MÔI TRƯỜNG: TIỂU LỤC ĐỊA ẤN ĐỘ - |
NEPAL: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TOÀN CẦU TĂNG LÊN HAI LẦN
Ở phía trên chúng tôi trong những làn mây của Hy Mã Lạp Sơn là những ngọn núi tuyết phủ lởm chởm - Annapurna, Damodar, Gangapurna, Dhalguri. Bên dưới chúng tôi là băng hà Thulagi, một dòng sông băng cỗ xưa ngoằn ngoèo cheo leo trãi dài xuống thung lũng Mashyangdi từ gần đỉnh núi Manasulu. Bước trên những cây tiêu huyền nhỏ ngăn bờ và lướt qua một lối mòn cô độc và chúng tôi thấy điều mà chúng tôi đã từng tìm kiếm: tại mõm của Thulagi là một hồ nước màu sửa xanh dương đánh dấu trên một ít bản đồ. Nó đã tăng gấp đôi diện tích chỉ trong vòng một vài năm và chỉ còn lại một bức tường thấp của băng chết và đất. Nếu sông băng Thulagi tiếp tục tan chảy trong tốc độ hiện tại, không có gì ngăn trở hàng tỉ lít nước tuôn chảy xuống cái đầm thiên nhiên này và tàn phá những làng mạc, nương rẫy và mọi thứ bên dưới.
Thulagi là một trong 20 hồ băng hà đang lớn lên đều đặn ở Nepal, và cộng đồng cư dân miền núi cùng những nhà khoa học e ngại rằng nó sẽ bị gián đoạn nếu sự gia tăng khí thải trong không khí không bị cắt giảm bởi những lãnh tụ của thế giới tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Copenhagen. Nhiệt độ trung bình khắp Nepal đã gia tăng lên 1,6 độ trong vòng 50 năm qua – gấp đôi trung bình của cả địa cầu. Nhưng ở đây trên nóc nhà thế giới, còn được gọi là “cực thứ ba”, nó đã cao hơn bình thường 4 độ và trong chiều hướng sẽ tăng đến 8 độ vào năm 2050.
Nhiệt độ gia tăng như thế này ở Hy mã lạp sơn sẽ là một thảm họa. Nó không chỉ là tương lai của một ít cộng đồng sơn cước đang bị đe dọa mà là sự sống của gần một phần tư dân số trên thế giới, tất cả những người đang lệ thuộc vào nguồn nước của Hy mã lạp sơn. Chỉ những dòng sông ở Nepal cung cấp cho 700 triệu người ở Ấn Độ và Bangladesh. “Nếu lượng tuyết ở trên Hy mã lạp sơn ít đi, hay mưa mùa nhiệt đới yếu đi, hay băng hà tan chảy với sự thay đổi thời tiết, thế thì tất cả những mùa màng, công nghiệp, nguồn cung cấp nước, và những thành phố ở Nam Á châu sẽ khổ sở,” Ngamindra Dhal một nhà chuyên môn về khí hậu của Nepal đã nói như thế.
Trên 1.600 cây số hành trình từ nguồn nước lớn nhất trên thế giới ở Hy mã lạp sơn, xuống những dòng sông và rồi thì bằng xe lửa qua Nepal, Ấn Độ và Bangladesh đến vịnh Bengal, chúng tôi đã thấy bằng chứng của những sự thay đổi sâu sắc trong mô thức khí tượng ngang qua Nam Á châu. Bất cứ nơi nào chúng tôi đã đi qua chúng tôi được nói về sự gia tăng nhiệt độ đáng chú ý, và thấy những chính quyền đang khơi dậy sự đe dọa của sự biến đổi thời tiết một cách chậm chạp và những cộng đồng đang phải đáp ứng bằng mọi cách mà họ có thể làm đến những cơn mưa thất thường và khô hạn, lủ lụt cùng bảo tố nghiêm trọng hơn.
Điểm bắt đầu là Jomosom, một thị trấn nhỏ bé trong thung lũng Kali Gandaki, ở độ cao 2300 mét và tại trung tâm của rặng Annapurn. Thị trấn hẻo lánh này, chỉ mới thấy chiếc xe hơi lần đầu tiên vào năm ngoái, đã không có tuyết rơi trong mùa đông này. Nhiệt độ bay lên trên bình thường đến 27 độ, và chỉ rơi xuống đến 13 độ đối với nhiệt độ thường khi là trừ 4 độ, trong khi đường băng vĩnh cửu đã từng vươn lên trên 5.000 mét. Dòng sông Gandaki, cung cấp bởi 1.200 sông băng, chảy xuống sông Hằng và vào Banladesh.
