Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Cẩm nang cho cuộc sống

18/03/201105:22(Xem: 3335)
Chương 5: Cẩm nang cho cuộc sống

Chương V

Cẩm nang cho cuộcsống


ductin-khoahoc-tongiao-cover-2

Mỗi người làm chủ lấy vận mạng của chính mình(tr. 116)

Đối với Phật giáo mỗingười làm chủ lấy vận mạng của chính mình. Mỗi chúng ta đều mang trong mình mộttiềm năng ngang nhau, vì thế nếu bạn thốt lên : "Tôi chẳng ra gì cả!", đấy là một điều hoàn toàn sai. Bạn có khả năng suy nghĩ ngang hàng vớitất cả mọi người khác, có thua kém ai. Chỉ cần một chút nghị lực là bạn có thểthực hiện được tất cả những gì bạn muốn.

Sự an bình trong tâm thức(tr. 113)

Bấtcứ ngày nào tôi cũng đều hưởng được những lợi ích thiết thực do sự an bìnhtrong tâm thức mang lại cho tôi. Những lợi ích ấy thật tốt cho thân xác.Thế bạncó tin được những điều tôi nói hay không ? Tôi khá bận rộn, phải cáng đáng nhiềutrọng trách, phải vận động và thúc đẩy đủ mọi chương trình, đi lại thườngxuyên, phải phát biểu liên tục : tất cả những thứ ấy là một gánh nặng không nhỏ,thế nhưng áp huyết của tôi không khác gì áp huyết của một đứa bé sơ sinh.

Điều ấy mang lại lợi íchcho tôi và cho người khác, tôi tin chắc như thế. Ăn uống tinh khiết, loại bỏ mọisự thèm khát quá độ, thiền định mỗi ngày sẽ mang lại sự an bình trong tâm thức,sự an bình đó ảnh hưởng đến thân xác. Mặc dù phải khắc phục các khó khăntrongcuộc sống - các khó khăn đó nào có tha tôi - thế nhưng tất cả chúng ta, mỗi ngườiđều có thể tạo được sự an bình trong tâm thức của mình.

Tình thương yêu người khác(tr. 116)

Tình thương yêu ngườikhác là nền móng của sự tu tập. Bất cứ sự tu tập nào cũng phải hướng vàomục đíchđó tức phải gia tăng tâm từ bi đến tột đỉnh.

Những câu hỏi thường xuyên (tr.116)

"Tôi là ai ? Bảnchất của tâm thức tôi là gì ? Một tư duy nhân từ sẽ mang lại những lợi ích gì ?"Chúng ta không bao giờ được phép quên những câu hỏi đó. Suy tư theo đường hướngấy giúp ta nhận thấy được tâm thức luôn tìm cách quấy nhiễu mình và từ đó ta sẽhiểu rằng phải tu tập để chủ động lấy chính mình.

Sự lười biếng của tâm thức (tr.116)

Trên căn bản tất cả chúngta có một khả năng ngang nhau. Thế nhưng một số người biết phát triển nó, một sốkhác thì không. Thông thường chúng ta có tật lười biếng không bắt tâm thức làmviệc, hơn nữa lại còn tìm cách dấu giếm sự lười biếng đó bằng mọi thứ sinh hoạtkhác, chẳng hạn như chạy hết đầu này đến đầu kia, tính toán đủ mọi chuyện, điệnthoại liên miên. Các loại sinh hoạt ấy chỉ đòi hỏi một cấp bậc vận hành thậtthô thiển của tâm thức. Chúng che lấp không cho ta nhìn thấy những gì thiết yếuhơn.

Tìm thấy hạnh phúc bằng sự chủ động tâm thức(tr. 116)

Những gì mang lại hạnhphúc cho ta ? Hạnh phúc đến với ta qua trung gian của tư duy. Nếu không luyện tậptâm thức và không chịu suy nghĩ ta sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc.

Nâng cao giá trị con người(tr. 117)

Tình thương và lòng từbi là những phẩm tính căn bản. Khi ý thức được tất cả chúng sinh đương nhiên đềucó quyền tìm kiếm hạnh phúc, vượt lên trên khổ đau và đạt được những ướcvọng củamình, tự nhiên một thứ cảm tính cao cả sẽ hiển lộ trong lòng mình.

Lòng từ bi(tr.117)

Tôi cho rằng lòng từ bilà cột trụ vững chắc nhất để nhân loại tựa vào đấy. Phẩm tính tuyệt vời ấy thúcđẩy chúng ta biết yêu thương đồng loại và giúp đỡ đồng loại khi thấy họ khổ đauvà khiến quên mình vì họ. Chỉ có con người mới có khả năng phát lộ được phẩmtính đó. Khi đã phát lộ được lòng từ bi ta sẽ là người trước nhất đón nhận niềmhạnh phúc do từ bi mang lại.

Sức mạnh tiền bạc(tr. 117)

Khi giận dữ khống chế tâmthức, ta đánh mất tiềm năng quan trọng nhất của trí thông minh con ngườilà trítuệ, tức khả năng giúp phân biệt cái xấu với cái tốt. Giận dữ là vấn đề khókhăn nhất mà thế giới ngày nay phải đối phó. Thật vậy trong thời buổi này bối cảnhchung quanh lúc nào cũng căng thẳng vì thế không mấy khi chúng ta tìm thấy sựan bình. Sống trong một môi trường luôn bị chi phối bởi sức mạnh của tiền bạcthật nguy hại.

Sự nghèo nàn của cuộc sống vật chất (tr.118)

Tập trung hết trí não vàonhững việc vụn vặt quả thật vô ích và đáng buồn. Nếu suốt đời chỉ biết quan tâmđến các vấn đề vật chất không có gì buồn tẻ và vô nghĩa hơn cho một kiếpngườinhư thế.

Bài họcthứ nhất về yêu thương(tr. 118)

Kinh sách Phật giáokhuyên chúng ta nên yêu thương người đồng loại, tương tợ như một người mẹ yêuthương đứa con duy nhất của mình. Ý nghĩa câu ấy quả thật sâu sắc.

Thế nhưng người Tây phươnglại thường hiểu lầm lời khuyên đó trong Phật giáo xem đấy như một sự bámvíu.Chúng ta hiểu rằng tình thương của người mẹ đối với con mình không mang bóng dángcủa một sự bám víu nào. Hình ảnh đứa bé bú mẹ biểu hiện sự trìu mến và tượngtrưng cho tình thương yêu sâu xa giữa con người. Đấy cũng là bài học đầutiên vềlòng từ bi và tình thương, không phải là những gì hời hợt bên ngoài.

Chúng ta là loài sinh vật sống hợp đoàn(tr. 118)

Chúng ta mang bản chất củasinh vật sống tập đoàn, vì thế chúng ta không thể nào sống đơn độc được.Nếu nhưchúng ta thật sự mang bản tính của sinh vật sống đơn độc nhất định trên mặt đấtnày sẽ không có một thành phố nào hay một làng mạc nào được xây dựng. Bản năngcủa chúng ta là sống hợp đoàn tạo ra các tập thể xã hội. Vì thế những aikhôngcó một ý niệm gì về bổn phận của mình và quyền lợi chung đối với tập thểsẽ hànhđộng trái ngược lại với bản chất con người. Sự tồn vong của nhân loại đòi hỏi sựhợp tác giữa con người dựa trên tình huynh đệ. Đối với con người hay cầmthú sốngthành đoàn, biết yêu thương nhau là một điều tự nhiên.

Tuổi trẻ và tuổi già(tr. 119)

Nhờ có sự chăm sóc củacha mẹ từ thuở lọt lòng ta mới được như ngày nay. Khi bước vào tuổi già ta lại cầnđến sự chăm sóc người của khác. Lúc thơ ấu hoặc khi già cả ta đều cần đến nhữngngười chung quanh. Giữa hai lứa tuổi đó, ta có một khoảng thời gian tạm gọi là tựlập, vậy trong khoảng thời gian mà ta không cần đến ai cả thì ta cũng chẳng cầnphải giúp đỡ ai cả, có đúng thế không nhỉ ?

Tình thương phát sinh từ sự bámvíu(tr .119)

Tình thương phát sinh từsự bám víu rất phù du và nông cạn. Đấy chỉ là một sự phóng tâm vào nhữngthể dạngbên ngoài. Hãy lấy một thí dụ : bạn gặp một người thật xinh đẹp khiến bạn yêu thíchvà si tình tức khắc. Thế nhưng ngày mai đây biết đâu bạn sẽ quay ra thù ghét ngườiấy.

Tình thương dựa vào sựbám víu không có gì vững chắc cả. Tình thương đó sớm muộn sẽ mang lại cho ta sựbực bội và nghịch ý. Lòng từ bi đích thực không có sự bám víu, phát lộ một cáchtự nhiên và trọn vẹn, tương tợ như lòng mẹ thương con và không mong đợi một sựhồi đáp nào. Từ bi là thứ tình thương thật mãnh liệt khiến bùng lên niềmkhát vọngước mong tất cả chúng sinh đều đạt được hạnh phúc, tức mong cầu tất cả chúngsinh thoát khỏi khổ đau và những gì sinh ra từ khổ đau.

Dục vọng và hận thù(tr. 119)

Khi bị chi phối bởi nhữngxúc cảm tiêu cực thật mạnh - chẳng hạn như hận thù và dục vọng - ta sẽ rơi vàomột tình trạng gần như điên loạn. Khi tâm thức mất thăng bằng ta không làm đượcbất cứ gì lợi ích cho riêng mình, đừng nói gì đến giúp đỡ kẻ khác.

