Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Người Phật Tử Có Sùng Bái Thần Tượng Hay Không?

01/01/201109:00(Xem: 7916)
20. Người Phật Tử Có Sùng Bái Thần Tượng Hay Không?

NGƯỜI PHẬT TỬ CÓ SÙNG BÁI 

THẦN TƯỢNG HAY KHÔNG?

Ðối tượng của sự tôn kính

Trong bất kỳ tôn giáo nào cũng có một số đối tượng hoặc biểu tượng phục vụ cho những mục tiêu của tôn kính. Trong Phật giáo có các đối tượng chính như sau:

- Xá Lợi của Ðức Phật hay di cốt còn lưu lại của Ðức Phật.
- Những biểu tượng mang tính tôn giáo như hình ảnh Ðức Phật, chùa, tháp....
- Những vật dụng cá nhân được Ðức Phật sử dụng.

Theo truyền thống Phật giáo, những người con Phật trên khắp thế giới thành kính đảnh lễ những đối tượng đáng được tôn kính này và ngoài ra họ còn thiết lập hình ảnh Ðức Bổn Sư, chùa, tháp, và trồng cây Bồ Ðề trong chốn già lam để làm biểu tượng tôn kính của tôn giáo mình.

Nhiều người cho rằng giới Phật tử cầu nguyện các đấng thần tượng vô hồn. Ðiều này chúng ta cần thẩm xét lại. Liệu làm như thế có đúng lời Phật dạy và những truyền thống phong tục của Phật giáo hay không?

Việc thờ phụng các đấng thần tượng thường có nghĩa là tạo lập nên các hình ảnh của các vị thần nào đó (nam hoặc nữ) theo nhiều hình thức đa dạng khác nhau nhằm mục đích cầu nguyện để được ban phước hoặc được che chở, hoặc ban cho sự khoẻ mạnh, giàu có, thịnh vượng.... Ðây là một việc làm thường được chứng kiến trong một số tôn giáo hữu thần. Một số người cầu nguyện thậm chí còn van xin những hình tượng các vị thần giúp họ hoàn thành nhiều đặc ân riêng thậm chí đến mức độ phạm phải những hành động bất chính. Họ cũng cầu xin sự tha thứ cho những tội lỗi mà họ đã phạm phải.

Ngược lại với nững tinh thần trên, việc sùng bái, tôn thờ Ðức Bổn Sư là một phương diện rất khác và rất đặc trưng so với tinh thần sùng bái như trên.Thậm chí từ "sùng bái" cũng không chính xác lắm theo quan điểm của Ðạo Phật. "Sự nhất tâm thành kính đảnh lễ" có lẽ là một cụm từ hợp lý nhất dùng để diễn tả hành động trên.

Người Phật tử không chỉ đơn thuần là cầu nguyện suông mà thôi, nhưng sự biểu hiện trong việc cầu nguyện những hình ảnh, thần tượng như thế là để biểu hiện tấm lòng thành tâm, thành kính đối với một Bậc Ðạo Sư vĩ đại, một con người xứng đáng được tôn kính, đảnh lễ. Những hình tượng được tạo lập như là một dấu hiệu của sự tôn kính và sự đánh giá cao về sự thành đạt tột bực của bậc giác ngộ và sự hoàn hảo, thanh tịnh của một Bậc Ðạo Sư siêu phàm. Ðối với người Phật tử, hình tượng chỉ là một dấu hiệu, biểu tượng và một sự tưởng tuợng nhằm giúp cho anh ta hồi tưởng hoặc nhớ lại hình ảnh Ðức Phật bằng xương bằng thịt đã từng xuất hiện ở cõi đời này, hay Ðức Phật chính trong tâm của mình.

Người con Phật quỳ gối chắp tay trước hình tượng và tôn kính, đảnh lễ những gì mà hình tượng biểu trưng.

Họ không tìm cầu những đặc ân vật chất từ những hình tượng. Họ chú tâm và thiền tư để đạt được nguồn cảm hứng từ cá tính cao quý của Ngài. Người Phật tử cố gắng hoàn hảo như Ngài bằng cách thực hành những lời dạy của Ngài. Người Phật tử kính trọng những phẩm chất vĩ đại và sự thanh tịnh, thánh thiện của một bậc Ðạo sư như đạt được tượng trưng qua hình ảnh. Trong thực tế, các giáo đồ của mỗi tôn giáo tạo ra những hình tượng bậc Ðạo sư khả kính của họ hoặc ở dạng nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc chỉ là một biểu tượng trong tâm để tôn kính. Do đó, không thể phê phán, chỉ trích giới Phật tử là hoàn toàn sai và không hợp lý khi họ tôn tờ những thần tượng.

