Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lĩnh Đạo Tỉnh Thức: Khi Tây Phương Gặp Phương Đông

28/09/201018:05(Xem: 3139)
Lĩnh Đạo Tỉnh Thức: Khi Tây Phương Gặp Phương Đông

LĨNH ĐẠO TỈNH THỨC:
KHI TÂY PHƯƠNG GẶP PHƯƠNG ĐÔNG

Mindful Leadership: When East Meets West
Tác giả: Sean Silverthorne phỏng vấn William W. George, 07/09/ 2010
Tuệ Uyển chuyển ngữ: 19/09/2010

Bill George, giáo sư Quản Lý Thực Hành tại trường Thương Mãi Harvard.

New York, USA– Tín ngưỡng, triết lý, và thực hành của Á châu đang ảnh hưởng mọi thứ từ cung cách mà chúng ta đối phó với bệnh tật đến việc chúng ta chế tạo xe hơi như thế nào. Bây giờ, một giáo sư Thương Mãi Đại Học Harvard đang hướng về phương Đông như một phương thức cho việc phát triển những lãnh đạo thương nghiệp mạnh mẽ.

Bill George, một chuyên gia về bồi dưỡng phát triển lĩnh đạo, mới đây phối hợp với một vị thầy thiền quán của Phật Giáo Tây Tạng Yongey Mingyur Rinpoche để tổ chức một hội nghị về “lĩnh đạo tỉnh thức,” một tiến trình thế tục để khám phá những vai trò của sự tự tỉnh giác và tự từ bi trong sự phát triển những lĩnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả.

Yongey Mingyur Rinpoche

“Trong kiến thức của chúng tôi, đây là lần đầu tiên mà một vị Rinpoche Phật Giáo và một giáo sư hàng đầu đã phối hợp những năng lực để khám phá chủ đề này và để thấy giáo huấn phương Đông có thể soi sáng suy nghĩ của Tây phương về sự lĩnh đạo và ngược lại,” George nói thế. Quý vị có thể đọc tóm tắt của George về hội nghị Lĩnh Đạo Tỉnh Thức trên trang Web của ông.

Đối với George, những lĩnh đạo không phát triển sự tự tỉnh giác thì dễ bị quyến rũ bởi những phần thưởng bên ngoài, như quyền lực, tiền bạc, và tiếng tăm. Họ cũng khó nhận ra những lỗi lầm, một điểm yếu đã từng phá hỏng một số giám đốc và tổng giám đốc đã từng xuất hiện trên tin tức gần đây.

Chúng tôi đã thiết lập một diễn đàn cho những độc giả để cung cấp cho họ những ý kiến của họ về nhận thức này và để hỏi Giáo sư George những câu hỏi.

SEAN SILVERTHORNE: Hãy cho chúng tôi biết về hội nghị Lĩnh Đạo Tỉnh Thức. Mục tiêu là gì?

BILL GEORGE: Hội nghị Lĩnh Đạo Tỉnh Thức được tổ chức tại Minneapolis vào những ngày 13-14 tháng Tám, năm 2010, tập họp 400 tham dự viên trong một nghiên cứu khám phá về việc làm thế nào sự tỉnh thức có thể cống hiến sự hổ trợ ảnh hưởng đến đội ngũ lĩnh đạo. Khóa tập huấn được phối hợp hướng dẫn bởi Yongey Mingyur Rinpoche, một bậc thầy thiền quán Phật Giáo, và chính tôi (Bill George).

Mục tiêu của nó là đem sự hiểu biết của phương Tây về lĩnh đạo và tuệ trí của phương Đông về tâm thức, phát triển từ những sự thực tập đã từng được sử dụng hàng nghìn năm, để cung hiến đến sự tự tỉnh giác và tự từ bi của những lĩnh đạo.

HỎI: Lĩnh đạo tỉnh thức là gì, và lợi ích của nó là gì?

ĐÁP: Tỉnh thức là một thể trạng biểu hiện sự hiện diện hoàn toàn, chính niệm về chính mình và những người khác, cùng nhạy bén đến sự phản ứng của mình đối với những hoàn cảnh căng thẳng. Những lĩnh đạo chính niệm có khuynh hướng hiệu quả hơn trong sự thấu hiểu và liên hệ với những người khác, và thúc đẩy họ đến những mục tiêu chia sẻ. Vì thế, họ trở nên hiệu quả hơn trong vai trò lĩnh đạo.

HỎI: Làm thế nào để chính niệm tỉnh thức?

