu bạn thấy điều gì tôi đang nói như một ý tưởng, bạn chấm dứt.’

J:Liệu có cách nào khác?

A:Anh nói điều gì đó. Khoảnh khắc anh nói điều gì đó, dụng cụ ngừng vận hành, bởi vì dụng cụ đó sẽ không nói bất kỳ điều gì nữa.

Krishnamurti: Nhưng dụng cụ đó rất nhạy bén, rất minh bạch; nó tránh khỏi bất kỳ hành động từng phần nào đang xảy ra.

A:Nó liên tục đang nhìn ngắm, nó có thể vận hành.

Krishnamurti: Không, thưa bạn, toàn qui trình phân tích chấm dứt.

A:Khi chúng ta đã trải qua…này.

Krishnamurti: Không, chúng ta không đang thâm nhập. Tôi đang chỉ cho bạn làm thế nào để thâm nhập. Điều gì bạn đã làm là bạn đã sử dụng mảnh trí năng, dụng cụ thiên vị và nghĩ rằng đó là đáp án trọn vẹn. Hãy thấy làm thế nào cái trí đã lừa gạt chính nó, làm thế nào nó nói ‘Tôi đã phân tích tất cả điều này’, nhưng nó không thấy nó thiên vị như thế nào, và vì vậy nó không có giá trị. Là một dụng cụ tách khỏi những nhân tố khác, chính mảnh trí năng đã trở thành không giá trị. Tôi đang thắc mắc nếu mảnh trí năng không là dụng cụ của sự thâm nhập, vậy thì điều gì xảy ra?

A:Khi người ta đến mấu chốt này, người ta bắt đầu tin tưởng vào sự cần thiết phải được ủng hộ hay được giúp đỡ của chỗ dựa nào đó.

Krishnamurti: Sự kiện là, mảnh trí năng là một dụng cụ không trọn vẹn và không thể hiểu rõ một nhân tố tổng thể, một chuyển động tổng thể. Vậy thì sự thâm nhập là gì? Nếu mảnh trí năng không thể thâm nhập, dụng cụ có thể thâm nhập là gì? Sankara, Nagarjuna, Phật nói gì về điều này? Hãy tìm ra. Liệu có bất kỳ người nào trong số họ phủ nhận mảnh trí năng?

A:Họ nói, thâm nhập cùng sự trợ giúp của cái nền tảng.

Krishnamurti: Đó là cùng sinh lực từng phần, năng lượng từng phần, thâm nhập năng lượng tổng thể. Làm thế nào điều đó có thể được? Tại sao họ đã nói điều này?

R:Ý tưởng của kinh Veda là rằng với mảnh trí năng bạn không thể thấy, nhưng với cái tôi hay cái linh hồn, mà thuộc chính bản chất của sự nhận biết, bạn có thể thấy.

A:Bởi vì những cái trí của chúng tôi đã bị quy định quá nặng nề, khi chúng tôi có chỗ dựa, chúng tôi bám chặt.

Krishnamurti: Điều gì chúng ta muốn tìm ra là, sự phân tích và phương cách của trí năng không là sự thâm nhập gì cả. Nó giống như nói ‘Tôi đi một phần nào đó vào đường hầm.’ Chất lượng của cái trí là gì nếu mảnh trí năng không là dụng cụ?

A:Khi mảnh trí năng hoàn toàn bị gạt đi, lúc đó trong cái trí không có gì thuộc về quá khứ.

Krishnamurti: Nó là gì mà phải gạt đi? Vậy thì bạn quay trở lại nguyên tắc phân hai.

A:Chúng tôi thấy mảnh trí năng là từng phần.

Krishnamurti: Vì vậy, chúng ta đang hỏi: Chất lượng của cái trí mà có thể thâm nhập – cái trí không chỉ là mảnh trí năng nhưng còn là những tế bào não, những sinh học, những vật chất, những hệ thần kinh, toàn sự việc, cái tổng thể, cái trọn vẹn – mà có thể thâm nhập là gì? Chất lượng của cái trí mà có thể thâm nhập là gì? Tôi thấy rằng bất kỳ chuyển động từng phần nào là không trọn vẹn và, không dẫn đến bất kỳ nơi nào. Tôi thấy rằng thấy từng phần là không thấy gì cả, và vì vậy tôi chấm dứt nó. Nó hoàn toàn qua rồi. Tiếp theo cái trí hỏi, bản chất của cái trí là gì mà là tổng thể? Và chỉ có một nhận biết tổng thể như thế mới có thể thâm nhập. Và nó có lẽ không cần thâm nhập gì cả, bởi vì cái mà phải được thâm nhập cũng thuộc một mảnh của cánh đồng – sự phân chia, sự phân tích, sự thâm nhập.

