Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Lời cầu nguyện chữa bệnh của Tangtong Gylpo

13/03/201104:59(Xem: 8687)
24. Lời cầu nguyện chữa bệnh của Tangtong Gylpo

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

24. LỜI CẦU NGUYỆN CHỮA BỆNH CỦA TANGTONG GYLPO

Đại hành giả Du-già Tangtong Gylpo đã soạn một phép thực hành ngắn cótên “Lời cầu nguyện giải thoát Sakya khỏi bệnh tật”. Lời cầu nguyện nàyđược viết ra để ngăn ngừa dịch bệnh cũng như các thảm họa khác, nhưng cũng có thể dùng để chữa bệnh. Ngài Tangtong Gylpo đã viết lời cầu nguyện này vào lúc đang có nhiều vị tăng chết vì bệnh dịch xảy ra trong một tu viện Sakya ở Tây Tạng. Bệnh dịch lúc đó không thể chấm dứt, mặc dù đã có một số hành giả Kim Cang Thừa thực hành tất cả các loại puja hung nộ, ban phát thuốc men, các mật chú và các bùa hộ mạng . Quá nhiều tăng sĩ bị chết vì bệnh dịch đến nỗi có nguy cơ là tu viện sẽ không còn ai. Do đó, ngài Tangtong Gylpo soạn ra lời cầu nguyện này cho các vị tăng trì tụng, và liền sau đó bệnh dịch được ngăn chặn.

“Lời cầu nguyện giải thoát Sakya khỏi bệnh tật” kết hợp qui y với việc trì tụng OM MANI PADME HUM, mật chú Quán Thế Âm – vị Phật Bi Mẫn. Bài qui y do Đức Quán Thế Âm ban cho Paljor Sherab và rồi được chuyển đến cho Tangtong Gylpo. Ngài Tangtong Gylpo đã tạo vô lượng công đức cho chúng sinh hữu tình thông qua việc bản thân ngài thực hành lời cầu nguyện này và thông qua việc ngài để lại lời cầu nguyện này cho hậu thế.Tôi nhận khẩu truyền pháp thực hành này – được xem là rất quí báu và cólực gia trì rất mãnh liệt – từ Đức Chogye Trichen Rinpoche, một trong những vị thầy chính của Đức Sakya Trizin, người đứng đầu của dòng phái Sakya ở Tây Tạng.

Ngài Tangtong Gylpo cũng viết lời cầu nguyện chấm dứt chiến tranh, mang đến những vụ mùa bội thu, và Ngài còn viết lời cầu nguyện khác đặc biệt để chấm dứt nạn đói. Khi ở xứ Tsang thuộc miền Trung Tây Tạng đang bị hạn hán và đói kém, ngài Tangtong Gylpo đã soạn “Lời khẩn cầu giảm bớt những lo sợ về nạn đói” để chấm dứt nạn đói. Ngài đổ đầy lúa vào một cáitô và dâng cúng cho tượng Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đặt trong đền thờ chính ở Lhasa, tượng này được chính Đức Phật làm phép chú nguyện gia trì. Và ngài Tangtong Gylpo trì tụng lời cầu nguyện, khẩn xin Đức Phật chấm dứt nạn đói. Vào lúc đó, một số người ở xứ Tsang trông thấy Đức Phật Bi Mẫn từ trên bầu trời rải xuống cơn mưa những hạt lúa. Thời tiết tức thì thay đổi. Mưa kéo đến, mùa màng phát triển và dân chúng vùng Tsang thu được nhiều lúa.

Có một lần khi tôi đang ở Trung tâm Phật giáo Jamyang, một Trung tâm củaFPMT ở Luân Đôn, tôi có đề xuất dâng một tô lớn chứa đầy tiền cho tượngPhật linh hiển ở Lhasa vừa nói trên để cầu nguyện giải cứu sự suy thoáikinh tế ở Luân Đôn, vì lúc bấy giờ có nhiều người thất nghiệp đang sốngvô gia cư trên đường phố. Dĩ nhiên sẽ có hiệu quả đặc biệt nếu tô đầy tiền đó được một vị Bồ Tát dâng cúng. Một giải pháp khác để giải quyết sự suy thoái là khuyên bảo nhiều người thọ trì Tám Giới Đại Thừa.