ĐÁP: Tôi không muốn nói mình là một người chuyên môn trong lĩnh vực này. Khóa tập huấn Lĩnh Đạo Tỉnh Thức tập trung trên sự thực tập thiền quán như một trong những cách ấy, với một sự đa dạng về kỷ năng thực tập thiền quán được hướng dẫn bởi Rinpoche Tây Tạng. Đây là khóa giảng huấn thông thường một cách nghiêm chỉnh, chứ không phải là một khóa tu Phật Giáo. Trong kinh nghiệm của mình, tôi đã từng quán sát những người đã chính niệm hơn qua cầu nguyện, những buổi thảo luận sâu sắc, tâm lý trị liệu, và sử dụng những kỷ thuật nội quán và thể dục.

HỎI: Giáo sư đã từng nói rằng một số lĩnh đạo đã mất việc bởi vì thiếu sự thông minh, nhưng nhiều người cũng đã mất việc vì thiếu cảm xúc thông minh. Giáo sư có thể nói về điều này một ít nữa và cho một vài thí dụ.

ĐÁP: Những lĩnh đạo với cảm xúc thông minh thấp thường thiếu sự tự tỉnh giác và tự từ bi, là điều có thể đưa đến sự thiếu tự kỷ luật. Điều này cũng làm khó khăn hơn cho họ để cảm nhận từ bi và thông cảm đến người khác. Vì thế, họ vật vả trong việc thiết lập những mối quan hệ vững vàng,chân thật và bền vững.

Những lĩnh đạo không có thời gian để quán xét và phản chiếu có thể có nguy cơ bị thoái hóa vì những phần thưởng ngoại tại như quyền lực, tiền bạc, tiếng tăm. Hay là họ có thể cảm thấy cần xuất hiện thật hoàn hảo trước những người khác nên họ không thể nhận lấy những yếu kém và nhìn nhận sai sót. Một số những khó khăn gần đây của Hewlett-Packard, British Petroleum, đội ngũ lĩnh đạo Wall Street, và hàng tá những lĩnh đạo trong thời kỳ Enron là những thí dụ cho điều này.

HỎI: Hai khía cạnh chính yếu của những lĩnh đạo hiệu quả, giáo sư giải thích, là tự tỉnh giác và tự từ bi.

ĐÁP: Một khía cạnh chính yếu của những lĩnh đạo hiệu quả là tính chính xác: đấy là biểu hiện chân thành và đúng đắn đến sự tin tưởng, chuẩn mực, nguyên tắc của mình mà những điều ấy làm nên một người mà chúng ta gọi là Chính Bắc [1]của một người nào đấy.

Sự chính xác được phát triển bằng sự tự giác hơn và có từ bi cho chính mình hơn, vì không có những điều này thì rất khó khăn để cảm nhận sự từ bi chân thành cho người khác. Tự tỉnh giác bắt đầu với sự thấu hiểu câu chuyện cuộc đời của mình và tác động của những thử thách khắc nghiệt, cùng sự phản chiếu trên việc những điều này cung ứng đến những động cơ và thái độ như thế nào. Khi người ta đi đến việc chấp nhận những phần không mấy thuận lợi của chính mình mà họ không thích hay đã từng chối bỏ, cũng như học hỏi về những thất bại và những kinh nghiệm tiêu cực, họ bắt đầu đạt được sự từ bi cho chính mình và chân thành trong mối liên hệ với thế giới chung quanh họ.

HỎI: Làm thế nào việc mà giáo sư đang làm song hành với nhận thức “Chính Bắc” của giáo sư?

ĐÁP: Trong hoạt động của chúng tôi về “Chính Bắc” và trong sự giảng huấn phát triển đội ngũ lĩnh đạo chân thật đến sinh viên và những lĩnh đạo kinh nghiệm, chúng tôi đã từng được biết rằng thử thách lớn nhất để theo sự “Chính Bắc” của một người hiện hữu khi gặp những áp lực và cám dỗ mạnh mẽ. Đấy là lúc điều cần yếu nhất là tự tỉnh giác.

Điều này dĩ nhiên không là một ý kiến mới. Tự tỉnh giác là trung tâm cảm xúc thông minh của Daniel Goleman. Tương đối hiếm hoi để tìm thấy những người tự tỉnh giác đầy đủ. Chính niệm là một bước hợp lý trong tiến trình đạt đến sự tự tỉnh giác này nên được phối hợp với những kinh nghiệm trong sự lãnh đạo qua những hoàn cảnh thử thách và đạt đến sự tỉnh giác cùng đội ngũ hổ trợ.

HỎI: Tôi biết giáo sư là một người tin tưởng mạnh mẽ trong đội ngũ hổ trợ trong sự phát triển tăng cường những lĩnh đạo. Giáo sư có thể nói một ít về sự khác biệt như thế nào giữa đội ngũ hổ trợ và đội ngũ cố vấn tinh thần, cho thí dụ?