Hận thù và hung bạo (tr.120)

Hòa bình thế giới khôngthể đi đôi với hận thù và hung bạo. Trên bình diện cá nhân cũng thế, hạnh phúc khôngthể là bạn song hành với hung hãn, hung hãn làm phát sinh những xung động bấttrị.

Hạnh phúc và lo lắng (tr.120)

Nhiều người gây khổ đaucho kẻ khác chẳng qua chỉ vì không hiểu được bản chất đích thực của hạnhphúclà gì. Họ nghĩ rằng khổ đau của người khác dưới một khía cạnh nào đó là điều kiệnthuận lợi mang lại hạnh phúc cho mình, hoặc họ cũng có thể nghĩ rằng hạnh phúccủa mình quan trọng hơn khổ đau mà họ tạo ra cho người khác. Trên bình diện lâudài, gây khổ đau và chèn ép người khác khiến họ không tìm thấy an bình và hạnhphúc sẽ mang lại cho mình đầy lo lắng, sợ sệt và hoang mang.

Một đứa bé gái, một con bò và các con gà(tr. 120)

Một người bạn Ấn độ kểcho tôi nghe về cô con gái nhỏ của anh ta như sau : trong một dịp thiết đãi mườingười khách, cô bé bảo bố rằng cứ hạ một con bò tốt hơn là phải giết nhiều congà hay nhiều con vật nhỏ khác, như thế chỉ có một con thú phải chết. Theo truyềnthống người Ấn không ăn thịt bò, thế nhưng tôi vẫn cứ nghĩ rằng đứa bé có lý [tức là không giết con vật nào cả vì không ăn thịt bò].Nếu cần ăn thịt, có lẽ ta nên ăn các con vật thật to cho đáng. Sau đó thì biết đâuta sẽ hết muốn ăn thịt [chết vì bộithực, đâu còn sốngnữa mà thèm].

Tương tợ những gợn sóng trên mặt ao(tr. 121)

Sinh hoạt trong thếgian này chẳng khác gì những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước ao, gợn sóngnàychưa dứt gợn sóng khác đã sinh ra. Như thế đó chúng nối tiếp nhau bất tận. Sự sinhhoạt của ta trong thế giới này tiếp diễn không bao giờ ngưng nghỉ, nó chỉ chấmdứt khi nào cái chết xảy ra. Hiện tại ta đang sống dưới thể dạng quý giácủacon người, nếu không biết hướng phần nào cuộc sống ấy gần hơn với Đạo Pháp (Dharma) chẳng phải là một điều đáng tiếchay sao ? Chúng ta phải biết lợi dụng mọi cơ hội thuận tiện để tự cải thiện lấymình, không nên chờ đến khi có thì giờ mới nghĩ đến việc tu tập.

Kẻ thù thật quý giá (tr.121)

Nhìn từ một góc cạnh nàođó kẻ thù rất quý vì chính kẻ thù là người giúp ta trưởng thành. Nếu tôicòn ởLhassa [thủ đô Tây tạng] và nếu Trung quốckhông xâm lăng Tây tạng, biết đâu tôi vẫn còn là một người hoàn toàn cô lậptrên quê hương của tôi, và biết đâu tôi đã biến thành một người thật bảothủ,đâu được như ngày nay.

Trước một thảm trạng xảyra trong cuộc sống, ta có hai cách phản ứng : hoặc mất hết hy vọng, chánnản,say sưa, nghiện ngập, buồn khổ triền miên ; hoặc bừng tỉnh, tìm thấy mộtnguồnnghị lực mới tiềm tàng trong ta giúp ta hành động sáng suốt và hăng say hơn.

Bản chất của tâm thức làôn hòa, thế nhưng khi phải đối phó với khó khăn nó có thể trở nên rất kiên quyết.Vì thế tôi vô cùng biết ơn người Trung quốc đã tạo cho tôi dịp may này.

Buồn phiền khiến con người yếu đuối trước hiện thực(tr 122)

Tôi chỉ là một nhà sưPhật giáo, kinh nghiệm của tôi cũng chẳng có gì đặc sắc , thế nhưng tôi thừa hưởngđược những gì tốt đẹp mang lại từ lòng từ bi, tình thương và sự kính trọng củatôi đối với con người. Từ nhiều năm nay tôi tập phát huy các phẩm tính ấy và nhậnthấy sự tập luyện đã giúp tôi trở thành một con người luôn cảm nhận đượchạnhphúc dù khó khăn nào xảy đến. Một người bị buồn phiền đè nặng sẽ trở thành mộtngười yếu đuối khi phải đối phó với hiện thực. Chấp nhận phần số của mình khôngcó nghĩa là buông tay.

Hành động(tr. 122)

Thích thú hay đớn đau làhậu quả phát sinh từ các hành động của ta trong quá khứ. Nếu muốn giải thích ngắngọn chữ nghiệp(karma) là gì chỉ cần một câu ngắn gọn như sau : "Hành động tốt,mọi sự sẽ tốt. Hành động xấu , mọi sự sẽ xấu ".

Sức mạnh của hối tiếc, của sự tinh khiết hóa, của quyết tâm và thiền định(tr. 122)

Có bốn liều thuốc hóagiải các hành động tiêu cực, đấy là : sức mạnh của sự hối tiếc, sức mạnhcủa sựtinh khiết hóa, sức mạnh của lòng quyết tâm và sức mạnh của thiền định. Tuy rằngviệc sử dụng các liều thuốc hóa giải có thể tinh khiết hóa hoàn toàn cáchành độngtiêu cực và ngăn chận các tiềm năng tạo nghiệp của chúng, thế nhưng không phạmvào các hành động tiêu cực vẫn tốt hơn, giống như chân bị gẫy có thể chữa lành,nhưng không còn cứng cáp như trước nữa.

Sự hung hăng(tr.123)

Lắm khi hoàn cảnh đưa đẩytạo ra bất công cho ta, hoặc xui khiến ta tham lam, hoặc khích động ta trở nênhung hăng. Bối cảnh chung quanh luôn đưa ta vào một hoàn cảnh nào đó, thường làcác trường hợp ham muốn mua sắm : tôi phải mua cho được thứ ấy, nếu không tôi sẽlà người chẳng ra gì. Để có thể tậu vật ấy tôi phải kiếm thêm tiền. Muốncó tiền,tôi phải ra sức tranh dành với người khác, từ đó sự hung hăng xuất hiện.

Các thứ giá trị(tr. 123)

Đánh mất giá trị conngười sẽ mang lại mọi thứ thảm họa. Không có một kho tàng nào quý giá hơn thể dạngcon người. Đồng tiền kiếm ra là để phục vụ con người, nếu bắt con người phục vụcho tiền bạc thật quả không tốt. Nếu chỉ biết tìm cách mang lại tiện nghi vậtchất bất kể đến các giá trị tinh thần và nhân phẩm, sự bực dọc, lo sợ, thất vọngvà khủng hoảng tinh thần sẽ sẵn sàng chờ đợi ta.

Tự cảnh giác(tr.123)

Đức Phật dạy rằng mỗi ngườitự làm chủ lấy chính mình, tất cả đều do nơi mình mà ra. Lời giảng ấy cónghĩalà các cảm nhận thích thú hay bực dọc phát sinh từ các hành động đạo đứchaythiếu đạo đức của mình, những cảm nhận ấy không phát sinh từ bên ngoài mà từbên trong của mỗi người.

Lời khuyên phải biết tựcảnh giác trong giáo lý nhà Phật thật thích đáng, nó giúp ta phân biệt và nhận địnhđâu là quyền lợi của mình và của người khác.

Kiến tạo và phá hoại(tr. 124)

Khingày trở nên dài hơn, ánh nắng nhiều hơn [các xứ lạnh rấtít nắng, những ngày đẹp trời ánh nắng chan hòa khiến mọi người vui vẻ hơn],cây cỏ xanh tươi khiến mọi người cảm thấy vui mừng. Thế nhưng khi mùa thu đến,một chiếc lá vàng rơi, rồi lại thêm một chiếc khác rơi theo. Trước đây cây cỏ xanhtốt bỗng nhiên hôm nay cảnh vật đổi khác và chết khô, mọi người cảm thấybuồn bã.Tại sao ? Tôi nghĩ rằng chỉ vì bản chất con người là ham muốn sự kiến tạo và esợ sự hủy diệt. Bất cứ một hành động tàn phá nào cũng đi ngược lại bản tính conngười, kiến tạo mới đúng là hướng đi của chúng ta.

Sự tàn ác(tr. 124)

Ác độc có nghĩa là dừnglại giữa đường, quyết tâm không quay về với lòng mình, vì một lý do nào đó. Ácđộc cũng có nghĩa là bám víu vào những gì hời hợt bên ngoài, vào sự bực dọc vàphẫn nộ. Thế nhưng sự hài hòa lúc nào cũng hiện hữu trong lòng và đôi khi ta cảmnhận được nó. Sự hài hòa ấy nằm rất sâu trong lòng mỗi người trong tất cả chúngta. Đấy là xu hướng chung hiện hữu từ khởi thủy nơi con người.

Tâm thức là món đồ chơi của ảo giác(tr. 124)

Người ta thường nói tâmthức (esprit - spirit) tự tạo ra ảo giác trong từng khoảnh khắc một, đấylà do sựquán nhận quá phiến diện và hời hợt về thế giới này. Vậy phải điều chỉnhlạicách cảm nhận sai lầm, tất nhiên phải trừ ra trường hợp mà ta cố tình muốn tiếptục duy trì sự hiện hữu của mình trong cuộc sống sai lầm. Đôi khi ta tự nhận làsự chao đảo trong lòng khiến ta mất hết định hướng, thật vậy không thể thiết lậpđược một sự tương giao mật thiết với thế giới chung quanh khi sự an bìnhkhôngthể phát lộ trong tâm thức mình.

