Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Và Cuộc Sống

19/02/201105:59(Xem: 15068)
Phật Giáo Và Cuộc Sống

PHẬTGIÁO VÀ CUỘC SỐNG
HT.ẤnThuận - Thích Hạnh Bình Việt dịch
NhàXuấtBản Phương Đông 2008
none
none
hanhbinh-phatgiaovacuocsong-cover

LỜI GIỚI THIỆU

PhậtGiáohiện hữu trên thế giannầy từ vô lượng kiếp và PhậtGiáo đã được hình thành bằng hìnhthức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu nàyvà nhẫn đến ngàn năm sau nữa, tinh thần vô trụ của PhậtGiáo vẫn còn sống mãi với những kiếp nhân sinh tiếp tụctrong dòng đời chuyển biến ấy.

Thượng Tọa Thích Hạnh Bình đang du học tại Đài Loan, trong thời gian qua Thầy đã cho xuấtbản được nhiều tác phẩm theo lối phiên dịch hay biên khảo và dịch phẩm "Phật Giáo và Cuộc Sống” của Ngài Ấn Thuận, một vị Đại Đạo Sư người Đài Loanbiên khảo, trước tác và những bài diễn giảng được tạo thành một tác phẩm bằng tiếng Hoa giá trị như thế, nay Thượng Tọa Thích Hạnh Bìnhđã chuyển dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ một cách thôngsuốt. Câu văn trong sáng dễ hiểu. Hầu như không còn lấncấn một từ ngữ Hán cổ nào cả, mà đã Việt hóa hoàntoàn. Đây là một việc làm rất đáng tán dươngvà nên trợ duyên; do vậy tôi đã đọc qua dịch phẩmnầy một cách cẩn trọng để viết lời giới thiệu quyểnsách nầy do lời yêu cầu của Thượng Tọa.

Đọc nội dung của sách, chúng ta sẽ thấy Ngài Ấn Thuận là một vị Đại Đạo Sư có cuộcđời trải dài trong suốt thế kỷ thứ 20 và kéo dài qua 5năm ở thế kỷ thứ 21. Với 100 năm ấy không biết bao nhiêulà vật đổi sao dời từ Trung Hoa qua Đài Loan; từ Đài Loanqua Mã Lai và nhiều nơi khác trên thế giới nữa. Nơi đâuNgài cũng thể hiện một tấm lòng cho Đạo, vì Đạo và vìmuốn xiển dương giáo lý Phật Đà cho mọi người con Phật và mong muốn mọi người phải sống thực trong giáo lý ấy qua giáo pháp của Đức Phật, chứ không phải chỉ riêng có vấn đề tín ngưỡng mà ngườiTrung Hoa sau nầy vẫn mãi lo cúng tế, ít chú ý đến phầngiáo nghĩa của Phật Đà.

TrướcNgài đã có Ngài Thái Hư Đại Sư qua cái nhìn về „nhơngian Phật Giáo“. Nghĩa là Đức Phật đã vì con người vàcuộc đời ở thế giới Ta Bà nầy mà xuất hiện, thì giáolý ấy, đầu tiên phải cho con người và vì con người; chứkhông phải vì một kẻ nào khác ngoài con người. Tinh thầnnầy cũng khế hợp với ba việc cách mạng của Ngài Thái Hư Đại Sư đã chủ trương. Đó là cách mạng giáo chế, cách mạng giáo sản và cách mạng Giáo Hội. Ngài ẤnThuận nghiên
cứu, phiên dịch, viết lách cũng đều dựa trên quan điểm Nhân Thừa Phật Giáo trướcrồi mới đến Bồ Tát Thừa và Phật Thừa. Dĩ nhiên là Ngàicũng rất công tâm để ghi nhận về giáo lý Tiểu Thừa trong những bước phát triển đầu tiên của Phật Giáo. Đồng thời Thiên Thừa hay ngay cả Ấn Độgiáo, Ky Tô giáo Ngài cũng đã điểm qua thật chính xác vàcẩn trọng của một nhà nghiên cứu.

