Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giảng Phật pháp gì cho người Thượng?

23/10/201205:08(Xem: 8071)
Giảng Phật pháp gì cho người Thượng?

nguoithieusovietnam_1GIẢNG PHẬT PHÁP GÌ CHO NGƯỜI THƯỢNG?

Nguyên Hiệp

Sau khi Trưởng lão Mahinda, con trai của vua A Dục, truyền bá Phật pháp đến Srilanka và thực hiện một số việc liên quan đến việc truyền bá Phật pháp, vị vua trị vì đảo quốc này đã hỏi Trưởng lão rằng, có phải Tăng đoàn đã được thiết lập vững chắc ở đảo quốc này rồi không.

Trưởng lão Mahinda trả lời, Phật pháp chỉ mới được gieo trồng, còn để bám rễ vững chắc ở mảnh đất này thì cần đến một người ở chính Srilanka, có cha mẹ là người Sinhale, học tập Luật (Vinaya) ở Srilanka và giảng giải nó ở Srilanka. Tức muốn nói rằng, để Phật pháp hưng thịnh được ở Srilanka, thì cần đến chính người Srilanka xuất gia và truyền bá Phật pháp.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một trong các bản kinh được chuyển dịch sớm nhất sang Hán ngữ, và cũng được xem là bản kinh mở đầu cho việc truyền bá Phật pháp sang Trung Hoa. Kinh Tứ Thập Nhị Chương ngắn gọn, nhưng đã nói lên được những vấn đề cốt tủy của Phật giáo, và được xem là dễ dàng thích ứng với văn hóa Trung Hoa.

Những phái đoàn truyền bá Phật pháp sang nước khác dưới thời vua A Dục được cho là thành công, điều này nhờ vào những người truyền bá Phật pháp đã được huấn luyện và có sự chuẩn bị kỹ về “chuyên môn” cũng như được sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà vua. Những người mang Phật pháp đến Trung Á và Trung Hoa sau đó, cũng được trang bị kỹ, không chỉ thành thạo về Phật pháp mà cũng giỏi về ngôn ngữ, địa lý, chiêm tinh, số học, y khoa và thậm chí cả pháp thuật…

Qua những điều được đề cập này, chúng ta thầy rằng người xưa khi truyền bá Phật pháp đến một vùng đất mới, trước tiên họ tính đến một “cẩm nang” Phật pháp phù hợp với “dân trí” của vùng đất đó, và thứ đến để Phật pháp phát triển bền vững được ở vùng đất mới, phải cần đến chính người dân ở vùng đất đó đảm trách công việc này.

Chúng ta nói một vài chuyện xa xưa để suy nghĩ về việc truyền bá Phật pháp cho người Thượng ở Việt Nam hiện nay. Việc truyền bá Phật pháp cho người Thượng hiện nay, cũng không thể không noi theo những gì người xưa đã làm: cần một quyển sách Phật pháp dành riêng cho người Thượng; và huấn luyện để người Thượng tiếp nối vai trò hoằng pháp, hoặc chí ít là có một người ở trong cộng đồng bản làng nắm vai trò giữ đạo cho người trong bản sau khi họ đã quy y.

Những năm gần đây, chúng ta vui mừng vì thỉnh thoảng nghe nơi này nơi kia có những buổi lễ quy y tập thể cho đồng bào người Thượng, có những ngôi chùa đã tổ chức khóa tu cho người Thượng và cũng có những quý thầy đã vào các bản làng để làm từ thiện. Nhưng có một điều chúng ta dễ nhận thấy là Phật giáo đã thiếu những bước chuẩn bị căn bản khi truyền bá Phật pháp cho cộng đồng này. Việc truyền bá Phật pháp cho người Thượng trong những năm qua, nhìn vào thấy rõ tính “phong trào”, bên cạnh còn cho thấy nó phát xuất do sự tác động từ phía bên ngoài vì những lý do nào đó, hơn là phát xuất từ chính bên trong Phật giáo.

