Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Môi trường địa cầu và trách nhiệm toàn cầu

03/09/201015:03(Xem: 5243)
Môi trường địa cầu và trách nhiệm toàn cầu

MÔI TRƯỜNG ĐỊA CẦU VÀ TRÁCH NHIỆM TOÀN CẦU
His Holiness the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc. Chúng ta cũng đang bị lôi cuốn với nhau bởi hàng khối vấn đề chúng ta đối diện; nạn nhân mãn, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn dần, và vấn nạn môi trường đang đe dọa không khí, nước, và cây cối của chúng ta, cùng với số lượng lớn những hình thức sinh sống xinh đẹp là nền tảng của sự tồn tại trên hành tinh nhỏ bé mà chúng ta đang chia xẻ.

Chúng tôi tin tưởng rằng để đối diện với thử thách của thời đại chúng ta, loài người sẽ phải phát triển một nhận thức to lớn rộng rãi hơn về trách nhiệm toàn cầu. Mỗi chúng ta phải học để hành động không chỉ cho chính lợi ích của gia đình, xứ sở mỗi cá nhân, mà cho lợi ích của toàn thể loài người. Trách nhiệm toàn cầu thật sự là chìa khóa cho sự tồn tại của nhân loại. Nó là một nền tảng tuyệt hảo cho hòa bình thế giới, việc sử dụng công bằng vô tư tài nguyên thiên nhiên, và qua việc quan tâm đến những thế hệ tương lai, việc bảo hộ đúng đắn đến môi trường.

Chúng tôi đến cuộc hội họp quốc tế của những vị lãnh đạo môi trường trong một tâm linh lạc quan và hy vọng. Sự hội họp ở đây tiêu biểu cho một ngưỡng cửa của nhân loại; cơ hội thúc đẩy cộng đồng nhân loại hợp tác trong hình thức chưa từng có. Mặc dù Hội nghị Thượng đỉnh Địa Cầu hiện hữu có thể, trong một vài sự tôn trọng, lại thiếu vắng những gì cần thiết, nhưng sự kiện chính là nó đã xảy ra tiêu biểu cho một thành tựu kỳ lạ. Đấy là tại sao nó thật sự khích lệ vì có rất nhiều tổ chức phi chính phủ hiện diện ở đây . Vai trò của nó trong tiến triển đến một tương lai chắc chắn quan yếu, nó đang mở rộng; và trong khi vai trò này đối với Liên Hiệp Quốc lại hạn chế.

Thế thì nhiều tổ chức phi chính phủ được xây dựng bằng sự thiện nguyện biểu hiện sự chân thành quan tâm đến đồng loại con người chúng ta. Ý chí của quý vị đại diện những tiến trình hàng đầu về xã hội và môi trường. Tất cả những tổ chức hiện diện ở đây có những ước muốn đặc biệt và cần thiết chính yếu, thực tế, như những cá nhân hành động. Tuy thế, nếu không có sự tập họp những nổ lực của chúng ta, sự những thành tựu ở đây sẽ bị lu mờ.

Cho dù chúng ta thích nó hay không, chúng ta đã sinh ra trên trái đất này như thành phần của một gia đình vĩ đại. Giàu hay nghèo, học vấn hay không, thuộc nước này hay nước kia, tư tưởng này hay khác, một cách căn bản mỗi chúng ta chi là một người như tất cả những người khác. Hơn thế nữa, mỗi chúng ta có cùng một quyền để theo đuổi hạnh phúc và né tránh khổ đau. Khi chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng sinh là bình đẳng trong sự tôn trọng này, chúng ta tự động cảm thấy tình cảm và sự gần gũi đến tất cả. Tiếp đến, ngoài điều này, chúng ta đến với nhau trong một cảm xúc chân thành của trách nhiệm toàn cầu; nguyện ước để tích cực giúp đở những người khác vượt thắng những vấn nạn khó khăn.

