Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3

15/05/201316:09(Xem: 3332)
Chương 3

XÃ HỘI HỌC PHẬT GIÁO

Buddhist Sociology

Tác giả:Nandasena Ratnapala

Người dịch: Trí Quảng

---o0o---

3.

XI. THÁI ĐỘ PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI BẠO ĐỘNG, KHỦNG BỐ

Nhiễu hình thái bạo hành & khủng bố phát khởi vào những thời điểm khác nhau tấn công đời đức Gotama. Sự kiện Mara[1]cùng binh tướng thuộc hạ xuất hiện ngăn cản đạo nhân Gotama tiến tu giác ngộ là trường hợp điển hình đầu tiên mà, qua đó, người ta nhận thấy bộ dạng bạo hành nhiễu nhương cuồng nộ. Để tiêu diệt đức Gotama, Mara sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn trong tầm uy lực của mình. Quân binh Mara đã trang bị đủ các loại vũ khí giết người, riêng Mara được tin là có nhiều thần lực tuyệt luân. Kinh nghiệm của đức Gotama ứng phó Mara lưu lại những bài học nào đó cho trường hợp phải phản kháng thế lực bạo hành & khủng bố. Thoạt đầu, Mara giở vũ khí ngôn từ gian xảo dụ dỗ đạo nhân. Y dụ dỗ rằng nếu đạo nhân Gotama từ bỏ con đường hành đạo, thì ông sẽ tha hồ tận hưởng phúc lạc tràn đầy. Thứ đến, Mara bảo rằng bao người thân yêu của đạo nhân Gotama đang bị nguy hại. Những sách lược như thế có thể tìm thấy ngay trong chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Mara vận dụng công lực mang thân quyến đức Gotama đến trước mặt ông. Họ kêu khóc thê thiết. Dù họ chỉ là những bóng hình yêu ma do Mara hóa hiện, ta vẫn dễ nhận ra là nó tương tợ sách lược bắt cóc con tin ngày nay. Bằng cách bắt cóc con tin & đưa thông tin sai lạc, bọn khủng bố ngày nay sai khiến nạn nhân làm bất cứ điều gì chúng đòi hỏi.

Mara dọa dẩm & biến lời dọa gầm thành hành động kinh hoàng:

“Hãy xông lên, hãy túm lấy, xiềng xìch lại & quăng tên tiện sanh này. Hắn là đồ giun dế chứ không phải con người.” Y thoát tháo, sỉ vả đạo nhân Gotama & “bủa xuống chín trận mưa đao, gây khói tỏa mịt mù, giáng sấm chớp rền vang trời đất”. Dù tung hết mọi tuyệt chiêu đả kích đức Gotama, tất cả bạo hành của Mara đều thất bại. Sau cùng, y phái ba ái nữ dùng mỹ nhân kế như vũ khí tình dục vây hãm mục tiêu.

Trong hồi kháng tà ma, đức Gotama áp dụng sách lược đáng chú ý sau đây nhằm giải quyết tình huống bạo hành cường địch: Ông bình tỉnh, không khiêu khích, khắc chế tư tưởng bạo hành. Bạo hành luôn khởi sinh & phát triển lan tràn trong tình huống tương thích. Nếu không có điều kiện bao hành tương thích đối chọi, thì làm thế nào bạo hành có thể bùng bổ nổ trong tất cả chiều kích trở thành cuộc chiến vi mô tàn khốc? Bản chất bạo hành là manh động & dễ bùng nổ la tràn. Con người trong xã hội đời thường cho ta kinh nghiệm thực tiễn đó.

Thái độ nhà Phật đối với bạo hành – dù dưới hình thái dụng võ lực thô tháo hay tâm lý chiến - được minh họa qua lời dạy:

“Tất cả hữu tình run lên trước hình phạt, tất cả hữu tình sợ cảnh chết chóc. Lấy ta suy ra bụng người, không nên giết hại cũng không nên khiến người giết hại”.

“Bất cứ ai mưu cầu hạnh phúc vị kỷ trên khổ đau của tha nhân, tự nhân ngay đời này & đời sau không an hưởng hạnh phúc”.[2]

Thậm chí từng lời ăn tiếng nói hằng ngày, người ta cẩn thận trọng không làm tổn thương kẻ khác. Phải trách bạo hành trong lời nói, cử chỉ & tư tưởng. Lý do là vì trong lúc làm tổn thương nạn nhân, chính bạo hành cũng không mang lại vui thú gì cho kẻ tạo tác hung tàn. Khổ đau, như hậu quả tất yếu, ùa vào cánh cửa bạo hành bỏ ngỏ.

Hậu quả này hay khổ đau ác báo ngay hiện thời hoặc sớm muộn về sau. “Y thị sẽ phải gánh chịu khổ đau khốc kiệt, gặp thảm họa nghiệt ngã, thân thể chấn thương, hoặc lâm trọng bệnh, hoặc thần trí điên loạn, hoặc bị nhà chức trách đàn áp, hoặc bị kết tội nặng nề, hoặc quyến thuộc tử biệt, hoặc hao tài tốn của, hoặc hỏa hoạn hủy hoại nhà cửa. Đến khi trút hơi thở sau cùng, con người mê muội này thác sanh vào địa ngục”[3]

Chúng ta đã nghe đức Gotama ứng phó với bạo hành vào dịp ông gặp ba huynh đệ Kassapa trong sơ kỳ hoằng hóa độ tha. Vị huynh trưởng có tên Uruvela Kassapa cho phép đức Gotama trải qua đêm tại một thảo am, nơi trú ngụ của con hổ mang hung độc. Khi đức Gotama bước vào thảo am, con hổ mang nghĩ rắng ông thầy tu xâm chiếm chỗ trú ngụ nên nổi giận phun lữa tấn công. Đây là cuộc chiến giữa con hổ mang, biểu tượng của lực lượng sân hận, & đức Gotama đại diện cho từ bi & cảm thông.

Sinh thời, đức Gotama từng đứng ra dàn xếp cuộc chiến tranh bùng nổ giữa tộc người Sakya & Kolia chỉ vì tranh giành nhau nước sông Rohini.[4]

Bạo hành hay khủng bố chí dù nhắm đối tượng yếu đuối vẫn thường gây hiệu ứng ‘gieo gió gặt bão’. Trong một chuyện tiền thân[5]ghi lại, con voi bạo ngược nọ giở trò uy hiếp mấy chim non. Chim mẹ khô họng van nài nhưng voi không đoái hoài thương tưởng, nó ngông cuồng tự đại giày xéo tan nát cả tổ chim bé nhỏ. Chẳng như thế, nó còn tè đầm lên xác chết, cao giọng gầm thét, khinh miệt. Con chim mẹ ranh mãnh lập lức liên minh với nhà quạ xông kích đã thương cặp mắt voi. Kế tiếp, chim mẹ nhờ cậy ruồi nhặng địt dòi chọc vết thương mưng mủ. Con voi bạo lực hoàn toàn mât nhãn quan. Nhân khi nó đi tìm nước, ếch nhái – theo yêu cầu của chim mẹ - nhảy vào cái hố khô nước & gân cổ kêu lên òm ọp. Con voi mù lòa đinh ninh ở đó có nước, vội tiến đến & bị lọt xuống hố, nó đành chịu chết vì khát & vì vết thương lở loét ung thối.

Thái độ của đức Gotama đối với bạo hành được nêu rõ trong buổi hội đàm giữa ông & Punna, vị tỷ kheo bày tỏ tấm lòng muốn đi hành đạo & hóa độ cư dân ở một vùng khét tiếng hung đồ.[6]

Lời thoại khẳng khái hàm ý khuyên người ta nên tu dưỡng đức lành kham nhẫn & sự cảm thông để sáng suốt khai thác những biện pháp khả thi giải quyết các vấn đề bạo hành. Lẽ thường, bạo hành phát khởi từ tư tưởng & biểu bày qua lời nói hay động tác thô lỗ. Những ai chủ trương giải quyết bạo hành theo đường lối bất bạo hành thì nên kìm chế cảm xúc, không bị kích động vì lời nói hay hành vi thô lỗ. Sách lượt thực thị điều này được chỉ dẫn qua một tình huống giả dụ trước tiên là ta nên làm gì khi nghe lời nói nhục mạ. Ở đây, ta nên nghỉ: “Ồ, họ còn tốt đấy chứ. Họ chỉ nhục mạ thôi, chưa đến nỗi ra tay đánh đập mình”. Nếu người nào muốn khắc chế bạo hành, nguời ấy nên biết suy nghĩ như vậy, nhờ đó tự thân kiểm soát sở hành. Kham nhẫn kiên cường chíng là chìa khóa tra vào năng lực kiểm soát hành vi.

Nên thực hiện việc kiểm soát hành vi từng bước. Buổi hội đàm đã nêu nên nhiều hình thái bạo hành. Bất cứ ai muốn giải quyết (thậm chí các sự việc liên quan quốc gia, giới cầm quyền, chính trị…) cần ý thức sách lược này: tức là, làm thế nào nhận rõ chuyển biết thời cuộc trong mỗi giai đoạn lịch sử & tìm cách giải quyết sự việc theo chiều hướng phù hợp. Trong trường hợp đề cập ở đây, đức Punna sẵn lòng cống hiến đời mình cho mục tiêu dập tắc bạo hành. Bởi, thật dễ hiểu, đức hy sinh là phẩm chất nội tại của những tâm hồn cao thượng. Sự kiện nên gợi chúng ta nhớ đến những nam nữ bất chấp an nguy, dẫn thân vào sào huyệt bọn khủng bố để ‘đàm phán’, ‘thương lượng’ việc giải cứu các mạng sống vô tội đang bị giam cầm.

Có tấm gương phản ảnh đức tu kham nhẫn của một đạo nhân.[7]Đạo nhân này bị nhà vua hành hạ dã man, nỗi đau thể xác thấm sâu da thịt làm tăng nỗi đau tinh thần, dầu vậy, vị ấy vẫn đủ sức duy trì kham nhẫn, đồng thời, luôn triển khai tâm thiện thương tưởng nhà vua lỗi đạo quân thần.

Lần nọ, Alavaka - một phi nhân uy dõng – ra lệnh đức Gotama ngồi xuống, đứng lên, đi ra, đi vào; nếu trái lệnh, Alavaka sẽ hành hung. Đức Gotama làm theo lời y yêu cầu. Khi mệnh lệnh vượt quá giới hạn ngông cuồng & vô loại, đức Gotama lập tức tỏ thái độ bất tuân. Tuy nhiên, ông không mất phong thái điềm nhiên cố hữu. Điều này biểu thị khía cạnh nhận thức khác; trong quan hệ con người, không phải lúc nào sách lược bất bạo hành cũng đắc dụng thiết thực.

Con rắn hổ mang nọ tự nguyện giữ hạnh bất bạo hành, không phát khởi thanh âm, động tác hay tư tưởng gây tổn thương mọi sinh linh. Có bà lão tiểu phu mắt mờ quờ quạng lầm tưởng con rắn là ‘sợi dây’, nên nhặt nó bó củi đem về. Sau đó, một hiền sĩ đã khuyên hổ mang: “Ngươi không phải là rắn hổ mang à? Ta biết ngươi hạ quyết tâm tu hạnh bất hại. Nhưng, ít ra, sao ngươi không khè làm họ sợ, để ngươi được yên, không bị quấy nhiễu?”

Ở một gốc độ xử thế nào đó, đôi khi ta phải viện đến sách lượt ‘dĩ độc trị độc’, nếu đã tin chắc sách lược ‘độc’ có thể hóa giải sự việc & hạn chế tối đa mức độ thiệt hại. Sự lựa chọn giải pháp & quá trình ứng dụng qua mọi tình huồng đều ngăn bản trên nguyên tắc: không làm hao tổn nguyên khí kham nhẫn của một người đã tu dưỡng & vốn chủ trương chuyển hóa sách lược bất bạo hành thành hành động. Tóm lại, lập trường hành động nên kết hợp hài hòa với đức lành kham nhẫn.

Bao hành luôn được sản sinh. Hẳn phải có cơ sở thích nghi để bạo hành thuần khởi. Nguồn cơn căn cội như thế cần được tìm hiểu thấu đáo, một khi ta đã quyết chí thanh trừ tệ nạn này. ‘Lực đẩy’ tạo điều kiện thuận lợi khởi bạo hành là thái độ chấp chứa lòng sân hận.

Cặp vợ chồng bà-la-môn nọ tìm gặp đức Gotama & đề nghị ông sánh duyên giai ngẫu cùng ái nữ kiều diễm của họ. Hiển nhiên, đức Gotama từ chối, ông giải thích rằng ông không quan tâm chuyện phu thê hương lửa mặn nồng, bởi nữ sắc phù du, giả tạm. Nghe nói vậy, cô gái tên Magandiya tức giận: “Ta đoán gã thầy tu thế nào cũng từ chối hôn nhân; nhưng tại sao gã nở buông lời xúc phạm tấm thân sinh đẹp của ta?”

