Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Con Người Và Tôn Giáo

01/01/201108:47(Xem: 7778)
10. Con Người Và Tôn Giáo

CON NGƯỜI VÀ TÔN GIÁO

Con người là chúng sanh duy nhất trên thế gian này đã khám phá ra tôn giáo và thực hành sự cầu nguyện và sùng bái.

Nhân loại phát triển tôn giáo nhằm mục đích làm thỏa mãn những ham muốn tìm hiểu cuộc sống chính mình và thế giới xung quanh mình. Những tôn giáo thời nguyên thuỷ có nguồn gốc từ thuyết vạn vật hữu linh và nó phát sinh từ nỗi sợ hãi của con người về những đấng quyền năng siêu nhiên và những đấng vô hình và sự ham muốn của con người nhằm làm xoa dịu những quyền lực mà anh ta nghĩ là những đối tượng trú ngụ vô tri vô giác. Trải qua thời gian, những tôn giáo này thay đổi, bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên, địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội, chính trị và tri thức ở thời điểm đó.

Nhiều tôn giáo trong số những tôn giáo đó đã trở thành tôn giáo có tổ chức và phát triển thịnh hành cho đến ngày nay, được một số tín đồ thuần tín ủng hộ mạnh mẽ. Nhiều người bị thu hút vào những tôn giáo có tổ chức này bởi vì hình thức tráng lệ và lễ nghi trong khi lại có một số người khác thích thực hành tôn giáo của chính họ, bày tỏ lòng tôn kính đối với bậc đạo sư của họ và áp dụng những nguyên lý đạo đức vào cuộc sống hằng ngày của mình. Bởi vì tầm quan trọng và cần thiết của việc thực hành, mỗi tôn giáo cho rằng tôn giáo mình là một triết lý sống, chứ không chỉ là một hệ thống niềm tin suông. Xét theo quan điểm của nhiều nguồn gốc xuất phát khác nhau và những con đường phát triển mà tôn giáo đã trải qua thì người ta không khỏi ngạc nhiên rằng những tôn giáo của con người phải khác biệt về mục đích, sự hiểu biết và giải thích của tín đồ, mục tiêu của họ và làm thế nào để đạt được mục đích đó, và quan niệm của họ về sự thưởng, phạt đối với những hành động đã tạo.

Xét về phương diện mục đích, việc thực hành tôn giáo có thể được căn cứ trên cơ sở niềm tin, sợ hãi, lý trí hoặc là sự vô hại: niềm tin hình thành nền cơ sở của nhiều hình thức tôn giáo được phát huy nhằm mục đích vượt qua những nỗi sợ hãi của con người và đáp ứng những nhu cầu của anh ta. Một tôn giáo thần biến, huyền diệu khai thác nỗi sợ hãi đó xuất phát từ sự vô minh của con người và đưa ra những sự hứa hẹn thành đạt về vật chất được căn cứ trên cơ sở của lòng tham lam. Một tôn giáo của sự thuần tín được căn cứ trên cơ sở tình cảm và nỗi sợ hãi về đấng quyền năng siêu nhiên mà người ta quá tin tưởng có thể làm xoa dịu thông qua những hình thức lễ nghi và nghi thức. Một tôn giáo của niềm tin được căn cứ trên cơ sở của lòng ham muốn có được sự tự tin để đối diện với những điều không chắc chắn trong cuộc sống và chân giá trị của con người.

Một số tôn giáo phát triển do kết quả của sự phát triển tri thức nhân loại, kinh nghiệm và trí tuệ nhân loại. Phương pháp hợp lý khi tìm đến tôn giáo đã được chấp nhận trong trường hợp này, kết hợp với những nguyên lý về giá trị của con người và những quy luật của tự nhiên hay của vũ trụ. Tôn giáo này được căn cứ trên giá trị nhân bản và chú trọng đến sự tu tập, trau dồi những phẩm chất con người. Một tôn giáo với chủ trương lấy quy luật nhân quả hay nghiệp báo làm chính yếu được căn cứ trên nguyên lý của tự lực và cho rằng chỉ có cá nhân chịu trách nhiệm cho hạnh phúc và khổ đau và sự giải thoát của chính mình. Một tôn giáo đầy tính trí tuệ được căn cứ trên cơ sở ứng dụng lý trí và đi tìm sự hiểu biết về cuộc đời và sự thật của những điều kiện thế gian thông qua tri thức phân tích.

