Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ những ý thức

08/04/201314:27(Xem: 6767)
Từ những ý thức

hoacucdon_1Từ những ý thức…

Thích Phổ Huân

Khi còn trong bụng mẹ, chờ đợi được sinh ra con người đã phải quờ quạng tự muốn giải thoát khỏi tù túng tối tăm này. Và rồi khi chào đời, con người lại tiếp tục quờ quạng muốn giải thoát những trói buộc phiền lụy cuộc đời. Như thế đó, cả hai hoàn cảnh trước khi được sanh ra, sau khi có mặt, con người đều nằm trong vòng cương tỏa mất tự tại an lạc.

Khi còn là một đứa bé thì vòng trói buộc tối tăm chỉ có một lực tác động vừa phải, có thể dễ nguôi ngoai, nhưng khi đã trưởng thành, cường lực của sự trói buộc do hoàn cảnh tác động vào tâm trở nên kiên cố, khó mà cưỡng lại. Lực tác động này lặng lẽ ngấm ngầm trong tư tưởng, càng lúc càng thâm sâu, tinh tế như những rễ cây bám vào đất lan tỏa bủa vây cố giữ thân cây được vững vàng kiên cố. Dòng tư tưởng do đây sinh ra nhiều sai biệt, tạo nên vô số ý thức, rồi phát sinh, thể hiện qua ngôn ngữ hành động…

Cuộc sống xã hội, nhân sinh, triết lý đều huân tập, khởi phát từ nhiều ý thức kiên cố này. Có những ý thức xây dựng phát huy chân thiện, và cũng không tránh khỏi những ý thức lệch lạc sai trái dẫn đến phá hủy chân giá trị đời sống. Dòng tư tưởng chánh tà, chân ngụy đó cứ mãi luân lưu như dòng nước chảy xiết, từ hàng hàng thế kỷ, từ lúc khởi nguyên của loài người cho đến thời đại ngày nay, và chắc chắn sẽ tiếp tục, tiếp tục mãi.

Thành thật nhìn nhận như vậy, có phải tư tưởng bi quan? Lạc quan hay bi quan chỉ là những ngôn từ nhận dịnh, thẩm xét đánh giá một hoàn cảnh hay một thái độ của con người; nhưng trong hoàn cảnh đó, con người đó, đã đưa ra chân tướng giá trị đích thực cụ thể, thì vậy không cần phải cho là bi quan hay lạc quan.

Một cuộc sống đẹp, một con người nhân đức, tự điều đó, hình ảnh đó nói lên diễn lên chân giá trị. Một điều không hay, một con người sai trái cũng tự giá trị và kết quả nói lên viễn ảnh đó. Người xưa cho rằng hãy tự nhìn nhận những gì chính mình hành động, suy xét, những gì đang diễn tiến trong dòng sống liên quan đến môi trường chung quanh…

Sự thành thật nhìn nhận suy xét, đưa người đến gần hơn trong cái nhìn khách quan dung dị.

Con người chúng ta ngày nay cũng đã lãnh hội, thẩm thấu những kiến thức triết học xa xưa; lại có thể dung hòa, hóa giải để an lập vào hoàn cảnh hiện tại một cách tương đối thật đẹp. Dù vậy vẫn phải đối đầu với nhiều khủng hoảng trong đời sống, về vấn đề an lạc tinh thần. Việc không an lạc tinh thần, cho thấy những gì con người ngày nay hiểu biết về thời xưa, chỉ là hiểu biết theo lý giải phân tích phạm trù triết học, mà không phải hiểu theo việc tri hành thực tại. Tuy nhiên điều này còn nhiều yếu tố cho nguyên nhân đó.

Nền khoa học vật chất ngày càng phát triển, cũng có thể là một yếu tố chính, đã làm con người chạy theo quên mất khoa học tâm linh; cũng biết rằng khoa học vật chất sẽ không bao giờ kết thúc một khi có người chẳng bao giờ dừng nghỉ.

Chung quy lại, tất cả chỉ trở về với chính con người; chính con người là nguyên nhân, kết quả, dẫn đến hoàn cảnh xấu đẹp. Nhấn mạnh đến danh từ con người, là nói lên một sự phân biệt với thứ loại khác, như là loài vật; và như vậy nghĩa của hai chữ “con người” ở đây phải là một cộng đồng nhân loại.

Có thể hiểu thêm rằng trong việc kiến thiết thăng hoa đời sống, không thể riêng rẻ cá nhân nào làm nên được, mà phải tương quan tương hợp. Kẻ này là ân nhân của ta, kẻ kia lại có người khác là ân nhân; cũng như mỗi người đều là ân nhân trên phương diện góp phần có mặt trong một cộng đồng liên hệ, tạo lập một xã hội đất nước.

Nhìn nhận như vậy con người sẽ thấy có sự hòa hợp, hài hòa liên hệ với nhau để tạo nên sự gần gũi mật thiết giữa người với người, giữa cá nhân với đoàn thể, giữa cộng đồng với nhân loại. Và như thế chính mỗi cá nhân sẽ dễ hòa nhập, mà tự xem nhẹ bản ngã của mình. Đây là một bước vững chắc tiến đến việc xây dựng hạnh phúc căn bản đầu tiên, cho bản thân, rồi tiếp theo bằng thái độ cởi mở hơn, sẽ hài hòa ảnh hưởng đến xã hội, quốc gia thế giới.

