- 1. Vèo trông lá rụng ngoài sân...
- 2. Thoát cũi sổ lồng
- 3. Những khuynh hướng thiện ác
- 4. Suối nguồn yêu thương
- 5. Trở lực của lòng thương yêu
- 6. Thương yêu và rộng mở tâm hồn
- 7. Nền tảng của mọi điều lành
- 8. Thương yêu và hiểu biết
- 9. Hiện thân của lòng thương yêu
- 10. Hát lên lời thương yêu
- 11. Thương người như thể thương thân
- 12. Lòng thương yêu chân thật
HÁT LÊN LỜI THƯƠNG YÊU
Nguyên Minh
Như đã nói, thương yêu vốn là một bản năng tự nhiên của mỗi người. Vì là một bản năng nên sự sinh khởi của nó là hoàn toàn tự nhiên. Người mẹ thương con là tự nhiên. Chúng ta xúc cảm trước nỗi đau của người khác cũng là tự nhiên. Anh chị em thương yêu nhau cũng là tự nhiên...
Tuy vậy, sự nuôi dưỡng và phát triển bản năng thương yêu của chúng ta lại không phải là tự nhiên. Nó đòi hỏi những điều kiện thuận lợi trong môi trường sống, cũng như sự cố gắng học tập và rèn luyện của mỗi cá nhân. Không có những yếu tố này, bản năng thương yêu của chúng ta sẽ dần dần trở nên khô cằn, tàn lụi, thay vì là phát triển thành một lòng thương yêu chân thật luôn rộng mở. Chính vì vậy mà trong thực tế chúng ta vẫn thường thấy có những bậc cha mẹ ứng xử thiếu tình thương yêu đối với con cái, có những con người lạnh lùng chai đá trước nỗi đau của người khác, và có cả những trường hợp huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt... Những người ấy không hề thiếu đi bản năng thương yêu, nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra cho họ chính là sự khô cằn, tàn lụi của bản năng thương yêu trong lòng họ. Và điều đó sở dĩ xảy ra chính là do không có đủ những yếu tố thích hợp cho sự phát triển của lòng thương yêu.
Sự hiểu biết cũng là một yếu tố giúp phát triển lòng thương yêu. Một cô gái trẻ khi lấy chồng có thể chưa biết gì nhiều về việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Nhưng một khi đã thực sự làm mẹ, cô nhất thiết phải cần đến những hiểu biết đó. Lòng thương yêu đối với đứa con bé bỏng vừa ra đời là một điều tự nhiên nảy sinh trong lòng mẹ, nhưng để có có thể chăm sóc tốt đứa con ấy lại phải cần thêm sự cố gắng học hỏi và rèn luyện. Không có sự học hỏi và rèn luyện, một người mẹ đôi khi có thể vô tình làm thương tổn con mình trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
Lòng thương yêu chân thật có thể làm nảy sinh sự hiểu biết. Hay nói một cách chính xác hơn là nó thôi thúc chúng ta đạt đến sự hiểu biết. Một người mẹ vì thương con mà có thể học hỏi rất nhiều điều trước đây đối với cô vô cùng xa lạ, khó hiểu. Những người bạn thương yêu nhau thật lòng có thể hiểu được những điều sâu kín trong lòng nhau, những điều mà người khác không thể nào có khả năng hiểu được...
Ngược lại, sự hiểu biết giúp nuôi dưỡng lòng thương yêu. Không có được sự hiểu biết, lòng thương yêu sẽ không thể phát triển một cách lành mạnh. Đôi khi người ta có thể trở nên mù quáng và làm những việc không nên làm chỉ vì thiếu hiểu biết. Vì thế, khi thương yêu mà thiếu sự hiểu biết chúng ta sẽ có thể gây ra những thương tổn đáng tiếc cho chính những người mà ta thương yêu.
Mặt khác, tri thức và kinh nghiệm giúp chúng ta hoàn thiện đời sống, nhưng đồng thời chúng cũng tạo ra những định kiến nhất định trói buộc chúng ta. Càng có nhiều định kiến thì chúng ta càng mất đi sự sáng suốt và khả năng phán đoán độc lập, do đó mà mọi tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta luôn chịu sự chi phối của những định kiến ấy. Chỉ khi nào nhận ra được điều này thì chúng ta mới có thể tự giải phóng bản thân mình khỏi những định kiến chất chồng do tri thức và kinh nghiệm tạo ra.
