Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Học hỏi mọi lúc, mọi nơi

18/02/201111:50(Xem: 6632)
5. Học hỏi mọi lúc, mọi nơi

THẮP NGỌN ĐUỐC HỒNG
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 216 trang

Học hỏi mọi lúc, mọi nơi

Người xưa nói: “Trong ba người cùng đi, chắc hẳn có người có thể làm thầy ta.” (Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư.) Cho đến nay, đây vẫn có thể xem là một trong những phương châm quý giá để noi theo trong cuộc sống.

Sự học hỏi vốn không có giới hạn. Nếu chúng ta nhìn bất cứ vấn đề nào với một quan điểm hạn hẹp, chúng ta sẽ tự mình giới hạn vấn đề ấy. Để học hỏi và tiếp thu những tri thức mới, chúng ta không nên giới hạn môi trường hay thời gian cũng như phương thức học hỏi. Nói cách khác, ta có thể học hỏi với bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ lúc nào.

Tất nhiên là khi muốn học hỏi về một lãnh vực nào đó, ta phải tìm được những bậc thầy có hiểu biết sâu rộng về lãnh vực ấy thì việc học mới mong có kết quả tốt. Tuy nhiên, ngoài những kiến thức ở dạng “tập trung” như thế, bạn không nên quên rằng trong cuộc sống còn có rất nhiều dạng kiến thức “tản mác” nhưng cũng không kém phần giá trị.

Trong học tập, kinh nghiệm phân tích bài học được tiếp thu từ một người bạn nhiều khi cũng quý giá không kém những lời giảng giải của thầy cô. Chẳng thế mà tục ngữ đã có câu: “Học thầy không tày học bạn.”

Trong việc làm, học hỏi kinh nghiệm với một đồng nghiệp nhiều khi mang lại cho ta những kiến thức mà ta chưa từng có được trong trường lớp.

Vì thế, nếu chúng ta có thể khéo léo học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc, chúng ta sẽ khai thác được rất nhiều vốn kiến thức quý giá trong cuộc sống.

Mặt khác, khái niệm học hỏi mà chúng ta sử dụng ở đây cũng không chỉ giới hạn trong phạm vi tri thức, mà cả trong phạm vi đạo đức nữa. Khi người xưa nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, chính là muốn nói đến khía cạnh này. Gần gũi, tiếp xúc với một người bạn có tâm hồn phóng khoáng và hay giúp đỡ người khác, bạn sẽ dần dần học hỏi được những đức tính của người bạn ấy. Chính sự khâm phục nảy sinh từ việc nhìn thấy những hành vi, thái độ tốt đẹp, cao cả của người khác sẽ có giá trị tạo ra cho chúng ta động lực mạnh mẽ để vươn lên hoàn thiện những điểm yếu kém của bản thân mình.

Nhưng sự học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc cũng là một nghệ thuật khéo léo mà không phải ai cũng có thể làm tốt được. Trước hết, bạn phải luôn luôn có ý thức học hỏi, để sẵn sàng tiếp thu kiến thức trong mọi hoàn cảnh. Thứ hai, bạn phải biết cách để có thể học hỏi từ người khác mà không làm cho người ấy cảm thấy bực mình hay khó chịu. Thứ ba, bạn phải biết rèn luyện đức khiêm tốn, luôn tôn trọng người khác và không bao giờ tự phô trương bản thân mình, ngay cả khi bạn thực sự có được những ưu điểm hơn người.

Về điểm thứ nhất, bạn phải rèn luyện để có được thói quen luôn duy trì ý thức học tập. Trong môi trường xã hội hiện đại này, ngay cả khi ngồi nghe một bản tin qua máy thu thanh bạn cũng có thể bất ngờ học được một điều đáng giá nào đó, thậm chí có thể đúng là điều mà bạn đang quan tâm. Tham gia một câu chuyện ngoài lề, hoặc lắng nghe một nhóm bạn khác đang tán gẫu... cũng đều có thể là những cơ hội học hỏi mà bạn không ngờ trước. Nếu bạn nhớ lại vấn đề tiếp thu và chọn lọc tri thức mà chúng ta đã bàn đến, bạn sẽ thấy là tất cả mọi hoàn cảnh, môi trường khác nhau đều có thể là điều kiện để chúng ta học hỏi.

Về điểm thứ hai, bạn cần phải biết giữ thái độ tự nhiên thích hợp khi thực sự muốn học hỏi điều gì với ai đó. Một thái độ thiếu tôn trọng tất nhiên là không được hoan nghênh, nhưng ngay cả một sự đề cao thái quá cũng có thể làm cho người kia thấy khó chịu và do đó sẽ không còn bộc lộ vấn đề một cách tự nhiên nữa. Trong phần lớn các trường hợp, một thái độ lắng nghe với sự chú ý thành thật có thể là phương cách thích hợp nhất để khuyến khích người khác bộc lộ kiến thức.