Bởi vì không có sự chuẩn bị kỹ, làm theo cảm hứng và thụ động, cho nên dù đôi khi ta nghe có ban này ngành nọ được thành lập để truyền bá Phật pháp cho cộng đồng người Thượng, thì những hoạt động mà chúng ta thấy được chỉ mang tính nhất thời, đối phó, và rồi chúng ta không hề biết cộng đồng người Thượng sau khi quy y đã sinh hoạt Phật pháp như thế nào, và việc quy y có đem lại những lợi ích gì cho họ trong đời sống tâm linh cũng như trong đời sống xã hội. Và chúng ta cũng không biết có bao nhiêu người Thượng tiếp tục là Phật tử sau khi quy y, và ai là người tiếp tục “chăm lo” đời sống tâm linh cho cộng đồng này.

Theo thiển ý của tôi, việc truyền bá Phật pháp cho người Thượng trong những năm gần đây, trước hết, đã thiếu đi điều căn bản quan trọng nhất, đó là việc tìm hiểu “căn cơ” của cộng đồng này để soạn thảo một cuốn sách Phật pháp thích hợp cho họ. Chúng ta nói về việc truyền bá Phật pháp cho người Thượng, vậy chúng ta đã giảng những Phật pháp gì cho họ? Liệu người Thượng có hiểu được các giáo pháp như Vô thường, Khổ, Vô ngã, Tánh không, Niết-bàn, Phật tính…? Căn bản hơn, họ có thể lãnh hội được những điều như tam quy, ngũ giới, thập thiện, nhân quả…?

Đối với cộng đồng người Thượng, cho dù họ có một vốn liếng khá về tiếng Việt, hoặc người truyền bá Phật pháp có thể nói được tiếng của họ, thì việc giảng giải Phật pháp dong dài là một việc làm vô bổ. Bởi vì, đối với cộng đồng người Thượng hiện nay, “nhận thức” của họ về tôn giáo còn rất giản đơn. Và nhiều vấn đề “triết học” có thể quen thuộc với người Kinh, nhưng đối với người Thượng lại không dễ dàng để tiếp nhận. Và có những điều nếu chúng ta nói cho họ nghe, chỉ có mất thời gian mà chắc chắc họ sẽ không hiểu được gì.

Tôi xin kể lại một câu chuyện thế này. Mẹ của tôi tu tập Bát quan trai tại một ngôi chùa ở thị trấn huyện. Và tôi nghe bà kể lại rằng ở đạo tràng này có khoảng 30 người là dân tộc thiểu số, và hầu hết họ là người trẻ. Cơ duyên để họ tham dự đạo tràng này là do một cô Phật tử người Kinh hướng dẫn. Cô Phật tử này có chồng là người Thượng. Sau khi lấy chồng và “xuất giá tòng phu”, cô đã vào trong bản (của chồng) sống, và chính cô là người đã “
hóa độ” chồng và khuyến hoá những người Thượng trẻ tuổi kia trở thành Phật tử và mỗi nửa tháng ra ngôi chùa ở thị trấn tham dự khoá tu Bát quan trai một lần.

Tôi không rõ cô Phật tử đã nói những Phật pháp gì cho những người Thượng này. Nhưng tôi nghe mẹ tôi kể rằng, khi tham dự khóa tu, nhưng người Thượng này rất thành tâm, nhưng có điều mỗi khi đạo tràng tụng kinh thì họ chỉ ngồi chắp tay… im lặng vì không tụng đọc được, và khi nghe thầy thuyết giảng họ cũng không hiểu gì cả. Vậy thì tại sao họ theo Phật giáo? Họ theo vì điều gì? Và việc theo như vậy có được lâu dài không?

Lại một chuyện khác liên quan đến bản thân tôi. Năm rồi tôi về quê làm lại giấy chứng minh nhân dân. Tại nơi làm giấy chứng minh nhân dân, trong khi chờ đến lượt mình, tôi đã điền hộ giấy tờ cho những anh chị người Thượng cũng đến làm giấy chứng minh nhân dân, bởi vì họ không biết chữ, mặc dù họ nói được tiếng Việt.