Magandiya ôm mối ác cảm đối nghịch đức Gotama bắt đầu tìm phương thế bạo hành rửa nhục. Thị thuê mướn bọn côn đồ công khai chửi rửa, thóa mạ đức Gotama & đoàn thể xuất gia tu Phật. Đức Gotama điềm nhiên kham nhẫn, ông biết bạo hành phát khởi do lòng thù hận cá nhân sẽ không kéo dài bao lâu. Như mong đợi, những hoạt động bạo hành chống báng đức Gotama lần lần lắng dịu vì ông không tỏ phản ứng thêm dầu vô lửa.

Tuy nhiên, Magandiya chưa nguôi ngoai thù hận. Lúc được nhập cung làm thứ hậu của vua Udeni, Magandiya nhiều lần mưu hại hoàng hậu Samavati, là đệ tử đức Gotama. Hại đức Gotama không xong, thị trút hết hận thù lên đầu hoàng hậu Samavati. Thị móc ngoặc với một thân quyến tâm phúc hỏa thiêu chánh cung, giết chết hoàng hậu & 500 cung nữ.

Lòng hận thù là nguyên nhân phát khởi bạo hành. Khi sự thật bại lộ, Magandiya phải trả giá đắc. Nhà vua phẫn nộ hạ lệnh lôi thứ hậu Magandiya cùng tòng phạm ra hành hình. Bạo hành có kết cuộc thật bi thảm, nó hủy diệt chính bản thân những người thai nghén nó. Lời Phật dạy chuyển tảì ý nghĩa đạo lý như thế còn hữu ích cho thế giới chúng ta sống ngày nay.[8]

Một cá nhân, cơ quan, hay quốc gia dùng bạo hành giải quyết vấn đề thường tạo cơ sở, môi trường lôi kéo người khác phát khởi thêm bạo hành. Phật giáo phê phán biện pháp bạo hành: tra tấn, hành quyết.v.v. mà nhà trức trách thực thi trên các phạm nhân hình sự. Bởi, người dân khi nhỉn thấy chính quyền chặt tay, chặt chân tội phạm.v.v, họ cũng bắt chước kiểu mẫu đó.

Điều kiện gì thúc đẩy người ta tiến tới hành vi bạo hành? Phật giáo vạch những yếu tố xã hội & tâm lý góp phần tạo nên khuynh hướng bạo hành giữa con người. Điển hình là trường hợp Angulimala, một công tử khôi ngô, mẫn tiệp & lễ độ. Huynh đệ đồng môn ganh ghét đặt chuyện phao tin Angulimala đang có quan hệ tình ái lăng nhăng với vị sư mẫu trẻ trung, xinh đẹp. Điên tiết tận tâm can, Sư phụ bèn lập hiểm kế tống cổ ‘nghịch đồ’. Lão bảo Angulimala đi sưu tầm 1000 ngón tay người mang về thì lão sẽ truyền trao bí quyết học thuật. Cứ ngở rằng Sư phụ một lòng kiểm tra năng lực của mình trước khi ấn chứng đẳng cấp, Angulimala hằng ơn Sư phụ giáo huấn & chiếu cố, y hăm hở lên đường. Nhưng làm thế nào sưu tầm đủ 1000 ngón tay? Chỉ có cách đón người đoạt mạng. Thoạt đầu, Angulimala do dự hạ sát người thứ nhất để chặt mười ngón tay, nhưng khi hạ sát nhân thứ hai, rồi nạn nhân thứ ba, sát khí trở nên dầy dạn & tâm sinh lý lần hồi biến thái. Chính hành vi bạo hành mà y thực hiện đã làm thay đổi đức tính & nhân cách của y. Phong thái lẫn bộ dạng thay đổi. Một công tử dáng vẻ thuần hậu bây giờ hóa ra tên ôn dịch luôn đeo chuổi ngón tay lủng lẳng trước ngực. Y không ngần ngại xách dao đuổi giết cả mẫu thân, cốt sao hoàn mãn kỳ vọng của Sư phụ. Những hành vi bạo hành, ác độc khuynh đảo tâm hồn luơng thiện. Sự biến đổi đó di hại tên tuổi, khiến nhà vua & thần dân trong nước đều kinh khiếp khi thấy Angulimala, chí dù y hoàn lương dước bóng đức Gotama.

Điều thú vị đang tham chiếu ở đây là làm thế nào đức Gotama lôi kéo Angulimala từ bỏ hành vi bạo hành đầy thú tính & chuyển hóa y thành một hiền nhân đạo hạnh đức độ. Biết Angulimala vốn xưa là người thông minh, sáng dạ, đức Gotama đã dùng sách lược động não để hóa giải tên sát nhân. “Hãy dừng lại”, Angulimala thoát thoát đức Gotama. Trong lúc tiếp tục di chuyển trên đường, đức Gotama ứng đối: “Bần đạo đã dừng rồi, nhưng chú em vẫn chưa dừng”. Angulimala quắc mắt lớn tiếng: “Cha chả, ngươi, thầy tu, chớ vọng ngôn xảo ngữ. Sao nay ngươi nói thế? Vẫn bước đi, nhưng người lại nói mình đã dừng. Vậy là thế nào?”. Chính điểm này lóe lên trong đầu Angulimala, nên đức Gotama lập tức lấy nắm lấy cơ hội đã thông tư tưởng của y. Thái độ thắc mắc trước một tình huống ứng đối lạ kỳ đã vực Angulimala ra khỏi ý đồ hiếu sát. Như thế, sách lược dụng trí của đức Gotama trong trường hợp này mang lại kết quả như ông mong đợi.

Kinh điển còn lưu truyền về tệ nạn bạo hành dẫn đến án mạng gây sóng gió nơi thiền môn. Có lần, những kẻ chống đối đức Gotama giết chết một phụ nữ trẻ đẹp & lén lút chôn xác thị tại vườn sau của tu viện, nơi đức Gotama đang cư ngụ. Trước khi xảy ra sự kiện, họ khuyến dụ nạn nhân đội lốt tín nữ lui tới tu viện để tham gia các sinh hoạt tinh thần, đặc biệt vào những buổi chiều, thời gian thiện tín thường tập họp.

Kế tiếp, họ truy hô người phụ nữ mất tích. Đức vua nghe tâu trình vụ việc, ra lệnh điều tra. Cuối cùng, xác nạn nhân được quật lên từ vườn sau của tu viện. Qua pháp y giám định, nạn nhân đang mang thai. Tuy nhà chức trách chưa phán quyết tội trạng, đức Gotama cùng chư tỷ kheo vẫn bị nghi can có quan hệ tình dục với thị, biết thị mang thai nên giết người bịt miệng.

Do duyên cớ này, dân chúng bắt đầu đối xử tệ bạc & nhục mạ đức Gotama cùng chư tỷ kheo. Đức Gotama ở trong tu viện, kham nhẫn đợi chờ phán quyết. Cảm thầy bức bối vì lòng tự trọng, đức Ananda - vị thị giả của đức Gotama – lên tiếng yêu cầu:

“Thôi, thưa Ngài, mình nên bỏ chỗ này & đi đến chỗ khác”.

“Nếu chỗ đó cũng khởi tai ương như thế, chúng ta sẽ tính sao?”, đức Gotama hỏi.

“Thì mình đi chỗ khác nữa”.

Đức Gotama trầm tĩnh giải thích rằng khi người ta lẩn trách từ chỗ này sanh chỗ khác để lãng quyên lời cáo buộc, nỗi oan khuất sẽ không bao giờ được giải tỏa. “Chư tỷ kheo, tin đồn nhảm này không kéo dài lâu đâu. Nó chỉ kéo dài một tuần & sẽ im lắng vào cuối tuần. Nếu dân chúng nhục mạ, sỉ và, chửi rủa các ông bằng ngôn từ bẩn thỉu, các ông nên phản ứng như sau: “Những ai văng luận điệu sai trái & những ai phủ nhận điều gì họ đã làm là đều tương đồng hành vi tà vạy, cả hai sẽ phải chịu khổ đau trong địa ngục sau đời sống này”.

Đức Gotama đã cho ta bài học về cách giải quyết những thông tin nặng tính chất khủng bố tinh thần. Bọn khủng bố rõ ràng lợi dụng thông tín sách động quần chúng hạ nhục đoàn thể tu Phật. Đương thời, phương tiện thông tin chủ yếu nhờ truyền miệng. Thời đại ngày nay xuất hiện nhiều phương tiện truyền thông, đặc biệt là báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng lưới thông tin điện tử.v.v.gây ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội. Hành vi bạo hành luôn gây đúng chỗ ngứa của giới truyền thông. Mức độ bạo hành càng khốc liệt, càng kích thích thông tin. Xét vụ án hành sự liên quan người phụ nữ trên, chúng ta thấy những nguyên nhân hấp dẫn thông tin, đó là: dính líu tình dục, hung thủ phạm tội giết người, thi thể của nạn nhân vùi giấu trong vườn của tu viện. Những ‘tin tức’ như thế hoàn toàn lý tưởng cho miệng đời kháo chuyện. Bọn khủng bố thời đức Gotama, quả thật, đã biết tận dụng những tin giật gân này.

Trong vụ việc xảy ra, đức Gotama sáng tạo phương pháp cách giải quyết vấn đề: “Khi miệng đời làm những lời cáo buộc thiếu căn cứ, nếu bạn biết mình thật sự minh bạch không lầm lỗi, thì đùng mãi ngậm miệng đứng nhìn. Trong trường hợp như thế, bạn phải sáng suốt ném những lời cáo buộc lại họ”. Mục đích phản kháng không tin là không pháp sinh thêm loại thông tin dựa trên những vọng ngôn cường điệu, mà phơi bày sự thật trắng đen.

Đó cũng là thái độ bóc trần luận điệu đối phương để giải quyết các loại hành vi bạo hành nào đó. Nên giữ im lặng một thời gian thích hợp nhằm lượng định tình hình, khi thấy những lời cáo buộc thiếu căn cứ hay cô căn cứ vẫn tiếp diễn, hãy ném trả lại kẻ cáo buộc. Hành vi trốn tránh vấn đề, khi nghĩ rằng bằng cách đó bạn sẽ thoát khỏi những lời cáo buộc, là vô ích. Tìm cách tuyên bố cho công chúng biết đúng sự thật mới là thượng sách giải quyết bạo hành & khủng bố. Để nói lên sự thật, là phải biết sử dụng hữu hiệu cùng phương tiện truyền thông mà bọn khủng bố đã lợi dụng. Điều thiết yếu ở đây là ta phải hiểu làm thế nào với những sách lược như thế bọn khủng bố lôi cuốn phương tiện truyền thông hướng về sự thật hơn là chạy theo những điều hư ngụy.

Lịch sử nhà Phật không quyên trường hợp bạo hành đầy kịch tính xảy ra thời đức Gotama, gắn liền tiếng tăm Devadatta & Ajatasattu. Nhân vật thứ nhất, Devadatta, một ty kheo, nguyên là an hem vợ thuở đức Gotama còn sồng đời thế tục; nhân vật thứ hai, Ajatasattu, là quý tử của vua Bimbisara, vị minh quân hết lòng mộ Phật.

Ajatasattu còn trẻ người non dạ. Chính Devadatta khuyến dụ chàng hoàng tử này mắc vào các hoạt động khủng bố. Thoạt đầu, Devadatta vận dụng phong thái uy vũ chinh phục niềm tin của hoàng tử. Vốn đã tu luyện thành công một số thần lực siêu phàm, nên vị ấy phô diễn tài nghệ trước mặt hoàng tử, khiến chàng thán phục khôn cùng.

Mối quan hệ giữa Devadatta & Ajatasattu là thí dụ điển hình cho thấy do đâu những cô cậu trẻ người non dạ trở thành miếng mồi cho kẻ mưu mô, tính toán thâm hiểm đẩy cô cậu lao vào các hành vi bạo hành, thậm chí lên đến cực điểm khủng bố. Trong hầu hết trường hợp, mọi ảnh hưởng bắt nguồn từ việc tiếp nhận những đặc tính hấp dẫn. Người từng trải thường hiểu tâm tư tuổi trẻ nghĩ gì, ham thích gì.v.v. Họ dùng ảnh hưởng cá nhân để nhồn nặn các cô cậu thành tốt hay xấu tùy theo ý họ mong muốn. Devadatta lập sẵn kế hoặch, vị ấy biết vị thế của hoàng tử Ajatasattu & biến chàng thành trợ thủ đắc lực.

Để tạo vây cánh tham gia hành bi bạo hành hay khủng bố ở mức vi mô, có tổ chức, điều kiện cần hàng đầu là phải dấy động mối quan tâm quần chúng. Vì vậy, Devadatta yêu cầu đức Gotama chuẩn y năm điều khoản dành cho đoàn thể xuất gia tu Phật thọ trỉ trọn đời:

(1)Sống trong rừng,

(2)Chỉ nhận thực phẩm đi khất thực,

(3)Vận y dụng lượn từ tha ma mộ địa,

(4)Trú dưới cội cây, &

(5)Không ăn thịt cá. 