Một kiếp người vô tích sự(tr. 125)

Ta hãy tự vấn như thế này: "Từ trước đến nay tôi đã làm được gì tốt đẹp và hữu ích, có khi nào tôi cốgắng tập luyện để tự chủ động và giúp mình tự tin vào tương lai hay không ?"Nếu ta hoàn toàn không nhìn thấy một yếu tố nào giúp ta hé thấy một tia sáng trongtương lai mờ mịt và chỉ biết ăn để sống như từ trước đến nay, thì quả thật đấychỉ đơn giản là một cách phung phí đời mình mà thôi !

Thể dạng tâm thức của ta(tr. 125)

Thể dạng tâm thức củata thật quan trọng, vì thế vị đại sư người Ấn là A-đề-sa [Atisha, 982-1154] mỗi khi bắt gặp bất cứ ai quen biếtthường hỏi ngay câu sau đây : "Thế nào hôm nay tim anh có rộng mở hay không?"

Lòng tốt(tr. 125)

Lợi điểm lớn nhất là tạođược tình thương trong lòng, nhân từ và sự nồng nhiệt trong tâm thức. Chẳng nhữngta sẽ cảm thấy hân hoan mà còn giúp ta chia sẻ sự hân hoan đó với những ngườichung quanh. Thiếu thiện chí và lòng nhân từ sẽ khiến cho sự giao hảo giữa conngười với nhau, giữa các quốc gia và lục địa bị suy đồi, những phẩm tínhấy vôcùng cần thiết để cải thiện đời sống xã hội. Đấy là những giá trị đáng cho chúngta cố gắng phát huy.

Sự vu khống(tr.125)

Ý thức được một khiếmkhuyết nhỏ của mình mang lại nhiều lợi ích hơn là nhìn thấy một ngàn lỗilầm củangười khác. Thay vì nói xấu và dèm pha gây ra xung đột và mọi thứ khó khăn chocuộc sống, ta nên chọn một thái độ tinh khiết hơn. Mỗi khi ý thức được mìnhđang vu khống một người nào đó, tức khắc nên nhét phân vào đầy miệng mình. Đấylà cách tập luyện để loại bỏ tật xấu ấy.

Sự giận dữ(tr.126)

Trong sự giao tiếp hằngngày, nếu ăn nói đúng đắn, hợp lẽ, ta sẽ không cần đến cách biểu lộ nónggiận,mọi công việc sẽ được giải quyết suông sẻ. Khi nào lý trí không đủ sức giải quyết,giận dữ sẽ bùng lên. Theo kinh nghiệm của tôi dù giận dữ mang lại cho tasức mạnhđể hành động, hoặc giúp ta đối phó khi xảy ra xung đột, thế nhưng đấy làchỉ làmột thứ năng lực mù quáng rất khó để kiểm soát. Năng lực là lợi điểm duynhất củagiận dữ, thế nhưng ta vẫn có thể tìm thấy những nguồn năng lực khác mà không hềgây ra nguy hại cho người khác và cho chính mình. Giận dữ là dấu hiệu của sự yếuđuối.

Tâm thức con người(tr. 127)

Tâm thức bình thường củachúng ta rất yếu đuối không đủ sức để tự kiểm soát lấy nó, vì thế nó không đủ sứchiểu được bản chất của hiện thực là gì. Thế nhưng sự hiểu biết ấy thật cần thiếtkhi muốn giải thoát cho mình và người khác khỏi mọi thứ khổ đau sinh ra từ chukỳ sinh diệt. Vì thế phải rèn luyện tâm thức, biến nó thành một khí cụ hữu hiệutương tợ như một kính hiển vi cực mạnh để dò xét hiện thực. Cần phải biến tâmthức thành một thanh kiếm thật sắc chặt đứt cội rễ của khổ đau.

Sự tập trung (tr.127)

Mục đích của sự tậptrung là kiểm soát tâm thức, hướng nó vào một phẩm tính đạo đức nào đó mà mình mongmuốn. Một tâm thức xao lãng là một tâm thức bất lực, vì thế phải tập trung nó vàomột chủ đề suy tư nào đó, khi ấy nó sẽ nósẽ trở nên cường lực.

Tôi và người khác(tr. 127)

Nếu biết yêu thươngmình và cả người khác thì người khác và cả mình mỗi người đều được hưởngmộtchút hay thật nhiều hạnh phúc. Nếu yêu quý mình nhiều hơn người khác, mình sẽ tạora những khổ đau nho nhỏ hay thật lớn cho người khác và cả cho mình. Người khácvà ta đều có quyền ngang nhau trong mưu cầu đạt được hạnh phúc và loại trừ khổđau, thế nhưng ta chỉ có một và người khác là anh chị em ta thì đông vô số kể.Vì thế thật hết sức sai lầm khi chỉ biết yêu thương riêng mình.

Một người thừa hưởng tất cả (tr.128)

Nếu tôi gom góp tất cả quyềnlợi cho riêng mình quả thật không công bằng chút nào, nếu thực hiện đượcđi nữađiều đó cũng không khiến ta cảm thấy sung sướng. Nên sử dụng tài năng của mìnhđể dốc lòng phục vụ người khác. Đấy là một nguồn vui sướng lớn lao hơn.

Lòng thương người(tr. 128)

Nếu muốn cảm thấy thựcsự quan tâm đến người khác phải biết phát huy lòng thương người thật sự,có nghĩalà quyết tâm giúp đỡ người khác. Thế nhưng quên mình không phải là một phẩm tínhtự nhiên mà có, phải tập luyện. Thí dụ như thiền định về sự kiện tất cả mọi ngườiđều là mẹ của mình.

Tất cả chúng sinh đều là mẹ củamình trong quá khứ(tr. 128)

Sống và chết tiếp nốinhau không ngưng nghỉ. Mỗi lần được mang hình hài là mỗi lần ta cần đến một ngườimẹ. Các chu kỳ hiện hữu vận hành từ vô tận, vì thế ta không thể quả quyết trỏ vàomột chúng sinh để bảo rằng "Người này chưa bao giờ là mẹ của tôi trong quákhứ". Nếu ý thức được điều ấy một cách sâu xa ta sẽ hiểu rằng với tư cáchmột người mẹ người ấy đã từng hy sinh và chăm lo cho chúng ta như thế nào. Biếttâm niệm như thế, sẽ hiển hiện trong lòng ta niềm khát vọng đền đáp những gì màngười ấy đã từng ban bố cho ta.

Phép quán tưởng làm gia tăng lòng từ bi(tr. 129)

Quán tưởng là một phươngpháp tu tập rất hiệu quả.

Trước hết hãy tượng tượngmình là một người thật công bằng đứng vào vị trí trung tâm. Sau đó quán tưởng cómột người đang đứng phía bên phải, người này cũng chính là mình nhưng chỉ biếttìm kiếm sự an lạc cho riêng mình, chỉ nghĩ đến mình, tìm đủ mọi cơ hội để đạtđược mục đích của riêng mình... và không bao giờ tìm thấy sự thỏa mãn.

Tiếp theo đó ta đó taquán tưởng phía bên trái có một đám người thật đông đang khổ đau và cầu xin sự trợgiúp của ta. Sự mong cầu tự nhiên của con người là đạt được hạnh phúc vàtránhkhổ đau, tất cả mọi người đều có quyền thực hiện điều đó. Do đó ta hãy suy nghĩthật khách quan và cẩn thận với tất cả sự khôn ngoan của mình để chọn cho mìnhmột thái độ. Một người đứng ở giữa, trung lập không thiên vị tất nhiên không muốnkết bè với người đứng bên phải vì người này quá ích kỷ và ti tiện. Riêngđối vớita nếu ta là một người rộng lượng nhất định sẽ đứng vể phía đám đông bêntrái.Nếu ta càng đứng gần hơn với họ, sự ích kỷ trong lòng ta sẽ giảm xuống và lòngthương người càng trở nên cao hơn.

Nếu luyện tập hằng ngàyphép quán tưởng trên đây ta sẽ tìm thấy sự trợ lực rất mạnh.

Lòng quyết tâm(tr.129)

Làm thế nào để gia tănglòng quyết tâm của mình ? Trong lãnh vực này kỹ thuật và tiền bạc đều vôhiệu. Tachỉ có thể trông cậy vào sức mạnh nội tâm khi ý thức được bổn phận của mìnhtrong việc bảo vệ giá trị và nhân phẩm con người.

Sử dụng trí thông minh của mình(tr. 130)

Nếubiết sử dụng đúng cách trí thông minh tuyệt vời của mình, ta có thể tự hào về nó.Ngược lại nếu sử dụng trí thông minh để tự trói mình vào sự sống này, tasẽ đánhmất dịp may khai thác sức mạnh lớn lao của bộ não con người. Điều ấy tương tợnhư đem tất cả vốn liếng của mình đầu tư vào những thứ vụn vặt không mang lại mộtlợi ích gì.

Ba cách giao tiếp của ta (tr.130)

Ta có thói quen phânchia con người thành ba cấp bậc : bạn hữu, kẻ thù và người bàng quang. Ta có sẵnba thái độ đối với họ : mong muốn, ghét bỏ và vô tình. Khi nào ba thứ cảm tính đócòn tiếp tục chi phối ta, nhất định ta không thể nào phát huy được lòng thươngngười. Vậy hết sức quan trọng phải hóa giải sự bám víu, hận thù và vô tình.

