Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật với môi trường

20/10/201203:27(Xem: 4472)
Đạo Phật với môi trường

Buddha_200ĐẠO PHẬT VỚI MÔI TRƯỜNG

Trieu Anh Nguyen

Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly (Vidūdabha), được ghi lại một cách chi tiết trong kinh Tăng Nhất A Hàm.

Nguyên nhân nhìn thấy được của cuộc thảm sát này, bắt nguồn từ dòng họ Thích Ca những người đã miệt thị thái tử Tỳ Lưu Ly, con của vua Ba Tư Nặc.

Khi vua Ba Tư Nặc gởi một sứ thần sang Ca Tỳ La Vệ để tìm bang giao với dòng họ Thích qua một cuộc hôn nhân, dòng họ Thích cho rằng nhà vua không phải thuộc người trong tộc nên đã gả cho nhà vua con gái của người tỳ nữ lai huyết thống của hai giai cấp giữa Sát Đế Lợi và Chiên Đà La đồng thời kèm theo của hồi môn rộng rãi.

Vua Ba Tư Nặc đã phong bà làm hoàng hậu và phong con bà Tỳ Lưu Ly làm thái tử. Năm lên bảy tuổi, có một lần Tỳ Lưu Ly bị mặc cảm vì không được nhận quà từ bà ngoại trong khi các công tử khác đều có. Năm 16 tuổi hoàng tử thiếu niên Tỳ Lưu Ly về lại Ca Tỳ La Vệ thăm cậu để học hỏi với các hoàng tử họ Thích. Khi đến phía Nam của hoàng thành, chàng thấy một giảng đường rất mới, nên cho xe dừng lại để ngắm nhìn. (*)

Những người dòng họ Thích biết thế nên đã đuổi chàng bằng những lời đầy khinh thị: “Vô lễ, kẻ hạ tiện kia! dám làm nhơ bẩn chỗ của người dòng họ Thích, nơi để đón rước Đức Phật”.

Vì bị sỉ nhục và biết rằng cha mình bị dòng họ Thích Ca lừa gạt nên Tỳ Lưu Ly nuôi mối hận này và quyết lòng san bằng kinh thành Ca Tỳ La Vệ để rửa hận. Vì vậy, khi nhiếp chính thay vua Ba Tư Nặc, Tỳ Lưu Ly mang đoàn quân thiện chiến sát phạt toàn bộ dòng tộc Thích Ca.

Ở đây do nghiệp quá khứ nên dòng Thích Ca không tránh được nạn kiếp, và cho dù Đức Thế Tôn đã ba lần ngự đến bên cương giữa hai xứ.

Đức Thế Tôn đã ngự tại một cội cây trơ trọi cành lá và ánh nắng chiếu ngập thân của Ngài. Khi đó Đức vua Tỳ Lưu Ly đem quân sang biên giới thì gặp Đức Phật.

Nhà vua đảnh lễ đức Thế Tôn và bạch rằng,

- “Bạch Đức Thế Tôn, tại sao Ngài không ngự đến cội cây có bóng mát mà lại ngự tại cội cây trơ trọi cành lá này, nắng làm nóng nảy thân thể”

Lúc bấy giờ Đức Phật gợi ý rằng,

-“ Có bóng mát quyến thuộc che mát Như Lai rồi, tâu Đại Vương”

Khi nghe nói như vậy lần thứ nhất, lần thứ hai, Vua Tỳ Lưu Ly (Vidùdabha) vì kính trọng Đức Phật nên kéo quân trở về nhưng Đức vua lại tiếp tục kéo quân lần thứ ba. Lần này Đức Thế Tôn xét thấy do duyên quá khứ dòng tộc Thích Ca không thể trốn chạy được ác quả. Vì vậy Ngài không ngự đến biên cương như hai lần trước.

Nguyên nhân sâu sa bởi do duyên nghiệp, Đức Phật kể lại rằng trong đời quá khứ, dân chúng trong một ngôi làng rủ nhau đánh thuốc độc xuống một dòng sông khiến cho cá, tôm, rùa đều bị chết. Do nghiệp như vậy nên dòng Thích Ca ngày nay phải chịu chung một số phận.