Hành động đảnh lễ Ðức Phật không phải là một hành động dựa trên sự sợ hãi hay là một hành động để cầu xin sự thành đạt về vật chất. Người Phật tử tin rằng đó là một hành động gieo trồng căn duyên phước lành, huân tập chủng tử Phật tánh nếu họ tôn kính và trân trọng những phẩm chất cao quý của bậc thầy khả kính dày dạn kinh nghiệm. Người Phật tử cũng tin rằng họ phải chịu trách nhiệm cho sự giải thoát của mình và họ không phải phụ thuộc vào một người thứ ba. Tuy nhiên, cũng có một số Phật tử tin rằng họ có thể đạt được sự giải thoát, cứu rỗi thông qua sự ảnh hưởng của hình tượng Ðức Phật và đây là những con người tạo ra ấn tượng như thế cho những người khác nhằm phớt lờ đi những lời nhận xét, châm biếm chua cay kết luận rằng Phật tử là những người chỉ tôn thờ thần tượng và cầu nguyện hình ảnh của một người đã chết từ lâu. Thân vật lý, hay thân tứ đại của con người có thể phân hủy và tan rã thành 4 yếu tố : đất, nước, lửa, gió, nhưng những phẩm chất đáng cao quý, đáng trân trọng của Ngài vẫn tồn tại mãi mãi trong tâm trí của những người con Phật.

Những Phật tử đánh giá cao và tôn trọng những đức tính cao quý ấy. Vì vậy, những sự việc lẽ chống lại giới Phật tử thì rất không may thay và hoàn toàn sai lầm và cũng không được mời gọi. Từ những lời dạy của Ngài, chúng ta biết rằng Ðức Phật là một bậc thầy, người đã từng chỉ ra con đường chân chánh hướng đến sự giải thoát, cứu rỗi, nhưng nó còn tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân trong quá trình tu tập và làm cho tâm của mình được trong sạch để chứng đắc trạng thái giải thoát đó mà không phụ thuộc, nương nhờ vào bậc Ðạo sư của mình. Chính Ðức Phật khuyên “Các ngươi hãy nỗ lực tu tập, các Ðức Như Lai chỉ là bậc Ðạo Sư”. Theo quan điểm của Ðức Phật, không có một đấng sáng tạo, đấng Thượng đế nào, hay là những bậc Ðạo sư nào mà có thể đưa con người lên thiên đàng hay đày đọa họ xuống địa ngục. Con người tạo ra thiên đàng và địa ngục cho chính bản thân mình thông qua thân, khẩu, ý nghiệp của chính mình đã tạo ra. Do đó, việc cầu nguyện một nhân vật thứ ba để được sự giải thoát, cứu rỗi mà không cần dọn sạch những tư tưởng cấu uế trong tâm của mình thì chẳng có lợi ích gì cả. Tuy nhiên cũng có một số người thậm chí là Phật tử khi cầu nguyện trước hình ảnh Ðức Phật lại đổ dồn hết tất cả những vấn đề rắt rối, sự bất hạnh, khó khăn, và những nỗi ưu phiền của mình để cầu xin Ðức Phật giúp họ giải quyết những vấn đề trên. Mặc dầu đó không phải là một hành động mang tính Phật giáo thực sự, nhưng hành động như thế cũng sẽ đạt được một phần nào làm giảm đi sự đau đớn về mặt tình cảm tâm lý và giúp cho họ có đủ nghị lực vượt qua những sợ hãi, tự tin cương quyết... Ðây cũng là một hành động phổ biến của nhiều tôn giáo khác. Nhưng đối vời những ai có thể hiểu rõ nguyên nhân của những vấn đề, họ không cần phải dùng đến những hành động như thế. Khi người Phật tử đảnh lễ, cúng dường Ðức Phật, họ trân trọng Ngài bằng cách đọc lên một vài bài kệ ca ngợi những phẩm hạng tinh khôi của Ngài. Những bài kệ này không phải là những lời cầu nguyện theo ý nghĩa đòi hỏi một đấng sáng tạo, một đấng thượng đế hoặc là một vị thần nào đó rửa sạch những tội lỗi của họ. Những bài kệ này đơn giản chỉ là một phương tiện giúp chúng ta thành tâm trong khi đảng lễ một Bậc Ðạo Sư vĩ đại đã chứng đắc giác ngộ và giải thoát nhân loại khỏi khổ đau, và mang lại lợi lạc cho tất cả nhân loại. Người Phật tử tôn kính trân trọng Bậc Ðạo Sư của họ là vì muốn van xin để đạt được lợi ích cho chính bản thân họ. Ðức Phật cũng luôn khuyên chúng ta nên tôn kính những ai đáng được tôn kính. Do đó người Phật tử có thể tôn kính, trân trọng và đảnh lễ bất cứ bậc Ðạo sư nào xứng đáng được tôn kính. Trong lĩnh vự cầu nguyện, người Phật tử hành thiền định để huấn luyện tâm và tự kỷ luật, kiểm soát tâm của mình. Vì những mục đích của thiền hành, cho nên một đối tượng cũng rất cần thiết, nếu không có nó thì việc định tâm, tập trung tư tưởng sẽ rất khó khăn. Thỉnh thoảng, người Phật tử dùng hình ảnh Ðức Phật như là một đối tượng, đề mục nhờ vào đó mà họ có thể tập trung tư tưởng một cách dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, những hình ảnh là ngôn ngữ của tiềm thức. Do vậy, nếu như hình ảnh của một bậc Giác ngộ được quán chiếu, suy tư trong tâm của hành giả như là một sự hiện thân của chúng sanh hoàn hảo, thì sự quán chiếu, suy tư như thế sẽ thể nhập vào tàng thức của hành giả và nếu sự quán chiếu đủ mạnh, thì sự quán chiếu sẽ hoạt động như một cái phanh tự động kìm hãm những động cơ tạo nghiệp bất thiện.