Để nuôi dưỡng và phát triển lòng thương yêu, chúng ta nhất thiết phải vượt qua được những định kiến. Khi một người bạn đồng nghiệp tâm sự với ta về hoàn cảnh bi đát mà gia đình anh ta đang gánh chịu, nếu chúng ta chỉ dựa vào kinh nghiệm của những lần bị lừa dối trước đây để đánh giá những điều anh ta kể lể, ta sẽ không thể động lòng thương cảm, và do đó không thể có bất cứ sự chia sẻ an ủi nào. Thật ra, trước đó anh ta có thể đã từng nói dối, nhưng không thể vì điều đó mà phủ nhận việc hiện nay anh ta đang nói thật. Do định kiến từ những kinh nghiệm trước đây, chúng ta tự cho là có thể “hiểu” được anh ta, nhưng sự thật là ta đã nhầm lẫn.
Nếu hai anh em gây gổ, tranh chấp nhau và cần đến sự giải hòa của người mẹ, người mẹ ấy cũng nhất thiết không được để cho những định kiến về mỗi đứa con chi phối nhận thức của mình trong hiện tại. Nếu không, bà sẽ không thể làm tốt việc giải hòa, bởi khi ấy những đứa con bà sẽ không cảm nhận được một sự thương yêu chân thật có thể cảm hóa chúng.
Vì thế, lòng thương yêu chân thật luôn vượt thoát mọi định kiến để đạt đến sự bình đẳng hoàn toàn đối với mọi đối tượng. Nếu sự thương yêu của chúng ta xuất phát từ những định kiến tốt, xấu, hay, dở... về từng đối tượng khác nhau, chắc chắn đó chưa phải là lòng thương yêu chân thật. Ngược lại, nếu có được lòng thương yêu chân thật, chúng ta sẽ có thể phá vỡ tất cả được những định kiến sai lầm đã hình thành từ trước để thật lòng thương yêu một cách bình đẳng.
Khi nhìn một con thú lớn rượt đuổi bắt mồi, chúng ta thường động lòng thương cảm và mong sao cho con mồi bé nhỏ kia chạy thoát. Thậm chí nếu được ta còn có thể sẵn sàng can thiệp để cứu thoát con mồi đó. Nhưng trong trường hợp này, nếu xét kỹ chúng ta sẽ thấy là mình đã chịu sự chi phối của những định kiến sẵn có mà không phải xuất phát từ lòng thương yêu chân thật. Thật ra thì cả hai con thú đều đáng thương như nhau, và trong cuộc đấu tranh sinh tồn của chúng, thành công của bên này luôn là thất bại của bên kia. Khi một con thú chỉ có thể sống được bằng việc săn mồi thì việc chúng ta xem con thú ấy là “độc ác” chỉ là do định kiến. Bởi cuộc sống của nó sẽ ra sao nếu hoàn toàn không săn được mồi?
Thông thường thì cách nhìn của chúng ta đối với những người phạm tội trong xã hội cũng chịu sự chi phối của định kiến. Chỉ khi nào những định kiến ấy bị phá vỡ, ta mới có thể thật lòng thương yêu, tha thứ để dẫn dắt họ trở lại với con đường lương thiện. Đây cũng chính là cách ứng xử mà mọi xã hội tốt đẹp đều khuyến khích. Mọi tội lỗi chỉ có thể dùng sự khoan hồng để cảm hóa chứ không thể lấy sự trừng phạt để tiêu diệt. Bởi vì, xét cho cùng thì những nguồn gốc của tội lỗi như tham lam, sân hận... vốn luôn sẵn có trong mỗi con người, nên chúng ta không thể nào “diệt sạch” chúng được.
Vì thế, khi có lòng thương yêu chân thật, chúng ta cũng sẽ có được sự sáng suốt cần thiết để hiểu biết và cảm thông. Sự hiểu biết và cảm thông ấy có được chính là nhờ lòng thương yêu đã giúp ta phá bỏ được mọi định kiến sai lầm đã hình thành từ trước. Khi không còn định kiến thì sự thương yêu của chúng ta mới có thể rộng mở và bình đẳng đối với mọi đối tượng.
Điều này giải thích vì sao lòng thương yêu chân thật luôn có khả năng cảm hóa mạnh mẽ. Đó là vì tính chất bình đẳng không định kiến bao giờ cũng dẫn đến những cách hành xử công bằng và sáng suốt. Và bất cứ ai trong chúng ta khi đã cảm nhận được sự chân thật, công bằng và sáng suốt thì không thể nào không tin phục và nghe theo. Vì thế, khi những lời khuyên can của bạn xuất phát từ lòng thương yêu chân thật, chắc chắn chúng sẽ có nhiều khả năng thuyết phục được người nghe.