Trong ngục tù của cái tôi(tr. 130)

Dục vọng chẳng hạn nhưham muốn và hận thù luôn đày đọa và trói buộc ta. Chúng tức khắc phát hiện khita bị giam vào ngục tù vô cùng kiên cố, tối tăm và kín mít của cái tôitự tại,một cái của tôi tự nó hiệnhữu. Khi ta bị giam vào đấy dục vọng sẽ hiển hiện. Những gì xui khiến ta phạm vào những hành độngsai trái chính là sự "tối tăm dầy đặc" phát sinh từ những ý nghĩ chorằng các hiện tượng - nhất là cái tôi- tự nó hiện hữu một cách thực sự. Thực ra chúng ta luôn bị cuốn trôi bởi bốndòng nước cực kỳ hung hãn đó là : sự sinh, già nua, bệnh tật và cái chết[trong dòng nước luôn biến động đóhiển hiện ra sự sinh, giànua, bệnh tật và cái chết, không có cái tôi tự tại nào cả].

Cái tôi sinh ra từ tưởng tượng(tr. 131)

Giữa hiện thực và phươngcách hiển hiện của mọi vật thể có một sự khác biệt vô cùng lớn lao. Sử dụng phươngpháp phân tích không thể xác định được sự hiện hữu minh bạch của các hiện tượng,vì thế có thể bảo rằng các hiện tượng tự chúng chúng không hiện hữu. Nếutựchúng hiện hữu thì các hiện tượng không kết nối chằng chịt với nhau như trên thựctế. Nếu bảo rằng sự hiện hữu của các đối tượng quan sát lệ thuộc vào sự diễn đạtcủa tri thức chủ quan thì cũng là một cách xác nhận các đối tượng chỉ đơn giản hiệnhữu bằng tên gọi. Hãy thử áp dụng sự suy luận đó vào trường hợp của chính mìnhsẽ thấy, tức là cách quan sát cái tôi của chính mình. Ta hình dung ra cái tôihiện hữu trong các giới hạn quy định bởi một thân xác và một tâm thức. Thếnhưng nếu phân tích hai cơ sở - tức thân xác và tâm thức - trong đó ta cảm nhậnđược cái tôi, ta sẽ không tìm thấy nó trong đó. Khi ấy ta sẽ hiểu rằng cái tôichỉ hiện hữu dựa vào sự tưởng tượng và các khái niệm.

Sự ích kỷ(tr. 131)

Khi chỉ biết thương yêuchính mình ta sẽ cảm thấy chẳng có gì quan trọng hơn chính mình. Dù cho sự íchkỷ khiến ta tự xem mình quan trọng hơn hết, ta cũng chỉ đại diện cho mộtngười.Dù cố tình xem tất cả mọi người đều nhỏ nhoi, họ vẫn đại diện cho một con số vôcùng lớn lao.

Một sự ích kỷ khôn ngoan(tr. 131)

Dù sự ích kỷ là một sựkiện tự nhiên đi nữa, thế nhưng nó sẽ trở thành một sự ích kỷ khôn ngoankhi nóbiết loại bỏ tâm thức hẹp hòi và tất cả mọi sinh hoạt nhắm vào lợi ích của riêngmình. Đâu có ai gạt bỏ hạnh phúc ? Đâu có ai chọn lựa sự ngu đần ? Đâu có ai chấpnhận sự thua thiệt ? Nếu bạn nhất quyết chọn sự ích kỷ thì nên chọn sự ích kỷkhôn ngoan không nên chọn sự ích kỷ phi lý. [câu trênđây hơi lắc léo : ích kỷ hẹp hòi tức là gạt bỏ hạnh phúc, chọn lựa sự ngu đần,chấp nhận sự thua thiệt, sự ích kỷ ấy chỉ mang lại khổ đau. Trái lại sự ích kỷkhôn ngoan là biết nghĩ đến người khác, từ đó sẽ phát sinh hạnh phúc "íchkỷ" cho riêng mình]

Hạnh phúc của ta nhờ vào người khác mà có(tr. 132)

Các thứ phẩm tính đềuphát sinh từ những hành động hướng vào sự an vui của người khác ; bất thỏa mãn,hoang mang và khổ đau là hậu quả của sự ích kỷ. Biết thương người và kính trọngmọi người, nhất định ta sẽ tìm được hạnh phúc, hạnh phúc đó phát sinh từcáchcư xử của mình như là một thứ hậu quả thật tự nhiên. Phải hiểu rằng tháiđộ chỉbiết có mình là nguồn gốc sinh ra mọi thứ khổ đau. Chăm lo cho người khác lànguồn gốc mang lại tất cả mọi thứ hạnh phúc.

Cái ngã (tr. 132)

Theo tôi có hai cái ngãkhác nhau. Một liên quan đến cảm tính thật mạnh về chính mình. Cái ngã ấy rấtquá khích, đấy là một sự lạc hướng làm phát sinh mọi thứ khó khăn. Cái ngã thứhai liên quan đến một cảm tính năng động thuộc vào loại như : "Tôi có thểlàm được việc ấy", "Tôi muốn làm việc ấy", "Tôi phải nhậntránh nhiệm đó". Loại cảm tính ấy rất cần thiết, nó tượng trưng cho sự quyếttâm và lòng can đảm của con người. Đánh mất nó sẽ mang lại sự chán nản, nghi ngờvà thù hận chính mình.

Khía cạnh tích cực và khía cạnhtiêu cực của cái ngã(tr. 132)

Lòng mong muốn có thểmang tính cách tiêu cực hay tích cực. Nếu tôi mong muốn đạt được sự tốt đẹp choriêng tôi - chẳng hạn như mong muốn được khoẻ mạnh khi bị ốm đau hay mong muốncó một bát cơm khi đói - các sự mong muốn ấy hoàn toàn có thể chấp nhận được. Sựích kỷ cũng thế cũng có thể tiêu cực hay tích cực.

Thói thường khi bám chặtvào cái tôi thường mang lại thất vọng và tạo ra sự xung đột với những cái ngãkhác, vì những cái ngã khác cũng cố chấp như cái ngã của chính mình. Cáitôi quámạnh đưa đến những hành động bốc đồng và những đòi hỏi quá đáng. Ảo giácvề cáitôi trường tồn tạo ra một mối nguy hiểm cho tất cả chúng ta : "Tôi muốn nhưthế này", "Tôi muốn như thế kia", cuối cùng có thể đưa đến cảnhgiết nhau, như ta thường thấy. Ích kỷ quáđáng có thể đưa đến những hành động tai hại không kiểm soát được, hậu quả phátsinh từ ích kỷ thường rất tai hại. Thế nhưng trên một khía cạnh khác mộtcái ngãcương quyết, tự tin có thể là một yếu tô tích cực. Thiếu cảm tính mạnh mẽ về cáitôi - có nghĩa là khả năng, sức tháo vác và sự vững tin nơi mình - khôngai cóthể đảm trách được những trách vụ lớn lao. Cần phải có một sự tự tin vững mạnhnơi cái ngã của mình, tôi tin chắc điều đó. Nếu người mẹ không có hai cánh taylàm sao có thể cứu con mình bị rơi xuống một dòng sông ?

Giáo dục(tr. 133)

Tôi hoàn toàn tin tưởngnguồn gốc mang lại hạnh phúc và sự an bình cho con người phát sinh từ lòng từbi và tình thương yêu ; sự giận dữ và hận thù chỉ mang lại các thứ xúc cảm bấnloạn và giao động trong tâm thần. Vì thế tôi nghĩ rằng giáo dục hết sức cần thiết.

Sự giáo dục trẻ em khi mớichập chững ảnh hưởng rất mạnh trong suốt cuộc đời sau này của chúng, điều ấy làmtôi rất kinh ngạc. Trước hết phải lo miếng ăn đầy đủ cho đứa bé đấy là những gìthuộc lãnh vực vật chất, sau đó đứa bé còn cần đến tình thương yêu và sựchămsóc của cha mẹ, thiếu tình thương và sự chăm sóc đứa bé sẽ không phát triển được.Các khảo cứu khoa học cho biết như thế. Nói chung khoa học chứng minh cho thấy tìnhthương đóng vai trò thật quan trọng. Trước đây không mấy ai để ý đến cácchuyệnấy.

Một số người có thểnghĩ rằng : "Đấy toàn là những chuyện tầm phào ! Tôi đủ sức tự xoay sở chẳngcần phải ý thức gì cả" [ý thức về tầm quan trọngcủa yêu thương trong việc giáo dục trẻ thơ]. Thế nhưng ngày nay thực tếcho thấy thái độ ấy hoàn toàn sai.

Muốn thành công phải tự tin(tr. 134)

Muốn thành công cần nhấtphải tự tin tức là phải can đảm. Tự tin nơi mình có nghĩa là đủ sức thựchiện mộtmình không cần đến sự giúp đỡ của người khác hay phải trông cậy vào người khác.Thiếu tự tin không thể thực hiện được một điều gì cụ thể. Phát huy lòng can đảmvà nghị lực rất cần thiết để biến những gì trước kia có vẻ vô cùng khó khăn vàphức tạp trở nên đơn giản và dễ dàng.

Sự thèm muốn (tr.134)

Đối tượng của thèm muốnlà sự chiếm giữ của cải của người khác. Ảo giác có thể là nguyên nhân làm phátsinh một trong ba thứ nọc độc [khái niệm tam độc tronggiáo lý Phật giáo : tham lam, sân hận và si mê, thèm muốn là nọc độc thứnhất].Ngoài ra còn có thêm năm yếu tố khác ghép vào đấy : sự bám víu cực mạnh vào củacải người khác, ham muốn được giàu có, ham muốn tước đoạt những gì thuộcsở hữucủa người khác, ham muốn vơ vét của cải người khác để làm của riêng, và sau hếtkhông muốn xảy ra những hậu quả tệ hại phát sinh từ sự thèm muốn ấy.

