Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kết luận

05/01/201115:42(Xem: 5614)
Kết luận

Tủ sách Đạo Phật Ngày nay
ĐẠO PHẬT HIỆN ĐẠI HÓA
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 2010

Kết luận

Chúng tôi đã can đảm nói ra những gì mà chúng tôi cho là cần thiết nhất và sẵn sàng nhận chịu tất cả những búa rìu dư luận. Chúng tôi tin tưởng rằng tiếng nói phát tự kinh nghiệm và khổ đau sẽ có giá trị truyền cảm của nó và ước mong trước hết sự hưởng ứng và sự góp ý xây dựng của người trí thức và văn nghệ sĩ để mau chóng tạo nên được không khí thuận lợi cho công trình hiện đại hóa đạo Phật.

Các bậc Thượng tọa hiện nắm giữ vai trò lãnh đạo Phật giáo trong Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo có trách nhiệm lớn trước đạo pháp và trước dân tộc, điều đó đã là hiển nhiên. Nhưng tất cả chúng ta, những yêu mến đạo Phật cũng có trách nhiệm rất lớn. Đạo Phật bao hàm rất nhiều tiềm lực lớn lao để xây dựng và giải phóng dân tộc ra khỏi tình trạng chậm tiến của xã hội ta về mọi phương diện. Đạo Phật là gia tài chung của cả dân tộc cho nên các bạn cũng như chúng tôi phải có bổn phận bảo vệ và xây dựng. Xin hãy can đảm nói lên nhận thức của mình, và sẵn sàng đem trái tim khối óc của mình ra phụng sự.

Đối với cấp Giáo hội, tin tưởng ở tinh thần tự do truyền thống của đạo Phật, chúng tôi xem tập sách này như một bản điều trần được viết ra bằng thiện chí xây dựng. Sở dĩ chúng tôi viết thành sách vì chúng tôi sợ nó sẽ lại nằm trong một đống hồ sơ dính bụi theo số phận của những bản điều trần trước. Chúng tôi nghĩ có những công việc sau đây cần được thực hiện:

1. Nghe ngóng và thu thập tất cả những ý kiến xây dựng, dù là xây dựng dưới hình thức chỉ trích, bất cứ từ giới nào.

2. Ngăn chặn đà thế tục hóa của sinh hoạt giáo hội. Trang bị những tu viện Thể Nhập và thỉnh cầu các vị cao đức xuất thế làm tu viện trưởng để tổ chức một nếp sống tu viện thật nghiêm chỉnh, thanh tịnh, thuận lợi cho sự tu tập chứng ngộ. Phải có một giới tăng sĩ chuyên tu, lấy đạt đạo làm mục đích.

3. Ban hành giáo chế mới để đón nhận trí thức, thanh niên, văn nghệ sĩ và chuyên viên vào hàng ngũ những người phụng sự. Xét lại các vấn đề giáo chế và giáo sản.

4. Thành lập những hội đồng chuyên môn trong các Tổng vụ để nghiên cứu, hoạch định và điều hành kế hoạch hành đạo: giáo dục, hoằng pháp, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, thanh niên v.v… Các hội đồng ấy sẽ thu nhận những nhà trí thức chuyên môn để làm việc chung với các nhà Phật học.

5. Thành lập các trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội để đào tạo một thế hệ thanh niên lành mạnh hợp sức với dòng tu Tiếp Hiện mang lý tưởng đạo Phật đi vào cuộc đời.

6. Chú trọng đặc biệt đến giới thanh niên học tăng. Nâng đỡ trực tiếp thanh niên học tăng. Lập cơ sở học hành riêng cho họ để khi tốt nghiệp họ có thể chọn hoặc con đường đi vào tu viện Thể Nhập, hoặc con đường gia nhập những dòng tu Tiếp Hiện.

7. Tuyên bố để quốc dân và thế giới biết rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đang thực hiện việc hiện đại hóa đạo Phật để biến đạo Phật thành một nguồn sinh lực văn hóa mới cho cuộc đời.

Có thể trong số các bậc Thượng Tọa lãnh đạo Phật Giáo có vị sẽ than phiền rằng Giáo hội không có đủ điều kiện tài lực cũng như nhân lực để thực hiện những điều mơ tưởng trên. Chúng tôi mạn phép nghĩ rằng Phật giáo có những tiềm lực lớn lao cần được khai thác, và khi đã khai thác, những tiềm lực ấy trở thành hiện thực không có gì là không làm được. Điểm chủ chốt nằm trong vấn đề cách mạng giáo chế. Sự có mặt của giới trí thức, văn nghệ sĩ và thanh niên trong hàng ngũ Phật tử chủ động sẽ giải quyết được hết mọi khó khăn về vấn đề thiếu thốn chương trình và phương tiện thực hiện. Chúng tôi nguyện cầu cho đạo Phật Việt Nam và cho dân tộc.

