Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời tựa

18/01/201108:24(Xem: 2781)
Lời tựa

 

J. Krishnamurti
KRISHNAMURTI BÀN VỀ GIÁO DỤC
(KRISHNAMURTI ON EDUCATION)
Lời dịch: Ông Không -2007

LỜI TỰA

Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley ở Andhra Pradesh và Rajghat ở Vanarasi. Những trung tâm này được điều hành bởi Krishnamurti Foundation India, được thành lập nhằm mục đích để tạo ra một môi trường xã hội trong đó những lời giáo huấn của Krishnamurti có thể được truyền đạt cho trẻ em. Krishnamurti nhận định rằng giáo dục có tầm quan trọng chính yếu trong việc truyền đạt về cái đó, cái trung tâm cho sự thay đổi cái trí con người và sự sáng tạo của một nền văn hóa mới. Thay đổi căn bản như thế chỉ xảy ra khi em bé, trong khi đang được dạy những kỹ năng và môn học khác nhau, cũng được trao cho khả năng ý thức được những tiến hành của suy nghĩ, cảm thấy và hành động riêng rẽ của em. Trạng thái ý thức này giúp em học sinh tự phê bình và quan sát đồng thời hình thành một hoà hợp của trực nhận, phân biệt và hành động, có ảnh hưởng sâu sắc cho sự trưởng thành của em bé trong liên hệ đúng đắn với con người, với thiên nhiên và với những dụng cụ mà con người đã tạo ra.

Ngày hôm nay đang có một nghi ngờ về cấu trúc căn bản của giáo dục và những hệ thống khác nhau của nó ở Ấn độ cũng như ở phần còn lại trên thế giới. Ở mọi mức độ càng ngày người ta càng nhận ra rằng những mô hình giáo dục đang tồn tại đã thất bại và không có sự liên quan tổng thể giữa con người với xã hội phức tạp hiện nay. Khủng hoảng về liên hệ của con người với môi trường sống và nghèo đói, bạo lực gia tăng đang bắt buộc con người phải đối diện với những thực tế về hoàn cảnh con người. Vào một thời điểm như thế này, một tiếp cận hoàn toàn mới mẻ đến hệ thống giáo dục căn bản là cần thiết. Krishnamurti tìm hiểu cội gốc của nền văn hóa chúng ta. Thách thức của ông được trình bày không chỉ vào cấu trúc giáo dục mà còn vào bản chất và chất lượng của cái trí và cuộc sống con người. Không giống như tất cả những cố gắng khác vì mục đích bảo vệ hay đề nghị những thay thế cho hệ thống giáo dục, Krishnamurti tiếp cận vấn đề bằng cách phá vỡ giới hạn của những nền văn hóa riêng biệt và thiết lập những giá trị hoàn toàn mới mẻ, và vì thế có thể tạo ra một nền văn minh mới mẻ và một xã hội mới mẻ.

Đối với Krishnamurti một cái trí mới mẻ chỉ có được khi tinh thần tôn giáo và cách suy nghĩ khoa học hoà hợp trong cùng chuyển động của ý thức – một trạng thái khi cách suy nghĩ khoa học và tinh thần tôn giáo không phải là hai tiến hành hay khả năng song song của cái trí. Chúng không hoạt động trong hai đường rãnh riêng biệt như hai chuyển động tách rời mà phải được kích động, nhưng là một chuyển động luôn luôn mới mẻ tuôn tràn tự nhiên trong thông minh và trong cái trí sáng tạo.

Krishnamurti nói về hai cái công cụ sẳn có cho con người – công cụ hiểu biết giúp đỡ anh ta nắm vững những kỹ năng về kỹ thuật, và thông minh được sinh ra từ quan sát và hiểu rõ về chính mình.

Trong khi Krishnamurti quan tâm đến sự vun quén trí năng, sự cần thiết phải có một cái trí rõ ràng, phân tích, trong sáng và lanh lẹ, ông còn nhấn mạnh nhiều thêm đến trạng thái ý thức cao độ về thế giới bên trong lẫn bên ngoài, một khước từ chấp nhận quyền lực ở bất kỳ mức độ nào, và một sự cân bằng hòa hợp của trí năng và tánh nhạy cảm. Để tìm ra những lãnh vực nơi hiểu biết và những kỹ năng kỹ thuật cần thiết, và nơi chúng không liên quan và thậm chí còn gây nguy hại, đối với Krishnamurti là một trong những nhiệm vụ căn bản của giáo dục, bởi vì chỉ khi nào cái trí hiểu rõ tầm quan trọng của sự hiện diện những lãnh vực nơi hiểu biết không liên quan đến, thì lúc đó một kích thước hoàn toàn mới mẻ được nhận ra, những năng lượng mới mẻ được sinh ra, và những tiềm năng chưa vận dụng của cái trí con người được kích động.