Sự thua thiệt và thắng lợi(tr. 134)

Một người nào đó vìganh tị hay ác cảm đối xử với ta thật tàn tệ, lăng nhục ta không tiếc lời, cóthể đi đến chỗ đánh đập ta. Thế nhưng thay vì ăn miếng trả miếng, ta chịu thuathiệt và cứ để cho người khác dành lấy thắng lợi. Tuy nhiên trong một vài trườnghợp hiếm hoi nếu giải pháp đó không mang lại kết quả, khi đó ta mới đối phó cươngquyết hơn, thế nhưng lúc nào cũng phải giữ lòng từ bi rộng mở không một thoánghận thù.

Những người bạn đích thực và giảhiệu(tr. 134)

Có nhiều cách hình dungtình bạn hữu. Lắm khi ta nghĩ rằng phải có uy quyền và tiền bạc mới có bạn bè,thật ra không đúng như vậy. Khi còn của cải ta còn bạn bè, khi sa cơ họ sẽ bỏta nhanh chóng. Những người bạn như thế không phải là những người bạn đích thực,đấy chỉ là những người bạn vì tiền bạc và quyền lực. Nếu muốn có những người bạnđích thực ta phải tạo ra một môi trường thân thiện, phát lộ một sự trìu mếnthành thực, sự hồi đáp sẽ đúng với sự mong ước của ta. Tất cả chúng ta đều cầncó bạn, yêu thương và chăm lo cho người khác sẽ mang lại bạn bè, thật làmột điềuquá ư dễ hiểu.

Chiếc áo không làm được thầy tu(tr. 135)

Nhiều người khoe mình mangđầy trí lực của người tu hành. Họ tìm đủ mọi cách để chứng minh điều đó,chẳnghạn bằng quần áo trên người, hoặc bằng cách sinh sống lập dị nào đó cáchbiệt vớixã hội. Những người như thế không đứng đắn. Trong tập sách trình bày "Cácphương pháp tập luyện tâm thức"có một câu như sau : "Hãy biến cải nội tâm của mình, cái vẻ bên ngoài rasao thì cứ để nguyên như thế".

Sự mong ước (tr.135)

Có hai thứ mong ước :

- mong ước viễn vông dựa vào ảo giác,đấy là một thứ mong ước không mảymay liên hệ đến hiện thực.

- mong ước dựa vào lý trí và sự hiểu biết về một cái gì đó có thực.

Mong ước phát sinh từ dụcvọng mang lại vô số khó khăn, mong ước dựa vào lý trí mang lại sự giải thoát vàthể dạng hiểu biết toàn năng.

Sự thèm khát dục tính(tr. 136)

Thèm khát dục tính cónghĩa là mong muốn sự thèm khát được thỏa mãn bằng cách chiếm hữu người khác. Nóichung đấy là một tác động tâm thần phát sinh từ một thứ xúc cảm nào đó. Ta tưởngtượng người đối tác thuộc quyền sở hữu của mình. Dưới tác động của thèm khát nhụcdục, tất cả đều hiện ra rất êm ái và mọi sự đều có vẻ tốt đẹp, không có một chướngngại nào cả, cũng không có gì cần phải dè dặt. Đối tượng của sự thèm khát tỏ rathật hoàn hảo, xứng đáng để ca ngợi. Khi sự thèm khát chấm dứt - vì đã được thỏamãn, hoặc thời gian làm cho nó suy giảm - ta sẽ không còn nhìn người đốitác giốngnhư trước nữa. Các thể dạng bên ngoài của đối tượng trước đây thật xứng đáng chota thèm khát vụt đổi thay, sự biến đổi đó đôi khi xảy ra rất nhanh chóng.

Một số người tự thú nhậnrất ngạc nhiên về hiện tượng ấy. Các xúc cảm lúc ban đầu tan biến rất nhanh nhườngchỗ cho sự nghi kỵ. Người này khám phá ra bản chất đích thật của người kia mà trướcđây sự thèm khát che lấp khiến họ không nhìn thấy. Đấy là nguyên nhân đưa đến cãivã và hận thù khiến vô số các cuộc hôn nhân phải tan rã.

Giảm bớt sự thèm khát (tr.136)

Dù có đạp được cả thếgian này dưới chân ta vẫn chưa vừa ý. Không bao giờ có thể thỏa mãn đượctham vọng,vì càng tìm cách thỏa mãn tham vọng, các thứ chướng ngại, khó khăn và khổ đau cànghiện ra nhiều hơn ! Chẳng những không thỏa mãn được tham vọng quá lớn màcòn gâyra thêm khổ đau. Ta hãy tưởng tượng mình là người thật giàu có, thực phẩm chứađầy trong kho, thế nhưng ta chỉ có một cái miệng và một bao tử, ta khôngthể chovào bao tử nhiều hơn sức nuốt của một người. Nếu ta cố gắng nhét vào miệng gấp đôisức nuốt của một người, ta sẽ chết ngay. Tốt hơn ngay từ đầu nên tự giớihạn vàbằng lòng với những gì mình có.

Sức mạnh của sự thư giãn(tr. 137)

Khôngnên coi thường sức mạnh của sự thư giãn. Sau khi cố gắng làm một việc gìđó ta cảmthấy mệt mỏi, kiệt sức, vậy cần phải nghỉ ngơi để tìm y sự thư giãn và hồi phụcsức lực trước khi bắt tay trở lại. Nếu không sự suy nhược thể xác sẽ ảnhhưởngđến tinh thần.

Bố thí(tr. 137)

Tốt hơn hết không nên tích lũy của cải,không nên say mê gom góp tiền bạc để làm giàu thêm. Của cải là một chướng ngại ngănchận việc phát động lòng rộng rãi tức là một trong số sáu điều hoàn thiện[còn gọi là Lục độ hayLục Ba-la-mật, hạnh thứ nhất của Lục độ là Bố thí]. Nếu ta cảm thấy thathiết với một thứ gì đó hãy nghĩ ngay đến tích cách vô nghĩa của các giátrị vậtchất và bản chất vô thường của sự hiện hữu của chính mình. Sớm hay muộn ta cũngphải xa lìa những sở hữu của ta, không nên nằm xuống với sự bần tiện, tốt hơn tránhnó bằng cách bố thí ngay từ bây giờ. Những ai quán nhận được tính cách hão huyềncủa sự gom góp và bố thí với tấm lòng thiết tha mong cầu giúp đỡ người khác, ấylà những người bố-tát.

Pháp thí(tr. 137)

Việc Pháp thí đòi hỏi người thuyếtgiảng phải tìm hiểu người nghe xem sức hấp thụ của họ đến đâu, họ có thểrút tỉađược những gì mà ta nghĩ rằng sẽ mang lại cho họ. Nếu không thì việc Pháp thí chẳngnhững không ích lợi gì mà còn có hại là đằng khác vì có thể làm cho người nghe mấthết tin tưởng nơi Đạo Pháp (Dharma).

Sự thất bại(tr. 138)

Trong cuộc sống, sự thất bại bắt nguồntừ những ý nghĩ như thế này : "Tôi thật vô tích sự, chẳng làm được trò trốnggì !" Trong trường hợp như thế phải cương quyết nói lên : "Tôi làm đượcviệc ấy", thế nhưng không được kiêu ngạo, cố tránh những thứ xúc cảm bấnloạn. Phải cố gắng mang lại cho mình một nghị lực vững chắc. Tuy nhiên muốn làmgì cũng phải có thời gian. Thất bại lắm khi chỉ vì lúc đầu quá hăng say,lăn xảvào công việc, cố gắng tối đa, thế nhưng tình trạng ấy dễ sinh ra thối chí và bỏcuộc nửa chừng.

Sự cố gắng(tr. 138)

Người ta thường ví sự cố gắng với mộtdòng sông, nước chảy liên tục và đều đặn. Nếu sức cố gắng bền bỉ và không hề nảnchí ta sẽ thành công. Sức cố gắng là dấu hiệu báo trước những hành động tích cực,giúp ta chống lại sự thối chí và chán nản khi gặp khó khăn. Ta phải giữ sức cố gắngthật kiên trì, không có gì lay chuyển được kể cả phải tái sinh vào cõi địa ngụcmột ngàn năm để thực hiện những lời nguyện của mình, dù chỉ để giúp đỡ một chúngsinh duy nhất.

Sử dụng năng lực(tr. 139)

Trong sự khắn khít giữa hai người,tình yêu và sự bám víu hòa lẫn với nhau, vì thế thật khó biết trong tìnhtrạng đómỗi người cảm nhận sự tốt đẹp như thế nào. Khi tâm thức của một người bịchi phốibởi dục vọng và dù người này không phải là một người yếu đuối đi nữa, sựbất antrong tâm thức cũng không cho phép người ấy ý thức được tính cách phù duhay vôthường của các biến cố tâm thần [cónghĩa là yêuthương, khắng khít hay oán giận... tất cả không bền vững]. Thông thường,bám víu [yêu thương] hay thùghét khi bùnglên đều làm phát sinh ra nhiều năng lực. Nhiệm vụ của ta không phải chỉ biết tránhné các cạm bẫy đang giăng ra mà quan trọng hơn là phải khai thác năng lực bao quanhcác cạm bẫy đó.