Tôi đang hỏi sự nhận biết tổng thể là gì, chất lượng của sự nhận biết tổng thể là gì?

A:Chuyển động của bất kỳ loại nào không thể là sự nhận biết tổng thể.

Krishnamurti: Sự nhận biết tổng thể là gì?

R:Có vẻ như thể không có dụng cụ bởi vì dụng cụ phụ thuộc vào cái gì đó.

Krishnamurti: Sự khó khăn là gì? Khi bạn nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy những bụi cây này, bạn nhìn chúng như thế nào? Bạn thường đang suy nghĩ về cái gì đó và tại cùng thời gian đó bạn đang nhìn. Tôi nói bạn phải nhìn, đó là tất cả. Sự khó khăn là gì? Chúng ta không bao giờ nhìn. Nếu tôi nhìn một bức tranh, tôi nhìn. Tôi không nói họa sĩ này là thế này và thế này, họa sĩ này giỏi hơn họa sĩ khác. Tôi không có đo lường. Tôi không diễn đạt bằng từ ngữ. Vừa lúc nãy chúng ta đã nói nhìn từng phần không là nhìn gì cả, vì vậy, cái trí đã chấm dứt từng phần, vì vậy khi tôi nhìn, tôi nhìn.

R:Yếu tố của thói quen quá mãnh liệt.

Krishnamurti: Vậy là, cái trí mà bị trói buộc trong thói quen không thể thâm nhập. Vì vậy, chúng ta phải thâm nhập cái trí mà bị trói buộc trong thói quen và không phải sự thâm nhập. Chúng ta phải hiểu rõ thói quen. Quên đi sự thâm nhập, nguyên nhân, phân tích. Quên đi tất cả điều đó. Liệu cái trí có thể hiểu rõ thói quen? Chúng ta hãy giải đáp nghi vấn đó.

A:Bất kỳ điều gì anh nói cùng mảnh trí năng là thiên vị.

Krishnamurti: Hãy thấy sự thật của nó, không phải lý luận về nó. Bạn có thể đưa vào lý luận sau đó. Điều gì bạn đã nghĩ đã là cái cửa không là cái cửa. Bạn sẽ không chuyển động hướng về điều đó ngay khi bạn thấy nó, nhưng bạn không thấy nó.

R:Sự khác nhau giữa nhận biết và công nhận là gì? Đối với chúng tôi sự nhận biết chỉ hiện diện ở đó trong hình thức của công nhận.

Krishnamurti: Bạn công nhận qua liên tưởng. Công nhận là bộ phận của thói quen liên tưởng. Vì vậy, tôi đang nói bạn không thể thâm nhập, khám phá bằng cái trí quen thuộc với thói quen. Vì vậy, hãy tìm ra hệ thống máy móc của thói quen. Không tìm ra làm thế nào để thâm nhập, nhưng hãy tìm ra thói quen là gì.

A: Những thói quen là những khe rãnh.

Krishnamurti: Làm thế nào những thói quen đã được hình thành? Đó là cái cửa. Tôi đang đi qua cái cửa đó, lúc này tại sao cái trí lại rơi vào thói quen? Thói quen là gì? Làm thế nào cái trí rơi vào thói quen? Tôi sẽ phân tích nó.

Chúng ta sử dụng sự phân tích mà là từng phần, mà không là hiểu rõ tổng thể. Biết rằng nó không có giá trị, chúng ta vẫn tiếp tục – tại sao cái trí rơi vào thói quen? Liệu có phải bởi vì đó là phương cách dễ dàng nhất để vận hành? Thức dậy vào lúc sáu giờ, đi ngủ vào lúc bảy giờ. Không có xung đột. Tôi không phải suy nghĩ về nó.

A:Tôi ngìn ngắm một cái cây. Tôi không phải suy nghĩ về nó. Và tuy nhiên cái trí nói nó là một cái cây.

Krishnamurti: Nó là một thói quen. Tại sao cái trí rơi vào thói quen? Nó là cách dễ dàng nhất để sống; dễ dàng khi sống một cách máy móc. Tình dục và trong mọi phương cách khác, dễ dàng khi sống theo cách đó. Tôi có thể sống một sống mà không có nỗ lực, không thay đổi, bởi vì trong đó tôi tìm thấy sự an toàn hoàn toàn. Trong thói quen không có sự thâm nhập, đang tìm kiếm, đang dò hỏi.

R:Tôi sống trong lãnh vực của thói quen.