Tuy nhiên, đức Gotama không đồng ý việc buộc đoàn thể xuất gia phải nhất nhất tuân hành năm điều khoản đó. Theo ông, đại khái, vị nào thích thì cứ trọ trì, còn vị nào không thích thì thôi, ông không thúc ép. Quần chúng đương thời xem năm điều khoản trên như nội hạnh hay mật hạnh mẫu mực của giới xuất gia hành đạo khổ hạnh, & số đông ủng hộ lối hành đạo này. Khi Devadatta đề nghị đức Gotama chấp nhận năm điều khoản trên thành luật tắc có hiệu lực đối với đoàn thể xuất gia tu Phật nhưng bị đức Gotama phủ nhận, nên vị ấy có lý do kêu gọi quần chúng đối chống đức Gotama.

Trong thực tế, Devadatta ganh ghét đức Gotama. Vị ấy thèm hưởng thanh danh quanh đức Gotama. Vị ấy không ngại rỉ tham vọng vô tai hoàng tử Ajatasattu: “Bần đạo sẽ giết ông Gotama & đoạt cương vị lãnh đạo. Còn điện hạ cố giết phụ hoàng & chiếm ngôi vua”.

Việc che giấu tham vọng & hận thù cá nhân dưới chiêu bày chính nghĩa để dễ tập họp sức mạnh quần chúng là điểm đặc trưng có thể nhận rõ từ các hành vi bạo hành & khủng bố hiện đại. Hoàng tử Ajatasattu cảm thấy bùi tai vì nghe lời khuyến dụ đầy sức thuyết phục: “Con người thời nay sống không lâu. Nếu điện hạ chờ lên ngôi sau ngày hoàng thượng băng hà, thần e rằng điện hạ cũng sẽ gần đất xa trời. Đến lúc đó, chẳng hưởng thụ được gì. Chi bằng điện hạ nên hưởng thụ vương lúc này, khi điện hạ hãy còn son trẻ”.

Bị Devadatta xúi giục như thế, hoàng tử Ajatasattu quyết định hành thích phụ hoàng. Chàng giấu khoản đao trong người & lén lút bước vào cung vua. Các cẩm vệ phát hiện hành tung chàng khả nghi, bèn chặn xét. Họ khám phá khoản đao, & tấu trình lên đức vua. Vua Bimsisara gạn hỏi tại sao Ajatasattu giấu khí giới trong người, chàng đáp: “Thần nhi phải giết phụ hoàng. Nay chuyện bất thành, muốn trảm thì cứ trảm”. Biết hoàng tử ham ngai vàng nên lỗi đạo cha con, vua Bimsisara lập tức truyền ngôi, chi hy vọng con trẻ hồi tâm tỉnh trí.

Tuy nhiên, Devadatta không thỏa mãn vì chưa đạt chủ đích. Lòng tham vọng & bạo hành có lý lẽ mãnh liệt riêng nó mà bản thân Ajatasattu trẻ người non dạ không thể cưỡng lại. Devadatta biết cách điều khiển con cờ của mình: “Ối dào! Thưa chúa thượng, quả thật nay Ngài được thiên hạ, nhưng, hãy nhìn xem, phụ hoàng của Ngài đang còn sống kia. Bất cứ khi nào ông ấy muốn, ông ấy đủ khả năng trút phế hoặc giết Ngài để giành lại vương miệng. Điều nên làm là Ngài phải giết phụ hoàng. Mong chúa thượng sáng soi…”.

Như Devadatta mưu tính, vị cựu hoàng sớm bị hạ ngục. Devadatta nhiếp phục Ajatasattu đến mức tân vương mù quáng thực thi nhiều nhục hình hành hạ dã man vùi dập phụ hoàng; bắt ông bước lên than hồng, đâm chọc đôi chân & lấy chanh, muối xát lên vết thương, kể cả việc bỏ đói bỏ khát. Những nhục hình này trông không khác gì cách bọn khủng bố hiện đại hành hạ con tin.

Devadatta đã dùng voi dữ hai đức Gotama. Vị ấy sai quản tượng cho voi uống rượu, sau đó, thả voi trên con đường đức Gotama đang hành khất. Con vật điên cùng chạy tung hoành ngang dọc, gây náo loạn phố xá. Devadatta chẳng màng bao nhiêu sinh mạng thương vong, tài sản hư hoại.

Cố quyết giết đức Gotama, vị ấy thuê tiễn phủ mai phục tại những nơi ông thường đi qua. Theo kế hoạch, thích khác, sau khi nã tên ám sát mục tiêu, sẽ rút lui ngả đường Devadatta dặn dò để về điểm hẹn nhận thưởng. Y không biết rằng Devadatta gài sẵn hai tiễn thủ khác để thủ tiêu mình. Đồng thời, Devadatta bố trí bốn tay khác đễ diệt hại; bố trí tám diệt bốn, tăng dần lên con số mười sáu. Thận trọng trong kế hoạc thực hiện hành vi bạo hành biểu hiện qua việc trừ khử kẻ tiếp tay nhằm che đậy tông tích chủ mưu vốn là kinh nghiệm cơ bản của bọn khủng bồ xưa cũng như nay. Điểm đáng chú ý là những gì xảy ra khá tương tợ với sách lược khủng bố thời hiện đại. Nhờ sắp đặc phương án hành động khôn khéo, bọn khủng bố phởn phơ che đậy mặt thật.

Đức Gotama ý thức rõ mưu kế của Devadatta. Ông thuyết phục tên tiễn thủ nhận ra hành vi vô hiệu quả & khuyên y đi hướng an toàn trái với kế hoạch Devadatta trù tính. Khi gặp hai tên tiễn thủ kế tiếp tìm giết tên thứ nhất, đức Gotama cũng khuyên họ đi về hướng khác. Do đó, âm mưu giết đức Gotama & thủ tiêu kẻ giết thuê không thành hiện thực.

Cuối cùng, Devadatta quyết định tự mình ra tay. Chuyện một trùm khủng bố trực tiếp ra tay hành động là điều không bình thường. Các trùm khủng bố hiếm khi đích thân hành động. Họ chỉ ở bóng tối điều khiền thuộc hạ tiến hành các cuộc bạo hành, khủng bố. Trong trường hợp Devadatta, mọi âm mưu trước đây đều thất bại, càng khiến lòng thù hận dân cao, vị ấy không còn sự lựa chọn nào khác hơn là tự mình ra tay giết đức Gotama.

Nhằm đối phó loạt hành vi khủng bố của Devadatta, đức Gotama đã tổ chức người giữ thông suốt đường thông tin liên lạc giữa đoàn thể xuất gia tu Phật với dân chúng để giáo dục họ biết sự thật & để dạt công luận ủng hộ. Chư tỷ kheo đi gặp công chúng, giải thích cho họ biết tình hình sự việc. Nếu dân chúng được từng trình điều gì đang diễn biến & được thông báo sự thật, trong tình huống này, thật khó cho một cá nhân hay một tập đoàn duy trì bộ mặt giả danh chính nghĩa sách động quần chúng gây bạo hành hay dựng cờ khởi nghĩa. Khi không có gì trở ngại qua việc lắng nghe dân chúng bày tỏ mọi sắc thái ý kiến, quan điểm, thị sự thật tự nó được xác lập. Các đây hơn hai ngàn năn trăm năm, đức Gotama đã biết khai thác cơ sở ngôn luận quan trọng này.

Thao thảo kinh điển nhà Phật, chúng ta thấy Jataka số 520 đề cập đến hai nguồn phát sinh tệ nạn khủng bố. Chính quyền một nhà nước thực hiện các hành vi khủng bố, người dung dưỡng chính sách đó là vị nguyên chủ quốc gia vì xem nó có lợi cho vị thế cá nhân. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, tất cả quan chức lớn nhỏ đều bắt đầu bắt chước bề trên, họ tìm mọi thủ đoạn giết người, cướp của, dùng quyền quy cưỡng hiếp, đánh đập vô lối, đục khoét nhân dân, xét xử bất minh & làm nhiều điều sai trái. Hiện tượng chính quyền khủng bố, mà chuyện Jataka trên mô tả, nay trở nên phổ biến trong thế giới hiện đại. Tình trạng chính quyền khủng bố như thế sẽ kích động quần chúng, những người dân bình thường bắt chước chính quyền lao vào thực hiện các hành vi bạo hành, khủng bố ở mức độ khác nhau. Điều gì kinh điển nhà Phật đề cập ở đây đã thấy ra rõ ràng như tệ nạn khủng bố, bạo hành trong mọi quốc gia.

Đôi khi người ta tránh được tệ nạn này nhờ các nhân sĩ trí thức hay bậc hiền trí có vài kiến thức căn bản về giáo dục chính trị &, theo bảng năng hành thiện của mình, họ nổ lực ngăn chặn phát sinh thảm cành kinh hoàng do hậu quả bạo hành, chiến tranh tàn hại. Vì ý thức kiểm soát hành vi xã hội, số đông hay nhân loại tuy chưa giảm khối tâm lý bất thường vẫn biết giữ tâm bình trí tỉnh, không buông thả hành vi nông nỗi. Sự ảnh hưởng của nhân sĩ trí thức hay của bật hiền trí đối với phần nhân loại còn lại hay quần chúng xung quanh chủ yếu là đức lành tự chế. Thái độ tuyệt đối tôn trọng pháp luật & công lý không hoàn toàn xâm thực hết lý trí & tình cảm người dân. Trong trường đoạn căn thẳng, người dân đầy âu lo trước viễn ảnh tối tăm, họ sẽ tìm thấy một nhà lãnh đạo sáng suốt trong xã hội đủ khả năng giúp họ nhận thức trách nhiệm, ít nhất, của riêng họ. Bạo hành hay khủng bố, khi nó phát khởi, thường lôi cuốn bộ phận dân chúng thiếu: (1) định hướng chính chắn; (2) hành vi hợp đạo đức; & (3) người viện lý do phàn nàn thỏa đáng.

Nếu những điều kiện kinh tế, xã hội & chính trị ổn định, không có lý do gì khiến người ta phải dùng đến bạo hành để lật đổ một hệ thống nhà nước. Hầu hết trường hợp, lỗi lầm là do vua chúa hay những kẻ cầm quyền bất chính, & nếu bạo hành được thực hiện, nó nhắm vào việc truất phế hôn quân hoặc cả tập đoàn đương nhiệm; không phải tiêu hủy hệ thống nhà nước. Ngày nay, hành vi bạo hành có vẻ phức tạp & mãnh liệt hơn xưa, vì nó thường nhắm vào toàn bộ hệ thống nhà nước. Giáo lý nhà Phật nhấn mạnh những phương sách cải thiện đời sống cá nhân & cộng đồng xã hội ở mức khả nghi, nhờ đó, giảm thiều cường độ bạo hành. Có lẽ, nhưng phương sách này không thể trừ diệt tất cả hình thái bạo hành, nhưng khi bạo hành được kiểm soát hoặc được kiểm chế, nó sẽ khộng đưa đẩy xã hội đến thảm trạng xâu xé lẫn nhau.

Việc thẩm thấu giáo lý nhà Phật giúp chúng ta nhận diện động cơ bạo hành & vận dụng phương sách mang lại sự kiềm chế hay kiểm soát bạo hành, khủng bố:

(1)Thực thi những biện pháp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm mọi người dân sống thỏa mãn những nhu cầu căn bản.

(2)Tổ chức hệ thống an ninh xã hội rộng khắp, nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp nhận những nguồn phúc lợi.

(3)Hệ thống chính trị phải thật sụ do dân, vì dân, quần chúng nhân dân được tự do bày tỏ chính kiến, lấy đó làm điểm tựa quan trọng cho quá trình lập pháp.

(4)Pháp Luật thành lập phù hợp với nhân quyền, & giới cầm quyền phải cam kết trung thành Pháp Luật, không vi phạm dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Giải pháp tốt nhất để ngăn chặn bạo hành, khủng bố được thấy qua lời giới cầm quyền cam kết không phạm Pháp (bao gồm Luật & Công Lý). Giáo lý nhà Phật lưu ý: “Dhammo rakkhati dhammacari”, có nghĩa rằng: “Pháp bảo vệ chính người thực hành Pháp”, đây là một câu nói mang đầy màu sắc chính-trị-xã-hội khuyến khích nếp sống tôn trọng Pháp Luật.

