HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh
Tôi nói dường như, là bởi vì hầu hết mọi người đều tưởng là như thế. Trong nghề nghiệp, chúng ta mong muốn có thu nhập cao. Một sự tăng lương bất ngờ có thể sẽ làm ta vui sướng, hài lòng. Chúng ta mong muốn một chiếc xe mới. Khi dành dụm đủ để thực sự mua được nó, chúng ta vui sướng, thỏa mãn... Nhiều và rất nhiều những chuyện tương tự như thế có thể kể ra trong cuộc sống của mỗi chúng ta, và những giây phút vui sướng, thỏa mãn theo cách đó thì dù ít hay nhiều mỗi chúng ta đều đã từng nếm trải.
Tương tự như thế, chúng ta buồn bực, bất mãn khi sự việc diễn ra không như mong muốn. Tài sản mất mát, thất nghiệp, thi hỏng... đều có thể là những nguyên nhân mang lại đau buồn cho chúng ta. Và cứ như thế, niềm vui, nỗi buồn của chúng ta gắn chặt với những gì xảy đến cho ta trong đời sống.
Nhưng vấn đề sẽ khác đi nếu chúng ta thử nhìn lại và phân tích mọi việc trong một toàn cảnh, với một cái nhìn khách quan và bao quát. Mỗi một niềm vui theo cách như trên đều không bao giờ kéo dài mãi mãi. Bạn sẽ vui vẻ được bao lâu sau ngày được tăng lương? Có thể một vài ngày... hoặc một vài tuần, nhưng chắc chắn không thể là mãi mãi. Bạn sẽ buồn bực bao lâu sau khi thi hỏng? Có thể là một vài tuần... hoặc một vài tháng, nhưng cũng chắc chắn không thể là mãi mãi. Vì thế, phương thức tác động của những sự việc làm cho chúng ta vui hay buồn có thể mô tả tương tự như những gợn sóng lan ra khi chúng ta ném một hòn sỏi xuống mặt nước phẳng lặng. Ta nhìn thấy chúng trong một thời gian rồi mất dần, mất dần. Cuối cùng, mặt nước sẽ trở lại với trạng thái phẳng lặng ban đầu.
Mỗi người chúng ta đều có một mặt nước phẳng lặng trong tâm hồn để trở lại sau những vui buồn xôn xao trong cuộc sống. Đây là trạng thái tâm hồn của mỗi chúng ta vào những lúc “không vui không buồn”. Trong giao tiếp, ta vẫn thường dễ dàng nhận ra điều này và gọi đó là “tính nết”, là “bản chất”... mặc dù những từ này chưa phải là chính xác. Có những người bản chất lạc quan, vui vẻ, gặp ai cũng sẵn sàng nở rộng nụ cười làm quen; ngược lại, có những người bản chất cau có, gắt gỏng, dù không có nguyên nhân gì cũng dễ dàng nặng lời với người khác...
Nếu chúng ta dành thời gian để quan sát từng người quen của mình, ta sẽ thấy mỗi người đều có một “bản chất” khác nhau, không ai giống ai. Cũng chính do nơi sự khác biệt về “bản chất” này mà mỗi người chịu sự tác động khác nhau từ những sự kiện trong đời sống. Cùng một sự việc như nhau có thể làm cho một người này đau buồn, suy sụp nghiêm trọng trong khi với một người khác lại có thể dễ dàng vượt qua trong thời gian rất ngắn.
Tác động của những sự kiện khác nhau trong đời sống đối với chúng ta là điều có thật, nhưng đó không phải là tất cả. Và chúng ta cũng đã xét đến mối tương quan giữa tác động của sự việc với cái tạm gọi là “bản chất” của mỗi người. Tác động của sự kiện chỉ là tạm thời, và hầu hết những sự kiện xảy ra liên quan đến rất nhiều yếu tố không nằm trong sự chủ động của chúng ta. Trong khi đó, bản chất là yếu tố thường tồn trong mỗi chúng ta và ta có thể làm chủ được nó. Vì thế, vấn đề thiết thực nhất đối với chúng ta là thay đổi bản chất chứ không thể đòi hỏi thay đổi sự kiện.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy dường như có sự tác động của yếu tố di truyền đến bản chất tự nhiên của mỗi người. Người ta đưa ra nhận xét này khi khảo sát nhiều cặp song sinh với các điều kiện nuôi dưỡng và môi trường xã hội hoàn toàn khác biệt nhau nhưng vẫn có những nét rất giống nhau về bản chất. Tuy nhiên, vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu chính thức cụ thể nào về sự việc. Và ngay cả khi yếu tố di truyền có một tác động nhất định nào đó đến bản chất con người, thì đó cũng chỉ là một trong rất nhiều yếu tố khác. Trong số các yếu tố đó, quan điểm sống được hình thành từ các điều kiện giáo dục và môi trường sống đóng một vai trò quan trọng. Và quan trọng hơn nữa là những tác động có định hướng mà chúng ta có thể thực hiện bằng vào những phương thức rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện bản chất của chính mình. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong một chương khác.