Dĩ nhiên, loại từ bi yêu thương này bởi tự nhiên, hòa bình và tế nhị, nhưng nó cũng rất mạnh mẻ. Nó là dấu hiệu thật sự của một sức mạnh nội tại. Chúng ta không cần phải trở nên những người theo tôn giáo, cũng không cần phải tin tưởng ở một học thuyết tư tưởng nào. Tất cả sự cần thiết cho chúng ta là để phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Sự cần thiết cho một ý nghĩa trách nhiệm toàn cầu ảnh hưởng lên mọi khía cạnh của đời sống hiện đại. Ngày nay, những sự kiện nổi bật là một phần của thế giới tác động đến toàn thể hành tinh. Vì thế, chúng ta phải giải quyết những vấn đề khu vực như một quan tâm của cả địa cầu từ khởi đầu của nó. Chúng ta không thể tiếp tục viện cớ về những hàng rào quốc gia, chủng tộc, hay tư tưởng hệ đã chia cắt chúng ta mà không có phản ứng phá hoại ngược lại. Trong bối cảnh của sự liên hệ hổ tương mới của chúng ta, quan tâm đến niềm hạnh phúc của kẻ khác rõ ràng là hình thức tốt nhất của những hạnh phúc chính chúng ta.

Dĩ nhiên sự liên hệ hổ tương là định luật nền tảng của tự nhiên. Không chỉ trong nhiều hình thức của đời sống, nhưng trình độ tế nhị nhất của hiện tượng vật chất, cũng được điều khiền bởi sự liên hệ hổ tương. Tất cả những hiện tượng, từ hành tinh chúng ta sinh sống đến đại dương, mây trời, rừng cây, và bông hoa chung quanh chúng ta, phát sinh trong sự lệ thuộc trên những mô thức vi tế của năng lượng. Không có sự tác động hổ tương thích hợp của chúng, chúng sẽ tan rã và hư hoại.

Ngày nay chúng ta cần biết ơn sự kiện này của thiên nhiên nhiều hơn trong quá khứ. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta với nó là trách nhiệm trực tiếp cho nhiều những vấn đề mà chúng ta đối diện. Thí dụ, tiêu dùng quá mức những tài nguyên hạn chế của thế giới –đặc biệt ở những quốc gia phát triển- đơn giản như sự tiêu dùng năng lượng, là tai hại. Nếu nó tiếp tục không được kiểm soát, cuối cùng tất cả chúng ta sẽ khổ đau. Chúng ta phải tôn trọng khuôn mẫu phức tạp tế nhị của đời sống và cho phép nó tự tái tạo bổ sung. Tôi được nghe nói rằng, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc cảnh báo, chúng ta đang đối diện làn sóng rộng lớn nhất của sự hủy diệt trong 65 triệu năm. Sự kiện này đáng sợ thật sự. Nó phải làm chúng ta mở rộng tâm tư của mình đến những liên hệ rộng lớn bao la của sự khủng hoảng mà chúng ta đối diện.

Thiếu hiểu biết về sự liên hệ hổ tương không chỉ làm tổn hại đến môi trường thiên nhiên, nhưng cũng tai hại đến xã hội loài người.

Thay vì lo lắng đến mỗi người, chúng ta đặt hầu hết những nổ lực của chúng ta vì hạnh phúc trong sự theo đuổi sự tiêu thụ vật chất cá nhân. Chúng ta trở nên quá mãi mê trong sự theo đuổi này mà không cần biết nó, chúng ta đã lơ là nuôi dưỡng những cấn thiết cơ bản của nhân loại như yêu thương, tử tế ân cần, và hợp tác. Điều này thật đáng buồn. Chúng ta phải quan tâm nhân loại chúng ta thật sự là gì. Chúng ta không phải là những đối tượng máy móc làm nên. Nếu chúng ta chỉ là những thực thể hay sự tồn tại như cái máy, không có suy tư, thế thì máy móc chính nó có thể hoàn toàn là máy móc, thế thì máy móc có thể làm nhẹ tất cả những khổ đau của chúng ta và đáp ứng những sự cần thiết của chúng ta. Tuy thế, vì chúng ta không đơn thuần là những tạo vật vật chất, thật sai lầm để tìm kiếm sự đáp ứng ở những sự phát triển bên ngoài mà thôi.