Theo nhà Phật, khái niệm Ahimsa bao hàm bất hại mọi hình thái đời sống, tránh hành vi gây tổn thương, làm hại, hành vi hung ác, sự áp bức & chà đạp sinh linh. Nó không đóng khung ở giới thứ nhất trong Pancasila – Ngũ Giới - tức là tránh giết mạng hữu tình. Khái niệm Ahimsa choàng phủ những giới khác. Người “trách giết mạng hữu tình” nhưng lại sang đoạt sở hữu tài sản của người là một kiểu đạo đức bôi bác nguyên tắc Ahimsa. Ham mê quan hệ tình ái với vợ hay chồng người khác cũng lụy vào hành vi tổn hại nhà người. Việc nói nhiều lời gian dối có thể gây nhiều rắc rối dẫn đến tổn hại tâm sinh lý cho chính đương sự & người khác.

“Câu nói ‘Ahimsa paramo dhamma -bất hại là công lý tối thượng’ ám chỉ rằng yếu tố đạo đức là rường cột của Pháp Luật, & con người - chứ không phải nhà nước – là đối tượng cơ bản của Pháp Luật. Nó khẳng định quyền lợi của con người đặt nền tảng cho sự hình thành Pháp Luật nhà nước. Nó ngăn chúng ta vi phạm lỗi lầm chống lại nhân loại, bao gồm những hành vi như phủ nhận tiếng nói cá nhân trong cộng đồng, hoặc sự bóc lột kẻ khác. Như thế, đạo lý Ahimsa là một trong những diễn cảm cao qúy nhất về nhân quyền…”[9]

Ahimsa không hạn định ý nghĩa tránh gây tổn hại.v.v. đến kẻ khác. Đạo lý này còn hàm súc một triết lý tích cực trong việc xây dựng tình hữu nghị, giúp đở mọi hữu tình, & đối xử tốt đẹp đối với tất cả. Tình thương & thái độ thân thiện bắt đầu từ chính mình, & khai triển tâm cảm hướng đến vạn loại sinh linh. Tình thương & tình thân thiện chan hòa trong tư tưởng, lời nói, là một lối sống hoàn hảo & viên dung toàn diện, bởi vì nó công nhận hiện thực đời sống & nỗ lực đạt những giải pháp thiết thực – đó không phải là những giải pháp lý tưởng trên lý thuyết nhưng không thể thực hiện trong đời sống hiện thực.

Có thể dẫn chứng một câu chuyện (J. 151) minh họa những giải pháp thực tiễn như thế. Ở đây, cơ hội sinh khởi bạo hành phát xuất từ tình huống tầm thường. Hai cỗ xe thuộc hai vua láng giềng gặp đối chiều trên một cây cầu. Các phu xe bắt đầu tranh lấn, dẫn tới giằng co miệng lưỡi, không người nào chịu nhường lối đi. Lời qua tiếng lại xoay quanh việc tâng bốc vua này ưu thế hơn vua kia. Sau cùng, khi thấy rằng cả hai vua ngang nhau tài sản, quyền uy, vinh dự.v.v., một phu xe lên tiếng: “Vua của ta xử thế anh minh, ai thuận thì sống, ai chống thì chết”. Viên phu xe khác bảo: “Còn vua ta, ai thuận hay chống, Ngài đều đối xử đẹp lòng đẹp dạ cả hai”. Đến đây, các phu xe phải đồng ý rằng nhà vua ‘biết đối xử đẹp’ với tất cả là người có tu dưỡng tinh thần & đức độ cao hơn nhà vua khác &, do vậy, cỗ xe của vị ấy được quyền ưu tiên qua cầu.

Lịch sử loài người từng chứng kiến sự việc vua chúa hay một tập đoàn lãnh đạo bội bạc, lừa dối lòng tin nhân dân, họ cai trị đất nước khôngg đếm xỉa gì đến nguyện vọng của nhân dân. Một chính quyền – mang tính quỷ quyệt, tàn ác & không được lòng dân ủng hộ - phải bị hạ bệ quyền lực, tốt nhất là nên dùng phương sách bất bạo hành. Giáo lý nhà Phật đã chỉ bày chiến lược để đối phó trường hợp này. Nhưng khi phương sách an lành như thế không hạ bệ chính quyền đó ngày một trở nên quá quắt không thể chịu đựng nổi, nhân dân có thể dùng đến phương sách bạo hành.

Liên quan vấn đề này, Jayatilleke[10]dẫn một tiền thân đức Gotama khi còn là Bồ Tát (bodhisattva) từng kích động nhân dân dùng phương sách bạo hành để lật đổ chính quyền: “Đây là sự kiện đáng lưu ý, trong đó, việc sử dụng bạo hành được xem như một ác tác cần thiết để lật đổ một chế độ hủ bại. Tuy nhiên, hành vi bạo hành hay sự kích động bạo hành là không phù hợp với phẩm cách tu sĩ,[11]& sẽ không cần thiết trong một nhà nước đó sẽ cung cấp cơ chế bào đảm công lý nhờ những phương sách bất bạo hành”.

Bạo hành tiềm tàng trong hầu hết tình huống của đời sống. Để tránh xảy ra bạo hành, người ta phải nuôi dưỡng những phương sách khắc chế nó. Xã hội tiến độ & từng cá nhân sống có kỷ luật sẽ giúp con người tăng nhận thức, thông minh, khéo léo, biết phát kiến & vận dụng nhiều phương sách tránh xảy ra bạo hành. Nhà Phật nhấn mạnh việc cung cấp đủ năng lực phát kiến những phương sách như thế ngay trong đời sống này, thay vì khuyến khích con người chọn lực bạo hành, loại hành vi mang lại một loạt hậu quả gây tai hại cho chính đương sự & sự sống chung quanh. 

XII. GIẢI PHÁP PHẬT GIÁO CHO VẤN NẠN XÃ HỘI: RƯỢU & CHẤT SAY

Trong năm giới căn bản dành cho người tại gia tu dưỡng đạo hạnh, điều sau cùng liên quan sự tự nguyện ngăn tránh sử dụng chất say xỉn & điên loạn. Chất say gồm có những loại lên men, hoặc không lên men (do chưng cất), cũng có thể kể chất ma túy vào loại gây ‘say xỉn & điên loạn’.

Majja là một loại chất tăng lực được dùng vào mục đích trị bệnh.[12]Thuật ngữ Sura chỉ chung các loại rượu, biến từ gạo; Puvasura, chế biến tù bánh ngọt; Odanasura, chế cách chưng cất mật hoa (phalasavo); Madhu, chế biến từ mật & ‘guda; (galasavo) trộn với các gia vị. Luận tạng còn đề cập đến hai loại thức uống khác là Kotika & Pasanna.[13]

Theo giới phần thứ yếu (điều khoản Pacittiya 51) của bộ luật Patimokkha, vị tỷ kheo bị cấm uống rượu, nhưng trong trường hợp người khác (chẳng hạn, cư sĩ tại gia) không thấy thiết lập tội hình đối với việc sử dụng chất say. Thậm chí trường hợp tỷ kheo vi phạm, tội hình quy định thuộc giới phần Pacittiya chỉ là “sám hối để giải tội”.

Thật thú vị khi ta xem nguyên do nào điều luật cấm uống rượu được ban hành hiệu lực. Lần nọ, tỷ kheo Sagata trổ công lực thâu nhiếp con mãng xà hung độc. Dân chúng vây quanh reo hò phấn khởi. Họ mang rượu thết đãi, bày tỏ lòng cảm phục & tán thưởng vị tỷ kheo tài giỏi. Vị ấy uống say khướt & ngã lăn ở cổng thành. Người ta khiêng vị ấy đến gặp đức Gotama; khi nằm xuống trước đức Gotama, vị ấy quay chân xỉa vô mặt ông. Bình nhật, nếu Sagata tỉnh táo, vị ấy không bao giờ tỏ thái độ như thế. Nhân đó, đức Gotama hỏi chư tỷ kheo:

“Có phải, trước kia, vị tỷ kheo này từng cư xử đáng chê trách như vị ấy đã làm hôm nay?”

“Thưa, vị ấy không như vậy”, chư vị tỷ kheo trả lời.

“Đó là kết quả của rượu”.

Đoạn, đức Gotama đả giải thích cho mọi người nghe rằng bất cứ ai uống rượu sẽ đều có thể tạo ra hành vi cư xử đáng chê trách như Sagata, tự hạ nhân cách mình & kẻ khác.

Chính do nhân nguyên này mà điều luật cấm tỷ kheo uống rượu được ban hành hiệu lực. Rượu, dù lên men hay chưng cất, đều dẫn đến say sưa, gây muội lược tâm trí, & làm hư hại hệ thần kinh. Hàng tại gia cư sĩ được khuyên không nên uống rượu hay đem rượu đãi đằng khác khứa.

“Y thị nên bỏ thói quen ẩm tửu. Khi biết tửu nhập biến con người thành kẻ điên loạn, hàng tại gia cư sĩ còn chọn nếp sống đạo hạnh không nên chuốc rượu mời người cũng không thuận nhận rượu người mời”.

“Quả thật, kẻ ngu uống rượu thường làm những điều càn quấy; bị người trêu chọc. Y thị nên bỏ thú vui của những kẻ ngu, tránh làm điều sai quấy, rồ dại, bị ảo giác dối lừa”.[14]

Đức Gotama lưu ý rằng một số nhà tu hành (Samana & Brahmana) uống rượu lên men (sura) & rượu mạnh (meraya), họ say xỉn hoặc lờ đờ, mất nhuệ khí. Từ đó về sau, họ bắt mùi rượu, trở nên nghiện ngập, khó kiêng cử.[15]Đi xa hơn, ông khuyên cư sĩ nào thuận hành lời ông giảng dạy: “Khi biết chất say dẫn đến điên loạn, y không nên dễ dãi cho mình uống rượu. Bởi lẽ, rượu vào, kẻ ngu phạm lầm lỗi, lại còn lôi kéo kẻ khác nghiện ngập say xỉn. Y phải tránh vi phạm lỗi lầm, không nên để mình mắc vào trạng thái điên loạn, tốn kém vô ích, vui thú ngớ ngẩn”.[16]

Sự nghiện ngập chất say thường được xem là nguyên nhân làm cho thân bại danh liệt (Vyagghapajja sutta). Có một câu chuyện kể về vị hoàng tử nọ bị những tên bợm nhậu lôi kéo thành con nghiện. Bọn này bày tiệc gần đường hoàng tử đi công vụ qua, nói lên thật to: “Ô hô, mong sao hoàng tử đáng yêu sống lâu trăm tuổi, vì nhờ ân đức Ngài, chúng ta có thể tiếp tục lâu dài”. Họ nói như vậy trong khi mời nhau chén thù chén tạc, ăn thịt nướng & những mồi nhắm khác. Nghe lời tán gẫu, hoàng tử hỏi tùy tùng: “Bọn họ uống gì trong hồ hởi quá vậy?”. Viên cận kề bẩm báo: “Thưa, họ đang thưởng thức một chất say đặc biệt hơn mọi thức uống trên cõi đời này”. Về đến tu dinh, hoàng từ, do lòng hiếu lỳ thôi thúc, sai người đi mua rượu uống thử cho biết mùi vị ra sao. Lần đầu, hoàng tử uống một mình, nhâm nhi từng chút. Những người khác thấy cảm thấy kích thích & bắt đầu nhập cuộc. Chẳng bao lâu, mỗi lần tụ tập vui vầy, tiệc rượu bầy biện tốn kém từ 200 đến 300 tiền vàng. Họ kêu gọi ca nhi & các tay nhạc công phục vụ đàn địch, múa hát làm cao hứng thú trong lúc uống rượu. Ngày này sang ngày khác, hoàng tử cứ chi tiêu thêm tiền. Thời gian sau, hoàng tử buộc phải bán của cải để mua rượu cho mình & những người đối ẩm. Khi tửu rượu gia tăng cũng là lúc hoàng tử lâm cảnh khách liệt, tài sản kết sù tiêu tán, tiêu tán cả tư dinh, cuối cùng, hoàng tử phải sống lang thang đầu đường xó chợ.

Việc khác liên quan đến khoảng 500 phụ nữ, tất cả đều là quyến thuộc của bà Visakha, đã uống rượu trong buổi lễ tiệc &, sau đó, đi nghe pháp. Những phụ nữ này tập họp tại nơi công cộng cùng quần chúng nghe đức Gotama giảng đạo, nhưng khi bị thấm chất say, “họ bắt đầu nghêu ngao ca hát, nhảy múa, một số người cào nhào, gây gổ với nhau”. Điều này chứng minh cho thấy, thậm chí những phụ nữ uống rượu say xỉn, họ mất cảm giác hay hổ thẹn e ngại, mất tính tự chủ giữ gìn ý tứ.

Người tu có thể dùng rượu như một chất trị mệnh. Tuy nhiên, vào những trường hợp bất đắc dĩ như thế, nên đun sôi rượu với dầu để nó không còn màu sắc, mùi vị.[17]Nếu rượu được chế thành một dược chất cần thiết & được sữ dụng theo toa thuốc chỉ dẫn xác thực, nó sẽ vô hiệu hóa tác hại ‘say xỉn, điên loạn’.