Vô hại và thiện chí là những yếu tố phổ quát được tìm thấy trong tôn giáo. Một tôn giáo hòa bình được căn cứ trên nguyên lý không làm hại chính mình và người khác và tín đồ của tôn giáo đó phải trau dồi một cuộc sống an lạc, hài hoà và giải thoát. Một tôn giáo thiện chí và từ bi được căn cứ trên cơ sở dâng hiến và phục vụ vì lợi ích và hạnh phúc của người khác.

Tôn giáo khác biệt do khả năngï hiểu biết của tín đồ tôn giáo đó và sự giải thích mà những người có thẩm quyền tôn giáo đưa ra cho học thuyết và việc hành trì của tôn giáo họ. Trong một sô tôn giáo, đưa ra những quy tắc làm mệnh lệnh cho con người phải phục tùng trong khi trong những tôn giáo khác, họ chỉ đưa ra lời khuyên về nhu cầu và phương cách để tuân theo những quy tắc này (luật). Mỗi tôn giáo sẽ đưa ra những lý do để giải thích những vấn đề khổ đau đang hiện hữu của con người và những sự bất bình đẳng giữa con người và phương pháp để giải quyết tình huống. Bằng cách giải thích, một số tôn giáo cho rằng con người phải đương đầu với những khổ đau này bởi vì anh ta đang được thử nghiệm ở nơi thế giới này. Khi một sự giải thích như thế được đưa ra, một người khác có thể hỏi: ‘Ðể vì mục đích gì?’ Làm thế nào mà con người có thể được phán xét dựa trên cơ sở của chỉ một kiếp sống khi mà nhân loại thường khác biệt về những kinh nghiệm khổ đau về mặt vật lý, tinh thần, xã hội, kinh tế và những nhân tố và điều kiện môi trường?

Mỗi tôn giáo có quan niệm riêng về những gì được xem là mục đích của đời sống tâm linh. Ðối với một số tôn giáo, sự sống thường hằng bất tử trên thiên đường hoặc ở cõi trời với Chúa, Thượng đế là mục tiêu tối hậu. Ðối với số khác lại cho rằng mục đích tối hậu của cuộc đời là sự thống nhất với ý thức vũ trụ bởi vì người ta tin rằng sự sống là một đơn vị của ý thức và nó phải trở về cùng nguồn gốc với ý thức.

Một số tôn giáo tin rằng sự chấm dứt khổ đau hoặc là sự lập lại chu trình sinh và tử là mục đích cứ cánh. Ðối với những tôn giáo khác, thậm chí hạnh phúc thiên đường hoặc là hợp nhất với Phạm Thiên (đấng tạo hoá) là sự phái sinh từ sự bấp bênh của cuộc sống, cho dù tồn tại ở hình thức nào đi nữa. Và thậm chí có một sô tôn giáo tin rằng chính ngay trong kiếp sống hiện tại cũng đủ cho chúng ta hưởng được mục đích của cuộc đời.

Ðể đạt được mục đích mong muốn này, mỗi tôn giáo đưa ra một giải pháp khác nhau. Một số tôn giáo yêu cầu tín đồ của họ hãy dâng hiến cho Chúa hoặc là tuỳ thuộc vào Chúa mọi điều trong cuộc sống của họ. Một số tôn giáo khác kêu gọi tín đồ của họ thực hành khổ hạnh khắc khe làm phương tiện để rửa sạch tất cả những tội lỗi thông qua việc tự ép xác khổ hạnh. Lại có một số tôn giáo khác đề nghị giết súc vật để dâng hiến thần linh và nhiều hình thức lễ nghi và nghi thức cũng như việc trì tụng thần chú để được thanh tịnh hoá và đạt mục đích cứu cánh. Song còn có một tôn giáo nữa ủng hộ những phương pháp tu tập đa dạng và sự thành tâm, dùng trí tuệ nhận diện chân lý và sự định tâm nhờ quá trình tu tập thiền định.