Kẻ thù(tr. 139)

Người thầy quý giá nhất của ta là kẻthù của ta. Đấy là một lời giáo huấn quan trọng của giáo lý. Điều đó có thể chứngminh bằng các kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống. Thật vậy bạn hữu cóthể giúpđỡ ta bằng trăm vạn cách, thế nhưng chỉ có kẻ thù mới đủ sức tạo ra những tháchđố đòi hỏi ta nếu muốn đương đầu phải phát triển sự can trường, sức mạnhnội tâm,phải can đảm, quyết tâm, nhẫn nhục, phát huy lòng từ bi và tha thứ, đấy là nhữngphẩm tính đạo đức thiết yếu nhất giúp ta kiến tạo bản ngã của mình, manglại hạnhphúc và sự an bình trong tâm thức.

Kẻ thù là ai?(tr. 139)

Kẻ thù là ai ? Chính mình. Đấy là vôminh của tôi, sự bám víu của tôi, dục vọng của tôi, hận thù của tôi ! Đấy là nhữngkẻ thù đích thực. Người khác là kẻ thù à ? Hãy cẩn thận ! Kẻ thù của ngày hômnay biết đâu sẽ là người bạn tốt nhất của ta vào ngày mai. Trước khi kẻ thù trởthành một người bạn, ít ra ta cũng có thể học được rất nhiều từ người ấyngaytrong lúc này.

Gián và muỗi(tr. 140)

Gián và muỗi à ! Đấy chỉ là một thứkẻ thù trong chốc lát ! Một vài con muỗi vo ve chung quanh tôi ; con thứnhất đậuvào cánh tay, tôi cứ mặc cho nó hút tí máu, vài phút sau nó hả dạ và bayđi. Sau đó các con khác kéo đến, hai,ba, bốn... Cứ như thế, sự bực bội của tôi tăng dần. Vậy phải làm thế nàobây giờ?

Người khác(tr. 140)

Từ quá khứ vô tận mỗi chúng sinh trêndòng hiện hữu đều liên hệ đến sự hiện hữu của ta trong quá khứ, sự liện hệ đó cóthể tương tợ như sự liên hệ hiện nay giữa mẹ ta và ta. Phải ý thức được sự kiệnấy. Nắm vững được sự thực ấy dần dần ta sẽ cảm nhận được tất cả chúng sinh đềulà bạn hữu của ta.

Sức mạnh của sự thửthách(tr. 140)

Tôi vẫn luôn nói lên điềunày : khôngnên quên là những giai đoạn cực khổ nhất trong sự hiện hữu là những giaiđoạnphong phú nhất trong cuộc đời của minh, cả trên hai khía cạnh hiểu biết và kinhnghiệm, vì đấy là những dịp may giúp cho ta trưởng thành trên phương diện tinhthần. Sau khi ra thoát những giai đoạn đó ta trở nên chín chắn hơn. Cuộcsống vàngson làm cho ta yếu đuối. Trong các giai đoạn nguy khốn ta bắt buộc phải pháthuy các nguồn năng lực nội tâm mà trước đây ta không ngờ tới, chúng manglạicho ta sức mạnh đối đầu với thử thách nhưng không để ta bị tràn ngập bởixúc cảmđủ loại.

Nóng giận và sựphán đoán (tr. 141)

Phải tập chịu đựng sự khổnhọc màngười khác tạo ra cho mình. Nóng giận và hận thù không đánh thức được những gìtốt đẹp trong lòng người khác mà chỉ tàn phá mọi khả năng phán đoán của mình, xúidục mình trả thù. Nếu chỉ quen ăn miếng trả miếng, khi gặp một chút khổ đau dùthật nhỏ nhoi ta cũng không đủ sức chịu đựng, các phản ứng tiêu cực của ta sẽ tiếptục tác động trong lâu dài. Khi bị người khác đánh đập, ta cảm thấy sự đau đớnphát sinh từ các vết thương và cả trong tâm thức. Nếu không nghĩ đến thân xácta không cảm nhận được đớn đau. Thế nhưng khi nóng giận nổi lên thân xáckhôngtránh khỏi sự thiệt thòi.

Đạo đức(tr. 141)

Biết giữ gìn đạo đức là một thể dạngtâm thức không tạo ra những cảnh huống có thể gây ra nguy hại cho người khác.Phát huy được quyết tâm không làm bất cứ gì thiệt hại cho người khác tứclà thànhcông trong việc giữ gìn kỷ cương đạo đức.

Sức mạnh nội tâm(tr. 141)

Sức mạnh nội tâm rất cần thiết choviệc phát huy trí tuệ. Không phát triển được sức mạnh nội tâm ta sẽ không hội đủcan đãm và mất hết sự tư tin. Thiếu những yếu tố căn bản đó ta sẽ gặp nhiều khókhăn trong cuộc sống. Nếu hội đủ nghị lực ta có thể thực hiện những gì trênnguyên tắc không thể thực hiện.

Cần phải biết giữkhoảng cách(tr. 142)

Suy nghiệm trở lại một quan điểm xưa đôi khicũng có lợi. Vừa thừa hưởng được những kinh nghiệm sẵn có, vừa mang lại cho tamột sự chỉ đạo và một khoảng cách để đắn đo. Sự hỗn loạn của bối cảnh hiện tạithường làm cho ta lạc hướng. Đối với thế giới này càng nhìn gần hơn ta càng khôngthấy gì cả. Tốt hơn mỗi ngày, trước khi đến gần hơn ta khởi sự từ những điểm thậtxa.

Hy vọng, cầu xin vàhành động(tr. 142)

Thành thực mà nói, dù vẫnthườngxuyên cầu nguyện thế nhưng tôi không hề tin vào những lời cầu nguyện đơnthuần.Hành động quan trọng hơn những lời cầu khẩn. Hy vọng chẳng ích lợi gì cả, ngoạitrừ trường hợp được kèm thêm một vài hành động cụ thể nào đó. Bất cứ mộttác độngcụ thể nào cũng được tạo ra từ hành động, nhưng không thể xuất phát từ hy vọng.

Con người(tr. 142)

Điểm khác biệt lớn nhất giữa con ngườivà muôn thú là con người biết hành động vì lợi ích chung cho một số thậtđông ngườikhác, ngay một con thú đôi khi cũng biết rối rít lo lắng cho nó và đồng loại. Điểmđặc thù của con người là biết hy sinh cho người khác. Đấy là những gì cao cảthuộc vào bản tính của con người.

Sự hào phóng(tr. 142)

Hào phóng (rộng rãi) là phẩm tính thứnhất trong sáu điều hoàn thiện(LụcBa-la-mật) đó là : bố thí, đạo đức, kiênnhẫn, cố gắng, tập trung tâm thức và trítuệ.

Chúng sinhlà cả một kho tàng (tr. 143)

Không nên có thái độ vô tình vớichúng sinh. Đấy là cả một kho tàng giúp ta thực hiện các mục đích tạm thời và tốihậu của ta. Nên hình dung mỗi chúng sinh như một đối tượng duy nhất đối với tìnhthương yêu của ta. Chúng sinh quý giá hơn chính mình, bởi vì ngay từ bước đầutrên đường tu tập ta phải cần đến họ để phát lộ lòng khát vọng thương người đưađến sự giác ngộ tối thượng.

Vô ơn(tr.143)

Ta đối xử thật tốt và giúp đỡ một ngườinào đó, đúng ra họ phải biết ơn ta thế nhưng họ lại đối xử với ta thật tàn tệ.Tất nhiên đấy là điều đáng buồn. Tuy nhiên phép tu tập về lòng vị tha bắt buộcta phải đối xử với người ấy tốt hơn nữa và biểu lộ lòng biết ơn sâu xa của ta đốivới người ấy.

Sự dũng cảm (tr. 133)

Dũng cảm là một phẩm tínhquý giá,không những cần thiết cho ngưởi tu tập mà bất cứ ai cũng nên có. Có một câu tụcngữ vô cùng thực thế như sau : "Khi nghị lực có, phương tiện có". Khókhăn làm gia tăng thêm nghị lực.

Niềm hân hoan(tr. 143)

Phải tập phát huy niềm hân hoan. Phảithực hiện phép tu tập về sáu điều hoànthiệntrong sự hân hoan. Niềm vui sướng và say mê trong lòng phải được bộclộ ra ngoài một cách thật tự nhiên giống như sự vui thích của trẻ thơ khi chơi đùa.

Hôn nhân(tr. 144)

Thúthật tôi chẳng có ý kiến gì nhiều để khuyên bảo về chuyện này. Theo thiển ý củatôi làm tình là một chuyện tốt. Thế nhưng việc cưới hỏi chớ nên vội vã, phảisuy nghĩ cẩn thận, phải tin chắc là mình đã suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết địnhchọn giải pháp cuối cùng, ít ra là cho kiếp sống hiện tại này. Được như thế hônnhân sẽ mang lại hạnh phúc. Một gia đình hạnh phúc là thêm một bước đưa ta đếngần hơn với một thế giới hạnh phúc.

Thiền định(tr. 144)

Tâm thức ta luôn bị phân tán và thuhút bởi những biến động bên ngoài. Sự phân tán đó làm giảm đi rất nhiều sức mạnhcủa tâm thức . Dòng chảy của tư duy tương tợ như một dòng sông : dòng nước trànra khắp hướng tùy thuộc vào địa thế trên mặt đất, thế nhưng khi được khơi dòng vàgom lại nó sẽ trở thành một nguồn năng lượng vô cùng mãnh liệt.