Nghiên cứu giáo lý Phật Đà, Ngài đã không đứng trên quan niệm của triết học ĐôngPhương hay triết học Tây Phương để nghiên cứu, mà Ngài lấy giáo lý củaĐức Phật để nghiên tầm giáo lý ấy. Đây cũng là một nghiên cứu hay, không như những nhà nghiên cứu Phật Giáo khác đã làm như lâu nay là đứng từhọc thuyết nầy hay học thuyết kia để nhận xét về ĐạoPhật. Theo Ngài khi nghiên cứu Ngài đã đặt nặng về nềnmóng của giáo lý ấy có thích hợp với tinh thần của „tứpháp ấn“ không. Đó là: Vô thường, Khổ, Không và Vô Ngã.Đồng thời Ngài cũng đã dựa trên pháp nhơn duyên sanh để khảo cứu. Nếu một bài pháp, một bài giảng, một bài luận mà không được chứa đựng nội dung như thế thì Ngài cho rằng: Đó không phải là lời dạy của Đức Phật.

Ngàicó bảo rằng Ngài không có học Phật theo thứ lớp hay bằngcấp như ngày nay. Nhưng những gì Ngài đã để lại cho hậuthế ngày nay còn hơn là những bậc học giả cao thâm kháccủa nhân loại đang có mặt trên quả địa cầu nầy.

Ngài cũng không phải đứng trên tinh thần của giáo nghĩa Đại Thừa mà chê bai Tiểu Thừa.Lại cũng chẳng phải Ngài là người Hoa, chỉ ca tụng tamtạng kinh điển bằng chữ Hán. Ngài nghiên cứu cả Tạng kinh, Luật, Luận của Tây Tạng và Nam Truyền và Ngài cũng đã chẳng phải đứng trên lập trường tánhkhông theo tinh thần Trung Quán của Ngài Long Thọ mà chê bainhững bộ phái khác.

Đọc xong tác phẩm nầy tôi thấy Ngài cũng đã khiêm nhường giống như Ngài Huyền Trang ở đời Đường rằng: Quý Ngài chỉ lo việc phiên dịch trước tác, chứ không chủ trương phảidụng công để hành trì theo một Tông phái nào. Nhờ vậy mà đời sau khinhững người nghiên cứu về kinh truyền qua ngã Hán tạngchúng ta có được sự tra cứu một cách tự nhiên hơn.

Naydịch phẩm giá trị nầy đã đến tay quý vị là do công sứccủa Thượng Tọa Thích Hạnh Bình đã dày công phiên dịchcũng như khảo cứu; nên dịch phẩm nầy mới ra đời. Mongrằng những đóng góp tích cực như thế của chư tôn đứcViệt Nam hiện đang du học tại ngoại quốc, dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra Việt ngữ như thế nầy thì sớm muộn gì PhậtGiáo Việt Nam của chúng ta cũng sẽ có một gia tài văn hóa Phật Giáođồ sộ so với các nước Phật Giáo trên thế giới.

Dovậy tôi xin trang trọng giới thiệu dịch phẩm nầy đếnvới quý độc giả xa gần và mong rằng khi đọc sách quývị sẽ thâm nhập được giáo lý nhiều hơn.

ThíchNhư Điển
PhươngTrượng chùa Viên Giác

Hannover,Đức Quốc.

MùaXuân năm Đinh Hợi – 2007



Lời nói đầucủa người dịch

Hòa thượng Ấn Thuận (印順 1906~2005) sinhnăm 1906, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Viên tịch năm 200 tại Tân Trúc, Taiwan, trụthế 100 tuổi đời, gồm 75 hạ lạp.

Ngàilà nhà nghiên cứu Phật học có uy tín trong giới học thuật,những tác phẩm của Ngài được các trường Đại học ở Taiwan xem như là tài liệu tham khảo chính cho ngành Phật học. Ngài có tư tưởngcanh tân Phật giáo, chịu ảnh hưởng tư tưởng của Đạisư Thái Hư (太虛大師). Nhưng quan điểm cải cách của Ngài
vớiĐạisư Thái Hư có điểm dị biệt. Ngài không rầm rộ vận động cải cách Phật giáo Như Thái Hư mà Ngài âm thầm đem hết thờigian còn lại của đời mình, chú tâm nghiên cứu Phậ tpháp.Kết quả, sau khi viên tịch (2005), Ngài đã để lại cho Phật giáo chúng ta nhiều công trình nghiên cứu có giá trị học thuật, như:《雜阿含經論會編》 “Tạp A hàm Kinh Luận Hội Biên” (3 tập),《原始佛教聖典之集成》 “Nguyên Thủy Phật Giáo Thánh Điển Chi Tập Thành”, 《說一切有部為主的論書與論師之研究》“Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ Vi Chủ Đích Luận ThưDữ Luận Sư Chi Nghiên Cứu”, 《初期大乘佛教之起源與開發》“Sơ Kỳ Đại Thừa Phật Giáo Chi Khởi Nguyên Dữ Khai Triển”,《印度佛教思想史》“ẤnĐộ Phật Giáo Tư Tưởng Sử”, 《如來藏之研究》 “Như Lai Tạng Chi Nghiên Cứu” là những tác phẩmmang tính kinh điển, có giá trị học thuật cao, mỗi ý tưởngđược Ngài đề cập và thảo luận, đều có phần trích dẫn và chú thích điểm xuất xứ từ kinh điển, người đọc cóthể tra cứu, kiểm tra lại những gì mà Ngài đã đề cập.