Mỗi tôn giáo có một quan niệm khác nhau về sự trừng phạt những hành động ác đã tạo trong cuộc sống. Theo một số tôn giáo, con người bị Thượng đế buộc phải đày đoạ trên trần gian này mãi mãi vì tội lỗi anh ta đã phạm phải ngay trong kiếp sống này. Có một số tôn giáo khác lại cho rằng nhân và quả hoạt động theo quy luật của tự nhiên và kết quả của một hành động (nghiệp) sẽ phải lãnh chịu trong một khoảng thời gian nhất định. Một số tôn giáo lại cho rằng kiếp sống này chỉ là một trong nhiều kiếp sống và con người sẽ luôn luôn có được cơ hội để chuyển hoá tự thân trong mỗi giai đoạn mãi cho đến khi anh ta đạt đến quả vị vô thượng, niềm hạnh phúc vĩnh cửu.

Ðưa ra nhiều mục đích, sự giải thích và mục tiêu đa dạng và rộng như thế về nhiều tôn giáo khác được nhân loại chấp nhận thì rất là hữu ích khiến cho con người không nên chấp lấy những quan điểm giáo điều về tôn giáo của họ mã hãy cởi mở và khoan dung đối với quan điểm của những tôn giáo khác.

Ðức Phật dạy: “Các vị không nên chấp nhận những lời dạy của ta do vì sự tôn kính mà trước hết hãy thử nghiệm những lời dạy ấy như đem vàng ra thử lửa”.

Sau khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một tâm hồn cởi mở, khai phóng đối với những giáo lý của các tôn giáo khác, thật là hữu ích nếu chúng ta ghi nhớ rằng thực hành tôn giáo là để mang lại lợi ích và, tự do và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh. Ðiều đó có nghĩa là, giáo lý nên được sử dụng vào những mục đích chân chánh nhằm cải thiện phẩm chất của đời sống của tất cả chúng sanh. Song hiện nay nhân loại bị lợi dụng và đã đi sai hướng những những giáo lý cơ bản. Những hành động phi luân lý và tội lỗi trở nên một hiện tượng phổ biến trong xã hội và những con người có tinh thần tôn giáo thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc cố gắng duy trì một số nguyên tắc đạo lý trong cuộc sống hiện đại. Ðồng thời, tiêu chuẩn của những nguyên tắc đạo lý cũng bị hạ thấp nhằm đáp ứng thoả mãn những nhu cầu của những con người có đầu óc nhiễm ô và ích kỷ. Con người không nên vi phạm những quy luật đạo lý phổ quát nhằm thích nghi với lòng tham và sự tham đắm của bản thân; mà đúng hơn con người nên cố điều chỉnh bản thân mình theo những quy luật này do tôn giáo hướng dẫn. Những giới luật của tôn giáo đã được đưa ra bởi các Bậc Thầy giác ngộ, những con người đã nhận ra được lối sống thánh thiện, cao thượng đưa đến an lạc và hạnh phúc cho tự thân và tha nhân. Những ai vi phạm những giới cấm này là vi phạm những quy luật của vũ trụ, mà theo Phật giáo, sẽ mang lại những hậu quả thông qua sự vận hành của quy luật nhân quả.