Trong môi trường tôn giáo, phải tuyệt đối thận trọng khi kê toa bốc thuốc cho bệnh nhân (sada jagariyam anuyutto). Bất cứ thành phần, dù dưới dạng được chất lỏng hay đặc, lên men hay chưng cất, tự nhiên hay nhân tạo, phải bảo đảm không gây trì độn tinh thần, dã dượi thể xác. Rượu dễ dẫn tâm sinh lý đế trạng thái ‘điên loạn nhất thời’. Hiển nhiên, người điên loạn không thể kiểm soát tư tưởng, lời nói & động tác của mình.

Sự nghiện ngập chất say thường liên minh ma quỷ với thói háo dục mê dâm, cờ bạc đỏ đen, tán dóc, lừa bịp, & bạo hành.[18]Vả, trong sáu nguyên nhân làm suy sụp tài sản thì ‘sử dụng chất say’ được nhấn mạnh hàng đầu. Việc chơi cờ bạc, viếng thăm những tụ điểm hoan lạc, giao du bạn bè hư thân mất nết & lối sống biếng nhác luôn nốt đuôi theo sau việc uống rượu hay sử dụng chất say nói chung.

Sử dụng chất say kết hợp với chơi cờ bạc, tập tành múa hát & tiêu xài lãng phí vào những thú vui, cùng việc giao du qua lại với bạn bè hư hỏng, biếng nhác bỏ bê công việc là điều đàng lưu tâm. Bởi vì, từ quan điểm xã hội, chất say dẫn đến những thói hư tật xấu &, mặt khác, những thói hư tật xấu lại dẫn người ta nghiện ngập chất say. Cái vòng lẫn quẩn đó tạo nên mối quan hệ tồi tệ. Chẳng hạn, bạn bè đồng trang lức thường bị kẻ hư hỏng – trong nhóm của họ - dụ dỗ vào những thói quen này. Trước các vấn đề xã hội đại loại như thế, chúng ta cần phải hiểu hõ mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố & bằng cách nào chúng tác động lẫn nhau.

Mối quan hệ này sẽ rõ ràng, nếu sáu tai hại được phân tích chi tiết từng điều một. Khi bạn lai vãng những tụ điểm hoan lạc hay bắt đầu dạo ngoạn đường phố vào giờ không bình thường, ban dễ bị bạn bà hư hỏng lôi kéo làm chuyện sái quấy. Họ dẫn dắt bạn nhập tràng ma đạo say sưa hoặc dính mắc những thói hư tật xấu khác. Không dừng lại đó, hành vi trên còn sai khiến bạn tán dóc, lừa bịp, thậm chí kởi lên các hành động hung bạo.

Khi một người tiêu thụ chất say, có sáu hậu quả sau không hay khởi lên từ thói quen tai hại này:

(1)Tài sản thất thoát hoang phí

(2)Cơ hội sinh chuyện gây gổ

(3)Nhiễm bệnh hoạn

(4)Mang tai tiếng

(5)Mất sĩ diện & nhân phẩm

(6)Các tính năng tinh thần bại hoại khó chữa trị.

Chúng ta có thể hiểu thái độ nhà Phật đối với các loại chất say qua việc phân tích Kumbla Jataka.[19]Theo chuyện Jataka, tên thợ săn nọ tình cờ khám phá ra rượu. Tại khu rừng y thường săn bắt, có thân cổ thụ ba nhánh: chỗ chạng ba tạo thành một bọng cây, trong đó, nước mưa đọng lại. Khi chim chóc đậu trên cành ăn ngủ cốc, chúng ta làm thức ăn rơi vãi vào cái bọng. Quả của cây cối xunh quanh & loài dây leo cũng rụng vào đó ít nhiều. Sau một thời gian, do ánh nắng mặt trời phủ nhiệt, các thành phần hòa quyện trong bọng cây lên men. Ngẫu nhiên, tên thợ săn thấy vài con chim uống nước trong bọng cây bị lã cánh sa xuống đất. Y lấy nước nếm thử. Nó có hương bị khá hấp dẫn & cho cảm giác hưng phấn lạ lung. Tên thợ săn giết mấy con chim, đốt lửa nướng thịt, vừa ăn uống loại nước y mới khám phá.

Có một ẩn sĩ sống ở khu rừng này. Tên thợ săn đã cúng dường vị ẩn sĩ nước uống & thịt nướng, đồng thời, y cũng tiếp tục thưởng thức. Cả hai bàn nhau đem ‘mỹ tửu’ tặng nhà vua, nghĩ là phẩm lạ sẽ làm vua hài lòng. Khi uống xong, nhà vua thỏa thích vô cùng, ông hỏi thêm & thêm nữa. Vì đường xá đi, về xa xôi, vất vả, nên họ yêu cầu nhà vua cung cấp các loại quả, ngũ cốc, hạch nhân.v.v., họ trộn tất cả với nước, rồi đổ vào vò chứa để lên men. Nhà vua cho phép thần dân chung vui thưởng thức nước uống kỳ thú. Dân chúng mê uống, bắt đầu bỏ bê công ăn việc làm hằng ngày, sản lượng kinh tế & các hoạt động xã hội hoàn toàn chựng lại. Lúc đó, đức thiên vương đế thích đến gặp nhà vua bản xứ & cảnh báo ông rằng thức uống có tác dụng độc hại là mối họa lớn đang xâm nhiễm vương quốc. Nhà vua nghe lời khuyên của thiên vương đế thích, truyền lệnh thiêu hủy thức uống này, đồng thời, tuyên án hành quyết tên thợ săn & vị ẩn sĩ đã gieo mầm độc hại vào xã hội.

Câu chuyện chứa đựng những yếu tố quan trọng xoay quanh vấn đề chất say, mối quan tâm hiện tại của chúng ta. Sự khám phá thức uống này là một kết quả tình cờ. Tên thợ săn thấy những con chim uống nước trong bọng cây, nhảy nhót điên cuồng, & rơi xuống bất tỉnh. Sau khi quan sát & đoán định sự việc, y nếm thử thứ nước mà những con chim đã từng thưởng thức từ trước. Y cũng lưu ý những thành phần khác nhau trộn lẫn ra sao để ‘làm’ thức uống này. Nhờ quan sát tinh tế nên y có thể sản xuất nó ngay tại kinh thành, kịp thời cung cấp theo ý muốn của nhà vua. Y đã giúp một ẩn sĩ chuyên tâm thiền định nếm ‘sự thật’ do y khám phá. Khi con người đạo hạnh uống thứ nước chưa từng uống trước kia, vị ấy đạt một ‘cảm lạc’ hoàn toàn mới mẻ, điều đó kiến vị ấy nhận thức rằng ‘sự thật’ mà vị ấy khổ công tu luyện chính là đây. Vả đây, sự hiện diện của vị ẩn sĩ kết hợp với tên thợ săn mang thức uống tặng vua đã tạo thêm mức độ tín nhiệm. Ẩn sĩ hay đạo nhân được xem là những nhà tu đáng kính trọng, & khi người như thế yết kiến nhà vua để tặng thức uống mới lạ, tán tụng những đặc tính hấp dẫn của nó, nhà vua càng dễ xiêu lòng.

Một khi nhà cầm quyền chấp thuận cho sản xuất loại thức uống này, nó nhan chóng trở thành một phương tiện tiêu khiển phổ biến. Do đó, như trường hợp xảy ra trong câu chuyện, không gì có thể chặn nó không xâm nhiễm toàn phần đất nước. Chính quyền ở đây đã thực hiện chính sách bảo hộ rượu, khuyến khích sản xuất rượu. Để mừng sự kiện trọng đại, nhà vua trang hoàng kinh thành, xây dựng một tửu đường & mời thần dân đến uống.

Thiên vương đế thích đã giải thích cho nhà vua & nhiều người khác nghe tính độc hại của rượu. Trước hết, rượu gây phản ứng trên đương sự: người uống rượu không còn ý thức gìn giữ liêm sĩ, sẽ mất tự chủ, thân thể đi đứng nghiên ngả hoặc ngã sống soài bất cứ nơi đâu.

Thứ hai, y thị chịu đau khổ vì bệnh hoạn phát sinh. Tay chân run rẩy. Các loại bệnh dễ tấn công người nghiện rượu. Bệnh hoạn cũng ảnh hưởng đến tâm lý. Y thị trở thành kẻ biếng nhác, quên vai trò của mình trong cộng đồng xã hội, bỏ bê trách nhiệm & phận sự với gia đình.

Theo sau là những hậu quả xã hội. Một người tìm rượu uống sẽ kết hợp với bạn bè hư hỏng. Một khi đã bắt rượu, théo thoi sẽ tiếp tục tái diễn. Tài sản bị tiêu hao. Kẻ nghiện rượu không quan tâm tham gia các hoạt động kinh tế sinh lợi. Y thị có thể dính líu vào các vụ phạm pháp tiêu cực & bị tù tội.

Kẻ uống rượu say xỉn không còn kiểm soát nổi bản thân. Y thị không còn gìn giữ ý tứ, lời nói & thao tác bên ngoài. Đến mức này, y thị có thể bị người vu khống, chụp mũ tội danh hoặc đổ lỗi oan nghiệt.

Mặt khác, do thiếu sự kiểm soát bản thân, kẻ say xỉn thường cao hứng biểu lộ bản ngã ngạo đời. Cao ngạo đã phát khởi sẽ không dừng lại. Nó xô đẩy y thị sa đà kiêu căng, hung hăng sinh sự với người khác, cuối cùng là chuốc lấy tai ương.

Nghiệp nhập rượu chè hay chất say không chỉ hủy diệt đương sự, mà cũng liên lụy nhiều người khác & nhiều gia đình. Của cải tích lũy suốt thời gian dài nhanh chóng tiêu hao. Chính vì thế, người ta nói rằng sự nghiện ngập chất say, ham mê rượu chè là một trong những nguyên nhân góp phần làm tan gia bại sản.

Rượu chè chi phối tâm trí, chí dù uống với tửu lượng hạn chế. Khi tâm trí bị ảnh hưởng, đương sự không thể đủ tỉnh táo để pháp xét mọi việc tốt đep. Đó là lý do hàng đầu tại sao luật nhà Phật khuyên chư tỷ kheo từ bỏ việc sử dụng rượu, bao gồm các loại rượu lên men (sura) & các loại rượu mạnh (meraya), vì tiêu thụ chúng sẽ dẫn đến say xỉn, bê tha, giải đãi.[20]

Hàng tại gia cư sĩ cũng được khuyên tránh thói nghiện ngập rượu chè. “Khi biết rượu gây trạng thái điên loạn, những gia chủ thuận hành nếp sống đạo hạnh không nên tự phục rượu cho mình; không nên chuốc rượu mời người; cũng không nên cổ xúy chuyện rượu chè”.[21]

Phật giáo phê phán vua chúa, giới cầm quyền dung dưỡng việc sản xuất, phân phối & thúc đẩy tiêu thụ rượu, chất say, bằng bất cứ cách nào, trực tiếp hay gián tiếp. Phí tổn xã hội do cho phép, khuyến khích đầu tư & tiêu thụ tại một quốc gia luôn nhiều hơn tổng số lợi tức nó mang lại. Dù khó thành công mỹ mãn biệnpháp ngăn cản mọi người lén lút sản xuất rượu cho riêng họ & sử dụng họ, vua chúa hay giới cầm quyền phải có chính sách sáng suốt & không nên chấp thuận hay ủng hộ việc sàn xuất & tiêu thụ rượu trên phạm vi toàn quốc. Vua chúa hay giới cầm quyền được khuyên không nên vui thú rượu chè để làm gương cho người khác cũng như làm tròn quốc sự trong một tâm trạng lành mạnh. Cần giáo dục quần chúng biết phản ứng tiêu cực của rượu đối với cộng đồng xã hội, qua đó, kiểm soát rượu từ giai đoạn sản xuất đến lúc tiêu thụ. Giáo dục là thượng sách để giúp những ai mê rượu, chất say cai nghiện & từ bỏ thói quen độc hại này.

Đời sống được tận hưởng thú vị & được tận dụng tốt nhất chỉ khi người ta sở hữu tâm hồn lành mạnh & một tấm thân khỏe mạnh. Rượu hay chất say, dù được thưởng thức dưới dạng gì, là tác nhân làm suy nhược tinh thần lẫn thế chất, làm bại hoại thanh danh.

XIII. PHẬT GIÁO & TRIẾT LÝ SỐNG KHỎE

Sức khỏe được xem như lợi lộc qúy nhất trên đời.[22]Dù mang thân nhân loại, nam hay nữ không thể hoàn thành vai trò của mình, nếu y thị kém sức khỏe. Khi ai muốn gia nhập đoàn thể xuất gia tu Phật, điều kiện đặc biệt quy định rằng y thị phải là một người hoàn toàn khỏa mạnh.[23]

Người ta có thể vui hưởng sức khoẻ tốt nhờ bản thân nỗ lực luyện tập. Cầu nguyện hay bùa phép không bảo đảm cho ta một đời sống khỏe mạnh, bao gồm sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như đạt tiêu chuẩn sức khỏe xã hội. Mỗi cá nhân phải cố gắng sở hữu sức khỏe đầy đủ; & một khi đã sở hữu nó, y thị phải đủ năng lực bảo trì.