LỜI CẦU NGUYỆN GIẢI THOÁT SAKYA KHỎI BỆNH TẬT

Tất cả chúng sinh hữu tình nhiều như không gian, đều cung kính qui y nương tựa Đức Phật-Bổn Sư. Chúng con xin qui y Phật, Pháp và Tăng đoàn.

Lời tụng “Qui y nương tựa” này được Đức Quán Thế Âm ban cho Ka-nga-pa Pljor Sherab và rồi Ngài Pljor Sherab ban cho Đại sư Tangtong Gylpo. Sauđó, lời tụng qui y này đã làm lợi lạc cho vô số chúng sinh hữu tình.

Chúng con xin qui y nương tựa vào Tăng đoàn các đạo sư, chư vị Bổn tôn thiền định, và chư vị Không hành nữ (dakinis). Chúng con xin qui y vào Pháp thân, bản tánh sáng suốt trống không của tâm chúng ta.

Hãy trì tụng các đoạn trên càng nhiều lần càng tốt. Sau đó, hãy trì tụngmật chú “OM MANI PADME HUM” hàng trăm lần, và cuối cùng hãy đọc:

Cầu mong sao tất cả bệnh tật gây phiền não tâm của chúng sinh hữu tình, các bệnh tật đó là quả của nghiệp chướng và các duyên–các điều kiện tạm thời–như ma quỉ ám hại, bệnh tật và các đại không xảy ra trong các cõi của thế giới này.

Cầu mong sao bất kỳ khổ đau nào phát sinh từ các bệnh tật nghiêm trọng đe dọa tính mạng – mà nó làm cho thân xa lìa khỏi tâm chỉ trong chớp mắt, giống như người đồ tể dắt một con vật tới lò sát sinh – xin đừng xảy ra trong các cõi của thế giới này.

Cầu mong sao tất cả chúng sinh hiện tiền sẽ không bị hãm hại bởi các bệnh cấp tính, bệnh mạn tính và bệnh truyền nhiễm kinh khiếp mà chúng sinh chỉ cần nghe đến tên gọi đã hoảng sợ như thể bị đặt vào trong miệngcủa Dạ-ma, vị Thần Chết.

Cầu mong sao tất cả chúng sinh hiện tiền sẽ không bị hãm hại bởi 80.000 các tác nhân gây hại, 360 sinh linh ác độc bất ngờ hãm hại, 424 loại bệnh, và vân vân...

Cầu mong sao bất kỳ khổ đau nào phát sinh do rối loạn của bốn đại tước mất mọi niềm vui của thân và tâm đều hoàn toàn được dẹp bỏ, cầu mong saothân và tâm có được năng lực và sự tỏa sáng, và được ban cho sự trường thọ, sức khỏe và hạnh phúc.

Nhờ vào tâm bi mẫn của các vị Đạo sư và Tam Bảo, nhờ vào năng lực của chư vị Không hành nữ, chư vị Hộ Pháp, chư vị Bảo Hộ, và nhờ vào sức mạnhcủa sự không thể sai lệch của nghiệp quả, cầu mong sao các lời khẩn cầuvà hồi hướng này được viên mãn ngay tức thì.

PHỤ CHÚ:

Đã có lần nạn dịch lan tràn ở đại tu viện truyền thống Sakya Vinh quang (Glorious Sakya). Các đạo sư Kim Cang Thừa đã thực hành mọi cách – các hình nộm, các torma, thuốc men, mật chú, các bùa hộ mạng, vân vân – nhưng đều vô hiệu, và tu viện có nguy cơ bị hủy diệt. Vào lúc đó, Đại sưTangtong Gylpo đã thực hiện sự qui y “Không Gian”, trì tụng một số biến(xâu chuỗi) và dạy rằng bài cầu nguyện này có tên là “Thành Tựu”, trongthời gian đó, toàn bộ nạn dịch lập tức chấm dứt nhờ vào việc làm này của Ngài. Do dó, người ta tin chắc đây là ngữ kim cương, chiếu tỏa sáng những khối mây phước báu mang tên “Lời cầu nguyện giải thoát Sakya khỏi bệnh tật”.