Nguyên Minh
CUỘC SỐNG QUANH TA
NIỀM VUI - NỖI BUỒN
Chúng ta vui hay buồn, hài lòng, thỏa mãn hay buồn bực, bất mãn, những điều ấy có vẻ như hoàn toàn phụ thuộc vào những gì mà chúng ta đạt được trong cuộc sống. Những gì chúng ta mong muốn và những gì chúng ta thực sự có được dường như chính là yếu tố quyết định tâm trạng của chúng ta.Tôi nói dường như, là bởi vì hầu hết mọi người đều tưởng là như thế. Trong nghề nghiệp, chúng ta mong muốn có thu nhập cao. Một sự tăng lương bất ngờ có thể sẽ làm ta vui sướng, hài lòng. Chúng ta mong muốn một chiếc xe mới. Khi dành dụm đủ để thực sự mua được nó, chúng ta vui sướng, thỏa mãn... Nhiều và rất nhiều những chuyện tương tự như thế có thể kể ra trong cuộc sống của mỗi chúng ta, và những giây phút vui sướng, thỏa mãn theo cách đó thì dù ít hay nhiều mỗi chúng ta đều đã từng nếm trải.
Tương tự như thế, chúng ta buồn bực, bất mãn khi sự việc diễn ra không như mong muốn. Tài sản mất mát, thất nghiệp, thi hỏng... đều có thể là những nguyên nhân mang lại đau buồn cho chúng ta. Và cứ như thế, niềm vui, nỗi buồn của chúng ta gắn chặt với những gì xảy đến cho ta trong đời sống.
Nhưng vấn đề sẽ khác đi nếu chúng ta thử nhìn lại và phân tích mọi việc trong một toàn cảnh, với một cái nhìn khách quan và bao quát. Mỗi một niềm vui theo cách như trên đều không bao giờ kéo dài mãi mãi. Bạn sẽ vui vẻ được bao lâu sau ngày được tăng lương? Có thể một vài ngày... hoặc một vài tuần, nhưng chắc chắn không thể là mãi mãi. Bạn sẽ buồn bực bao lâu sau khi thi hỏng? Có thể là một vài tuần... hoặc một vài tháng, nhưng cũng chắc chắn không thể là mãi mãi. Vì thế, phương thức tác động của những sự việc làm cho chúng ta vui hay buồn có thể mô tả tương tự như những gợn sóng lan ra khi chúng ta ném một hòn sỏi xuống mặt nước phẳng lặng. Ta nhìn thấy chúng trong một thời gian rồi mất dần, mất dần. Cuối cùng, mặt nước sẽ trở lại với trạng thái phẳng lặng ban đầu.
Mỗi người chúng ta đều có một mặt nước phẳng lặng trong tâm hồn để trở lại sau những vui buồn xôn xao trong cuộc sống. Đây là trạng thái tâm hồn của mỗi chúng ta vào những lúc “không vui không buồn”. Trong giao tiếp, ta vẫn thường dễ dàng nhận ra điều này và gọi đó là “tính nết”, là “bản chất”... mặc dù những từ này chưa phải là chính xác. Có những người bản chất lạc quan, vui vẻ, gặp ai cũng sẵn sàng nở rộng nụ cười làm quen; ngược lại, có những người bản chất cau có, gắt gỏng, dù không có nguyên nhân gì cũng dễ dàng nặng lời với người khác...
Nếu chúng ta dành thời gian để quan sát từng người quen của mình, ta sẽ thấy mỗi người đều có một “bản chất” khác nhau, không ai giống ai. Cũng chính do nơi sự khác biệt về “bản chất” này mà mỗi người chịu sự tác động khác nhau từ những sự kiện trong đời sống. Cùng một sự việc như nhau có thể làm cho một người này đau buồn, suy sụp nghiêm trọng trong khi với một người khác lại có thể dễ dàng vượt qua trong thời gian rất ngắn.
Tác động của những sự kiện khác nhau trong đời sống đối với chúng ta là điều có thật, nhưng đó không phải là tất cả. Và chúng ta cũng đã xét đến mối tương quan giữa tác động của sự việc với cái tạm gọi là “bản chất” của mỗi người. Tác động của sự kiện chỉ là tạm thời, và hầu hết những sự kiện xảy ra liên quan đến rất nhiều yếu tố không nằm trong sự chủ động của chúng ta. Trong khi đó, bản chất là yếu tố thường tồn trong mỗi chúng ta và ta có thể làm chủ được nó. Vì thế, vấn đề thiết thực nhất đối với chúng ta là thay đổi bản chất chứ không thể đòi hỏi thay đổi sự kiện.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy dường như có sự tác động của yếu tố di truyền đến bản chất tự nhiên của mỗi người. Người ta đưa ra nhận xét này khi khảo sát nhiều cặp song sinh với các điều kiện nuôi dưỡng và môi trường xã hội hoàn toàn khác biệt nhau nhưng vẫn có những nét rất giống nhau về bản chất. Tuy nhiên, vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu chính thức cụ thể nào về sự việc. Và ngay cả khi yếu tố di truyền có một tác động nhất định nào đó đến bản chất con người, thì đó cũng chỉ là một trong rất nhiều yếu tố khác. Trong số các yếu tố đó, quan điểm sống được hình thành từ các điều kiện giáo dục và môi trường sống đóng một vai trò quan trọng. Và quan trọng hơn nữa là những tác động có định hướng mà chúng ta có thể thực hiện bằng vào những phương thức rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện bản chất của chính mình. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong một chương khác.
Gửi ý kiến của bạn