Sau khi bắt tất cả dòng Thích Ca và đem xử giết, Đức vua Lưu Ly cùng với ba quân tướng sĩ lui quân trở về nước, lúc đi ngang qua bờ sông Aciravatì, trời đã tối nên đóng trại trên bờ sông. Giữa dòng sông do khô hạn không có nước, nhũng cồn cát nổi lên. Những tường sĩ tùy tùng của vua không mang cộng nghiệp chỉ đi theo nhưng không giết hại những người trong dòng tộc Thích Ca khiến họ thích nằm ngủ trên bờ đất cao ráo hơn là nằm trên những bãi cát dưới lòng sông. Riêng về những người mang ác nghiệp, nhúng tay vào thảm sát dòng họ Thích Ca, do ác nghiệp chi phối, khiến ở trên bờ đất tự nhiên họ thấy nóng nảy cho nên họ đi xuống ngủ dưới các cồn cát giữa dòng sông cho mát. Ngay cả đức vua Lưu Ly cũng vậy. Sau nhiều ngày chinh chiến mệt mỏi, đặt lưng nằm xuống họ cảm thấy khoan khoái dễ chịu và ngủ say sưa. Khi đó có một trận mưa trái mùa, mưa như trút nước, chẳng mấy chốc dòng sông tràn đầy nước tạo nên dòng thác lũ cuốn trôi tất cả nhà vua Lưu Ly và những tướng sĩ tùy tùng làm mồi cho kình ngư.

Như vậy có thể thấy chỉ do ‘nhân’ đầu độc một dòng sông làm chết hết các loài sinh vật như tôm, cua, cá.. mà người làm phải chịu quả báo thảm khốc sau này.

Thiết nghĩ hiện nay còn quá nhiều khu công nghiệp xả thẳng nước thải không qua xử lý xuống sông hồ, còn chúng ta thì ngày càng sử dụng nhiều hóa chất để tắm gội, giặt giũ.., e rằng đây cũng là một nhân dữ.

Vẫn biết khi đời sống tiến bộ, khoa học phát triển, phát minh thêm nhiểu sản phẩm mới giúp cho đời sống chúng ta cải thiện hơn, nhưng cũng không vì lẽ đó mà chúng ta lạm dụng sử dụng một cách thái quả để ảnh hưởng tới hệ sinh thái mà chính chúng ta đang sinh sống,

Mỗi hành động nho nhỏ của chúng ta đều đáng giá. Hy vọng rằng con người sẽ thay đổi thái độ đối với thiên nhiên, đảm bảo cho những thế hệ tương lai sau này vẫn có thể tiếp tục sinh sống trên mẹ trái đất.

Trieu Anh Nguyen

Bài đọc thêm:

Đây là kinh Duy Lâu Lặc Vương. Duy Lâu Lặc Vương là tên của vua Tỳ Lưu Ly (Virudhaka), người kế vị vua Ba Tư Nặc. Khung cảnh dựng lên: Vua Tỳ Lưu Ly đem quân đánh Ca Tỳ La Vệ và tàn sát dòng họ Thích Ca vì hận thù. Ngày xưa vua Ba Tư Nặc đã rước một tỳ nữ xinh đẹp của vua Mahanam, người kế vị vua Tịnh Phạn, về làm cung phi. Vị này thuộc giai cấp thấp của xã hội. Hồi còn trẻ, Thái tử Tỳ Lưu Ly đã được gửi qua Ca Tỳ La để học về nghệ thuật bắn cung. Lúc ấy dòng họ Thích mới xây dựng được một hội trường rất đẹp để mỗi lần Bụt tới thì đón tiếp và giảng dạy ở đấy. Luật lệ đặt ra là Bụt và chư vị xuất sĩ được rước vào trước, sau đó mới tới giới chức chính quyền và các tầng lớp dân chúng. Tỳ Lưu Ly tự ý đi vào đấy với các bạn và không tôn trọng luật lệ kia. Sau khi Tỳ Lưu Ly về nước, dân chúng làm lễ tẩy tịnh hội trường cho hội trường thanh tịnh trở lại, vì nghĩ rằng Tỳ Lưu Ly, dòng dõi của một nữ tỳ, đã làm ô uế chỗ linh thiêng. Sau này Tỳ Lưu Ly biết được chuyện ấy, rất căm phẫn, nuôi ý một ngày đem quân tới trả thù.

Cuộc tàn sát đẫm máu của Vua Tỳ Lưu Ly đã gây bao nhiêu tang tóc và thảm thương.

Kinh Chuyển Hóa Bạo Động và Sợ Hãi (Duy Lâu Lạc Vương Kinh)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 16, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Attadanda Sutta, Sutta-Nipàta 935-954

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2010(Xem: 3959)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3092)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 3000)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 5806)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 6939)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 7400)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 8346)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 7286)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 3496)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 52421)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567