Nếu toàn bộ tính năng tâm sinh lý không bị suy nhược, hư hoại, một người như thế được xem là khỏe mạnh. Y thị chỉ có thể thực hiện được những trách nhiệm xã hội khi nào đáp ứng đủ cả hai năng lực nội tại & năng lực xã hội. Thiếu sức khỏe, con người không thể phát huy hết tiềm năng của mình.

Ngay trong lời kêu gọi nhóm đồ đệ đầu tiên khởi cuộc hoằng dương đạo pháp, đức Gotama nói: “…hãy đi, chư tỷ kheo, du hành vì lợi lạc cho nhiều người, vì hạnh phúc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng thế gian, vì hạnh phúc, phúc lợi, lợi lạc cho nhân thiên…”.[24]

Ý tưởng này khích lệ chư tỷ kheo đi bộ gặp dân chúng để trình bày thông điệp của đức Gotama. Điều đó cũng toát lên nhiệt huyết truyền giáo & làm cho người dân khởi niềm hoan hỷ. Như đức Gotama truyền cảm, việc đi bộ gắn liền với đời sống xuất gia, do đó, chu tỷ kheo thường đi bộ với khoảng cách đáng kể.

Đó là phương pháp vận động cơ bắp thú vị nhất. Chúng ta có thể thấy nó thường được đức Gotama áp dụng. Đức Gotama đã đi bộ từ ngày này sang ngày khác. Vào một buổi sáng, đức Gotama & chư tỷ kheo ôm bát đi khất thực. Khi cần gặp những người hữu duyên để hóa độ, đức Gotama cũng đi bộ hết chặn đường hoặc xa hoặc gần, không dụng thuật phi thân thu ngắn khoảng cách. Làm người, phải biết quan tâm chăm sóc sức khỏe, không thể làm việc gì để mang lại tiến hóa cho mình & cho người. Để duy trì sức khỏe tốt, việc đi bộ được xem là một phương pháp đơn giản nhưng thiết yếu, mọi người đều có thể thực tập.

Thiền hành nhà Phật hay sự tu dưỡng tâm dung hợp với việc đi bộ, rèn luyện thân thể. Đây là cách thực hành thiền định tư niệm trong lúc di chuyển trên đôi chân. Vì mục đích đó, thường có ít nhất một khoảng trống đặc biệt gọi là ‘cankamana’, lối kinh hành, được thìết kế tại những nơi hàng xuất gia trú ngụ. “Đi bộ & suy tư” hay phương pháp thiền “kinh hành” trở nên thiết thân đến nỗi bất cứ một nơi nào một tu việc được xây dựng, khi cần thiết phải tạo một cankamana trong tổng thể kiến trúc nhằm giúp hàng xuất gia hành đạo thuận lợi.

Liên quan việc này, thật thú vị để nhớ rằng đức Gotama đã đi bộ suốt tuần thứ ba, kể từ sau ngày giác ngộ. Đức Gotama dùng khoảng trống ở phía đông gần cây bồ đề, nơi ông giác ngộ, như một cankamana - lối kinh hành. Trên lối kinh hành, ông vừa đi bộ tới lui vừa suy tư đạo lý. Truyền thuyết kể, chư thiên đã hóa vàng trải lối kinh hành của đức Gotama. Ta nên hiểu, hình tượng một cankamana làm bằng vàng ám chỉ tầm quan trọng gắn liền pháp hành đi bộ mà đức Gotama đã áp dụng.

Lần nọ, vài tỷ kheo bị trúng thực. Y sĩ đến khám sức khỏe yêu cầu đức Gotama nhắc nhở họ nên tập thể dục ‘bước lên bước xuống’ để thức ăn dễ tiêu hóa. Theo yêu cầu,[25]đức Gotama cho tạo những bậc cấp bước lên bước xuống; về sau, những bậc cấp được thiết kế thêm lan can bảo vệ người đi an toàn. Như vậy, sự kiện đức Gotama quan tâm đến việc đi bộ ngay sau khi ông giác ngộ mang một ý nghĩa thiết thực, nó giống với việc tập thể dục để duy trì sức khỏe.

Giữa chư tỷ kheo tu Phật, đức Bakkula được xem là người đại phúc về sức khỏe. Lần nữa, chúng lại thấy sức khỏe trở thành một đặc điểm đáng quý, đáng trọng, & đáng ca ngợi. Tương truyền, đức Bakkula trong tiền kiếp xa xưa từng giúp một tỷ kheo tu Phật điều trị chứng đau bụng & cúng dường thuốt giải sốt cho nhiều tỷ kheo khác.

“Thực tế, thân & tâm tuy vận hành độc lập đều cần trạng thái khỏe mạnh & an hòa. Đó chính là điều đức Gotama đề ra; cũng thuận với đời sống tôn giáo nói chung nhắm đến. Trong lúc thân xác đau đớn, chắc chắn tâm bị chi phối, người ta không thể đạt sự định tĩnh. Nhận thức rõ vấn đề, đức Gotama không chỉ phê phán những tình thức khổ hạnh hạ liệt làm kiệt sức vô ích, ông còn phê phán cả việc đổ công sức thái quá – chí dù công sức đổ vào một định hướng đúng đắn. Thân khang ninh duyên sinh cảm giác hỷ lạc là những yếu tố tối cần để tiến dẫn tâm định tĩnh (Pamuditassa piti jayati pitimanassa kayo passambhati passadhakayo sukham vedeti sukhino cittam samadhiyati).[26]

Nhằm tôn tạo tâm chưa thuần thục trở nên thuần thục, bộ luật đạo hạnh điều chỉnh đời sống của hàng tu Phật khác với các truyền thống đạo giáo đương thời. Luật (vinaya) nhà Phật đảm bảo sạch & lành mạnh cho cả hai, thân & tâm. Đức Gotama thấy không có lý do gì phải ngăn rào phúc lợi tinh thần & thể chất, miễn là phúc lợi đó không pha trộn lạc thú dục nhiễm. Trong thực tế, ông thừa nhận phúc lợi tinh thần & thể chất hỗ tương tác dụng, cái này là cơ sở cho cái kia & ngược lại. Một thể chất khỏa mạnh được đề cao, vì nó giúp con người hạn chế hoặc thoát khỏi bệnh hoạn thông thường, nhưng không vì lợi ích riêng nó, mà vì làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển tinh thần. Có thể kết luận rằng trong khi điều chỉnh đời sống của hàng xuất gia tu Phật, đức Gotama đặc biệt tỏ ra quan tâm đến thói quen ăn uống của họ. Việc ăn uống chừng mực & điều độ, theo ông, góp phần bảo trì đời sống lành mạnh; nhưng thiếu thốn thức ăn sẽ làm trở ngại quá trình tiến tu tịnh hạnh…

Vấn đề sức khỏe cũng được đặc ra đối với nhà cầm quyền do dân bầu chọn. Khi dân chúng bầu chọn ông Đại Tuyển (mahasammata), một trong những phẩm chất giúp ứng viên đắc cử thành nhà lãnh đạo là y phải có thể hình tốt, bao gồm tướng mạo & sức khỏe: “Y là người có một dáng vẻ thanh lịch dễ coi, tác phong uy nghi, sức khỏe tốt”.[27]

Ngoài vấn đề sức khỏa, tấm gương người thật việc thật từ đức Gotama đã chi ra tầm quan trọng của nếp sống ngoài trời. Hoàng tử Siđdhattha/Siđhartha, bậc giác ngộ tương lai, được sanh tại vườn cây sala; ông đạt đạo quả giải thoát dưới cội bồ-đề, cũng là nơi đất trời thông thoáng. Cuối cùng, ông an tịch Parinibbana trong một vườn cây sala đang nở đầy hoa. Điều thú vị là chư Phật Chắng Đẳng Chánh Giác tiền bối đều giác ngộ dưới những cội cây khác nhau giữa không gian rộng mở. Suốt thời gian hoằng dương đạo pháp, đức Gotama thường gần gũi với cảnh vật thiên nhiên, Lẽ đó, thái độ biết thích nghi & hòa điệu đời mình vào thiên nhiên được xem là một phần triết lý sống của ông.

Triết lý sống của ông còn liên hệ đến tác phong sinh hoạt đúng đắn. Chúng ta thấy điều này qua những hướng dẫn về cách thực hành các loại thiền án. Người tu thiền án hơi thở nên ngồi kiết già, giữ lưng thẳng. Đức Gotama không chủ khuyên gìn giữ tư thế đúng đắng trong trường hợp thiền hành pháp môn hơi thở, mà kể cả những trường hợp khác cũng vậy, dù đang đí, đang đứng, đang nằm nghỉ.v.v. Điển hình là việc mô tả dáng nằm nghỉ của đức Gotama. Khi đức Gotama nằm nghỉ, ông nằm nghiêng hông phải, tay phải đặt cạnh màng tang. Dáng nằm nghỉ như thế được đánh giá cao bởi vì nó gắng liền sức khỏe con người.

Kiểm soát hơi thở là một thiền án giúp bình ổn thân tâm. Pháp hành này chỉ chủ yếu nhắm đến việc điều hòa hơi thở. Vị hành giả thanh thản hít không khí đầy vào lòng phổi, rồi thanh thản thở ra. Tập trung tâm trí trên hơi thở, y thức rõ hơi thở tiếp xúc từng điểm nội nhập & ngoại xuất tại chót mũi. Chánh niệm tỉnh giác tu dưỡng thần khí như vậy sẽ dần dần cải tạo sức khỏe tinh thần & thể chất. Hơn nữa, bằng pháp hành tu dưỡng hơi thở, đương sự có thề pháp sinh trạng thái an định & tôi luyện khả năng tuệ quán, nếu muốn.

Phật giáo lưu ý về cách thọ dụng thực phẩm. Tất cả hữu tình sống còn nhở thực phẩm (Sabbe satta aharatthika)) nhưng không nên ham ăn quá độ.[28]Người ta phải thọ dụng thực phẩm vì nó là dưỡng tố cần thiết để duy trì điều kiện sức khỏe cá nhân. Nên thận trọng chọn lựa thực phẩm thích hợp & thọ dụng vừa phải.[29]Hàng xuất gia tu Phật nên biết thọ dụng thực phẩm có chừng mực. Nếu một người ăn hơn mức cần thiết, nó chẳng những là hại thể chất (như gây phát ách, rối loạn bộ tiêu hóa…) mà còn sản sinh phẩm chất tiêu cực (như uể oải, dã dượi…). Kẻ phàm ăn sẽ trở nên thiếu linh hoạt, sinh thói biếng trễ hoặc buông bỏ hoạt động hữu ích. Kẻ ấy chẳng khác gì là con heo được vỗ béo.

Đức Gotama luôn nhắc nhở hàng xuất gia tu Phật sống hạnh tri túc. Tuy nhiên, bất cứ ai thuận hành lời ông giảng dạy vẫn có thể chấp nhận giá trị này. Sớ giải nhấn mạnh rằng đạo lý ‘chừng mực’ ở đây ám chỉ cung & cầu quân bình, tức là, chừng mực trong lượng thực phẩm cung ứng & chừng mực trong việc tiêu thụ.[30]

Có năm điều luận liên quan đến thực phẩm. Vị tỷ kheo (1) tìm kiếm thực phẩm, (2) nhận lượng thực phẩm, (3) ăn phẩn thực phẩm đã phân, (4) biết nhai thức ăn thích hợp, (5) cho phần thục phẩm còn dư. Trong khi ăn, vị ấy duy trì chánh niệm, không khinh suất. Dù thực phẩm ra sao, vị ấy vẫn thọ dụng với tâm niệm tri túc.[31]

Hàng xuất gia tu Phật sống nhờ hàng tại gia. Hằng ngày, họ đi xin ăn từng nhà, từng nhà, & nhận bất cứ thực phẩm nào người ta đem cho. Mục đích gì đức Gotama khuyên hàng xuất gia đi xin ăn? Trước tiên, việc xin ăn giúp phát triển mối quan hệ gần gũi giữa hàng xuất gia với hàng tại gia. Vị ấy nhận thực phẩm không từ tu sĩ tu Phật mà cũng từ những cư sĩ có niềm tin trong truyền thống tinh thần khác. Thường, người ta chì cho vị xin ăn một ít thức ăn tượng trưng được chuẩn bị sẵn để đặt bát hoặc để người nhà của họ ăn, như thế, điều đó không tạo một sức ép bất ổn về mặt kinh tế.