Tôi kể một vài chuyện lan man trước khi nói đến việc thuyết giảng những Phật pháp gì cho người Thượng. Theo tôi, như vừa mới nói ở trên, để truyền bá Phật pháp cho người Thượng, trước hết cần phải biên soạn một quyển sách Phật pháp ngắn gọn. Và quyển sách Phật pháp này trước hết là dành cho người truyền bá, và sau đó là cho đối tượng được truyền bá. Cuốn sách này được viết dưới dạng sám kệ, rõ ràng, dễ đọc và dễ thuộc. Cuốn sách sẽ là những gì người truyền đạo sẽ nói với người Thượng, nhưng cũng là một dạng sám nguyện dành cho người Thượng ngay ở tại buôn làng của họ. Nội dung của cuốn sách này có thể bao gồm hai điểm chính sau:

- Xây dựng hình ảnh đức Phật.

Những Phật tử “hiểu đạo” thường hiểu rằng đức Phật là một bậc Đạo sư, một người thầy dẫn đạo chứ Ngài không phải thần linh có khả năng ban phước hay giáng họa cho ai. Những đệ tử của Ngài, nếu muốn đạt được giác ngộ giải thoát thì nên tu học theo giáo pháp của Ngài và tự mình thắp đuốc lên mà đi…

Đối với cộng đồng dân tộc thiểu số, một bậc giáo chủ như vậy sẽ không làm họ thỏa mãn. Khi chúng ta tặng cho họ một bức ảnh/ tượng Phật, chúng ta sẽ nói gì với họ về việc treo hoặc thờ bức ảnh/ tượng ấy? Nói dong dài về tiểu sử của Ngài từ đản sanh đến niết-bàn, rồi sau đó kết luận rằng Ngài là bậc Đạo sư chỉ đường và các vị nên tu theo lời dạy của Ngài nếu các vị muốn giải thoát, chứ Ngài không có khả năng giáng họa hay ban phước cho ai? Hay là chúng ta nói với họ rằng, các vị hãy thờ đức Phật này. Ngài sẽ giúp cho các vị an ổn, nếu các vị chịu khó làm ăn và không làm điều xấu ác?

Theo tôi, nói ngắn gọn, với đồng bào người Thượng, đức Phật phải là một đấng thiêng liêng, không phải như thần linh thì cũng phải gần với ông Bụt trong dân gian Việt Nam. Ngài sẽ không giáng họa và trừng phạt ai, nhưng Ngài sẽ giúp đỡ người tốt. Theo và thờ Ngài trong nhà thì những điều tốt lành sẽ đến.

Tóm lại, hình ảnh đức Phật trong cuốn sách này vừa là một đấng bi trí vẹn toàn, nhưng cũng phải là người có khả năng cứu độ chúng sanh. Và đức Phật phải vượt qua Giàng (trời) của họ.

Tôi cũng xin mở ngoặc để nói thêm rằng, đọc những dòng này chắc có người sẽ cho tôi muốn xây dựng một hình ảnh đức Phật “thần quyền” cho cộng đồng người Thượng. Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng, Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam đầu tiên cũng dưới dạng một tôn giáo “thần quyền”. Và cũng thử làm một cuộc “điều tra xã hội” xem, có bao nhiêu Phật tử đến chùa mà không cầu Phật “gia hộ”. Thực ra, hình ảnh một đức Phật siêu nhiên đã hiện diện trong kinh sách Phật giáo, không chỉ trong kinh điển Đại thừa mà cũng ở trong Phật giáo Theravada.

- Phật Pháp căn bản

Phật pháp căn bản ở đây không phải là những giáo pháp như Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Ngũ uẩn.v.v.. Bởi vì những giáo pháp mà ta xem là căn bản này, người Thượng sẽ không hiểu được. Những giáo pháp căn bản mà tôi muốn nói ở đây là những nguyên tắc sống và đạo đức cụ thể mà chúng ta rút ra từ kinh sách.

