Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Kinh Tống thuyết và Biệt thuyết

12/11/201016:59(Xem: 11973)
24. Kinh Tống thuyết và Biệt thuyết


24. KINH TỔNG THUYẾT VÀ BIỆT THUYẾT

Kinh này đáng chú ý vì đề cập đến một lời dạy của đức Phật, trong ấy tóm thâu gọn ghẽ tiến trình tu tập của một người xuất gia đưa đến thánh quả. Kinh này cũng giới thiệu một phương pháp đức Phật hay thường dùng để thuyết pháp. Phần đầu gọi là tổng thuyết (Uddesa) tóm thâu tất cả một vài câu súc tích, rồi phân tích giải thích rộng ra (Vibhanga). Có khi đức Phật chỉ nói lên phần tổng thuyết, rồi để một Đại đệ tử của mình phân tích phần biệt thuyết. Như trong kinh này, chính Ngài Mahà Kàccana (Đại Ca Chiên Diên) giải thích phần biệt thuyết rồi được đức Phật xác chứng là đúng với Chánh pháp. Có khi đức Phật giải thích cả phần tổng thuyết và biệt thuyết, nhờ vậy bài kinh được trình bày gọn ghẽ và súc tích hơn. Một điều đáng chú ý nữa là kinh này diễn tả tiến trình giải thoát và dùng một số danh từ chuyên môn có thể ghi chép sai lạc, cả tiếng Pàli và chữ Hán, bắt buộc chúng ta phải suy nghĩ và lựa chọn. Chính nhờ phải suy nghĩ và lựa chọn, chúng ta có khả năng tiến gần đến chính xác hơn.

Lời tổng thuyết của đức Phật dạy trong kinh này như sau:

"Này cácTỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối (khủng bố: anupàdàya na parttas-seyya)? Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối (khủng bố), thời sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh già bệnh chết trong tương lai".

Lời tổng thuyết này được Tôn giả Mahà Kaccàna phân tích như sau:

"Sao gọi là thức đối với ngoại trần bị tán loạn, bị tản rộng? Ở đây, khi vị Tỷ-kheo thấy sắc với con mắt, thức truy cầu sắc tướng, bị trói buộc bởi vị của sắc tướng, bị cột chặt bởi vị của sắc tướng, bị triền phược bởi kiết sử vị của sắc tướng, như vậy gọi là thức đối với ngoại trần bị tán loạn, bị tản rộng. Cũng vậy đối với tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý thức pháp.

"Sao gọi là thức đối với ngoại trần không bị tán loạn, bị tản rộng? Ở đây khi vị Tỷ-kheo thấy sắc với con mắt, thức không truy cầu sắc tướng, không bị trói buộc bởi vị của sắc tướng, không bị cột chặt bởi vị của sắc tướng, không bị triền phược bởi kiết sử vị của sắc tướng. Như vậy gọi là thức đối với ngoại trần, không bị tản rộng. Cũng vậy đối với tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý nhận thức pháp.

"Thế nào là tâm trú trước nội trần? Ở đây vị Tỷ-kheo ly dục ly bất thiện pháp, chứng và an trú sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Thức vị ấy truy tìm hỷ lạc do ly dục sanh, bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do ly dục sanh, như vậy gọi là tâm trú trước nội trần. Lại nữa vị Tỷ-kheo đình chỉ tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Thức của vị ấy truy tầm hỷ lạc do định sanh, bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do định sanh, bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do định sanh, bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do định sanh, như vậy gọi là tâm trú trước nội trần. Lại nữa, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba. Thức của vị ấy truy tầm xả và lạc, bị trói buộc bởi vị xả và lạc, bị cột chặt bởi vị xả lạc, bị triền phược bởi kiết sử xả và lạc, như vậy gọi là tâm trú trước nội trần. Lại nữa, vị Tỷ-kheo, xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Thức của vị ấy truy tìm không khổ không lạc, bị trói buộc bởi vị không khổ không lạc, bị triền phược bởi kiết sử không khổ không lạc. Như vậy gọi là tâm trú trước nội trần.

