Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật: Tôn giáo của hòa bình

07/01/201205:35(Xem: 7524)
Đạo Phật: Tôn giáo của hòa bình

ĐẠO PHẬT: TÔN GIÁO CỦA HÒA BÌNH

Nguyên bản: BUDDHISM: THE TRULY PEACEFUL RELIGION
của D.M. MURDOCK
Việt dịch: Nhóm Phiên Dịch Hoa Đàm

ducphatthichcaTrong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng. Những môn phái này đều có một điểm chung mà họ muốn nhấn mạnh, đó là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Chính phẩm chất đó khẳng định sự khác biệt của các tông phái. Tùy theo định nghĩa của từng môn phái, đạo Phật có mặt trên cuộc đời này cách đây hơn 2,500 năm, một số môn đồ còn khẳng định nó ra đời cách đây 15,000 năm, được hình thành trước thời đại của Phật rất lâu, mà người ta gọi đó là thời kỳ của Siddhartha Gautama và Sakyamuni. Hơn một thiên niên kỷ qua, đạo Phật đã phát triển thành một hệ thống đầy màu sắc được miêu tả là “khó có thể tưởng tượng được”. Trong khi đạo Phật chính thống không thiếu những khuyết điểm – kể cả phân biệt giới tính – và cũng giống những phong trào khác với một quá khứ đẫm máu ở một vài quốc gia, thì rõ ràng là, so với những tôn giáo khác, đạo Phật mang tính hòa bình thật sự và ít bị chỉ trích là đượm màubạo lực.

Đạo Phật là vô thần?


Vì đạo Phật nhấn mạnh vào việc giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan thông qua sự giác ngộ của bản ngã nhiều hơn là đặt lòng tin vào thánh thần hoặc vào một đấng siêu nhiên, đạo Phật được miêu tả như “vô thần” và Phật là một con người vô thần. Thật ra khi giảng dạy về những lời răncủa Phật, một số môn đồ đã gạch bỏ tính siêu nhiên, phép lạ và sự kỳ diệu ra khỏi đạo Phật, như trong đạo Phật của người Tây Tạng. Thật ra, đạo Phật truyền thống được truyền miệng trong dân gian thường nhắc nhở rất nhiều về phép thuật, về sự bí ẩn cũng như về những khía cạnh thiêng liêng trong từng bài giảng mà mỗi bản ngã con người nếu được giác ngộ đều có thể lên đến cõi Phật. Nói chung việc lên đến cõi Phật, việc chết đi và đầu thai, việc có kiếp trước – kiếp này – và kiếp sau đều mang tính chất như có thần thánh, và Phật là một đấng thiêng liêng có nhiều kiếp luân hồi khác nhau, hoàn toàn giống với những điều mang tính siêu nhiên mà chúng ta có thể tìm thấy trong thần thoại của người Hy Lạp, người La Mã và người Ai Cập cổ đại. Chính vì lý do này, không ai có thể khẳng định đạo Phật là “vô thần” được, mặc dù môn phái Thiền rất hiện thực, rất gần gũi với cuộc sống của con người.


Đạo Phật đang phát triển khắp thế giới


Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nayđạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới. Đây là một sự phát triển đáng hoan nghênh nếu so sánh với sự cuồngtín của những tôn giáo khác, hoặc tính cực đoan của những tư tưởng cố chấp, muốn đưa căm thù, bạo lực và giết chóc vào tôn giáo. Ví dụ ở đất nước Hoa Kỳ, trái với các tôn giáo thường xuyên lên tiếng ồn ào và quảngcáo rùm beng như Thiên chúa giáo, Hồi giáo hoặc Do Thái giáo, Phật giáoim lìm và lặng lẽ đến mức hầu như chúng ta không biết rằng số người theo đạo Phật còn nhiều hơn số người theo đạo Hồi hoặc đạo Hindus. Với thêm 6 triệu phật tử là người Hoa Kỳ, đạo Phật trở thành tôn giáo lớn nhất thứ tư trên thế giới tại vùng đất Hợp Chủng Quốc này. Hàng trăm đềnthờ, tu viện, trường học, và các khu cộng đồng lần lượt mọc lên ở khắp nơi. Gần đây Phật tử người Miến Điện cũng đã xây dựng đền thờ đầu tiên của họ ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon. Nhận biết đạo Phật đang phát triển âm thầm nhưng mạnh mẽ ở Hoa Kỳ, những người nghiên cứu về tôngiáo nhận xét không chỉ có đạo Phật dành cho người châu Á mà còn có đạoPhật dành riêng cho người Hoa Kỳ cũng đang xuất hiện. Các trung tâm giảng dạy về kinh Phật và các cộng đồng cầu nguyện đang lan rộng khắp các tiểu bang, trong khi đó những người đề xướng ra đạo Phật cho người Hoa Kỳ chịu khó viết lại kinh kệ bằng các thuật ngữ hiện nay của phương Tây.