Thứ nhất chúng ta cần phải nói về ba quy y và năm giới. Những giới như không uống rượu và không trộm cắp là cần thiết cho người Thượng hiện nay. Người Thượng trước đây họ rất thật thà, nay do sống gần người Kinh, cũng sinh tật trộm cắp. Còn uống rượu dẫn đến gây tai nạn xe máy do người Thượng gây ra, cũng rất phổ biến hiện nay. Về giới không sát sinh, cần nên nhấn mạnh vào việc không được giết người. Nói không sát sanh chung chung thì người Thượng sẽ không theo được. Ở vùng tôi đã có hiện tượng người Thượng giết người cướp của, điều mà trước đây không bao giờ xảy ra.

Tiếp theo chúng ta sẽ bổ sung thêm những nguyên tắc sống khác mà chúng ta có thể tìm thấy trong nhiều kinh sách, chẳng hạn như: phải siêng năng làm việc; phải thương yêu giúp đỡ vợ con (cần nhấn mạnh điều này); phải nuôi nấng cha mẹ già, không bài bạc…

Cũng cần nói về giáo lý nhân quả, nghiệp báo cho họ. Nói ngắn gọn rằng nếu làm điều tốt, cần cù siêng năng thì họ sẽ gặp điều tốt, sẽ được chư Phật gia hộ. Nếu biếng nhác và làm điều ác thì họ sẽ gặp quả xấu. Và như tôi đã nói, những nguyên tắc này nên được viết dưới dạng sám nguyện, dù là thơ hay văn xuôi, để sau một thời gian nghe hoặc đọc theo, họ có thể thuộc lòng.


Về đối tượng mà người truyền đạo trước hết cần nhắm đến là các vị trưởng bản, và những người trẻ có thể đọc được chữ quốc ngữ, hoặc những người nghe sành tiếng Việt. Việc truyền đạo đến một cộng đồng văn
hóa mới, nếu người truyền bá biết được chữ và tiếng nói của họ là điều rất ưu thế. Nhưng trong điều kiện không có người thành thạo ngôn ngữ của họ để đảm trách công việc này, thì việc tranh thủ những người biết chữ quốc ngữ và sành tiếng Việt là điều cần ưu tiên. Và tôi cũng xin nói thêm, có một số cộng đồng dân tộc thiểu số có ngôn ngữ riêng, nhưng họ không có chữ viết. Ví dụ như cộng đồng Vân Kiều ở xứ của tôi.

Tôi không rõ ở các nơi khác như thế nào, riêng những gì tôi biết được ở xứ tôi, những người Tin Lành khi truyền đạo, trước hết họ đều nhằm vào các vị trưởng bản và những người “sáng giá” ở trong cộng đồng. Việc “
hóa độ” được người đứng đầu và những người có ảnh hưởng ở trong bản làng, sẽ tạo điều kiện tốt cho việc giáo hóa những người khác. Và những buổi lễ quy y cho đồng bào người Thượng, sẽ là tốt hơn nếu được tổ chức tại một gia đình của buôn làng, và gia đình này nên trở thành điểm sinh hoạt Phật pháp về sau của bản. Điều này cũng giống như các làng kinh tế mới trước đây (ở vùng tôi), thường “mượn” nhà của một Phật tử nào đó làm địa điểm sinh hoạt Phật pháp khi họ chưa xây được chùa hay niệm Phật đường. Việc vận động cả một cộng đồng người Thượng đông đảo kéo về thị xã hay thành phố để quy y tập thể, điều có thể tạo được “tiếng vang”, và có thể tốt ở một góc độ nào đó. Nhưng cũng sẽ trở thành bi hài là sau khi quy y ở một hội trường to đùng nào đó ở thành phố, các tân Phật tử nhận tiền, gạo, xe đạp… rồi trở về buôn làng và trở thành tín đồ của tôn giáo khác.