Sarvamangalam


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5694)
Đức Đạt-La Lạt-Ma đã đến Hamburg, Đức trong mười ngày từ 19 đến 28-7-2007. Ngài đến Hamburg lần nầy là lần thứ tư, chính thức như một quốc khách, và cũng là lần thăm viếng lâu nhất. Ba lần ghé thăm trước, 1982, 1991, 1998 với tính cách cá nhân.
09/04/2013(Xem: 5273)
Theo luật Phật chế và y cứ vào kinh điển, người xuất gia được phép nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Kinh Tiểu Bộ, tập 9, ghi lại câu chuyện hết sức cảm động về hạnh hiếu của người xuất gia (chuyện Hiếu tử Sama, . . .
09/04/2013(Xem: 5662)
Sự hòa thuận trong gia đình rất quan trọng. Gia đình xào xáo, tan vỡ gây khổ đau cho cha mẹ cũng như con cái. Nếu những cặp uyên ương tiến tới hôn nhân với ý nghĩ là hôn nhân sẽ mang đến cho họ lạc thú hay niềm vui thì họ sẽ thất vọng, rồi đi đến tan vỡ.
09/04/2013(Xem: 4634)
Lời người dịch: Nhận được tờ báo lá cải Bidzeitung, thấy có đăng bản tiếng Đức của Albert Link về “Những lời khuyên của ngài Tenzin Gyatso”, bài đăng bên cạnh những bức hình hở hang của các cô gái trẻ đẹp đã không làm tôi khó chịu, ngạc nhiên mà lại làm tăng thêm niềm cảm phục lâu nay tôi đã từng dành cho Ngài.
09/04/2013(Xem: 5165)
Giáo dục là phương pháp truyền đạt và phát triển văn minh của nhân loại. Như chủ tịch tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học của Liên hiệp quốc J. Delors nói: “Giáo dục là cơ sở trưởng thành của cộng đồng nhân loại, phương hướng giáo dục đúng đắn, . . .
09/04/2013(Xem: 5005)
“Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử” là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác.
09/04/2013(Xem: 10662)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Cùng tất cả trại sinh ngày Hạnh quý mến, Trong Lục Độ Tập Kinh, có dạy: “Thà mất nước không thà mất hạnh”. Thà mất nước, là thà mất biên cương, lãnh thổ, chứ không thà mất hạnh. Mất hạnh là mất văn hoá, mất nếp sống đạo đức, mất thuần phong mỹ tục, mất nhân tính, mất đi lý tưởng sống. Mất nước là mất biên cương, mất lãnh thổ, mất chủ quyền quốc gia, mà còn Hạnh, nghĩa là còn nền đạo đức của một dân tộc, còn nền văn hoá của một dân tộc, còn thuần phong mỹ tục của một dân tộc, và còn lý tưởng sống của một dân tộc, thì việc mất chủ quyền về chính trị, mất biên cương, mất lãnh thổ của dân tộc, sớm muộn gì cũng có thể phục hồi lại được, nhưng một dân tộc không mất biên cương, lãnh thổ mà mất Hạnh thì vĩnh viễn mất nước. Cũng vậy, người phật tử chúng ta, dù mất sinh mạng, nhưng không mất lý tưởng, thì chúng ta vẫn còn là một con người nguyên vẹn trong lý tưởng giác ngộ.
09/04/2013(Xem: 13017)
Trong cuốn sách này, rất nhiều những lời đối thoại với đức Đạt Lai Lạt Ma được kết tập lại. Những lần gặp gỡ riêng với Ngài tại Arizona và Ấn Độ được dùng làm cơ sở cho cuốn sách này với một mục đích rõ rệt là đưa ra những quan điểm của Ngài về một cuộc sống hạnh phúc hơn.
09/04/2013(Xem: 6282)
Trong mối tương quan liên hệ giữa con người, sự tương quan giữa vợ chồng là quan trọng nhất. Cho nên hôn nhân là một biến cố hết sức quan trọng cho đời sống của một con người.
09/04/2013(Xem: 6123)
Đoàn đi lúc 6:50g tối và trở về chùa Phước Hậu là gần 10g đêm. Cảm ơn Minh Bình đã phát tâm đưa rước thay cho Thức. Vì Minh Bình nói nếu Minh Bình đi thì chì có 2 vòng trong khi nếu để Thức (cha của Viên Bảo Mỹ) đến rước thì sẽ mất bốn vòng đến . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]