Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Mục đích của công việc

22/02/201112:05(Xem: 7602)
1. Mục đích của công việc

GIỌT MỒ HÔI THANH THẢN
Nguyên Minh

Mục đích của công việc

Tất cả chúng ta đều phải làm việc. Tuy nhiên, mỗi người có thể nghĩ về mục đích của công việc theo một cách khác nhau, và điều này tùy thuộc vào loại công việc đang làm cũng như vai trò, vị trí ta đang nắm giữ trong xã hội. Nhưng yếu tố quan trọng hơn hết chính là nhận thức của bản thân chúng ta về ý nghĩa của công việc mình đang làm. Bởi vì, chỉ cần ta nhận thức khác đi về ý nghĩa của công việc đang làm, thì ngay lập tức ta sẽ thấy mục đích của công việc ấy cũng thay đổi khác đi.

Một người làm công có thể chỉ xem công việc của mình chỉ là một phương tiện để kiếm sống. Bao lâu mà người chủ thuê còn chấp nhận trả lương cho anh ta theo mức bình thường thì anh ta sẽ tiếp tục công việc của mình mà không cần quan tâm suy nghĩ đến những ý nghĩa khác của công việc đó. Xuất phát từ nhận thức này, mọi quan hệ của anh ta với công việc, với người chủ thuê, với bạn đồng nghiệp... sẽ chỉ là xuất phát từ nhu cầu tiền bạc. Và ý nghĩa công việc làm của anh ta không gì khác hơn là một phương tiện để kiếm tiền.

Nhưng nếu có một hôm người ấy chợt nhận ra và thay đổi nhận thức về công việc. Anh ta có thể sẽ thấy là cách nghĩ trước đây của mình thật hẹp hòi và không đúng với sự thực. Bởi vì trong thực tế thì công việc mà anh ta đang làm không chỉ mang lại tiền lương mỗi tháng, nó còn mang lại nhiều ý nghĩa khác nữa cho cuộc sống này.

Trước hết, bất cứ công việc nào cũng mang ý nghĩa phục vụ cho người khác, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp. Bởi vì chính qua việc phục vụ những người khác mà công việc mới có thể mang lại cho chúng ta tiền bạc, lợi nhuận. Như đã nói, trong mối quan hệ hai chiều giữa chúng ta và xã hội thì chính công việc là phần đóng góp của chúng ta, và tiền lương là một trong những biểu hiện cụ thể của những gì ta nhận được từ xã hội.

Khi chúng ta làm công việc sản xuất hay dịch vụ, ý nghĩa phục vụ người khác rất dễ dàng nhận biết, bởi vì luôn có những khách hàng sử dụng sản phẩm của chúng ta hoặc được chúng ta trực tiếp phục vụ. Tuy nhiên, hết thảy mọi công việc khác cũng đều không ngoài ý nghĩa phục vụ người khác. Một nhà thơ, một nhạc sĩ, hay những người làm nghệ thuật nói chung, thường không trực tiếp phục vụ cho bất cứ ai, nhưng có rất nhiều người nhận được lợi ích từ việc làm của họ. Bởi vì một bài thơ hay, một khúc nhạc êm ái, một bức tranh đẹp... tất cả đều là những nhu cầu tinh thần thiết yếu của chúng ta trong cuộc sống. Ngay cả những vị tu sĩ có vẻ như không trực tiếp làm ra gì cả, nhưng thực tế lại là những chỗ dựa tinh thần vững chắc, những tấm gương đạo đức tốt đẹp giúp tạo ra một sự quân bình cần thiết cho xã hội bon chen này. Vì thế, họ lại chính là những người phục vụ người khác nhiều nhất, và bao giờ cũng nhiều hơn những gì họ nhận được từ xã hội...

Nhận thức về ý nghĩa phục vụ người khác sẽ cho chúng ta có một cái nhìn đúng hơn về công việc mình đang làm. Một công nhân ngồi may từng chiếc áo nên nghĩ đến những người sẽ mặc chiếc áo của mình may; một người phu quét đường nên nghĩ đến niềm vui và sự thoải mái của những người được đi trên con đường sạch đẹp, cho đến người công nhân lắp máy cũng nên nghĩ đến những người sẽ được ngồi trên chiếc xe do mình lắp ráp... Cho dù bạn đang làm bất cứ loại công việc nào, tôi đoan chắc là luôn có những người khác nhận được sự phục vụ của bạn, và do đó sẽ luôn có những người khác sẽ được thoải mái hơn, vui vẻ hơn nếu bạn cố gắng làm tốt hơn công việc của mình.

Ý nghĩa phục vụ người khác không chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa chúng ta với những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ... Ý nghĩa phục vụ còn tồn tại cả trong quan hệ giữa người làm công với người chủ thuê, giữa những nhân viên với người lãnh đạo của mình trong công việc... cho dù chúng ta thường ít khi quan tâm đến khía cạnh này.