Đối với cộng đồng dân tộc thiểu số, khi đem đến cho họ một niềm tin tôn giáo mới, cũng cần phải nghĩ đến việc thay đổi một số điều kiện sống nào đó của họ. Điều kiện sống của người Thượng hiện nay nói chung là rất tệ và thua kém rất nhiều so với người Kinh. Nhưng rõ ràng là không dễ để thay đổi triệt để những điều kiện sống tồi tệ của một bản làng người Thượng. Tuy nhiên, nếu việc hoằng pháp có sự hỗ trợ của nhiều người và có những chương trình hoạt động hiệu quả, có thể cải đổi được một số vấn đề nào đó.

Ví dụ, nếu việc hoằng pháp được kết hợp với việc làm từ thiện, và một vài “công tác xã hội” khác chẳng hạn như “tư vấn” về việc vệ sinh nguồn nước, giữ sạch đẹp buôn làng, chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn các loại cây trồng và cách trồng trọt… và hơn hết là truyền bá những nguyên tắc đạo đức Phật giáo, thì ngoài việc chúng ta đem lại cho họ một đời sống tâm linh mới, cũng đang phát triển một phần nào đó “đời sống xã hội” của họ. Việc làm từ thiện đối với người Thượng, cũng như đối với người Kinh, hẳn không nên nhắm mắt đem tiền của ban phát để họ thay đổi chế độ ăn uống trong một vài ngày, điều mà đôi khi ta tưởng là đang “ban vui cứu khổ” hay xóa bớt bất công, nhưng lại đang tạo nên sự bất công mới.

Ở trước chỉ là một vài suy nghĩ cá nhân, và những ý kiến này không phải là những đề xuất. Mà đề xuất cho ai? (và nghĩ mình cũng chẳng đủ khả năng để đề xuất cho ai). Những dòng này, nếu có ai đọc được thì chỉ nên coi như những “chia sẻ”, và nếu thấy nó có chút nào đó hợp lý thì cùng nhau nghiên cứu thêm để tìm ra một mô hình truyền bá Phật pháp bền vững hơn cho cộng đồng người Thượng.

Việc truyền bá Phật pháp cho cộng động người Thượng bằng cách thâm nhập sâu vào trong các bản làng hẳn sẽ gặp trở ngại, bởi các bản làng người Thượng thường được coi là những địa điểm “nhạy cảm”. Việc các nhóm tự vào các bản làng hoằng pháp cộng với các hoạt động từ thiện và xã hội là không dễ được chấp nhận, nhất là khi các nhóm làm việc độc lập và không thông qua một ban ngành hay tổ chức chính thức nào.

Nhưng với tình hình hiện nay, thì các chùa gần các buôn làng hoặc các Phật tử nên tự tập hợp lại thành nhóm và tự làm lấy công việc này, dù có thể là khó khăn. Chờ đợi các ban ngành hay tổ chức chính thức của Phật giáo thực hiện công việc này một cách bài bản, thì có khi dân chúng của các bản làng đã trở thành tín đồ của các tôn giáo khác hết rồi. Sự thực, ở tỉnh tôi (và rất nhiều tỉnh khác), đã không có bất kỳ hoạt động hoằng pháp nào của các ban ngành giáo hội địa phương cho các buôn làng trong địa bàn, ngoại trừ thỉnh thoảng có một vài chùa hay các nhóm Phật tử ở đâu đó đến “bố thí” và rồi rời ngay sau đó. Và thường các đoàn từ thiện cũng không vào tận trong các bản làng để cứu tế, mà họ chỉ tập trung tại uỷ ban xã hay một ngôi chùa nào đó và mời đồng bào người Thượng đến nhận tài vật.

Mọi việc đã quá muộn. Nhưng nếu cố gắng thì có thể vớt vát được phần nào!

Nguyên Hiệp
(Pháp Luân)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2010(Xem: 5234)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
01/09/2010(Xem: 12746)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
01/09/2010(Xem: 4407)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3594)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 3479)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 6472)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8298)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 10453)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10731)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 10030)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]