Hình ảnh Ðức Phật như là một đối tượng có thể thấy được bằng mắt có một ảnh hưởng rất hữu dụng cho tâm. Sự hồi tưởng những kinh nghiệm tu tập, giác ngộ của Ðức Phật phát sinh ra niềm hân hoan hỷ lại trong tâm, và đưa hành giả từ một trạng thái trạo cử (restlessness), căng thẳng và tán loạn đi đến trạng thái hân hoan hỷ lạc. Một trong những đề mục của thiền quán là quán tưởng Ðức Phật bằng cách nhận diện và đánh giá cao sự hy sinh vĩ đạo của Ngài. Vì vậy, việc sùng bái hình tượng Ðức Phật là mục đích giúp cho tâm được định dễ dàng hơn và không nên xem đó là một sự sùng bái thần tượng, mà nên xem đó như là một hình thức lý tưởng của việc sùng bái.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2022(Xem: 15528)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 9650)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11187)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 10065)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
01/02/2022(Xem: 6710)
Với sự xuất hiện của virus SARS-CoV2 ở Vũ Hán - Trung quốc cuối năm 2019, và tiếp theo sau là sự lây lan rộng khắp thành một đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo đã ra tay hành động khắp nơi trên thế giới. Đáp ứng của Phật giáo rất đa dạng, phản ảnh sự khác biệt giữa các tông phái và các nền văn hóa, tuy nhiên họ đã hội tụ quanh những chủ đề chung theo những tiền lệ đã được ghi sâu trong lịch sử. Một ví dụ về sáng kiến gần đây là dự án “ Làm Phẳng Đường Cong” do Hội Từ Tế ( Tzu Chi Foundation ) Chi Nhánh Hoa Kỳ công bố - đây là một Tổ chức nhân đạo Phật giáo khổng lồ đặt trụ sở trung ương tại Đài-loan, có trên 10 triệu hội viên và 45 chi nhánh khắp thế giới. Trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng 4 , Hội Từ Tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ phân phối hằng triệu khẩu trang và dụng cụ y tế cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu, và khởi động một chương trình hỗ trợ cho những người chịu tác động của đại dịch về mặt kinh tế xã hội. Những sáng kiến ấy ở Hoa kỳ bổ sung cho
01/02/2022(Xem: 36568)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
01/02/2022(Xem: 18921)
Nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2014 tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1 vừa qua, chương trình trò chuyện với các nhân vật nổi tiếng không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có quan điểm về một cuộc sống hạnh phúc mà không phụ thuộc quá nhiều vào tiền bạc và quyền lực cũng đã diễn ra.
24/12/2021(Xem: 4583)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển của nhân loại. Sự tác động lẫn nhau giữa thiện và ác, chính và tà định hình số phận của các cá nhân và xã hội theo các chu kỳ, có thể biết được và không nhìn thấy. Các vị triết gia và nhà tư tưởng đã cân nhắc không chỉ điều gì tạo nên những chất đạo đức thanh cao mà còn cả những trợ duyên tác động nó. Đạo đức nhân văn là ngành học nghiên cứu các nguyên tắc đạo đức chi phối hành vi hoặc cách cư xử của mỗi cá nhân, và nó cũng là mảng kiến thức liên quan đến các nguyên tắc đạo đức.
05/12/2021(Xem: 6154)
Khi đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, chúng ta thiết lập các kết nối sâu sắc, và giúp những người xung quanh tránh bị kiệt sức.
17/11/2021(Xem: 25318)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]