“Nhiệt độ cao hơn, vì thế ít tuyết hơn, và ít nước tan trong mùa xuân đến những mùa màng trồng trọt. Người ta không cần phải đi xuống núi vào mùa đông. Họ có thể trồng ớt và tiêu bây giờ,” Sunit Pant, một quân cảnh Nepal nói thế. “Nhưng bây giờ người ta không thể trồng lúa mì hay những thực phẩm căn bản.”
Câu chuyện giống như thế trong vùng thung lũng Everest, về phía đông của Jomosom 645 cây số, nơi mà tuyết rơi đang trở nên không thể đoán được dần gia tăng. Một số cộng đồng đã tin tưởng rằng họ đang sống dưới một bản án tử hình, theo Lucky Sherpa, một quân cảnh khu vực. “Họ nói rằng họ không bảo đảm sẽ có một ngày mai,” cô ta nói. “Tuyết thường lên đến thắt lưng của bạn trong mùa đông. Bây giờ trẻ con không biết tuyết là gì. Chúng tôi có ruồi và muỗi nhiều hơn, nhiều chứng bệnh ngoài da hơn. Nhiều cộng đồng đang tiếp nhận những sự thay đổi mùa vụ, nhưng bệnh tật đang di chuyển lên núi, mùa màng của trà cùng táo đang bị tổn hại và những giếng nước đang khô cạn.”
Cách thủ đô Kathmandu của Nepal khoảng 320 cây số, Simon Lucas, một nhân viên về khí hậu biến đổi tại Bộ phát triển quốc tế của Anh quốc xác nhận rằng những dòng chảy của sông trong mùa đông đã suy giảm một cách nghiêm trọng. “Những chiều hướng ấy rõ ràng ở Nepal hơn ở bất cứ quốc gia nào khác. Người ta không thể trồng trọt mùa màng của họ trong mùa xuân bởi vì tuyết mùa đông không quá dày. Họ luôn luôn phải dựa vào sự tan chảy của tuyết và băng.”
KHI ‘DÒNG SÔNG CỦA KHỔ SỞ’ LŨ LỤT
Anh quốc tuần rồi đã dành riêng cho Nepal 50 triệu đồng bảng Anh để thích ứng đến sự biến đổi thời tiết, chính yếu qua việc đầu tư vào những khu rừng của nó, nhưng những nhà khoa học khí tượng nói rằng nó sẽ đối diện với những cơn mưa thất thường, dữ dội, và không đoán trước được chưa từng có trước đây. Chúng tôi đã thấy bằng chứng cho điều ấy khi chúng tôi hướng về phía nam đến biên giới của Nepal và tiểu bang Bihar của Ấn Độ. Ở đây, vấn đề không phải quá ít nước mà là quá nhiều; năm ngoái, tiếp theo những cơn mưa mùa xối xả, đòng sông lớn nhất của Nepal là Khosi, phá vở hai cây số bờ đê và gây lũ lụt cho hàng trăm cây số vuông đất đai nông nghiệp. Hơn 1.500 người chết và ba triệu người phải di tản. Năm mươi nghìn người ở Nepal và nhiều hơn thế ở Ấn Độ đã mất nhà cửa, và dòng sông đã thay đổi dòng chảy của nó hơn 150 cây số.
Khosi được như “dòng sông của bất hạnh” bởi vì nó thường lũ lụt, nhưng tầm mức của những gì xãy ra vào tháng Tám vừa rồi làm sửng sốt cả chính phủ Nepal lẫn Ấn Độ. Khi dòng nước cuối cùng rút đi, người ta thấy cả một vùng rộng lớn đất đai nông nghiệp bị bao phủ bởi biển cát dày 1,8 mét mang xuống trong chất rắn vẩn thể từ những ngọn núi. Bảy tháng sau, bờ đê đã được sửa chửa nhưng người dân bị thất vọng vì điêu tàn và mọi người sợ hãi rằng những cơn lũ kiểu thế này sẽ trở nên thông thường hơn. “Không thể cải thiện bất cứ điều gì. Không có nhà vệ sinh, hay nước sạch để uống. Tôi không tin rằng chúng tôi sẽ trở lại đời sống bình thường.”
