Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Thay lời kết

22/02/201112:05(Xem: 4889)
15. Thay lời kết

GIỌT MỒ HÔI THANH THẢN
Nguyên Minh

Thay lời kết

Thật không dễ dàng chút nào khi phải đề cập đến một chủ đề quá rộng và phức tạp như sự thanh thản trong công việc. Trong số những người mà tôi đã tiếp xúc và trao đổi, không ít người đã bày tỏ sự hoài nghi ngay khi nghe nói đến một chủ đề như vậy: “Thanh thản ư? Nếu anh muốn có được sự thanh thản thì tốt nhất là đừng đến sở làm!”

Quả thật là công việc luôn tiêu tốn của chúng ta rất nhiều năng lượng, cả tinh thần lẫn vật chất. Và phần lớn mọi người thường chấp nhận sự mệt nhọc luôn đi kèm với những tâm trạng tiêu cực, những trạng thái buồn phiền hay bực dọc. Cách giải quyết vấn đề đối với hầu hết chúng ta là đợi cho đến khi sự mệt nhọc qua đi và lấy lại tâm trạng bình thường sau một thời gian ngơi nghỉ. Thật không may là vào những khi công việc nhiều căng thẳng, sự mệt mỏi vì công việc của chúng ta có thể kéo dài rất lâu, và thậm chí chúng có thể xuất hiện gần như mỗi ngày!

Sự thật là chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua những ảnh hưởng tiêu cực do công việc căng thẳng mang lại. Bản thân người viết vì không có đủ may mắn để duy trì một công việc duy nhất nên cũng đã từng phải trải qua nhiều môi trường làm việc khác nhau, từng nếm trải những sự mệt nhọc về thể xác cũng như về trí não. Chính từ trong những môi trường làm việc khác nhau đó mà những gì trình bày trong sách này đã được hình thành.

Người viết không nghĩ rằng những ý tưởng được đưa ra ở đây sẽ hoàn toàn phù hợp với suy nghĩ của tất cả bạn đọc, nhưng sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn bao giờ cũng là điều cần thiết đối với bất cứ ai trong chúng ta. Vì thế, tập sách này được viết ra như một sự ghi nhận những kinh nghiệm và nhận thức cá nhân, nhằm chia sẻ với bạn đọc những gì mà người viết tin là có lợi cho đời sống. Qua đây, người viết hy vọng là có thể mang lại ít nhiều lợi ích cho những ai đã và đang cảm thấy quá nhọc nhằn trong công việc. Người viết xin chân thành đón nhận mọi sự trao đổi, góp ý từ quý độc giả gần xa về chủ đề hết sức thiết thực này.






[1] Hạnh phúc là điều có thật – Nguyên Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2004.

[2] Trong phần này cũng như trong một số những đoạn sau, chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của Conference Board, một tổ chức xã hội phi lợi nhuận, đồng thời có tham khảo thêm một số nguồn thông tin khác có liên quan.

[3] Vi phú bất nhân hĩ, vi nhân bất phú hĩ. – Người giàu có thì không nhân đức, người nhân đức thì không giàu có. – Mạnh Tử

[4] Hạnh phúc là điều có thật – Nguyên Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2004.

[5] Hội nghị Bình Than được triều đình nhà Trần triệu tập vào tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1282) để bàn việc đối phó với nguy cơ xâm lược của quân Mông Cổ. Đối tượng dự hội nghị là tất cả các vương hầu và tướng lãnh triều đình. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản khi ấy được theo hầu vua đến Bình Than nhưng không được phép tham dự hội nghị vì còn quá ít tuổi. Quốc Toản là người yêu nước nên rất tức giận vì không được dự hội nghị, đến nỗi trong tay đang cầm quả cam bóp nát lúc nào không hay. (Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, phần Bản Kỷ, quyển V, các tờ 42a, 42b và 43a)

[6] Để biết thêm về thiền học, quý độc giả có thể tìm đọc Sống thiền – Nguyên Minh, NXB Văn nghệ TP HCM, 2004.

[7] Chánh mạng (正命) là mạng sống chân chánh, hay nói dễ hiểu hơn là duy trì, nuôi sống thân mạng của chúng ta một cách chân chánh. Vì vậy, cũng thường được hiểu là nghề nghiệp chân chánh, bởi vì chính nghề nghiệp là phương tiện tất yếu mà chúng ta dùng để nuôi sống bản thân và gia đnh. Chánh mạng là một phần trong Bát chánh đạo. Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về Bát chánh đạo trong sách Vì sao tôi khổ – Nguyên Minh, NXB Tôn giáo, 2006.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2010(Xem: 3897)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3013)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 2910)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 5724)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 6728)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 6886)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 8089)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 7113)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 3424)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 50573)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567