Hàng xuất gia đi xin ăn được thuận lợi là hưởng không khí thông thoáng, trong lành: các chi thể vận động… Vị tỷ kheo không phải là một cá nhân tu kín khép chặt mắt tai trước thế giới xung quanh. Vả, trong lúc du hành xin ăn, việc tiếp xúc ngoại cảnh càng giúp vị ấy tăng năng lực phát triển tinh thần lành mạnh.

Những giá trị đạo lý đều hữu ích cho người tu Phật. Tất cả chuẩn mực & giá trị đời sống, đặc biệt những gì có liên quan đến sức khỏe, tuy đức Gotama giảng dạy cho hàng xuất gia nhưng cũng đồng giá trị cho hàng tại gia cư sĩ, dù họ lả nam hay nữ.

Đức Gotama khuyên rằng hàng xuất gia chỉ nên ăn ngày hai bữa. Điều luật này nhằm ngăn hàng xuất gia thọ thực sau buổi trưa. Tuy nhiên, giới cư sĩ tu hạnh bát quan trai cũng thuận hành điều luật trên. Việc hạn chế buổi ăn sau buổi trưa khởi lên vì lý do thuộc vềw xã hội & lợi ích sức khỏe.

Từ quan điểm xã hội, nếu, thí dụ, chư tỷ kheo du hành khất thực ngày hai buổi sáng chiều, thói quen như thế sẽ gây nhiều khó khăn trong đời sống cư sĩ & người ta cảm thấy phiền toái hơn hoan hỷ, hiển nhiên, họ buông lời phê phán, chê trách.

Về mặt y học, thọ thực ngày hai bữa là đủ dưỡng chất duy trì sức khỏe tốt. Từ bỏ thói quen ăn sau buổi trưa, hàng xuất gia sẽ không bận bịu mưu cầu sinh nhai vào buổi chiều, buổi tối, vị ấy có thể tập trung thiền định hay làm bất phận sự quan trọng khác thúc đẩy tiến độ phát triển tâm linh. Có năm kết quả phát sinh nhờ việc không ăn thêm sau buổi trưa:

(1)Không bị đau nhức, mệt mõi.

(2)Đời sống khỏe mạnh.

(3)Thân xác nhẹ nhàng.

(4)Thể lực khang kiện.

(5)Có thể vui sống thanh thản.

Thành phần thực phẩm góp phần tạo nên sức khỏe gồm có các loạo rau quả, đậu, lúa gạo, sữa, sữa đặc, bơ… Bổ xung vào danh sách này còn có trái cây & nước sinh tố. Vì lý do sức khỏe, hàng xuất gia không bị ngăn cấm thọ dụng thịt cá (phù hợp với tam tịnh nhục), nhưng thức ăn thực vật vẫn thường lưu ý. Khi Devadatta yêu cầu đức Gotama ban hành luật định ngăn cấm hàng xuất gia ăn thịt cá, đức Gotama đã khẳng khái bát bỏ lời đề nghị. Bởi, theo ông, điều luật như thế không thể ứng dụng vào thực tiễn đời sống.

Giữa nhiều loại thực phẩm, cháo là một món ăn dễ chế biến & có những lợi ích như sau.[32]

“Người nào bố thí cháo, người đó cho sự sống, cho dung sắc, cho an lạc, cho sức mạnh, cho trí tuệ. Cháo ngăn bụng đói, cách khát, thông phong, nhuận tràng, dễ tiêu hóa…”.

Luận tạng nói, bản thân của người bố thí cháo cũng hưởng phần lợi lạc nhờ công đức bố thí: “Những ai bố thí cháo đúng cho người sống nhờ của bố thí, công đức này đem lại cho người bố thí nhiều điều lợi ích: sự sống, dung sắc, an lạc, sức mạnh, trí tuệ…” Đức Gotama đã đánh giá cao hiệu dụng của cháo như một bài thuốc.[33]

Cháo trộn với những viên mật ong (honey-lumps) là bài thuốc lợi ích. Những loại thức ăn đã đề cập giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, do đó, hàng xuất gia & tại gia đều được khuyên nên thọ dụng chúng. Luật tạng ghi lại, có lần, đức Gotama bị trúng gió đau bụng, ông đã dùng một loại cháo chế biến từ ba thành phần ôn tính: hạt vừng, gạo, đậu lửa nấu chung với nhau.[34]

Để tận dụng tối đa mọi thế lợi từ đời sống, đức Gotama dạy rằng sanh thân nhân loại phải biết tổ chức các sinh hoạt hằng ngày theo thời khóa điều đặn. Ông tự quy định cho mình thời khóa làm việc nề nếp, hợp nguyên tắc, như lúc nào nên tập thể dục bằng việc đi kinh hành, hoặc vệ sinh cá nhân như tắm rửa…, lúc nào cần yên nghỉ tịnh dưỡng, hoặc hướng dẫn người hữu duyên.v.v. Thời khóa sống & làm việc hài hòa như thế sẽ giúp đàn hồi tình trạng tâm lý căng thẳng không cần thiết. Càng ít lo lắng sầu não, sức khỏe càng bình ổn.

Giáo lý nhà Phật xem nước là một yếu tố cần thiết trong đời sống & con nguời cần đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ nguồn nước. Không chỉ dập tắt cơn khát, nước uống còn góp phần duy trì sức khỏe. Phật giáo nhấn mạnh vấn đề sử dụng nước sạch, điều này được thấy qua dụng cụ lọc nước, một trong tám vật dụng quan trọng mà vị xuất gia phải mang theo trên bước đường hành đạo. Trước khi uống, nên lọc nước để bảo đảm vệ sinh. Nếu nước cần lọc trước khi uống như tỷ kheo từ chối đồ lọc, vị ấy bị chê trách.

Luật tạng có phần chuyên biệt nói về những loại được phẩm trị liệu pháp. Nhu cầu chẩn bệnh bốc thuốc phát xuất từ thực tế đời sống cộng đồng &, do vậy, hàng xuất gia tu Phật nên hiểu biết lãnh vực này. Ngành y thời đó dựa trên hệ thống y học cổ truyền. Các thành phần dược liệu trong “những bài thuốc thường thức” (hay biện pháp sơ cứu) thường quen thuộc & dễ tìm, hàng xuất gia có thể nương vào kinh nghiệm đó để chăm sóc sức khỏe.

Trong những trường hợp cảm mạo thông thường do trái gió trở trời, Luật tạng khuyên nên sử dụng năm vị thuốc: ghee, bơ tươi, dầu thực vật, mật, & mật đường.[35]Danh sách này được bổ sung thêm những loại thuốc mỡ động vật, như gấu, cá, các sấu, heo & lừa. Những loại thực phẩm bào chế từ củ rễ như nghệ, gừng, tỏi, irit, irit trắng, lê lư, khuskhus, nutgrass & nhiều loại củ rễ khác vẫn thấy được sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại.[36]

Lá cây dùng làm thuốc gồm có nimba, kutaja, dưa leo, hung quế… Những loại quả hạt có vilanga (quả hạt của dây giấm?), tiêu, tiêu đen, yellow-myrobalan (?), beleric myrobalan (?), gotha (?)…Các loại nhựa (resin) như hingu, hingu-gum, gum-patti, gum-panni… các loại muối như muối biển (sea salt), muối đen (black salt), muối đỏ (red salt), muối đá (rock salt), muối để nấu nướng (culinary salt)… Các loạt thuốc mỡ chunam (?) để bôi mắt hoặc nhỏ mắt; thuốc mỡ bôi tai bào chế từ yellow-ochre (?), muội đèn; & các loại thuốc mỡ bột bào chế từ sandal-wood (trầm hương?), rosebay (đỗ quyên), black gum, tausa, nut-grass (?).

Luật tạng đề thêm cách sử dụng & bảo quản dược phẩm an toàn. Các loại thuốc mỡ nên được giữ trong những dụng cụ làm bằng xương, ngà voi, sừng, tre, nứa, cánh kiến đỏ (?), pha lê, hoặc giữa vỏ sò.[37]Nên đậy kín những dụng cụ chứa thuốc, khi không sử dụng. Dầu thuốc thường được thoa xức trên đầu… Để thông bộ phận hô hấp, người ta dùng một loại thuốc nhỏ gắn với một vật truyền dung dịch, hoặc dùng phương pháp xông hơi vào đường mũi.

Trong trường hợp trị bệnh trúng gió, dầu thuốc được dun sôi trước khi cho bệnh nhân uống. Bài thuốc bày có thể pha thêm rượu, nhưng không nên sử dụng vượt mức cần thiết dẫn đến say xỉn.[38]Luật tạng cũng đề cập việc sử dụng các loại dược thảo trị bệnh đổ mồ hôi.

Khi nghiên cứu về y học dân tộc của Ấn Độ, có vài phương pháp trị liệu đáng lưu ý. Lần nọ, một tỷ kheo bị rắn cắn, nạn nhân được cứu nhờ bài thuốc gồm bốn thành phần: phân thú vật, nước tiểu, tro & đất sét. Trường hợp bệnh nhân ngộ độc do ăn uống, người ta thường cho uống nước sắc từ phân thú vật để gây nôn mửa, hoặc lất lưõi cày xới bùn đem sắc thành thuốc cho bệnh nhân giải độc.[39]

Đối với chứng thấp khớp, người thời ấy trị bệnh bằng cách cắt một tĩnh mạch, rồi rút máu bệnh nhân. Khi trị nhọt, họ dùng lưỡi trích rạch ra mủ. Dùng bột mù tạt rải rắc lên chỗ ghẻ ngứa. Họ dùng băng vải lạnh đắp vết thương. Để trị chứng táo bón, bệnh nhân được cho uống nước kèm loãng. Có thứ thuốc bào chế từ nước tiểu bò hống kết hợp với yellow-myrobalan chủ trị bệnh vàng da. Liều lượng thuốc sổ được uống tùy theo thể trạng bệnh nhân.

Những bài thuốc sơ cứu mà Luật tạng cung cấp cho hàng xuất gia tham khảo & ứng dụng dựa trên hệ thống y học truyền thống. Chúng ta có thể ứng đoán hệ thống này đã phát triển đến mức độ nào khi nhìn qua sự kiện dẩn chứng sau đây. Vào dạo Jivaka Komarabhacca còn học ngành y ở Taxila[40], vị thầy muốn kiểm tra kiến thức của môn sinh nên yêu cầu: “Bây giờ, Jivaka, trò hãy cầm cái xuổng đi bảy dặm[41]quanh Taxila & mang về bất cứ gì trò thấy rằng nó không phải là vị thuốc”.[42]Vâng lời thầy, Jivaka Komarabhacca đi vòng quanh Taxila xét nghiệm mọi vật (đất, nước, cây, cỏ.v.v.), & chàng sinh viên khám phá sự thật rằng tá dược hiện hữu khắp thiên nhiên. Điều đó chứng minh giới hành nghề y thời ấy luôn có sẳn một kho tá dược vô cùng phong phú.

Vào giai đoạn đức Gotama, người ta đã đến thuật giải phẫu. Luật tạng còn ghi sự kiện lương y Jivaka khám bệnh một thương gia, sau đó, ông ‘mở hộp sợ & rút ra hai sinh vật’. Chính những sinh vật ngọ nguậy khiến vị thương gia thường xuyên mắc chứng đau não.[43]Tương tợ, có người chịu khổ vì bệnh đường ruột “vật thực ăn vào không tiêu; uống cháo cũng không tiêu. Tình trạng kéo dài lâu ngày vẫn không thuyên giảm. Do vậy, sức khỏe suy sụp dần. thân thể ốm yếu, dáng vẻ tiều tụy, vàng võ, gân máu lộ rõ”.[44]Jivaka cắt da bụng của y để điều trị phần ruột, sau khi may lại, ông bôi thêm thuốc mỡ. Tài nghệ phẫu thuật như thế trong chẳng khác các nhà phẫu thuật của nền y học hiện đại.

Jivaka có thể trị bệnh vợ thương gia nọ bằng cách truyền thuốc qua mũi bệnh nhân. Vua Rimbisara từng sử dụng thuốc mỡ của Jivaka để trị bệnh fistula.[45]Khi đức Gotama cần thuốc sổ, Jivaka trao cho một hoa sen đã tẩm thuốc, ông giữ hoa sen gần ở mũi & từ từ hít hương vào.[46]Trường hợp khác, Jivaka giấu thuốc sổ trong các móng tay; cũng bàn tay đó, vị lương y cầm nửa quả nelli cho bệnh nhân. Người này ăn phẩn quả nelli dính thuốc sổ mà không hay biết gì, khi ăn xong, thuốc bắt đầu hiệu dụng.[47]

Đức Gotama ca ngợi những ai biết quan tâm chăm sóc & giúp đỡ người bệnh. Có tỷ kheo tị tiêu chảy nằm quằn quại trên đống phẩn. Thấy vậy, đức Gotama tìm hiểu & nghe rằng vì bệnh trạng bẩn thỉu nên huynh đệ đều bỏ rơi vị ấy. Đức Gotama đã yêu cầu đức Ananda, thị giả của ông, đi lấy nước; & cùng với sự tiếp tay của thị giả, ông tắm rửa cho vị ấy. Sau đó, “đức Gotama nâng đầu vị ấy, đức Ananda nâng đôi chân, cà hai đặt vị ấy trên chiếc giường sạch”.[48]

Nhân việc này đức Gotama khuyên đồ đệ:[49]“Chư tỷ kheo, các ông không mẹ, không cha gần gũi để chăm sóc. Nay các ông không quan tâm lẫn nhau, thì ai sẽ quan tâm các ông? Nếu các ông còn qúy mến tôi, các ông cũng nên thương tưởng người bệnh”. 