KHÔ HẠN KHÓ LƯỜNG Ở BIHAR
Chúng tôi xuyên qua biên giới Ấn Độ và đi thẳng từ cơn lũ kinh khiếp đến sự khô hạn khó lường. Bihar, một trong những tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ, đang trải qua một trong những cơn hạn tệ hại nhất trong một thế hệ. Năm nay nó chỉ có 15 – 30 phần trăm lượng mưa bình thường. Hầu hết tiểu bang đã tuyên bố là khu vực khô hạn và 63 triệu người được dự đoán là sẽ bị thiếu đói trong năm tới.
“Biến đổi khí hậu rõ ràng đang xảy ra,” Vyas Ji, thư ký chính trong cơ quan quản lý tai họa ở thủ đô Patna của tiểu bang Bihar, nói thế. “Chúng tôi thường có những trận hạn hán mỗi bốn hay năm năm và những cơn lũ lụt mỗi hai đến ba năm. Bây giờ chúng thật thất thường. Thậm chí những quận huyện thường lũ lụt bây giờ đối diện với khô hạn. Những cơn mưa thường là có thể đoán được, giới hạn và lợi ích cho nhà nông. Bây giờ cũng không thể biết được, dữ dội hơn và gây thiệt hại. Bây giờ cũng không có mùa đông. Nông dân bối rối. Đây là một tiểu bang trồng lúa nhưng hạt giống đã bị làm mất hiệu lực.”
BIỂN DÂNG LÊN Ở VỊNH BENGAL
Chúng tôi hướng về phía nam một lần nữa, đến Calcutta (Kolkata), một trong những thành phố lớn của Ấn Độ. Tuần rồi đã bị những nhà khoa học quốc tế cảnh báo rằng nó có thể bị làm tổn hại nguy kịch bởi sự dâng lên của mực nước biển. Nhiệt độ ở đây đã gia tăng rõ rệt và có thêm những trường hợp của sốt xuất huyết và sốt rét, thị trưởng Bikash Bhattacharya, đã nói thế. “Copenhagen là cơ hội cuối cùng mà những người nghèo có được. Nếu chúng ta không thành công và chúng ta tiếp tục với những chương trình như thông thường hiện nay, rồi thì những người của thế giới nghèo sẽ có những thời gian rất khốn khó.”
Sugata Hazra là giám đốc của Đại học Hải dương học Jadavpur ở Calcutta. Những nghiên cứu của ông ghi lại những mực nước biển ở vịnh Bengal. “Biến đổi khí hậu không là của tương lai. Nó là ngay bây giờ. Hàng chục nghìn người Ấn Độ đã ở trong tình trạng nguy kịch,” ông nói. Mực nước biển của vịnh đang dâng lên nhanh hơn nhiều so với mức độ trung bình của địa cầu, và sẽ có nhiều trận cuồng phong hơn đập vào bờ biển. Kết quả là sự ngập lụt những hải đảo từ những đợt thủy triều và những cơn sóng cồn cao hơn. “Tỉ lệ của dâng lên của mực nước biển liên hệ trong quần đảo Sagar [thuộc vùng Sundarbans của Ấn Độ] là 3,14 mili mét mỗi năm, về thực chất hơn trung bình của địa cầu từ 1-2 mili mét mỗi năm. Nó lên đến 5,2 mili mét ở một vài nơi. Vào năm 2020 ít nhất bảy chục nghìn người sẽ bị mất nhà cửa,” Anurag Danda, người đứng đầu của chương trình WWF (World Wide Fund for Nature) thuộc vùng đồng bằng Sundarbans, thỉnh cầu đến sự giúp đở của những chính trị gia ở Copenhagen. “Đối với cư dân Sundarbans, biến đổi khí hậu đã đến. Quần đảo Maldives đã được chú ý, nhưng còn nhiều người khác đang đối diện với thảm họa.”
NGẬP NƯỚC BIỂN Ở BANLADESH
Từ Calcutta chúng tôi hướng về biên giới Bangladesh. Ở đấy, Ấn Độ đang xây dựng một hàng rào cao 4,6 mét để ngăn chặn những người láng giềng xâm nhập. Những người muốn rời đấy chính yếu là những thanh niên trai tráng tìm kiếm việc làm ở nền kinh tế đang bùng nổ của Ấn Độ, nhưng trong tương lai, những nhà phân tích nói, nó có thể là những người tị nạn khí hậu.