Mặt khác, điều này không có nghĩa rằng con người phải tuân theo một cách nô lệ những gì được tìm thấy trong tôn giáo của anh ta, không quan tâm đến việc ứng dụng của tôn giáo ấy vào cuộc sống hiện thời. Những nguyên lý và giới luật tôn giáo khiến cho con người có thể sống cuộc sống đầy ý nghĩa, chứ không phải để sử dụng chúng trói buộc con người vào những sự hành trì vô ích và những tín điều và hình thức nghi lễ mang tính mê tín dị đoan. Người nào tuân giữ những nguyên lý đạo giáo nên tin tưởng vào trí thông minh của con người và sống tôn trọng với chấn giá trị nhân loại. Cần phải có một vài sự thay đổi trong những hoạt động tôn giáo để tương xứng với nền giáo dục của chúng ta và bản chất của xã hội ngày càng đổi thay của chúng ta và đồng thời không đánh mất đi những nguyên lý phổ quát thánh thiện ấy. Nhưng người ta thừa nhận rằng làm thay đổi bất kỳ hình thức tôn giáo nào cũng luôn là điều khó thực thi bởi vì nhiều người có đầu óc bảo thủ, cố hữu lại phản đối lại sự cách tân dù là họ muốn cải thiện tốt hơn. Những quan điểm và ý kiến bảo thủ như thế cũng giống như một ao nước tù đọng, trong khi đó những ý tưởng mới tiến bộ thì giống như một thác nước nơi mà dòng nước thường xuyên được đổi mới và do đó, có thể sử dụng được.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5571)
Đức Đạt-La Lạt-Ma đã đến Hamburg, Đức trong mười ngày từ 19 đến 28-7-2007. Ngài đến Hamburg lần nầy là lần thứ tư, chính thức như một quốc khách, và cũng là lần thăm viếng lâu nhất. Ba lần ghé thăm trước, 1982, 1991, 1998 với tính cách cá nhân.
09/04/2013(Xem: 5228)
Theo luật Phật chế và y cứ vào kinh điển, người xuất gia được phép nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Kinh Tiểu Bộ, tập 9, ghi lại câu chuyện hết sức cảm động về hạnh hiếu của người xuất gia (chuyện Hiếu tử Sama, . . .
09/04/2013(Xem: 5612)
Sự hòa thuận trong gia đình rất quan trọng. Gia đình xào xáo, tan vỡ gây khổ đau cho cha mẹ cũng như con cái. Nếu những cặp uyên ương tiến tới hôn nhân với ý nghĩ là hôn nhân sẽ mang đến cho họ lạc thú hay niềm vui thì họ sẽ thất vọng, rồi đi đến tan vỡ.
09/04/2013(Xem: 4543)
Lời người dịch: Nhận được tờ báo lá cải Bidzeitung, thấy có đăng bản tiếng Đức của Albert Link về “Những lời khuyên của ngài Tenzin Gyatso”, bài đăng bên cạnh những bức hình hở hang của các cô gái trẻ đẹp đã không làm tôi khó chịu, ngạc nhiên mà lại làm tăng thêm niềm cảm phục lâu nay tôi đã từng dành cho Ngài.
09/04/2013(Xem: 5111)
Giáo dục là phương pháp truyền đạt và phát triển văn minh của nhân loại. Như chủ tịch tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học của Liên hiệp quốc J. Delors nói: “Giáo dục là cơ sở trưởng thành của cộng đồng nhân loại, phương hướng giáo dục đúng đắn, . . .
09/04/2013(Xem: 4909)
“Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử” là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác.
09/04/2013(Xem: 10295)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Cùng tất cả trại sinh ngày Hạnh quý mến, Trong Lục Độ Tập Kinh, có dạy: “Thà mất nước không thà mất hạnh”. Thà mất nước, là thà mất biên cương, lãnh thổ, chứ không thà mất hạnh. Mất hạnh là mất văn hoá, mất nếp sống đạo đức, mất thuần phong mỹ tục, mất nhân tính, mất đi lý tưởng sống. Mất nước là mất biên cương, mất lãnh thổ, mất chủ quyền quốc gia, mà còn Hạnh, nghĩa là còn nền đạo đức của một dân tộc, còn nền văn hoá của một dân tộc, còn thuần phong mỹ tục của một dân tộc, và còn lý tưởng sống của một dân tộc, thì việc mất chủ quyền về chính trị, mất biên cương, mất lãnh thổ của dân tộc, sớm muộn gì cũng có thể phục hồi lại được, nhưng một dân tộc không mất biên cương, lãnh thổ mà mất Hạnh thì vĩnh viễn mất nước. Cũng vậy, người phật tử chúng ta, dù mất sinh mạng, nhưng không mất lý tưởng, thì chúng ta vẫn còn là một con người nguyên vẹn trong lý tưởng giác ngộ.
09/04/2013(Xem: 12926)
Trong cuốn sách này, rất nhiều những lời đối thoại với đức Đạt Lai Lạt Ma được kết tập lại. Những lần gặp gỡ riêng với Ngài tại Arizona và Ấn Độ được dùng làm cơ sở cho cuốn sách này với một mục đích rõ rệt là đưa ra những quan điểm của Ngài về một cuộc sống hạnh phúc hơn.
09/04/2013(Xem: 6230)
Trong mối tương quan liên hệ giữa con người, sự tương quan giữa vợ chồng là quan trọng nhất. Cho nên hôn nhân là một biến cố hết sức quan trọng cho đời sống của một con người.
09/04/2013(Xem: 6089)
Đoàn đi lúc 6:50g tối và trở về chùa Phước Hậu là gần 10g đêm. Cảm ơn Minh Bình đã phát tâm đưa rước thay cho Thức. Vì Minh Bình nói nếu Minh Bình đi thì chì có 2 vòng trong khi nếu để Thức (cha của Viên Bảo Mỹ) đến rước thì sẽ mất bốn vòng đến . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]