Tháng Giêng 1965

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5703)
Đức Đạt-La Lạt-Ma đã đến Hamburg, Đức trong mười ngày từ 19 đến 28-7-2007. Ngài đến Hamburg lần nầy là lần thứ tư, chính thức như một quốc khách, và cũng là lần thăm viếng lâu nhất. Ba lần ghé thăm trước, 1982, 1991, 1998 với tính cách cá nhân.
09/04/2013(Xem: 5292)
Theo luật Phật chế và y cứ vào kinh điển, người xuất gia được phép nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Kinh Tiểu Bộ, tập 9, ghi lại câu chuyện hết sức cảm động về hạnh hiếu của người xuất gia (chuyện Hiếu tử Sama, . . .
09/04/2013(Xem: 5684)
Sự hòa thuận trong gia đình rất quan trọng. Gia đình xào xáo, tan vỡ gây khổ đau cho cha mẹ cũng như con cái. Nếu những cặp uyên ương tiến tới hôn nhân với ý nghĩ là hôn nhân sẽ mang đến cho họ lạc thú hay niềm vui thì họ sẽ thất vọng, rồi đi đến tan vỡ.
09/04/2013(Xem: 4659)
Lời người dịch: Nhận được tờ báo lá cải Bidzeitung, thấy có đăng bản tiếng Đức của Albert Link về “Những lời khuyên của ngài Tenzin Gyatso”, bài đăng bên cạnh những bức hình hở hang của các cô gái trẻ đẹp đã không làm tôi khó chịu, ngạc nhiên mà lại làm tăng thêm niềm cảm phục lâu nay tôi đã từng dành cho Ngài.
09/04/2013(Xem: 5192)
Giáo dục là phương pháp truyền đạt và phát triển văn minh của nhân loại. Như chủ tịch tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học của Liên hiệp quốc J. Delors nói: “Giáo dục là cơ sở trưởng thành của cộng đồng nhân loại, phương hướng giáo dục đúng đắn, . . .
09/04/2013(Xem: 5017)
“Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử” là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác.
09/04/2013(Xem: 10727)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Cùng tất cả trại sinh ngày Hạnh quý mến, Trong Lục Độ Tập Kinh, có dạy: “Thà mất nước không thà mất hạnh”. Thà mất nước, là thà mất biên cương, lãnh thổ, chứ không thà mất hạnh. Mất hạnh là mất văn hoá, mất nếp sống đạo đức, mất thuần phong mỹ tục, mất nhân tính, mất đi lý tưởng sống. Mất nước là mất biên cương, mất lãnh thổ, mất chủ quyền quốc gia, mà còn Hạnh, nghĩa là còn nền đạo đức của một dân tộc, còn nền văn hoá của một dân tộc, còn thuần phong mỹ tục của một dân tộc, và còn lý tưởng sống của một dân tộc, thì việc mất chủ quyền về chính trị, mất biên cương, mất lãnh thổ của dân tộc, sớm muộn gì cũng có thể phục hồi lại được, nhưng một dân tộc không mất biên cương, lãnh thổ mà mất Hạnh thì vĩnh viễn mất nước. Cũng vậy, người phật tử chúng ta, dù mất sinh mạng, nhưng không mất lý tưởng, thì chúng ta vẫn còn là một con người nguyên vẹn trong lý tưởng giác ngộ.
09/04/2013(Xem: 13080)
Trong cuốn sách này, rất nhiều những lời đối thoại với đức Đạt Lai Lạt Ma được kết tập lại. Những lần gặp gỡ riêng với Ngài tại Arizona và Ấn Độ được dùng làm cơ sở cho cuốn sách này với một mục đích rõ rệt là đưa ra những quan điểm của Ngài về một cuộc sống hạnh phúc hơn.
09/04/2013(Xem: 6310)
Trong mối tương quan liên hệ giữa con người, sự tương quan giữa vợ chồng là quan trọng nhất. Cho nên hôn nhân là một biến cố hết sức quan trọng cho đời sống của một con người.
09/04/2013(Xem: 6157)
Đoàn đi lúc 6:50g tối và trở về chùa Phước Hậu là gần 10g đêm. Cảm ơn Minh Bình đã phát tâm đưa rước thay cho Thức. Vì Minh Bình nói nếu Minh Bình đi thì chì có 2 vòng trong khi nếu để Thức (cha của Viên Bảo Mỹ) đến rước thì sẽ mất bốn vòng đến . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]