Về điểm thứ ba, bạn có thể hình dung như hai đĩa cân của một cái cân đĩa. Khi đĩa cân bên này nặng hơn trĩu xuống thì tất yếu là đĩa cân bên kia phải nâng cao lên. Cũng vậy, trong khi tiếp xúc với mọi người, nếu bạn phô trương quá nhiều về bản thân mình, thì điều đó sẽ có ý nghĩa như là hạ thấp giá trị của những người khác xuống. Sẽ không mấy ai có hứng thú để bộc lộ những điều mình biết trong một bối cảnh như thế.

Mặt khác, bạn có thể nói chuyện với ai đó hàng giờ đồng hồ mà chẳng học hỏi được gì, vì phần lớn thời gian đó đã bị bạn chiếm lấy để phô trương chính mình. Nhưng bạn có thể học hỏi được khá nhiều điều chỉ trong một buổi tiếp xúc chừng mười lăm, hai mươi phút, nếu như bạn biết lắng nghe trong thời gian đó và khuyến khích người kia bộc lộ kiến thức, thay vì là phải bực dọc ngồi nghe sự phô trương của bạn. Một lần nữa, biết lắng nghe người khác với sự chú tâm chính là thái độ học hỏi thích hợp nhất.

Cũng trong điểm này, cần nói thêm về thái độ tôn trọng người khác một cách thành thật. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp người khác cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với chúng ta. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây một sự tôn trọng thành thật chứ không phải là giả tạo, gượng ép. Bởi vì, bằng vào trực giác, mỗi chúng ta luôn có khả năng cảm nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình là thành thật hay giả tạo. Và một thái độ giả tạo tất yếu sẽ không thể mang lại điều gì tốt đẹp cả. Nếu bạn thực sự hiểu được câu “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư” như tôi vừa dẫn trên, bạn sẽ biết cách tôn trọng người khác một cách thành thật chứ không giả tạo. Có thể phát biểu câu này theo một cách khác nhấn mạnh và dễ hiểu hơn là: “Bất cứ ai cũng có thể có một điều gì đó để chúng ta học hỏi.” Với kinh nghiệm của bản thân tôi, đây là một câu nói hoàn toàn chính xác mà không có gì là cường điệu cả. Bởi vì trong thực tế, tôi đã từng học hỏi được không ít từ chính những học trò của mình.

Có ý thức học hỏi và biết cách học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi là một bí quyết vô giá trong cuộc sống. Có được bí quyết này, bạn sẽ thấy khả năng học hỏi của mình được mở rộng và dễ dàng hơn rất nhiều. Ngày còn theo học đại học Anh ngữ, thỉnh thoảng tôi thường lang thang ra bãi biển để bắt chuyện làm quen với những khách du lịch nước ngoài. Đôi khi tôi mời họ một ly nước, đôi khi chỉ đứng trò chuyện với nhau trên bãi cát... Nhưng những lần tiếp xúc ấy giúp tôi học hỏi và rèn luyện được rất nhiều, hơn cả những buổi học trong trường lớp. Cũng có thể nói thêm một điều là, cách học này rẻ tiền hơn nhiều, phải không các bạn?


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2021(Xem: 21504)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 13560)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 15174)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 15295)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
16/09/2021(Xem: 3741)
Sự bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona chủng mới (Covid-19) ban đầu được xác nhận là một loại bệnh "viêm phổi lạ" hoặc "viêm phổi không rõ nguyên nhân".
05/09/2021(Xem: 17908)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
19/08/2021(Xem: 4710)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/
19/08/2021(Xem: 4041)
Sáng ngày 7 tháng 8 năm 2021, bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia, đã cung kính đảnh lễ Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, cùng đối thoại trực tuyến với hơn một nghìn sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi chia sẻ pháp thoại các Câu chuyện "Jataka" (chuyện tiền thân của Đức Phật), được ghi lại trong Bồ tát Bản sinh Man Luận (Jatakamala), hay " Garland of Birth Stories", và được mô tả qua các bức phù điêu khắc đá được trang trí chung quanh Thánh địa Phật giáo Borobodur, Di sản Thế giới. Sự kiện này nhằm khởi động lại sách "Nusantara Dharma", đang diễn ra với sự cộng tác bởi cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.
18/08/2021(Xem: 4551)
Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp. Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài.
14/08/2021(Xem: 2599)
Sách truyền khẩu cung cấp cho chúng ta, một lượng thông tin dồi dào về các vấn đề quá khứ trong thế giới. Các bạn có thể biết nhiều về cuộc sống cuả tổ tiên huyết thống của các bạn, chỉ đơn giản trong những buổi sum họp gia đình, bằng cách nghe cha mẹ kể về ông bà tổ tiên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]