Về căn bản, tất cả chúng ta yêu mến sự tĩnh lặng. Thí dụ, khi mùa xuân đến, ban ngày dài hơn, có nhiều ánh nắng hơn, cỏ cây sống lại và mọi thứ tươi mát. Con người cảm thấy hạnh phúc. Trong mùa thu, một lá rơi, rồi thì một lá khác, rồi thì tất cả những bông hoa xinh đẹp chết đi cho đến khi chúng ta bị bao quan bời đất đai trơ trụi. Chúng ta không cảm thấy vui lắm. Tại sao thế? Bởi vì sâu trong lòng, chúng ta khao khát dựng xây, đơm hoa kết trái và không thích những gì sụp đổ, chết chóc hay bị tàn phá. Mỗi hành động tàn phá chống lại căn bản tự nhiên của chúng ta; xây dựng, được xây dựng, là con đường của nhân loại.

Để theo đuổi sự lớn mạnh chính đáng, chúng ta cần làm mới nguyện ước, cố gắng của chúng ta đến những giá trị nhân bản trong nhiều lãnh vực. Đời sống chính trị, dĩ nhiên, đòi hỏi một nền tảng đạo đức, nhưng khoa học và tôn giáo cũng thế, nên được theo đuổi từ một căn bản đạo đức. Không có nó, khoa học không thể phân biệt giữa những lợi ích kỷ thuật và những thứ chỉ đơn thuần là lợi ích vì mục đích cá nhân. Môi trường chung quanh chúng ta bị thiệt hại là những kết quả rõ ràng nhất của sự nhầm lẫn này. Trong trường hợp tôn giáo, nó là sự cần thiết đặc biệt.

Mục tiêu của tôn giáo không phải là để xây dựng những thánh đường, chùa viện xinh đẹp, nhưng là để phát triển những phẩm chất tích cực của con người, như tha thứ, bao dung, rộng rãi và yêu thương. Mỗi tôn giáo thế giới, không kể quan điểm triết lý được xây dựng nên trước nhất và đầu tiên trên nhận thức là chúng ta phải giảm thiểu sự vị kỷ của chúng ta và phụng sự người khác. Bất hạnh thay, đôi khi nhân danh tôn giáo, người ta lại làm nên nhiều mối bất hòa hơn là chúng ta giải quyết. Hành giả của những tín ngưỡng khác nhau nên nhận thức rằng mỗi tôn giáo có những phẩm chất rộng lớn bao la đấy là một ý nghĩa cung cấp sự tăng tiến tinh thần và sức khỏe tâm linh.

Có một tiết tuyệt vời trong Kinh Thánh về biến chuyển những lưỡi kiếm thành lưỡi cày. Nó là một ý tưởng đáng yêu, chuyển hóa một vũ khí thành một dụng cụ phục vụ cho những cần thiết của nhân loại, một biểu tượng của một thái độ giải trừ quân bị nội tại và ngoại tại. Trong tinh thần của thông điệp cổ điển này, chúng tôi nghĩ thật quan trọng mà chúng ta nhấn mạnh hôm nay về sự cấp bách của một chính sách quá chậm chạp từ lâu; đó là sự tài giảm vũ khí toàn cầu.

Sự phi quân sự hóa là giải thoát những tài nguyên nhân loại một cách rộng lớn cho việc bảo vệ môi trường, giải trừ nghèo đói, và có thể chứng minh được cho sự phát triển của nhân loại. Đây là hy vọng của chúng tôi rằng Liên Hiệp Quốc có thể mau mắn hổ trợ cho điều này trở thành hiện thực.

Chúng tôi luôn luôn hình dung tương lai xứ sở chính chúng tôi, Tây Tạng, được xây dựng trong căn bản này. Tây Tạng sẽ là một nơi tôn nghiêm phi quân sự và trung lập, nơi mà vũ khí bị cấm đoán và con người sống hài hòa với thiên nhiên. Đây không chỉ là một ước mơ – nó đúng là con đường mà người Tây Tạng cố gắng để sống qua hàng nghìn năm trước khi xứ sở chúng tôi bị thảm họa xâm lược. Ở Tây Tạng, đời sống hoang dã được bảo vệ trong sự phù hợp với những nguyên tắc của đạo Phật. Vào thế kỷ mười bảy, chúng tôi bắt đầu ban hành những sắc lệnh để bảo vệ môi trường và vì thế chúng tôi có thể là một trong quốc gia đầu tiên có những quy tắc môi trường cưỡng bức khó khăn! Tuy thế, chính yếu môi trường được bảo vệ bởi tín ngưỡng chúng tôi, điều được thấm nhuần trong chúng tôi từ khi còn bé. Cũng thế, ít nhất ba trăm năm trở lại đây, chúng tôi gần như không có quân đội. Tây Tạng đã từ bỏ sự tiến hành chiến tranh như một phương tiện của chính sách quốc gia trong thế kỷ thứ tám.