Trong mối quan hệ bề mặt, người chủ thuê trả tiền lương để những người làm công thực hiện công việc cho họ. Vì thế, chúng ta thường nghĩ là người làm công đang phục vụ cho người chủ thuê. Tuy nhiên, nếu xét kỹ chúng ta sẽ thấy rằng cách hiểu như thế chỉ là một chiều, và do đó là chưa đầy đủ. Hãy thử đặt câu hỏi: Làm thế nào mà người chủ thuê có tiền để chi trả cho những người làm công? Rõ ràng là, để làm được điều đó, anh ta luôn phải chịu trách nhiệm về hiệu quả của công việc, về phần lợi nhuận đủ để chi trả cho tất cả những người làm công. Một người làm công chỉ cần làm xong việc là có thể tin chắc mình sẽ nhận được tiền lương, nhưng với người chủ thuê thì điều đó có vẻ không được chắc chắn như vậy. Nếu sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc phải bán với giá thấp dẫn đến thua lỗ, anh ta buộc sẽ phải bỏ tiền túi ra để bù vào khoản tiền lương cố định của những người làm công.

Như vậy, xét trong ý nghĩa này thì người chủ thuê chính là đang phục vụ những người làm công qua việc chịu trách nhiệm mang về khoản tiền lương cho từng người tương xứng với phần công việc mà họ đã làm. Chỉ khi nào anh ta làm tốt công việc phục vụ đó thì những người làm công mới có thể yên tâm không sợ bị mất việc vì sự phá sản của anh ta. Nếu thấy được ý nghĩa này, những người làm công sẽ dễ dàng hơn trong việc cảm thông với những khó khăn của người chủ thuê; và ngược lại, người chủ thuê sẽ thấy rõ hơn phần trách nhiệm lớn lao của mình, không chỉ là mối quan hệ tiền lương và công việc, mà còn có ý nghĩa phục vụ đời sống của những người làm công cùng với gia đình của họ.

Tương tự như vậy, những nhân viên trong một tổ chức khi phục tùng mệnh lệnh của người lãnh đạo không chỉ là đang phục vụ cho người ấy, mà sự thật là người lãnh đạo cũng đang phục vụ những nhân viên của mình qua việc điều hành tốt công việc của tổ chức để có thể mang lại hiệu quả cao và đưa cả tập thể đó vươn lên.

Nếu tất cả chúng ta đều nhận thức được ý nghĩa phục vụ người khác qua công việc của mình, thì điều tất nhiên là mục đích của công việc mà ta đang làm sẽ được mở rộng hơn, nâng cao hơn đúng với những giá trị thật có của nó.

Ý nghĩa thứ hai của công việc chính là sự nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau. Trong ý nghĩa này, bạn sẽ nhận ra rằng tất cả chúng ta đều nương tựa vào nhau để có thể tồn tại, đều giúp đỡ lẫn nhau trong việc hoàn thành công việc của mỗi người. Không có sự nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau thì không ai có thể làm được bất cứ việc gì có ích trong xã hội này.

Những người làm thuê nương tựa vào người chủ thuê để có được công việc và tiền lương, nhưng đồng thời người chủ thuê cũng nương tựa vào những người làm thuê để có được phần lợi nhuận của mình. Những người làm thuê giúp đỡ người chủ thuê thực hiện công việc để thu về lợi nhuận, nhưng đồng thời người chủ thuê cũng giúp đỡ họ có được một công việc ổn định và thu nhập thỏa đáng để nuôi sống bản thân và gia đình. Trong mối quan hệ hai chiều này, cả hai bên đều cần đến sự giúp đỡ của bên kia, đều nương tựa vào bên kia để có thể sống được.

Ngay cả trong mối quan hệ giữa những người cùng làm việc, chúng ta cũng có thể thấy được tính chất nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau. Bạn không thể thực hiện công việc một cách có hiệu quả nếu như những người đồng nghiệp luôn gây khó khăn, cản trở hoặc không làm tốt những phần việc của họ. Vì thế, khi bạn làm tốt công việc của mình thì có nghĩa là bạn cũng đồng thời giúp đỡ các bạn đồng nghiệp dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc của họ. Và khi bạn có thể thực hiện tốt công việc của mình thì điều đó cũng có nghĩa là bạn đã nhận được một sự giúp đỡ nhất định từ những người đồng nghiệp.

Khi nhận thức được ý nghĩa nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, mối quan hệ giữa những người đồng nghiệp, cũng như giữa người chủ thuê với những người làm công, tất cả đều sẽ được mở rộng hơn và trở nên tốt đẹp hơn đúng với những giá trị thật có. Mọi người sẽ có sự tôn trọng lẫn nhau và luôn biết ơn về những gì mà người khác đã làm cho mình. Nhờ đó, môi trường làm việc của chúng ta chắc chắn sẽ trở nên hài hòa tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, và do đó bản thân mỗi người cũng sẽ thanh thản hơn. Và chúng ta sẽ thấy rằng mục đích của công việc mình đang làm không chỉ đơn thuần là để có được tiền lương, mà thật ra còn là một phần quan trọng trong cuộc sống, góp phần tạo nên những giá trị đích thực cho cuộc sống mỗi người.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2023(Xem: 12614)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 14519)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
12/04/2023(Xem: 5995)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
18/03/2023(Xem: 9653)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 8723)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9932)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 8218)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 22512)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 23050)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19821)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]