Krishnamurti: Vì vậy thói quen chỉ có thể vận hành trong một lãnh vực rất nhỏ. Giống như một giáo sư rất giỏi nhưng vận hành trong một lãnh vực rất nhỏ; giống như một thầy tu vận hành trong một ngăn rất nhỏ. Cái trí muốn an toàn, bảo đảm, không thay đổi, sống trong những khuôn mẫu. Đó là một thâm nhập từng phần. Nhưng nó không làm tự do cái trí khỏi những khuôn mẫu. Vì vậy tôi sẽ làm gì?

A:Vì đã thấy điều này, vì biết rằng hiểu rõ từng phần không là hiểu rõ gì cả, làm thế nào cái trí hoàn toàn tự-giải thoát chính nó khỏi thói quen.

Krishnamurti: Tôi sẽ giải thích cho bạn.

A:Chúng tôi đã thâm nhập thói quen, nhưng cái trí không thoát khỏi nó.

Krishnamurti: Bạn sẽ không bao giờ quay lại sự phân tích của thói quen. Bạn sẽ không còn thâm nhập những nguyên nhân của thói quen. Thế là, cái trí được tự do khỏi gánh nặng của sự phân tích mà là bộ phận của thói quen. Vì vậy, bạn đã loại bỏ nó.

R:Vâng, vâng –

Krishnamurti: Không. Nó phải biến mất. Không phải chỉ bằng những từ ngữ. Thói quen không chỉ thuộc triệu chứng, nhưng nó còn thuộc hệ thần kinh thân thể. Khi chúng ta đã thâm nhập thói quen như chúng ta đã thực hiện, nó chấm dứt.

A:Chúng tôi không được tự do khỏi thói quen.

Krishnamurti: Bởi vì bạn vẫn còn đang quả quyết cái cửa hiện diện ở đó. Chúng ta đã khởi sự bằng cách nói ‘Tôi biết’. Có một ý thức nào đó của sự kiêu ngạo. Bạn không nói ‘Tôi muốn tìm ra.’

Vậy thì, sự nhận biết tổng thể là gì khi cái trí được tự do khỏi thói quen? Thói quen hàm ý những kết luận, những công thức, những ý tưởng, những nguyên tắc. Tất cả những điều này là những thói quen. Thói quen là bản thể của người quan sát.

R: Nó là tất cả mà chúng tôi biết về ‘cái tôi’.

Krishnamurti: Muốn tìm ra điều này, tôi dựa vào một quyển sách. Đó là nơi sự phá hoại được thực hiện, sự phá hoại mà những người khác đã thiết lập, những Sankara, những Phật và tất cả những người khác. Tôi thích người này hơn, tôi thích người khác hơn, và vân vân. Tôi sẽ không từ bỏ bởi vì đó là sự kiêu ngạo của tôi. Tôi tranh cãi. Bạn biết tranh hoạt hình mà diễn tả ‘Đạo sư của tôi có nhiều khai sáng hơn đạo sư của bạn’. Đó là tất cả. Vì vậy, thưa bạn, khiêm tốn là cần thiết. Tuyệt đối tôi không-biết gì cả và tôi sẽ không lặp lại một từ ngữ nào mà chính tôi đã không tìm ra. Tôi thực sự không muốn biết. Tôi biết đây không là phương cách. Tôi không muốn biết bất kỳ điều gì thêm nữa. Đó là tất cả. Cái cửa mà tôi đã nghĩ đã là thực sự không là cái cửa. Điều gì xảy ra sau đó? Tôi không chuyển động trong phương hướng đó, tôi sẽ tìm ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 11328)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
22/10/2010(Xem: 7536)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
15/10/2010(Xem: 7853)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
15/10/2010(Xem: 8466)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
10/10/2010(Xem: 6341)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4063)
Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…
30/09/2010(Xem: 4125)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
30/09/2010(Xem: 3017)
Từ khi nhân loại xuất hiện trên trái đất này cùng với những sinh vât khác, chúng ta cùng mọi sinh vật đã chỉ sống và sử dụng mọi thứ trên trái đất để tồn tại. Người ta có thể nghĩ rằng trái đất là một vật thể không có sự sống. Người ta không cần biết điều gì cuối cùng sẽ xãy ra với những gì chúng ta hành động để sinh tồn. Cho đến bây giờ, những nhà khoa học đã cho mọi người biết rằng mỗi hành đông của con người ảnh hưởng sâu đậm đến trái đất. Thêm nữa, chúng ta đang sống trên trái đất, một hành tinh sống, những gì chúng ta hành động cho đời sống của chúng ta đã làm nên sự hâm nóng địa cầu, hiệu ứng nhà kính, và đấy là một đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, và nó cũng đặt sự sống của chúng ta trong một tình thế nguy hiểm.
30/09/2010(Xem: 4537)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
29/09/2010(Xem: 7445)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567