Nguyên Minh
Thương yêu và hiểu biết
Nhiều người cho rằng chỉ khi có sự hiểu biết thì người ta mới có thể thương yêu. Thật ra, mối quan hệ giữa lòng thương yêu và sự hiểu biết là có thật, nhưng có lẽ nên hiểu theo hướng ngược lại.Như đã nói, thương yêu vốn là một bản năng tự nhiên của mỗi người. Vì là một bản năng nên sự sinh khởi của nó là hoàn toàn tự nhiên. Người mẹ thương con là tự nhiên. Chúng ta xúc cảm trước nỗi đau của người khác cũng là tự nhiên. Anh chị em thương yêu nhau cũng là tự nhiên...
Tuy vậy, sự nuôi dưỡng và phát triển bản năng thương yêu của chúng ta lại không phải là tự nhiên. Nó đòi hỏi những điều kiện thuận lợi trong môi trường sống, cũng như sự cố gắng học tập và rèn luyện của mỗi cá nhân. Không có những yếu tố này, bản năng thương yêu của chúng ta sẽ dần dần trở nên khô cằn, tàn lụi, thay vì là phát triển thành một lòng thương yêu chân thật luôn rộng mở. Chính vì vậy mà trong thực tế chúng ta vẫn thường thấy có những bậc cha mẹ ứng xử thiếu tình thương yêu đối với con cái, có những con người lạnh lùng chai đá trước nỗi đau của người khác, và có cả những trường hợp huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt... Những người ấy không hề thiếu đi bản năng thương yêu, nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra cho họ chính là sự khô cằn, tàn lụi của bản năng thương yêu trong lòng họ. Và điều đó sở dĩ xảy ra chính là do không có đủ những yếu tố thích hợp cho sự phát triển của lòng thương yêu.
Sự hiểu biết cũng là một yếu tố giúp phát triển lòng thương yêu. Một cô gái trẻ khi lấy chồng có thể chưa biết gì nhiều về việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Nhưng một khi đã thực sự làm mẹ, cô nhất thiết phải cần đến những hiểu biết đó. Lòng thương yêu đối với đứa con bé bỏng vừa ra đời là một điều tự nhiên nảy sinh trong lòng mẹ, nhưng để có có thể chăm sóc tốt đứa con ấy lại phải cần thêm sự cố gắng học hỏi và rèn luyện. Không có sự học hỏi và rèn luyện, một người mẹ đôi khi có thể vô tình làm thương tổn con mình trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
Lòng thương yêu chân thật có thể làm nảy sinh sự hiểu biết. Hay nói một cách chính xác hơn là nó thôi thúc chúng ta đạt đến sự hiểu biết. Một người mẹ vì thương con mà có thể học hỏi rất nhiều điều trước đây đối với cô vô cùng xa lạ, khó hiểu. Những người bạn thương yêu nhau thật lòng có thể hiểu được những điều sâu kín trong lòng nhau, những điều mà người khác không thể nào có khả năng hiểu được...
Ngược lại, sự hiểu biết giúp nuôi dưỡng lòng thương yêu. Không có được sự hiểu biết, lòng thương yêu sẽ không thể phát triển một cách lành mạnh. Đôi khi người ta có thể trở nên mù quáng và làm những việc không nên làm chỉ vì thiếu hiểu biết. Vì thế, khi thương yêu mà thiếu sự hiểu biết chúng ta sẽ có thể gây ra những thương tổn đáng tiếc cho chính những người mà ta thương yêu.
Mặt khác, tri thức và kinh nghiệm giúp chúng ta hoàn thiện đời sống, nhưng đồng thời chúng cũng tạo ra những định kiến nhất định trói buộc chúng ta. Càng có nhiều định kiến thì chúng ta càng mất đi sự sáng suốt và khả năng phán đoán độc lập, do đó mà mọi tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta luôn chịu sự chi phối của những định kiến ấy. Chỉ khi nào nhận ra được điều này thì chúng ta mới có thể tự giải phóng bản thân mình khỏi những định kiến chất chồng do tri thức và kinh nghiệm tạo ra.