Giờ đây chúng ta có thể thấy đạo Phật đang chuyển mình và lan rộng khắp nơi trên thế giới. Ví dụ như ở Ấn Độ, nơi được cho là cái nôi của đạo Phật nhưng cách đây nhiều thế kỷ, đạo Phật từng bị xua đuổi bởi đạo Hồi và đạo Hindu, từng bị bóp chết và dập tắt, nhưng ngày nay đạo Phật quay trở lại với Ấn Độ, chậm chạp nhưng chắc chắn, dưới sự dẫn dắt về tinh thần của vị thủ lãnh người Tây Tạng là đức Đạt lai Lạt ma trong nhiều thập kỷ qua. Phật tử Ấn Độ cũng đang lên tiếng yêu cầu khá ồn ào là họ mong muốn được nắm giữ thành phố Bồ Đề Đạo Tràng, nơi được cho là Phật đã từng đến đây và giác ngộ dưới cây bồ đề thiêng liêng. Ngoài ra, kể từtháng 2 năm 2010, tất cả thánh tích được cho là của Phật từ khắp nơi trên thế giới sẽ được phật tử đưa tới thành phố Chennai của Ấn Độ để trưng bày tại đây. Đây là một phần của chương trình mang tên Trở về Thánh tích Maitreya mà phật tử khắp nơi trên thế giới đều ủng hộ. Trong thời gian này, tại Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều phật tử tự thành lập chùa chiền và tự quản lý lấy. Đó cũng là một biện pháp linh hoạt nhằm đáp ứngnhu cầu tâm linh của con số phật tử đang ngày càng tăng lên. Sự phát triển trên có thể được nhìn thấy rõ ràng qua các phong trào hoạt động tích cực và tiến bộ cho giới phật tử trên đất Hoa Kỳ trong tương lai.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2022(Xem: 15516)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 9642)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11173)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 10048)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
01/02/2022(Xem: 6708)
Với sự xuất hiện của virus SARS-CoV2 ở Vũ Hán - Trung quốc cuối năm 2019, và tiếp theo sau là sự lây lan rộng khắp thành một đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo đã ra tay hành động khắp nơi trên thế giới. Đáp ứng của Phật giáo rất đa dạng, phản ảnh sự khác biệt giữa các tông phái và các nền văn hóa, tuy nhiên họ đã hội tụ quanh những chủ đề chung theo những tiền lệ đã được ghi sâu trong lịch sử. Một ví dụ về sáng kiến gần đây là dự án “ Làm Phẳng Đường Cong” do Hội Từ Tế ( Tzu Chi Foundation ) Chi Nhánh Hoa Kỳ công bố - đây là một Tổ chức nhân đạo Phật giáo khổng lồ đặt trụ sở trung ương tại Đài-loan, có trên 10 triệu hội viên và 45 chi nhánh khắp thế giới. Trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng 4 , Hội Từ Tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ phân phối hằng triệu khẩu trang và dụng cụ y tế cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu, và khởi động một chương trình hỗ trợ cho những người chịu tác động của đại dịch về mặt kinh tế xã hội. Những sáng kiến ấy ở Hoa kỳ bổ sung cho
01/02/2022(Xem: 36537)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
01/02/2022(Xem: 18917)
Nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2014 tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1 vừa qua, chương trình trò chuyện với các nhân vật nổi tiếng không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có quan điểm về một cuộc sống hạnh phúc mà không phụ thuộc quá nhiều vào tiền bạc và quyền lực cũng đã diễn ra.
24/12/2021(Xem: 4573)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển của nhân loại. Sự tác động lẫn nhau giữa thiện và ác, chính và tà định hình số phận của các cá nhân và xã hội theo các chu kỳ, có thể biết được và không nhìn thấy. Các vị triết gia và nhà tư tưởng đã cân nhắc không chỉ điều gì tạo nên những chất đạo đức thanh cao mà còn cả những trợ duyên tác động nó. Đạo đức nhân văn là ngành học nghiên cứu các nguyên tắc đạo đức chi phối hành vi hoặc cách cư xử của mỗi cá nhân, và nó cũng là mảng kiến thức liên quan đến các nguyên tắc đạo đức.
05/12/2021(Xem: 6150)
Khi đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, chúng ta thiết lập các kết nối sâu sắc, và giúp những người xung quanh tránh bị kiệt sức.
17/11/2021(Xem: 25289)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]