Sự tinh khiếtnguyên thủy của tâm thức(tr. 144)

Nếu ta khuấy động nước trong ao, bùnsẽ làm cho nước đục ngầu, thế nhưng bản chất của nước không hề bị ô uế. Chỉ cầnđể yên, bùn sẽ lắng xuống đáy và nước lại trở nên tinh khiết như trước. Vậy làmthế nào để trả lại cho tâm thức sự tinh khiết nguyên thủy của nó ? Làm thế nào đểloại bỏ các yếu tố làm ô nhiễm tâm thức ? Ta không thể loại bỏ các yếu tố ấy bằngcách khắc phục bối cảnh bên ngoài, cũng không thể phó mặc chúng, ta phảisử dụngcác phương thuốc do thiền định mang lại để hóa giải chúng. Nếu ta có thểtậpluyện mỗi ngày một chút, hướng vào một đối tượng nào đó bên trong tâm thức, tasẽ gặt hái được kết quả hữu ích. Sự vận hành của quá trình tạo dựng các khái niệmdiễn tiến trong tâm thức dựa vào những gì tốt đẹp hoặc xấu xa sẽ dần dầnlắngxuống. Đấy là những giây phút nghỉ ngơi giúp ta đứng ra bên ngoài các khái niệm,những giây phút đó sẽ mang lại cho ta sự thảnh thơi.

Sự kiêu ngạo(tr. 145)

Nếu biết sống một cách khiêm tốn ta sẽnhận thấy mình ngày càng mang nhiều phẩm tính hơn. Ngược lại nếu chỉ biết sống trongsự kiêu ngạo, nhất định ta sẽ ganh tị với người khác, luôn kiếm chuyện gây sự vàkhinh miệt những người chung quanh. Đấy là nguyên nhân mang lại sự bất hạnh choxã hội.

Quá khứ(tr. 145)

Khi sự bất hạnh đã xảy rarồi, tốtnhất đừng lo lắng quá độ, vì đấy chỉ là cách làm cho tình thế trầm trọngthêm.Không nên tự buộc mình vào những gì đã qua rồi, tránh không làm cho chúng trở nênnặng nề và gay gắt hơn. Nên bỏ hẳn quá khứ và những thứ phiền muộn do nógây ra,hãy tự đặt mình vào hiện tại và cảnh giác không để cho những thứ khổ đaunhưtrước đây tái diễn ngay trong phút hiện tại này và cả trong tương lai.

Dục vọng(tr. 145)

Dục vọng làm biến dạng hiện thực bằngcách phủ lên trên nó các khái niệm mang tính cách xấu xa hay tốt đẹp đã được thổiphồng thêm. Phương pháp giúp loại bỏ cách nhìn sai lầm ấy là cố tránh các phản ứngtiêu cực do nó tạo ra, bằng cách quán nhận được bản thể tối hậu của mọi hiện tượngvà khám phá ra không có bất cứ thứ gì tự nó hiện hữu một cách nội tại.

Sự tinh khiết(tr. 146)

Như tôi thường nói, khôngthể tìm thấyPhật tính bên ngoài, do đó các yếu tố cần thiết để phát lộ Phật tính cũng nằm bêntrong chúng ta. Hạt giống của sự tinh khiết và cốt tủy của như lai(ainsité - suchness)ẩn nấp rất sâu trong lòng chúng ta và đang chờ được hiển lộ trọn vẹn để trở thànhPhật tính.

Sự kính trọng(tr. 146)

Lịch sự, tế nhị, khéo léolà nhữngphẩm tính đáng quý, thế nhưng chúng vẫn là những gì bên ngoài và hời hợt. Một tâmthức cởi mở, trực tiếp và chân thật mới thật sự giúp sự giao tiếp giữa chúng tatrở nên sâu xa hơn. Những phẩm tính trong tim thật cần thiết cho sự giaotiếpgiữa con người với nhau. Ngày nay sự tương giao bị phân hóa và mất đi ítnhiềunhân tính. Thực trạng đó mang lại sự bất tôn kính con người, khiến con người trởthành chiếc bánh xe của một guồng máy khổng lồ.

Trí tuệ(tr. 146)

Thiếu sự điều khiển của trí tuệ, tấtcả sáu sự hoàn thiện là bố thí, đạo đức, nhẫn nhục, cố gắng và tập trungtâm thứcsẽ giống như một đám quân thiếu vị chỉ huy. Trí tuệ thật vô cùng quan trọng, sứcmạnh của nó cộng thêm một số khả năng khác sẽ hoàn toàn đủ sức giúp ta phá tanđược tác động của ảo giác. Trí tuệ nhận định minh bạch được bản chất đích thật củamọi hiện tượng, đấy là yếu tố tiên quyết mang lại sự giác ngộ.

Dù quyết tâm phát động lòng từ bi vàtình thương yêu chúng sinh, thế nhưng nhờ trí tuệ ta không cảm thấy pháthiện bấtcứ một tham vọng nào hay một sự bám víu nào, ta không rơi vào hai thái cực của kháiniệm triết học về sự vĩnh hằng và hư vô, [lòng từ bivà tình thương trong lòng ta là những gì rất thực không phải là hư vô, thếnhưng trí tuệ nhắc cho ta biết bản chất của chúng chỉ là tánh không chớ nên vinvào đấy, bám víu vào đấy để chờ đợi kết quả là một sự vĩnh hằng].

Những ý tưởng mặc cảm(tr. 147)

Muốn vượt lên trên các cảm tính yếmthế phải nghĩ ngay đến chư Phật trong quá khứ từng nhờ vào sức mạnh của nghị lựcđể đạt được giác ngộ. Trước khi thành Phật họ chỉ là những người bình dịnhư chúngta. Thế nhưng nhờ trì chí trong việc tu tập Đạo Pháp (Dharma) nênhọ đã đạt được mục đích tối thượng.

Chủ động các biến cốlà chìa khóa của hạnh phúc (tr. 147)

Người tu tập Phật pháp phải biết giữtâm thức thăng bằng, không để cho các ý nghĩ đối nghịch làm giao động vàtrồi sụtbất thường, đấy là những gì thật quan trọng. Người tu tập có thể cảm thấy hânhoan hay khổ nhọc, thế nhưng phải giữ cho vừa phải không được quá lố. Sựnghiêmtúc tạo ra thể dạng thăng bằng nhờ đó tim ta và tâm thức ta trở nên cường lực vàkiên quyết hơn, giúp ta ít bị chao đảo hơn trước các biến cố bên ngoài.

Trong nơi sâu thẳm của mỗi con ngườiđều có một chút trí tuệ nào đó trợ lực giúp con người đối phó với những biến cốtiêu cực bên ngoài. Dù bị các biến cố bủa vây ta cũng không bị hoang mang và lúngtúng. Vì thế dù là một thứ gì đó thật tốt đẹp hiện ra ta vẫn đủ khả năngchủ động[kiềm chế bớt tác động do nó gây ra].Chủ độngđược ảnh hưởng của các biến cố là chìa khóa mang lại hạnh phúc. Xứ Tây tạng cócó một tục ngữ như sau : "Nếu ta không kềm hãm được sự vui mừng, nước mắtsẽ trào ra". Điều đó cho thấy bản chất tương đối của những cảm nhận về sự hânhoan và cả sự đau đớn [vui mừng ta cũng khóc, đau đớnta cũng khóc, điều đó cho thấy tâm ta thức bị tác động quá đáng và dễ dàng bởinhững biến cố bên ngoài].

Nọc độc của sự sống(tr. 148)

Nếu ta không biết khai thác những gìthiết thực từ sự hiện hữu quý giá này tức thể dạng con người mà chỉ biếtphungphí nó, tình trạng đó cũng tương tợ như ta cầm một bát thuốc độc để uốngvà hoàntoàn ý thức được các hậu quả sẽ xảy ra. Ta buồn khổ vì bị mất tiền thế nhưng lạihoàn toàn không hối tiếc một mảy may nào khi lãng phí những giây phút quý báutrong cuộc sống của mình. Đấy là một sự sai lầm lớn lao.

Phẩm hạnh của sự nhẫnnhục(tr. 148)

Trong cuộc sống thường nhật thường xảyra những cảnh huống buồn phiền nhiều hơn là những phút giây hạnh phúc. Nếu ta đủkiên nhẫn, tức là sẵn sàng chấp nhận tất cả khổ đau về phần mình,dù không đủ sứcchịu đựng tất cả khổ đau thân xác đi nữa nhưng ta sẽ không đánh mất sự sáng suốttrong sự phán đoán. Chúng ta luôn phải nhớ rằng trước một tình thế mà takhôngthể làm biến đổi khác hơn được thì dù có cố gắng làm gì đi nữa cũng vô ích. Nếunó có thể biến đổi được thì lo âu làm gì, chỉ cần làm cho nó biến đổi.

Phương pháp chống lạisự sợ hãi(tr. 148)

Một trong những phương pháp chống lạisự sợ hãi sâu kín trong lòng mình là phải quán xét xem những thứ ấy là hậu quảcủa những hành động sai trái nào của mình trong quá khứ. Sau đó nên suy xét xemsự sợ hãi ấy do đâu mà ra, đấy là những nỗi khổ đau [trongtâm thức] hay chỉ là sự đau đớn [chẳng hạn nhưbệnh tật trên thân xác], hãy nhận định cẩn thận và tìm xem có giải phápnào hay không. Nếu có thì sợ sệt làm gì ? Nếu không có giải pháp nào cả,thì lạicàng không nên lo sợ vô ích. Hoặc ta cũng có thể sử dụng một phương phápkhác bằngcách tìm xem ai đang sợ. Quan sát xem bản chất của cái tôi là gì ? Cái tôi ấyđang ở đâu ? Nếu thốt lên "Đây là tôi" ? Vậy bản chất của cái tôi ấylà gì ? Biết suy nghĩ như thế sẽ giúp ta bớt đi sự sợ hãi.