ĐÁP: Cố vấn tinh thần là một tiến trình từng người một với ai đấy có những kinh nghiệm sâu rộng hơn và đang có ý muốn chia sẻ kinh nghiệm ấy. Đội ngũ hổ trợ như được thực tập trong “Chính Bắc” bao hàm một số nhỏ những người đồng nghiệp (thường là năm đến tám người) muốn chia sẻ kinh nghiệm và đời sống của họ và hổ trợ mỗi người trong nhóm qua cả những thời điểm thuận lợi lẫn khó khăn. Yếu tố then chốt của những nhóm này là học hỏi để cho và nhận những góp ý vô tư nhằm để nhận ra những điểm không thấy, chấp nhận sai sót, và đạt đến sự vững vàng để đối phó những khó khăn to lớn trong đời sống của họ.

HỎI: Giáo sư có nghĩ rằng những trường nghiệp vụ nên chú ý hơn đến đề tài này?

ĐÁP: Bất cứ một trường nghiệp vụ nào đã cố gắng để bồi dưỡng phát triển cho đội ngũ lĩnh đạo cần cung ứng những giáo trình và những cơ hội thực tiển khác nhau có thể làm cho sinh viên phát triển sự tỉnh thức sâu rộng hơn cho chính họ, động cơ của họ, và những mặt mạnh cũng như khiếm khuyết của họ.

Tiến trình này hiệu quả nhất khi những kinh nghiệm thế giới thực tiển có thể được phản chiếu trên sự tự thấu hiểu sâu sắc trong một môi trường ủng hộ và tin tưởng. Đây là chủ thuyết trung tâm của giáo trình Phát Triển Lĩnh Đạo Chân Thật (ALD) tại Trường Thương Mãi Harvard, sẽ nhanh chóng được cung ứng đến những người chỉ đạo như phần vụ của Trường Giáo Dục Hành Chính đề nghị.

HỎI: Nếu những độc giả kiến thức hoạt động của Trường Thương Mãi Harvard muốn nghiên cứu thêm về lĩnh đạo tỉnh thức, những tài liệu nào mà giáo sư muốn đề cập đến?

ĐÁP: Hiện tại những sách vở về đề tài này hơi hạn chế vì những ý tưởng này vẫn trong thời kỳ phôi thai phát triển. Tôi mạnh mẽ đề nghị quyển sách Bất Cứ Nơi Nào B Đến, Đấy B À và đĩa ghi âm Hướng Dẫn Thiền Quán Tỉnh Thức của Jon Kabat-Zinn, và quyển Sống Vui và Tuệ Trí Hoan Hỉ của Yongey Mingyur Rinpoche. Trong giáo trình Phát Triển Lĩnh Đạo Chân Thật (ALD), chúng tôi sử dụng quyển Chính Bắc của tôi cùng quyển sách phối hợp với nó, Tìm Sự Chính Bắc của B: Hướng Dẫn Cá Nhân[2].

HỎI: Giáo sư sẽ làm gì tiếp theo?

ĐÁP: Tôi đang viết một quyển sách nói đến những nhóm hổ trợ tương đương, với Doug Baker với tựa đề tạm thời là “Những Nhóm Chính Bắc: Nối Kết Quan Trọng.” [3]Những nhóm này được căn cứ trên Những Nhóm Lĩnh Đạo Phát Triển mà chúng tôi áp dụng tại Trường Thương Mãi Harvard và những nhóm mà Doug và tôi đã tham gia trong hơn 25 năm qua. Nhiều ý tưởng mà chúng tôi khảo sát trong hội nghị Lĩnh Đạo Tỉnh Thức sẽ được bao hàm trong quyển sách này.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,9503,0,0,1,0



[1]Hướng chính Bắc trong bản đồ - Tựa đề một quyển sách tên là True North của Bill George để khám phá tính lĩnh đạo chân thật của mình, trong ấy để ra năm lĩnh vực nơi mà tính xác thật cần đến: tự tỉnh giác, động cơ, đội ngũ ủng hộ, hòa nhập đời sống, và chuẩn mực & nguyên tắc. Khi năm yếu tố này hoạt động trong sự hòa hiệp với công việc của mình, chúng ta sẽ thấy sự thành công và đưa đến tính xác thật.

billgeorge-truenorth-cover

http://andrewmeans.typepad.com/the_pipeline/2009/07/bill-georgetrue-north-discover-your-authentic-leadership.html

[2]Finding Your True North: A Personal Guide

[3]True North Groups: The Vital Link.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2011(Xem: 3596)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 3444)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4429)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5371)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 9449)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 17770)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 8529)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7055)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
20/03/2011(Xem: 11419)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
18/03/2011(Xem: 4963)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567