Một trong những vấn đề thách thức không giải quyết được cho những người giáo dục khắp thế giới là vấn đề tự do và trật tự. Làm thế nào một em bé, một học sinh, lớn lên trong tự do và cùng lúc lại phát triển trạng thái ý thức sâu sắc của trật tự phía bên trong? Trật tự là cội gốc của tự do. Tự do, đối với Krishnamurti, không có điểm kết thúc nhưng được làm mới mẻ từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác trong chính động thái đang sống. Trong những trang này, người ta có thể có được một ít hiểu rõ, một cảm thấy chất lượng tự do này mà trật tự là một thành phần tồn tại tự nhiên trong nó.

Những năm tháng một em học sinh trải qua trong một trường học phải để lại trong em hương thơm và an lành. Điều này chỉ có thể xảy ra khi không có ganh đua, không có uy quyền, khi dạy học và học hỏi là một tiến hành cùng lúc trong hiện tại, nơi cả người giáo dục và người được giáo dục đều đang tham dự trong động thái học hỏi.

Không giống như sự truyền đạt về tinh thần tôn giáo bởi nhiều giáo phái và những nhóm tôn giáo, Krishnamurti giải thích về thế giới thực tế này nhưng vẫn chứa đựng một kích thước tôn giáo sâu sắc. Những lời dạy của Krishnamurti khác hẳn sự tiếp cận truyền thống về liên hệ giữa người thầy giáo và người được dạy, vị đạo sư và người đệ tử. Sự tiếp cận truyền thống theo căn bản được dựa vào phân chia giai cấp; có người giáo viên hiểu biết và người học sinh không hiểu biết và phải được dạy dỗ. Đối với Krishnamurti, người thầy giáo và em học sinh vận hành cùng một mức độ – truyền đạt bằng phương pháp đặt câu hỏi và đưa ra câu hỏi ngược lại cho đến khi những chiều sâu của vấn đề được phơi bày và hiểu rõ được bộc lộ, khai sáng cái trí của cả hai người.

Trung tâm Krishnamurti Foundation Indiacảm thấy rất vinh dự khi có thể trao tặng quyển sách này cho em học sinh và người giáo dục.

Ban biên tập.


Lời Ban Biên Tập TVHS

Các Nhà xuất bản tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại có nhu cầu in cuốn sách này vì mục đích kinh doanh, xin vui lòng liên lạc với Dịch gỉa và tổ chức Krishnamurti Foundation India: Vasanta Vihar 124 Greenways Road RA Puram Chennai - 600 028 Tel: 24937803/24937596 Email: publications@kfionline.org

07-01-2007 04:23:45

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2014(Xem: 51450)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 7535)
sanh trưởng trong một gia đình trí thức thượng lưu bên Pháp. Năm 20 tuổi, ông bỏ nhà sang Ấn Độ tu học Phật pháp dưới sự hướng dẫn của các thiền sư Tây Tạng, trong đó có Kangyur Rimpotché, sau này là sư phụ của ông. Đồng thời ông bắt đầu một luận án tiến sỹ về di tính tế bào. Về Pháp tiếp tục trong phòng thí nghiệm của François Jabob, ông trình luận án năm 1972. Sau đó, ông trở lại Ấn Độ theo học Phật pháp, tu hành, viết sách và tham gia xây dựng rất nhiều công trình từ thiện cho tới bây giờ. Nhờ sống bên Ấn Độ, ông rất thạo tiếng Tây Tạng và gần đây hay theo Đức Đạt Lai Lạt Ma dịch các diễn văn của Ngài sang tiếng Pháp.
14/05/2014(Xem: 7323)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever. Bài viết này được đăng trên tập san Dharma số 46 (tháng 10, 2003) với chủ đề Compassion et Médecine (Từ Bi và Y Khoa), độc giả cũng có thể tra cứu bài viết này trên mạng internet tại : http://www.buddhaline.net/La-compassion-une-energie-de Bài chuyển ngữ này là một trong loạt những bài với chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài khác đã được phổ biến là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Kinh Sallatha Sutta) - Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn (Kinh Sakalika Sutta) - Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau (Rich Heller) - Thái độ của người Phật Giáo về sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũn
22/04/2014(Xem: 7069)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáo là tuân theo tinh thần bất bạo động. Mục đích của tôi trong bài viết sau đây là trình bày những ảnh hưởng của lời nguyện ước này trong mối quan hệ với việc đối xử với phạm nhân. Chấp nhận trừng phạt có liên hệ đến chủ tâm bắt phạm nhân phải chịu thiệt hại, tôi lập luận rằng cách áp dụng trừng phạt là không phù hợp với nguyên tắc bất bạo động
26/03/2014(Xem: 5474)
Qua sự phát triển một thái độ trách nhiệm đối với người khác, chúng ta có thể khởi đầu thiết lập một thế giới thân ái và từ bi hơn mà tất cả chúng ta hằng mơ ước. Độc giả có thể đồng ý hay không sự ủng hộ của tôi về trách nhiệm toàn cầu.
12/03/2014(Xem: 21943)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
12/03/2014(Xem: 22608)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
12/03/2014(Xem: 7477)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
11/03/2014(Xem: 9936)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
09/03/2014(Xem: 25986)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567