Những xúc cảm bấnloạn(tr. 149)

Có một câu tục ngữ Tây tạng như sau: "Chớ bao giờ nên nghĩ rằng 'vẫn chẳngsao'vì ý nghĩ ấy rất nguy hiểm". Khi một xúc cảm bấn loạn phát sinhthì phải sử dụng ngay liều thuốc hóa giải tương xứng để chận đứng nó, đấy là điềuthật quan trọng. Thí dụ sự thèm muốn khích động ta, ta phải bắt tâm thứcsuynghĩ để tìm cách loại bỏ ngay dục vọng ấy, nếu đấy là sự giận dữ thì phải nghĩngay đến yêu thương. Nếu không thành công, hãy đi ra ngoài tản bộ một vòng rồivề, hoặc tập trung tâm thức vào hơi thở.

Sự đơn sơ (tr. 149)

Đơn sơ là một yếu tố cần thiết manglại hạnh phúc. Ít ham muốn và thấy những gì mình có là đủ, đấy là những gì vô cùngquan trọng.

Con đường trung đạo(tr. 149)

Sự chừng mực phải áp dụngcho cả miếng ăn : bao tử không thể thỏa mãn sự tham ăn của ta, ăn quá nhiều khiếnnó bị bệnh, ăn quá ít nó cũng không chịu đựng được. Phải hình dung sự quá đángtrên cả hai khía cạnh : quá bảo thủ không tốt, quá cấp tiến cũng tai hại. Hãynhìn vào con đường trung đạotrong giáolý, nên giữ một vị thế trung dung.

Sự thật(tr. 150)

Theo nguyên tắc, ta phảinói lên sự thực. Thế nhưng cũng có những trường hợp sự thật có thể mang lại tạihọa. Vì thế nếu nói lên sự thực có thể làm thương tổn người khác và không manglại một lợi ích gì, tốt hơn trong trường hợp đó nên giữ yên lặng.

Thí dụ, khoảng một trămngười thợ săn hỏi một nhà sư có thấy con thú chạy ngang đấy hay không. Thật sựnhà sư có thấy con vật chạy ngang, vậy trong trường hợp đó nhà sư phải trả lời nhưthế nào ? Với tư cách một người tu hành nhà sư không thể nói dối, thế nhưng nếunói thật các người thợ săn sẽ tìm thấy con thú và giết nó. Trong cảnh huống đótốt hơn không nên nói lên sự thật.

Sự rộng lượng hay sự tha thứ(tr. 150)

Phẩm tính căn bản nhấttrong các lời giáo huấn về đạo đức là tránh không đáp lại mọi sự công kích. Đươngnhiên từ bi và tha thứ cũng chỉ là ngữ tự. Đã là ngữ tự thì chúng chẳng có mộtsức mạnh nào cả. Thông thường hành động đầu tiên của ta là đối phó, tìm cách phảnứng lại, đôi khi đấy là một sự trả thù, từ đấy những khổ đau khác sẽ phát sinhthêm. Vì thế Phật giáo luôn khuyên nhủ : "Phải làm cho hạ xuống". Vậyta cứ thử làm một lần xem sao. Thiền định giúp phát sinh sự tha thứ và lòng rộnglượng trong ta. Phát huy được lòng rộng lượng sẽ tạo được nhiều lợi ích.Sự rộnglượng và tha thứ của ta sẽ làm tấm gương cho những người chung quanh.

Sự làm việc(tr.151)

Kiếm tiền để sinh sốnglà một sự cần thiết, thế nhưng đấy không phải là một cứu cánh.

Sự nghiêm túc (tr.151)

Khi một chiến sĩ đánh rơithanh kiếm, phản ứng của ngưởi này là nhặt lên ngay không một chút do dự. Cũngtương tợ như thế, trong lúc tu tập phát động sự cố gắng ta phải thường xuyên cảnhgiác không được rơi vào vòng ảnh hưởng của các thể dạng tâm thức tiêu cực. Sự cảnhgiác của ta có thể so sánh với sự cảnh giác của một người đặt một ly sữathật đầytrên đầu, nếu để cho sữa trào ra ngoài một giọt sẽ bị tử hình.

Quyết tâm thực hiện cho đến thành công(tr. 151)

Làm thân con người cónghĩa là gì ? Có nghĩa là trong chúng ta hàm chứa vô số khả năng. Sự quyết tâm,lòng can đảm, sự tự tin nơi mình... đấy là những yếu tố cực mạnh mang lại thànhcông. Thiếu những đức tính đó, công việc của ta dù dễ dàng cách mấy cũngthất bại.Với lòng can đảm, sự nghiêm túc và chuyên cần ta sẽ thực hiện được nhữnggì vượtkhỏi sức tưởng tượng. Vì thế người ta thường gọi đấy là cách biến những gì khôngtưởng trở thành sự thực.

Giúp đỡ người khác(tr. 151)

Giúp một người cũng làgiúp. Ta có thể trở thành người hữu dụng khi tham gia vào các lãnh vực giáo dụchay y tế chẳng hạn. Thế nhưng ta cũng có thể hành nghề trong các xí nghiệp haycơ xưởng. Có vô số phương cách giúp đỡ người khác. Làm việc vì đồng lương có thểkhông phải là cách giúp đỡ trực tiếp xã hội, thế nhưng công việc của ta cũng gópphần mang lại lợi ích cho mọi người. Vì thế cần phải làm việc với sự hăng say vàtự nhủ : "Tôi làm những việc này với mục đích giúp đỡ người khác". Đươngnhiên nếu bạn chế tạo súng ống và đạn dược thì chuyện đó lại khác. Cầm viên đạntrong tay mà luôn tâm nguyện trong đầu : "Tôi làm viên đạn này để mang lạisự tốt lành cho người khác", suy nghĩ như thế thật không còn gì để phê bìnhthêm nữa. Đạo đức giả là như thế,[câukhuyên nhủ thậtý nhị, hãy nhìn vào những lời tuyên bố của các vị nguyên thủ của các quốc gia sảnxuất và buôn bán khí giới].

Cuộc đời hối hả (tr.152)

Nên ý thức rằng bất chấpnhững gì ta thu góp được trong sự hiện hữu này, kể cả gia tài hàng tỉ, khi chếtta cũng không mang theo được một xu nào. Đấy là sự nguy hiểm của việc đầu tư trọnvẹn cuộc sống của mình vào các sinh hoạt thường nhật. Tuy nhiên không phải vì thếmà quay lưng lại với đời sống vật chất và dồn hết thì giờ chăm lo cho sựtáisinh của mình trong tương lai. Ta chỉ cần hy sinh một nửa thời gian và một nửa sinhlực của mình vào các chuyện thường tình, và sử dụng một nửa còn lại vàoviệc trau dồi nội tâm.

Đạo đức nghìn năm phục vụ cho người thế tục(tr. 152).

Tôi tin chắc rằng sựgóp sức của tất cả chúng ta có thể giúp hình thành một đường hướng tâm linh hiệnđại. Khái niệm tân tiến đó nhất định phải được hình thành như là một thứtôn giáo,trong mục đích tạo ra một bối cảnh thuận lợi để tất cả những ai có thiệnchí đềucó thể tham gia. Đấy là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ tượng trưng cho một conđường tâm linh thế tục. Để quảng bá khái niệm đó chúng ta có thể nhờ sự giúp sứccủa các nhà khoa học. Khái niệm đó giúp chúng ta tìm thấy những gì mà chúng tahằng mong ước, đấy là một nền đạo đức lâu đời. Tôi đoan chắc như thế. Đấy là nhữnggì có thể kiến tạo một thế giới tương lai tốt đẹp hơn. [Đức Đạt-lai Lạt-ma đề nghị một "tôn giáo mới" dựa trên nền tảngkhoa học và kinh nghiệm đạo đức ngàn năm, đấy là những gì kết hợp được tất cả mọingười].

Bures-Sur-Yvette,15.12.10

Hoang Phongchuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2021(Xem: 20348)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 12869)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 14202)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 14460)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
16/09/2021(Xem: 3588)
Sự bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona chủng mới (Covid-19) ban đầu được xác nhận là một loại bệnh "viêm phổi lạ" hoặc "viêm phổi không rõ nguyên nhân".
05/09/2021(Xem: 17153)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
19/08/2021(Xem: 4483)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/
19/08/2021(Xem: 3858)
Sáng ngày 7 tháng 8 năm 2021, bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia, đã cung kính đảnh lễ Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, cùng đối thoại trực tuyến với hơn một nghìn sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi chia sẻ pháp thoại các Câu chuyện "Jataka" (chuyện tiền thân của Đức Phật), được ghi lại trong Bồ tát Bản sinh Man Luận (Jatakamala), hay " Garland of Birth Stories", và được mô tả qua các bức phù điêu khắc đá được trang trí chung quanh Thánh địa Phật giáo Borobodur, Di sản Thế giới. Sự kiện này nhằm khởi động lại sách "Nusantara Dharma", đang diễn ra với sự cộng tác bởi cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.
18/08/2021(Xem: 4265)
Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp. Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài.
14/08/2021(Xem: 2433)
Sách truyền khẩu cung cấp cho chúng ta, một lượng thông tin dồi dào về các vấn đề quá khứ trong thế giới. Các bạn có thể biết nhiều về cuộc sống cuả tổ tiên huyết thống của các bạn, chỉ đơn giản trong những buổi sum họp gia đình, bằng cách nghe cha mẹ kể về ông bà tổ tiên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com