Chúng tôi muốn kết luận bằng sự tuyên bố rằng, tổng quát, chúng tôi cảm thấy lạc quan về tương lai. Những sự thay đổi nhanh chóng trong thái độ của chúng ta đối với trái đất cũng là một căn nguyên của hy vọng. Mới một thập niên vừa qua, chúng ta ngấu nghiến một cách khinh suất tài nguyên thế giới, giống như chúng là vô tận. Chúng ta thiếu nhận thức rằng không kiểm soát chủ nghĩa tiêu dùng là một thảm họa cho cả ích lợi của môi trường lẫn xã hội. Bây giờ, cả những cá nhân và chính phủ đang tìm kiếm một trật tự mới cho sinh thái học và kinh tế.

Chúng tôi thường đùa rằng mặt trăng và sao trời trông xinh đẹp những nếu bất cứ ai trong chúng ta cố gắng để sống ở đấy chúng ta sẽ khổ sở vô cùng. Hành tinh xanh này của chúng ta là một nơi cư trú thích thú mê ly. Sự sống của nó là đời sống của chúng ta; tương lai của nó là hậu vận của chúng ta. Thực thế, trái đất hành động như một bà mẹ của tất cả chúng ta. Như những đứa trẻ, chúng ta tùy thuộc vào bà ta. Trong sự kiện của những vấn nạn địa cầu như thế như hiệu ứng nhà kính tác động, sự cạn kiệt tài nguyên, hay vấn đề tầng ozone, những tổ chức cá nhân hay những quốc gia đơn độc không thể làm gì được. Ngoại trừ tất cả chúng ta cùng hành động với nhau, hoặc không có giải pháp nào có thể tìm thấy. Bà mẹ đất của chúng ta đang dạy cho chúng ta một bài học về trách nhiệm toàn cầu.

Chúng tôi nghĩ chúng ta nói rằng, do bởi những bài học chúng ta bắt đầu học, thế kỷ tới sẽ thân hữu hơn, hòa hiệp hơn, và ít tổn hại hơn. Từ bi yêu thương, hạt giống của hòa bình sẽ có thể được nở hoa. Chúng tôi rất hy vọng. Cùng lúc, chúng tôi tin tưởng rằng mỗi cá nhân có một trách nhiệm để hổ trợ việc hướng dẫn gia đình địa cầu chúng ta trong một chiều hướng đúng đắn. Những ước nguyện đơn thuần thôi chưa đủ; chúng ta phải gánh vác trách nhiệm. Những chuyền động rộng lớn của nhân loại xuất phát từ những sáng kiến cá nhân.

Hổ trợ cho những sự kiện này, Liên Hiệp Quốc, đã thấy sự cần thiết để ngăn ngừa những xung đột quân sự. Chúng tôi rất phấn khích rằng sứ mệnh của nó đã trưởng thành để nhận lãnh một sự thử thách mới – của việc bảo vệ thể chất lâu dài của hành tinh này và chính chúng ta. Chúng tôi hy vọng và nguyện cầu rằng những ngày tới đây, mỗi chúng ta hành động tất cả những gì chúng ta có thể làm để thấy răng mục tiêu tạo dựng một thế giới hạnh phúc hơn, hòa hiệp hơn, và khỏe mạnh hơn sẽ được thành tựu.