Để nuôi dưỡng và phát triển lòng thương yêu, chúng ta nhất thiết phải vượt qua được những định kiến. Khi một người bạn đồng nghiệp tâm sự với ta về hoàn cảnh bi đát mà gia đình anh ta đang gánh chịu, nếu chúng ta chỉ dựa vào kinh nghiệm của những lần bị lừa dối trước đây để đánh giá những điều anh ta kể lể, ta sẽ không thể động lòng thương cảm, và do đó không thể có bất cứ sự chia sẻ an ủi nào. Thật ra, trước đó anh ta có thể đã từng nói dối, nhưng không thể vì điều đó mà phủ nhận việc hiện nay anh ta đang nói thật. Do định kiến từ những kinh nghiệm trước đây, chúng ta tự cho là có thể “hiểu” được anh ta, nhưng sự thật là ta đã nhầm lẫn.
Nếu hai anh em gây gổ, tranh chấp nhau và cần đến sự giải hòa của người mẹ, người mẹ ấy cũng nhất thiết không được để cho những định kiến về mỗi đứa con chi phối nhận thức của mình trong hiện tại. Nếu không, bà sẽ không thể làm tốt việc giải hòa, bởi khi ấy những đứa con bà sẽ không cảm nhận được một sự thương yêu chân thật có thể cảm hóa chúng.
Vì thế, lòng thương yêu chân thật luôn vượt thoát mọi định kiến để đạt đến sự bình đẳng hoàn toàn đối với mọi đối tượng. Nếu sự thương yêu của chúng ta xuất phát từ những định kiến tốt, xấu, hay, dở... về từng đối tượng khác nhau, chắc chắn đó chưa phải là lòng thương yêu chân thật. Ngược lại, nếu có được lòng thương yêu chân thật, chúng ta sẽ có thể phá vỡ tất cả được những định kiến sai lầm đã hình thành từ trước để thật lòng thương yêu một cách bình đẳng.
Khi nhìn một con thú lớn rượt đuổi bắt mồi, chúng ta thường động lòng thương cảm và mong sao cho con mồi bé nhỏ kia chạy thoát. Thậm chí nếu được ta còn có thể sẵn sàng can thiệp để cứu thoát con mồi đó. Nhưng trong trường hợp này, nếu xét kỹ chúng ta sẽ thấy là mình đã chịu sự chi phối của những định kiến sẵn có mà không phải xuất phát từ lòng thương yêu chân thật. Thật ra thì cả hai con thú đều đáng thương như nhau, và trong cuộc đấu tranh sinh tồn của chúng, thành công của bên này luôn là thất bại của bên kia. Khi một con thú chỉ có thể sống được bằng việc săn mồi thì việc chúng ta xem con thú ấy là “độc ác” chỉ là do định kiến. Bởi cuộc sống của nó sẽ ra sao nếu hoàn toàn không săn được mồi?
Thông thường thì cách nhìn của chúng ta đối với những người phạm tội trong xã hội cũng chịu sự chi phối của định kiến. Chỉ khi nào những định kiến ấy bị phá vỡ, ta mới có thể thật lòng thương yêu, tha thứ để dẫn dắt họ trở lại với con đường lương thiện. Đây cũng chính là cách ứng xử mà mọi xã hội tốt đẹp đều khuyến khích. Mọi tội lỗi chỉ có thể dùng sự khoan hồng để cảm hóa chứ không thể lấy sự trừng phạt để tiêu diệt. Bởi vì, xét cho cùng thì những nguồn gốc của tội lỗi như tham lam, sân hận... vốn luôn sẵn có trong mỗi con người, nên chúng ta không thể nào “diệt sạch” chúng được.
Vì thế, khi có lòng thương yêu chân thật, chúng ta cũng sẽ có được sự sáng suốt cần thiết để hiểu biết và cảm thông. Sự hiểu biết và cảm thông ấy có được chính là nhờ lòng thương yêu đã giúp ta phá bỏ được mọi định kiến sai lầm đã hình thành từ trước. Khi không còn định kiến thì sự thương yêu của chúng ta mới có thể rộng mở và bình đẳng đối với mọi đối tượng.
Điều này giải thích vì sao lòng thương yêu chân thật luôn có khả năng cảm hóa mạnh mẽ. Đó là vì tính chất bình đẳng không định kiến bao giờ cũng dẫn đến những cách hành xử công bằng và sáng suốt. Và bất cứ ai trong chúng ta khi đã cảm nhận được sự chân thật, công bằng và sáng suốt thì không thể nào không tin phục và nghe theo. Vì thế, khi những lời khuyên can của bạn xuất phát từ lòng thương yêu chân thật, chắc chắn chúng sẽ có nhiều khả năng thuyết phục được người nghe.
Gửi ý kiến của bạn