Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm Vui - Nỗi Buồn

19/02/201114:57(Xem: 6948)
Niềm Vui - Nỗi Buồn

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

CUỘC SỐNG QUANH TA

NIỀM VUI - NỖI BUỒN

Chúng ta vui hay buồn, hài lòng, thỏa mãn hay buồn bực, bất mãn, những điều ấy có vẻ như hoàn toàn phụ thuộc vào những gì mà chúng ta đạt được trong cuộc sống. Những gì chúng ta mong muốn và những gì chúng ta thực sự có được dường như chính là yếu tố quyết định tâm trạng của chúng ta.

Tôi nói dường như, là bởi vì hầu hết mọi người đều tưởng là như thế. Trong nghề nghiệp, chúng ta mong muốn có thu nhập cao. Một sự tăng lương bất ngờ có thể sẽ làm ta vui sướng, hài lòng. Chúng ta mong muốn một chiếc xe mới. Khi dành dụm đủ để thực sự mua được nó, chúng ta vui sướng, thỏa mãn... Nhiều và rất nhiều những chuyện tương tự như thế có thể kể ra trong cuộc sống của mỗi chúng ta, và những giây phút vui sướng, thỏa mãn theo cách đó thì dù ít hay nhiều mỗi chúng ta đều đã từng nếm trải.

Tương tự như thế, chúng ta buồn bực, bất mãn khi sự việc diễn ra không như mong muốn. Tài sản mất mát, thất nghiệp, thi hỏng... đều có thể là những nguyên nhân mang lại đau buồn cho chúng ta. Và cứ như thế, niềm vui, nỗi buồn của chúng ta gắn chặt với những gì xảy đến cho ta trong đời sống.

Nhưng vấn đề sẽ khác đi nếu chúng ta thử nhìn lại và phân tích mọi việc trong một toàn cảnh, với một cái nhìn khách quan và bao quát. Mỗi một niềm vui theo cách như trên đều không bao giờ kéo dài mãi mãi. Bạn sẽ vui vẻ được bao lâu sau ngày được tăng lương? Có thể một vài ngày... hoặc một vài tuần, nhưng chắc chắn không thể là mãi mãi. Bạn sẽ buồn bực bao lâu sau khi thi hỏng? Có thể là một vài tuần... hoặc một vài tháng, nhưng cũng chắc chắn không thể là mãi mãi. Vì thế, phương thức tác động của những sự việc làm cho chúng ta vui hay buồn có thể mô tả tương tự như những gợn sóng lan ra khi chúng ta ném một hòn sỏi xuống mặt nước phẳng lặng. Ta nhìn thấy chúng trong một thời gian rồi mất dần, mất dần. Cuối cùng, mặt nước sẽ trở lại với trạng thái phẳng lặng ban đầu.

Mỗi người chúng ta đều có một mặt nước phẳng lặng trong tâm hồn để trở lại sau những vui buồn xôn xao trong cuộc sống. Đây là trạng thái tâm hồn của mỗi chúng ta vào những lúc “không vui không buồn”. Trong giao tiếp, ta vẫn thường dễ dàng nhận ra điều này và gọi đó là “tính nết”, là “bản chất”... mặc dù những từ này chưa phải là chính xác. Có những người bản chất lạc quan, vui vẻ, gặp ai cũng sẵn sàng nở rộng nụ cười làm quen; ngược lại, có những người bản chất cau có, gắt gỏng, dù không có nguyên nhân gì cũng dễ dàng nặng lời với người khác...

Nếu chúng ta dành thời gian để quan sát từng người quen của mình, ta sẽ thấy mỗi người đều có một “bản chất” khác nhau, không ai giống ai. Cũng chính do nơi sự khác biệt về “bản chất” này mà mỗi người chịu sự tác động khác nhau từ những sự kiện trong đời sống. Cùng một sự việc như nhau có thể làm cho một người này đau buồn, suy sụp nghiêm trọng trong khi với một người khác lại có thể dễ dàng vượt qua trong thời gian rất ngắn.

Tác động của những sự kiện khác nhau trong đời sống đối với chúng ta là điều có thật, nhưng đó không phải là tất cả. Và chúng ta cũng đã xét đến mối tương quan giữa tác động của sự việc với cái tạm gọi là “bản chất” của mỗi người. Tác động của sự kiện chỉ là tạm thời, và hầu hết những sự kiện xảy ra liên quan đến rất nhiều yếu tố không nằm trong sự chủ động của chúng ta. Trong khi đó, bản chất là yếu tố thường tồn trong mỗi chúng ta và ta có thể làm chủ được nó. Vì thế, vấn đề thiết thực nhất đối với chúng ta là thay đổi bản chất chứ không thể đòi hỏi thay đổi sự kiện.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy dường như có sự tác động của yếu tố di truyền đến bản chất tự nhiên của mỗi người. Người ta đưa ra nhận xét này khi khảo sát nhiều cặp song sinh với các điều kiện nuôi dưỡng và môi trường xã hội hoàn toàn khác biệt nhau nhưng vẫn có những nét rất giống nhau về bản chất. Tuy nhiên, vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu chính thức cụ thể nào về sự việc. Và ngay cả khi yếu tố di truyền có một tác động nhất định nào đó đến bản chất con người, thì đó cũng chỉ là một trong rất nhiều yếu tố khác. Trong số các yếu tố đó, quan điểm sống được hình thành từ các điều kiện giáo dục và môi trường sống đóng một vai trò quan trọng. Và quan trọng hơn nữa là những tác động có định hướng mà chúng ta có thể thực hiện bằng vào những phương thức rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện bản chất của chính mình. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong một chương khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 8586)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
05/01/2011(Xem: 3096)
Dù là thuyết giảng, phân tích hay đàm thoại, đức Phật đều sử dụng một loạt các phương pháp giáo dục thực hành tiêu chuẩn. Ngài nhắm vào trình độ trí thức của người học và tuyên giảng cùng một ý tưởng bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo bản tánh và thể chất của người nghe.
05/01/2011(Xem: 32216)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 42715)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
03/01/2011(Xem: 4032)
Tôi có nhân duyên với Đạo Phật từ khá sớm, hồi còn học trung học vào đầu thập niên 40. Thế Giới ấy đối với tôi là niềm vui thích và tin tưởng càng ngày càng lớn.
02/01/2011(Xem: 7548)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
01/01/2011(Xem: 9355)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
29/12/2010(Xem: 3975)
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với những thách thức trầm trọng nhất...
17/12/2010(Xem: 21079)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
13/12/2010(Xem: 21501)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567