Universal Responsibility and Global Environment

The full text of the address on June 7, 1992 to the Parliamentary Earth Summit (Global Forum) of the United Nations Conference on Environment and Development (UNCED) held in Rio de Janeiro. Brazil.

http://dalailama.com/page.86.htm

Tuệ Uyển chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5534)
Hóa thân phải chăng là một hiện tượng siêu hình như ma quỷ hóa làm người, người hóa thành ông bình vôi trong truyện cổ tích? Hóa thân phải chăng là óc tưởng tượng không có thực trong sinh hoạt tâm lý của con người? Hay hóa thân không chỉ có thế mà còn có một ý nghĩa tích cực?
09/04/2013(Xem: 5439)
Làm thế nào để thay đổi hoàn cảnh xã hội là một loạt đề tài do Pháp sư Tịnh không giảng dạy vào mùa hạ năm 1997 tại Ðài bắc, và được đài truyền hình Ðài lục phát sóng. Ðối tượng của chương trình này không chỉ nhắm vào quần chúng xã hội Ðài loan hiện tại, mà nó còn bao quát cả nhân dân các nước trên thế giới, . . .
09/04/2013(Xem: 4467)
Tập sách mỏng về Đức Đạt-Lại Lạt-Ma thứ 14 Tenzin Gyatso bao gồm những đề tài liên quan đến Đức Đạt-lại Lạt-ma, một vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng cũng như của các Phật tử khắp trên thế giới. Những tài liệu này được tổng hợp từ Internet.
09/04/2013(Xem: 10427)
Nhiều người cho rằng Phật Giáo mang tư tưởng xuất thế nên không chủ trương có gia đình, không khuyến khích kết hôn, cũng tương đồng với việc cho rằng người theo đạo Phật đều phải xuất gia. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.
09/04/2013(Xem: 4839)
Cho đến nay chưa có một con số thống kê cụ thể và chính xác nào về vấn đề Việt Nam có bao nhiêu người dân theo đạo Phật. Nhưng cho dù như thế nào đi nữa, người dân Việt nam theo đạo Phật vẫn chiếm đa số, chưa kể đến số lượng người được gọi là theo đạo Ông Bà cũng chịu ảnh hường khá sâu đậm về văn hoá truyền thống giáo dục của Phật giáo.... Education is quite important. Whether the policies of education are soundly prepared or not keeps quite a key factor in deciding whether the organization or the country in question is healthily developing or in stagnation...
09/04/2013(Xem: 4980)
Trước hiện tình của đất nước và sự lầm than khổ sở của trăm họ, chúng tôi, một nhóm người tài hèn đức mọn, không biết chi hơn là trích dịch trong quyển "GIÁO LÝ CỦA ÐỨC PHẬT" do một vị tu sĩ Tích Lan, Ðại Ðức Walpola Rahula soạn ra, . . .
09/04/2013(Xem: 7187)
Năm Nguyên Hưng thứ 2 (403), Thái úy Hoàn Huyền được thăng chức Tể phụ. Huyền từ lâu đã có dã tâm soán đoạt, lúc này lại dựa uy của vua Tấn hạ chiếu buộc Sa môn phải lạy cả vua và lục thân. Huyền gởi thư nêu lại việc đại thần Dữu Băng từng dâng thư buộc Tăng phải lạy tục và việc đại thần Hà Sung phản bác.
09/04/2013(Xem: 8106)
Theo đạo Phật nhu cầu sống con người gồm có 4 loại: 1. Đoàn thực, là các loại thức ăn và uống, 2. Xúc thực, là các loại cảm xúc của 5 căn, trong đó có cả cảm xúc của thân, 3. thức thực, là những loại tri thức, 4. Tư niệm thực, là ý chí muốn sống...
09/04/2013(Xem: 4864)
Bất cứ ai đã kinh nghiệm trạng thái sân hận đều biết chúng khó chịu thế nào. May mắn thay, Đức Phật đã dành cho chúng ta những lời hướng dẫn rõ ràng về cách buông bỏ sân, cách sống sao để tránh sân hận, . . .
09/04/2013(Xem: 4428)
Trong thời đại phát triển khoa học ngày nay, con người càng trở nên bận rộn, mệt mõi và chịu nhiều áp lực khi phải đối diện với những thách thức, những trở ngại và những sự cạnh tranh tất yếu mà cuộc sống mang lại; và buột phải đồng hành theo nhịp sống hiện đại của xã hội hầu thoả mãn được nhu cầu sống cho chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]