Qua những tác phẩm này, cho chúng ta thấy, thái độ nghiên cứu của Ngài rất nghiêm túc, không đứng trên lập trường của bất cứ Tông Phái nào, không binh vực Đại thừa cũng không chê bai Tiểu thừa.Phật pháp như thế nào thì Ngài trình bày như thế ấy, không thêm cũng không bớt. Ngài không những thong thạo tư tưởng Phật giáo Đại thừa mà còn am tườngtư tưởng Phật giáo Nguyên thủy và Bộ Phái.

Ngoàinhững tác phẩm vừa đề cập, Ngài còn có bộ《華雨集》 “Hoa Vũ Tập” (5 quyển) và bộ 《妙 雲集》“DiệuVân Tập” (gồm 24 quyển). Thật ra, phần lớn bài viết của 2 bộ này, không phải hầu hết đích thân Ngài viết, mà là khi Ngài thuyết giảng hay nói chuyện,được các đệ tử ghi chép lại, sau đó viết thành lời. Những quan điểm tư tưởng được đề cập trong sách này rất trong sáng và mới mẻ,cần được học tập nghiên cứu và phát huy. Tuy nhiên, cómột vài vấn đề cần phải chú ý. Có một số bài, cáchtrình bày không được rõ rang sang sủa,, có lẽ người ghi lại không nắmhết ý tưởng của Ngài, đôi khi thêm ý tưởng của mình. Gặp những trường hợp này, tôi đành phải lược dịch hay dịch ý.

Tácphẩm “Đạo Phật và cuộc sống” mà độc giả đang cầm trên tay, là tuyển tập những bài viết của Hòa Thượng, được tríchdịch từ hai bộ sách vừa đề cập. Trong đó, phần nhiềuđược trích dịch từ quyển 《佛在人間》 “Phật ở nhân gian” (quyển thứ 14) trongbộ “Diệu Vân tập”. Phần còn lại trích dịch từ bộ“Hoa Vũ Tập”. Đây là những bài nói chuyện có nộidung tư tưởng rất hay, đáng cho chúng ta học tập. Cách lýgiải những vấn đề trong Phật học rất trong sáng, phù họp với thời đại chúng ta, nhất là quan điểm của giới trẻ hiệnnay. Người dịch cho rằng, nó rất cần thiết cho người Phậttử Việt nam chúng ta, dù ở trong nước hay ở nước ngoài,có thể nói nó là một ý kiến tích cực cho việc hoằng dươngPhật pháp trong thời hiện đại, lấy con người và xã hộicon người làm chủ đề chính cho cả hai việc tu và học.

Thật ra, người dịch chưa có ý định xuất bản quyển sách này, nhưng thấy rằng tác phẩm nghiên cứu Phật học bằngViệt ngữ còn khan hiếm, trong khi đó giới Phật tử người Việt chúng ta có nhu cầu tìm hiểu Phật pháp rất lớn, cho nên tôi tập họpnhững bài đã dịch của Hòa thượng biên tập thành sách, xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Tăng Ni và Phật tử.

Hyvọng với tập sách nhỏ này, độc giả sẽ gặt gái nhiềuđiều lợi ích từ những gợi ý của Hòa thượng. Bản dịchnày, tuy đã cố gắng sửa chữa chỗ sai sót, nhưng có lẽkhông làm sao tránh khỏi sự sai sót vô tình. Kính mong độcgiả lượng thứ và chỉ điểm, để lần tái bản tốt hơn.

Đầu xuân năm Đinh hợi, năm 2007

Kínhbút, Thích Hạnh Bình

Xemtiếp Nội Dung (PDF)

Source: thuvienhoasen

Ý kiến bạn đọc
21/12/201908:25
Khách
Luôn mong muốn tác giả viết nhiều hơn nửa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2010(Xem: 5247)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
01/09/2010(Xem: 12792)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
01/09/2010(Xem: 4424)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3610)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 3488)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 6498)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8332)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 10539)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10842)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 10134)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]