Kinh điển nhà Phật mô tả những phẩm chất của bệnh nhân nói chung & tình huống người nào bệnh trở thành đối tượng khó chăm sóc (vị tỷ kheo bệnh lỵ trên là thí dụ điển hình). Người dễ chăm sóc là biết điều gì có lợi ích cho điều kiện sức khỏe hiện tại; không đòi hỏi quá đáng hay khó khăn cho người người giúp đỡ; chịu uống thuốc. Nhưng người chăm sóc bệnh nhân luôn mong muốn bệnh nhân sớm phục hồi sức khỏe, do vậy, bệnh nhân càng biết rõ bệnh trạng của mình & thông tin chính xác bệnh trạng mỗi ngày tệ hơn hay thuyên giảm dần dần…

Phẩm chất của người chăm sóc bệnh nhân cũng được đề cập đến. Y thị “phải có khả năng giúp bệnh nhân uống thuốc đúng điều lượng, giờ giấc; y thị biết điều gì có lợi ích & điều gì không lợi ích; chăm sóc bệnh nhân với tâm thân thiện, không kỳ vọng đền ơn đáp nghĩa; y thị không gớm ghiếc việc lau chùi, dọn dẹp phân, nước tiểu hay mồ hôi, ói mửa. Y thị đủ khả năng mang lại niềm vui, gây phấn chấn người bệnh bằng cách nói những chuyện phù hợp đạo đức”.[50]Trong tinh thần phục vụ & điều trị bệnh nhân, Phật giáo khuyến khích quy tắc hành xử tốt đẹp đến mức: “Nếu ai đó sống chung phòng người bệnh, y thị thức dậy sớm, chuẫn bị chỗ ngồi & cho người bệnh cây chải răng, nước súc miệng rửa mặt…”.[51]

Đặc tính quan tâm chăm sóc những đối tưởng đau yếu đã thúc đẩy giới tu Phật xây dựng bệnh viện không chỉ dành cho con người, mà còn cho cả thú vật. Sử sách ghi nhận rằng có nhiều bệnh việnh như thế dưới triều vua Asoka, & đan gở Sri Lanka từ dơ kỳ tu Phật.

Phật giáo đề cao biện pháp phòng bệnh. Liên quan vấn đề này, Phật giáo nhắc đi nhắc lại nhiều lần nếp sống ăn ở sạch. Đức Gotama khuyên mọi người dùng cây chải răng để giữ sạch răng miệng. Nhai cây chải răng có năm lợi ích:

(1)Tốt mắt.

(2)Miệng không hôi.

(3)Hơi thở trong lành.

(4)Đờn dãi & nước nhầy không lẫn lộn trong thực phẩm.

(5)Kích thích vĩ giác thưởng thức thực phẩm.[52]

Để duy trì súc khỏe, mọi người được khuyên nên sử dụng nhà vệ sinh. Đọc câu chuyện Jataka,[53]chúng ta gặp một nhóm người đến định cư trên đảo nọ. Những cư dân này phóng uế khắp nơi. Chư thiên bảo họ nên đào hố làm chỗ phóng uế. Nhưng họ không nghe lời khuyên, chư thiên nỗi giận kéo lụt dâng lên ngập đảo. Câu chuyện ngụ ý nhắc nhở mọi người ý thức tiêu tiểu đúng chỗ vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, nhờ vậy tránh nhiều chứng bệnh nhiễm hại sức khỏe.

Chúng ta thấy Luật (Vinaya) dạy hàng xuất gia tập thói quen sử dụng nhà vệ sinh. Khi chư tỷ kheo tiêu tiểu đây đó, nhà vệ sinh xây dựng cho họ sử dụng.[54]“Tôi sẽ không tiểu đứng, trừ phi bệnh hoạn” cũng là một cách thực hành việc giữ vệ sinh, hạn chế ô nhiễm. Tương tợ, đức Gotama nhắc họ từ bỏ những thói quen hại sức khỏe như tiêu tiểu xuống nước hay khạt nhổ bừa bãi. Thậm chí nhà tắm xây dựng cũng nhằm mục đích giữ sức khỏe cộng đồng, ngăn ngừa sự lây bệnh tật truyền nhiễm.[55]

Những điều khoảng Sekhiya của Luật tạng quan tâm về cách thức ăn uống có lợi cho sức khỏe.[56]Nói một cách văn hoa, đó là văn hóa ẩm thực hết hợp thuật dưỡng sinh. Đức Gotama khuyên nên ăn thực phẩm chầm chậm, nhai cẩn thận, không nên vừa ăn vừa nói. Việc chép miệng, huýt gió, liếm bát, liếm tay trong lúc ăn, hay chìa bàn tay bẩn thỉu nhận ly nước uống là những thói xấu, cần phải bỏ.

Sạch sẽ là yếu tố sống khỏe quan trọng. Vị xuất gia phải giữ sạch liêu cốc hay phòng ốc của mình & môi trường xunh quanh nơi mình cư ngụ. “Nếu chỗ hốc xó nào bụi bặm dơ dáy, chỗ đó phải được quét dọn”.[57]Vị ấy càng phải giữ sạch chỗ mình cư ngụ khi có khuynh đệ viếng thăm. Những giới luật khuyến khích nếp sống sạch khỏe như thế tuy được dạy cho hàng xuất gia nhưng hàng cư sĩ vẩn có thể ứng dụng.

Điều đáng lưu ý là giữa các chứng bệnh, bệnh nhân tiểu đường chiếm tỷ lệ cao. Tại sao bệnh tiểu đưởng bị xếp vào “loại bệnh báo động”? Có lẽ, vì nó thường thấy xuất hiện giữa tầng lớp xã hội thượng lưu vào thời đó. Bệnh tiểu đường gắn liền đời sống xa hoa, cao sang, cầu kỳ.

Đức Gotama cũng chỉ ra tập tục cầu chúc sức khỏe bắt nguồn từ vài hiện tượng ngẫu nhiên nào đó. Lần nọ, đức Gotama thình lình hắt hơi khi hội chúng đang đoanh vây. Vài tỷ kheo tin vào tập tục đó lên tiếng: “Ồ! Thế Tôn, mong Thế Tôn sống lâu!” Đức Gotama khuyên họ, nếu hàng tại gia nói lời chúc tụng như thế, thì hàng xuất gia có thể trả lễ: “Mong các cư sĩ sống lâu!” như một dấu hiệu bày tỏ mối quan hệ xạ hội thân thiện.

Đức Gotama xem tâm hồn là yếu tố tối cần cho cả hai biện pháp trị bệnh & phòng bệnh. Như chúng ta đã xét thấy, người phục vụ hay chăm sóc bệnh nhâ đòi hỏi phải có tấm lòng nhân ái đúng đắn. Vị lương y hay bác sĩ cũng phải có tấm lòng này. Vào lúc bệnh nhân cần những nỗ lực tâm lý để điều trị, ta không nên chỉ cho họ dùng thuốc mà bỏ qua phần tâm lý trị liệu. Tương tợ, chúng ta có thể thực hiện biện pháp phòng bệnh nhờ những tâm thái tích cực. Có lần, một tỷ kheo bị rắn cắn chết. Nghe chuyện, đức Gotama khuyên những vị khác: “Chư tỷ kheo, vị tỷ kheo này chết cho thiếu lòng từ mẫn đến với họ hàng nhà rắn. Nếu vị ấy tu dưỡng lòng từ mẫn đối với họ hàng nhà rắn, dù bị rắn cắn, vị ấy sẽ không tử nạn”.[58]



[1]Phật giáo nói đến năm loại Mara: (1) Khandha Mara: ngủ uẩn ma (thân tâm), (2) Kilesa Mara: phiền não ma, (3) Abhisankhara Mara: hành ma (bao gồm nhân quả thiện ác dẫn dắt hữu tình lăn trôi sanh tử), (4) Maccu Mara: tử ma (thần chết), (5) Devaputta Mara: Thiên ma, vua cõi trời Tha Hóa. Xem ThagA. II, 46.

Loại 1, 2, 3 mang ý nghĩa triết học; loại bốn là hiện tượng vô thường tự nhiên; loại 5 ám chỉ chúa tể chư thần hung ác. Loại Mara quấy rối những người nỗ lực tiến tu đạo hạnh (như đức Gotama…) có thẻ được giải thích theo cả 5 Mara kể trên. Tuy nhiên, ở đây tác giả nhấn mạnh loại 5 như lực lượng hung thần đang cố gắng khủng bố tinh thần đức Gotama. (NDCT)

[2]Ph.P. 129-131

[3]Dh.P. 138-140

[4]Sn.1, 83

[5]J. 357

[6]M. III, Punnovadasutta

[7]J. 313

[8]M.I, 501-513

[9]Malalasekera, G.P., Philosophical Implications of the Pancasila, Sambhasa, 1991; P. 269

[10]Jayatilleke, K.N., Dharma, Man & Law, Singapore 1992; P. 84

[11]Đoạn trích dẫn cho rằng kích động bạo hành là không phu hợp với phẩm cách tu sĩ, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tu sĩ nên thụ động, a tùng, xu nịnh quyền thế vì tâm lý cầu an, cầu lợi vị kỷ, càng không nên giữ những thái độ tiêu cực đó trước một thế lực đen tối đang dùng mọi thủ đoạn đối trắng thay đen, coi thường công lý, chà đạp lẽ phải, bức hiếp cải thiện. Thực tế, dức Gotama suốt quá trình tuyền bá chánh pháp, xiển dương cái thiện đã từng tiếng bài bác chế độ tập cấp bất công tồn tại trong xã hội, thẳng thắn phê bình quan kiến sai lầm của vua Pasenadi, ngăn chặn cuộc chiến giữa vương quốc Sakya & vương quốc Koliya, sử dụng dư luận để đối phó với nghịch đồ Devadatta & những phẩn tử đối lập khác. Xin xem lại trang 71-94, 96, 239-256. (NDCT)

[12]VIN. I, 85; D. III, 62-62

[13]Misra, G.S.P., The Age of the Vinaya, Delhi, 1972; P. 183-184. Cũng xem KhA, 26; DA. 944

[14]Sn. 393-401, 411

[15]VIN. II, 295

[16]Sn. 398-399

[17]VIN. I, 203; SBE. XVII, 55-57

[18]Singalovada sutta, D.II, 180-193

[19]J. 512

[20]VIN.I, 205

[21]S.III, 98-99

[22]DhP, 204

[23]VIN.I, 98

[24]BD IV, 425

[25]VIN.II, 118

[26]M.I., 37

[27]SBB. Vol. II, Part I, 177

[28]DhP. 93

[29]Sn, 77-80, S.I, 172

[30]MA.I, 152

[31]VIN. II, 110

[32]BD (the Books of the Descipline), IV, 302

[33]VIN. IV, 302

[34]VIN. I, 210

[35]VIN. I, 199

[36]VIN. I, 201

[37]VIN. I, 204

[38]VIN. I, 203

[39]VIN. I, 206

[40]Taxila cũng được biết là Takkaxila/Takshasila, trung tâm giáo dục nỗi tiếng ở nước Gandhara, một trong những quốc gia vùng tây bắc Ấn Độ cổ đại. (NDCT)

[41]Dịch từ chữ Pali ‘Yojana’. Một yojana tương đương bảy dặm Anh, khoảng hơn 11 km.

[42]VIN. I, 270

[43]VIN. I, 274

[44]BD (the Books of the Discipline) IV, 389

[45]Tác giả giải thích fistula là loại vết thương nảy ra ở vùng hậu môn (…a wound created in the area of the anus…)

[46]VIN. I, 279

[47]VIN. I, 278

[48]BD (the Books of the Discipline) IV, 431

[49]BD (the Books of the Discipline) IV, 432. Cũng xem DhA.I, 319

[50]BD. IV, 433

[51]BD (the Books of the Disciple) IV, 68

[52]VIN. II, 138; BD. V, 192

[53]J. 466

[54]VIN. II, 141

[55]VIN. II, 122

[56]VIN. IV

[57]VIN. II, 210

[58]VIN. II, 110

---o0o---


Trình bày: Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2023(Xem: 6128)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 5380)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6084)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 5174)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 13319)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 18018)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 13550)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 12050)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 6151)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 8426)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567