"Thế nào là tâm không trú trước nội trần? Ở đây vị Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Thức của vị ấy không truy tìm hỷ lạc do ly dục sanh, không bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, không bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, không bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do ly dục sanh, như vậy gọi là tâm không trú trước nội trần. Lại nữa, vị Tỷ-kheo, đình chỉ tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Thức của vị ấy không truy tìm hỷ lạc do định sanh, không bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do định sanh, không bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do định sanh, không bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc do định sanh, như vậy gọi là tâm không trú trước nội trần. Lại nữa, vị Tỷ-kheo ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba. Thức của vị ấy không truy tìm xả và lạc, không bị trói buộc bởi vị xả và lạc, không bị cột chặt bởi vị xả và lạc, không bị triền phược bởi kiết sử xả và lạc, như vậy gọi là tâm không trú trước nội trần. Lại nữa, vị Tỷ-kheo xả lạc và khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Thức của vị ấy không truy tầm không khổ không lạc, không bị trói buộc bởi vị không khổ không lạc, không bị cột chặt bởi vị không khổ không lạc, không bị triền phược bởi kiết sử không khổ không lạc. Như vậy gọi là tâm không trú trước nội trần.

"Thế nào là bị chấp thủ quấy rối (khủng bố)? Ở đây kể vô văn phàm phu, không yết kiến các bậc Thánh, các bậc chân nhân, không thuần pháp các bậc Thánh, các bậc chân nhân, không tu học pháp các bậc Thánh, các bậc chân nhân, thấy sắc như là tự ngã, hay là tự ngã như là có sắc, thấy sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã như là trong sắc. Sắc pháp của vị ấy biến hoại đổi khác. Với sự biến hoại đổi khác trong sắc pháp ấy, thức của vị ấy bị tùy chuyển bởi sự biến hoại đổi khác trong sắc pháp của vị ấy. Do thức bị tùy chuyển, nên các pháp quấy rối (khủng bố) khởi lên, xâm nhập tâm và an trú. Vì tâm bị xâm nhập nên vị Tỷ-kheo sợ hãi, bực phiền và đầy những khao khát, và vị Tỷ-kheo bị chấp thủ quấy rối (khủng bố: anupàdà paritassanà). Cũng vậy đối với bốn thủ uẩn thọ, tưởng, hành, thức.

"Và thế nào là không bị chấp thủ quấy rối (khủng bố)? Ở đây, vị đa văn thánh đệ tử yết kiến các bậc Thánh, các bậc chân nhân, thuần thục pháp các bậc Thánh, các bậc chân nhân, không thấy sắc như là tự ngã, không thấy tự ngã như là có sắc, không thấy sắc ở trong tự ngã, không thấy tự ngã ở trong sắc. Sắc pháp của vị ấy bị biến hoại đổi khác. Với sự biến hoại đổi khác trong sắc pháp, thức của vị ấy không tùy chuyển bởi sự biến hoại đổi khác trong sắc pháp của vị ấy. Do thức không bị tùy chuyển bởi sự biến hoại đổi khác trong sắc pháp, nên các pháp quấy rối (khủng bố) không khởi lên, không xâm nhập tâm vào an trú. Vì tâm không bị thâm nhập, nên vị Tỷ-kheo không sợ hãi, không bực phiền, không đầy những khao khát. Và vị ấy không bị chấp thủ quấy rối (khủng bố). Như vậy là không bị chấp thủ quấy rối (khủng bố). Cũng vậy đối với bốn thủ uẩn thọ, tưởng, hành thức."

Như đã được đề cập, kinh này trình bày một phương pháp tu tập cho vị Tỷ-kheo đạt đến tiến trình giải thoát và giác ngộ. Vị Tỷ-kheo trước hết đối với ngoại trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không truy cầu sắc tướng, thanh tướng v.v... không bị luyến aí, triền phược bởi vị của sắc tướng, thanh tướng v.v..., được tự tại, thoát ly sự chi phối của ngoại trần. Đối với nội trần, ở đây chỉ cho các thiền chi của bốn cảnh thiền, tức là hỷ lạc do ly dục sanh, hỷ lạc do định sanh, xả và lạc xả, không khổ không lạc, vị Tỷ-kheo không bị đam mê bởi các thiền chi này, mà vượt lên trên chúng để đạt các thiền chứng cao hơn, và nhờ vậy vị Tỷ-kheo không có trú trước nội trần. Vị Tỷ-kheo tuệ quán năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã, và nhờ vậy khi năm uẩn này bị biến hoại đổi khác, thức của vị Tỷ-kheo không bị tùy chuyển theo sự biến hoại đổi khác này. Nhờ vậy, các pháp quấy rối (khủng bố) không khởi lên, không thâm nhập tâm vào an trú.