Bangladesh vượt xa quốc gia rộng lớn đông đảo dân cư trên thế giới, và hoàn toàn nằm trên đồng bằng thấp, nó là một trong những nước khốn đốn nhất. Nó phải chịu đựng mất mát đến 20 phần trăm đất đai do mực nước biển dâng lên trong vòng 80 năm tới đây và nó đã và đang trải qua những cơn cuồng phong thường xuyên và dữ dội hơn. Trong bảy năm vừa qua, bốn cơn bảo hung hãn nhất chưa từng thấy được ghi nhận đã quét vào bờ biển của nó.
Biến đổi khí hậu có nghĩa là Bangladesh phải đối diện những nan đề thậm chí khó lường hơn, Kim Streatfield, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe và Dân số tại ICDDR, một viện nghiên cứu quốc tế tại Dhaka, nói thế. Ông e ngại rằng biến đổi khí hậu và một sự gia tăng dân số phỏng đoán từ 50 – 100 triệu người trong 50 năm tới sẽ tàn phá đất nước trừ khi một hành động được thực thi. “Độ mặn trong nước gia tăng sẽ có một ảnh hưởng quan trọng đến việc sản xuất thực phẩm,” ông nói. “Thêm nữa, mức độ nước ngọt đang sụt giảm ba mét mỗi năm, và một trong bốn giếng nước có thể bị cạn trong mùa khô.”
Cuộc phiêu lưu khí hậu Nam Á châu của chúng tôi từ nguồn nước đến bờ biển kết thúc ở Nam Chittagong, trên vịnh Bengal. Ở đấy, nơi dòng nước của sông Kali Gandaki, sông Hằng, và nhiều con sông khác của Nepal tiếp xúc với đại dương, nhiều cộng đồng đang trải qua những cơn thủy triều và ngập lụt cao hơn, cũng như sự mất đi những vùng đất canh tác và nuôi bắt cá. “Nước biển bây giờ đến ngay tận trong nhà của chúng tôi. Tất cả chúng tôi muốn dời đi, những chẳng có nơi nào để đi,” một giáo viên của làng Bolihut gần Chittagong là Geeta Das nói thế. Một phần căn nhà của cô ta đã bị cuốn đi và chiếc giường của cô bây giờ chỉ cách khoảng mặt nước ba tấc khi thủy triều dâng lên vài tuần trước đây. “Chúng tôi hoảng hốt khi bầu trời đầy mây và nó sắp mưa. Chúng tôi sợ rẳng chúng tôi sẽ mất căn nhà của mình và những đứa trẻ của chúng tôi.”
Một người láng giềng là Madhuri Das, nỏi: “Chúng tôi không cần những nhà khoa học hay bất cứ ai nói với chúng tôi những thứ đang thay đổi. Chúng tôi biết mực nước đang dâng lên. Chúng tôi luôn luôn sống ở đây. Lũ lụt thì thường xuyên hơn và bây giờ chúng tôi sợ hãi biển cả. Mười năm trước đây, nước biển để lên đến làng. Chúng tôi không thể đáp ứng việc nâng cao nhà cửa chúng tôi ngoại trừ trên bùn, mà nó bị cuốn trôi đi. Chúng tôi không thể dùng nhà vệ sinh, và bệnh tật bây giờ thường xuyên hơn. Nước đối với chúng tôi bây giờ không còn ngọt ngào nữa.”
Nurun Nahar, một người đánh bắt cá ở Bolihut, đã bỏ nghề khi nó gặp phải chướng ngại ba năm trước đây. Những kinh nghiệm của anh ta nói cho 700 triệu người lệ thuộc đời sống của họ với Nepal và Hy mã lạp sơn. Chúng tôi nghèo vì thế chúng tôi không thể làm gì nhiều để đón nhận những gì mà chúng tôi có thể thấy đang xãy ra. Nhưng chúng tôi không muốn tùy thuộc vào thiên nhiên nữa. Chúng tôi thấy quá nhiều sự thay đổi đang xãy ra. Tất cả những gì chúng tôi muốn là một sự bảo đảm cho đời sống của chúng tôi. Chúng tôi không nản lòng nhưng chúng tôi phải tìm sự giúp đở từ những nơi giảu có để làm cho thế giới này là một nơi khá hơn,” ông nói.
Original article: see The Guardian, 7 December 2009
Indian Subcontinent:
From Third Pole to Rising Sea,
Grim Signs of Deadly Change
by J. Vidal
http://www.guardian.co.uk/environment/2009/dec/06/copenhagen-climate-change-himalayas
http://www.ecobuddhism.org/index.php/
Tuệ Uyển chuyển ngữ
17-01-2010