Trong quyển “Phương tiện thiện xảo” Ngài Tarthang Tulku đã nêu lên tính cách hài hòa quan trọng của một cá nhân, liên hệ đến đời sống trong gia đình, xã hội, mà đó là cách đẹp nhất không thể không thực hành theo “Sống trong mối liên hệ hòa thuận với thế giới làm tăng cường sự khai triển tri thức và tính sáng tạo trong đời sống mình và trong đời sống của những kẻ ở bên cạnh mình. Nhu cầu để giữ gìn cái hình ảnh của mình về mình biến mất đi, vì kẻ khác đánh giá mình đúng mức như thực mình là ai thực thụ, và về phần chúng ta thì chúng ta cũng đánh giá đúng mức giá trị của những con người sống chung quanh mình. Học hỏi cách truyền thông diễn đạt đúng đắn mang đến mọi sự an bình thanh thản và niềm vui sâu đậm vào đời sống mình. Mối tương quan liên hệ của ta với những người cộng tác, với gia đình với bạn bè trở nên ấm cúng và lâu bền, vì những mối liên hệ ấy đã được đặt nền tảng trong sự thực và lòng chăm sóc ưu ái tận tụy thiết tha”(1).

Thật vậy chính điều này đã thăng hoa cách sống trong gia đình, đoàn thể, xã hội, quốc gia, nhân loại. Ngược lại, con người sẽ mãi hoài công xây dựng rồi phá hủy, phá hủy rồi xây dựng, và chẳng bao giờ kiến tạo được hoàn cảnh như con người mong muốn. Triết gia Ấn Độ Krishnamurti đã nhận định sự quan trọng về cái “ta” đối với sụ hài hòa trong môi trường sống “chúng ta không bao giờ thấy rằng chúng ta là toàn thể hoàn cảnh bởi vì có nhiều thực thể trong chúng ta, tất cả đều xoay quanh cái “ta” cái ngã. Bản ngã làm nên những thực thể mà trong nhiều hình thức khác nhau nó chỉ là những vọng dục. Từ những vọng dục kết hợp này nối lên cái hình ảnh trung tâm, nhà tư tưởng, ý chí của cái “ta” và cái “của mình” và như vậy sự phân ly đã thiết lập giữa bản ngã và cái phi ngã, giữa cái “ta” và hoàn cảnh hay xã hội. Sự ly cách này là bắt đầu của chấp tranh, bên trong và bên ngoài” (2)

Thế thì chỉ có tư tưởng cởi mở, hòa nhập và thành thật mới giúp con người thoát khỏi cái quờ quàng trong bóng “tối” của dòng đời; và như vậy bưới đi tới của con người mới sáng suốt vững chãi.

Thích Phổ Huân.

20/06/1999

-----

(1)Phương tiện thiện xảo - Phạm Công Thiện dịch. Tr 202 – Nxb Thanh Văn

(2)Giáo dục và ýnghĩa cuộc sống – Hoài Khanh dịch. Tr 72 – Nxb Sống mới.

---o0o---
Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2022(Xem: 8797)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 7821)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
01/02/2022(Xem: 5904)
Với sự xuất hiện của virus SARS-CoV2 ở Vũ Hán - Trung quốc cuối năm 2019, và tiếp theo sau là sự lây lan rộng khắp thành một đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo đã ra tay hành động khắp nơi trên thế giới. Đáp ứng của Phật giáo rất đa dạng, phản ảnh sự khác biệt giữa các tông phái và các nền văn hóa, tuy nhiên họ đã hội tụ quanh những chủ đề chung theo những tiền lệ đã được ghi sâu trong lịch sử. Một ví dụ về sáng kiến gần đây là dự án “ Làm Phẳng Đường Cong” do Hội Từ Tế ( Tzu Chi Foundation ) Chi Nhánh Hoa Kỳ công bố - đây là một Tổ chức nhân đạo Phật giáo khổng lồ đặt trụ sở trung ương tại Đài-loan, có trên 10 triệu hội viên và 45 chi nhánh khắp thế giới. Trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng 4 , Hội Từ Tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ phân phối hằng triệu khẩu trang và dụng cụ y tế cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu, và khởi động một chương trình hỗ trợ cho những người chịu tác động của đại dịch về mặt kinh tế xã hội. Những sáng kiến ấy ở Hoa kỳ bổ sung cho
01/02/2022(Xem: 31795)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
01/02/2022(Xem: 17863)
Nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2014 tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1 vừa qua, chương trình trò chuyện với các nhân vật nổi tiếng không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có quan điểm về một cuộc sống hạnh phúc mà không phụ thuộc quá nhiều vào tiền bạc và quyền lực cũng đã diễn ra.
24/12/2021(Xem: 3811)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển của nhân loại. Sự tác động lẫn nhau giữa thiện và ác, chính và tà định hình số phận của các cá nhân và xã hội theo các chu kỳ, có thể biết được và không nhìn thấy. Các vị triết gia và nhà tư tưởng đã cân nhắc không chỉ điều gì tạo nên những chất đạo đức thanh cao mà còn cả những trợ duyên tác động nó. Đạo đức nhân văn là ngành học nghiên cứu các nguyên tắc đạo đức chi phối hành vi hoặc cách cư xử của mỗi cá nhân, và nó cũng là mảng kiến thức liên quan đến các nguyên tắc đạo đức.
05/12/2021(Xem: 4151)
Khi đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, chúng ta thiết lập các kết nối sâu sắc, và giúp những người xung quanh tránh bị kiệt sức.
17/11/2021(Xem: 20298)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 16707)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 10632)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567