Do tâm không bị xâm nhập, nên vị Tỷ-kheo không có sợ hãi, bực phiền, lòng đầy khao khát. Nhờ vậy vị Tỷ-kheo không bị chấp thủ quấy rối và như vậy được giác ngộ, được giải thoát. Ở đây chúng ta nhận thấy lý thuyết vô ngã quan trọng bực nào trong tiến trình giác ngộ, được giải thoát. Vị Tỷ-kheo còn chấp ngã, xem năm thủ uẩn là của Ta, là Ta, là tự ngã của Ta, thời khi năm uẩn chịu sự biến hoại và đổi khác, thức của vị Tỷ-kheo tùy chuyển theo sự biến hoại đổi khác này. Do vậy các pháp quấy rồi, khủng bố khởi lên, xâm nhập tâm vào an trú. Do tâm bị xâm nhập, vị Tỷ-kheo sợ hãi, bực phiền, lòng đầy khao khát... Do vậy vị Tỷ-kheo bị chấp thủ quấy rối, bị khủng bố, không được giác ngộ. Có một số danh từ cần phải giải thích, như: anupàdàya paritassati - vị ấy bị chấp thủ quấy rối hay khủng bố. Chữ paritassati dịch là khủng bố có hơi nặng nên dùng chữ quấy rối cho nhẹ hơn, dẫu rằng chữ khủng bố thường được kinh chữ Hán dùng. Ở đây, kinh chữ Hán tương đương giải thích đoạn này có dùng một số danh từ sai khác nhưng nói chung cũng tương đương với lời giải thích từ chữ chữ Pàli. Kinh Hán tạng tương đương là "Kinh Phân biệt quán pháp", Trung A Hàm số 164, Đại I, 694b.

Kinh Hán tạng chép: "Chư hiền, thế nào là Tỷ-kheo không thọ mà khủng bố? Chư hiền, Tỷ-kheo không ly sắc nhiễm, không ly sắc dục, không ly sắc ái, không ly sắc khát. Chư hiền, nếu có Tỷ-kheo không ly sắc nhiễm, không ly sắc dục, không ly sắc ái, không ly sắc khát, vị ấy muốn được sắc, cầu sắc, trước sắc, trụ sắc, sắc tức là ngã, sắc là sở hữu của ngã. Khi muốn được sắc, cầu sắc, trú sắc, sắc tức là ngã, sắc là sở hữu của ngã, thời thức ôm ấp sắc. Khi thức ôm ấp sắc, thời khi sắc ấy biến dị, thức chuyển theo sắc, thời nó sanh khủng bố pháp và tâm trú trong ấy. Nhân vì tâm không biết, nên sanh sợ hãi phiền lao, không thọ mà khủng bố". Ở đây, kinh chữ Hán dịch "annupàdà aparitassanti" là "không thọ mà khủng bố".

Thình thoảng, chúng ta gặp một bài kinh, tóm tắt một cách tuyệt diệu tiến trình giải thoát giác ngộ như bài kinh này. Ở đây, chúng ta chứng kiến cách dùng văn khéo léo của đức Phật, đã tóm thâu cả phương pháp tu hành đạt đến thánh quả, chỉ trong một số câu ngắn gọn súc tích, được phân tích rạch ròi, không có kéo dài lê thê, không có rườm rà với những điển tích khó hiểu. Lời dạy của Ngài bao giờ cũng trong sáng gọn nhẹ, nhưng thiết thực và hướng thượng.

(Trung Bộ III, số 138)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2023(Xem: 12197)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 13932)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
12/04/2023(Xem: 5749)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
18/03/2023(Xem: 9250)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 8266)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9406)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 7930)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 20989)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 22405)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19141)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]