Phật Giáo Với Con Người
Thích Như Điển
---o0o---
CHƯƠNG HAI. (2c)
Tinh thần Phật Giáo
đối với các dân tộc Á Châu và Âu Mỹ
Sau khi khảo sát vềPhật Giáo đối với dân tộc Nhật Bản, giờđây chúng ta tìm hiểu sang nước bên cạnh. Đólà Đại Hàn.
Sau đệnhịthếchiến (1939-1945), Đại Hàn cũng bịchia đôi như Việt Nam (1954-1975). Miền Nam Đại Hàn theo chếđộdân chủ. Miền Bắc Đại Hàn theo chếđộcộng sản. Cảhai miền trước thếchiến vẫn chỉlà một như Việt Nam thuởnào. Ngày xưa Đại Hàn cũng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa rất mạnh; nên tất cảcác học thuật, tư tưởng, giáo dục v.v... và nhất là tôn giáo đãchi phối xứnầy và ngay ngày hôm nay văn tựcủa Đại Hàn và Nhật Bản dùng đến 50% tiếng Trung Hoa. Chỉcó Việt Nam là được thoát xác, kểtừkhi chữquốc ngữđược thịnh hành vào đầu thếkỷthứ20 nầy.
Khi Đạo Phật được du nhập vào Đại Hàn từthếkỷthứ3 qua ngõ Trung Quốc, Đạo Phật đãphát triển một cách cực thịnh ởnhững thếkỷthứ10, 11, 12 và đểtừđóđến những thếkỷthứ17, 18, 19 lại đi xuống đến bây giờ; Đến thếkỷthứ20 nầy hầu như vịtrí của Phật Giáo còn ảnh hưởng rất ít đối với người dân Đại Hàn. Có dịp thăm các chùa, tu viện Phật Giáo Đại Hàn như Tondosa (Thông Độtự), Bukkoksa (Phật Quốc tự), Heiinsa (Hải Ấn tự) phải thành thật nói rằng Trung Hoa, hay ngay cảNhật Bản chưa có ngôi chùa nào tiêu biểu được như thế. Vì các chùa nầyđều nằm trên núi cao, mà cách năm bảy trăm năm vềtrước, với chỉsức người, người ta đãxây dựng được như vậy. Quảlà điều đáng tán thưởng vô cùng. Đây có lẽdo hậu ý của những vịThiền sư ngày xưa, sống xa mùi tụclụy, phú quý vinh hoa, chỉmuốn vui với cỏcây hoa lá và rời xa chốn thịthành đểtâm cũng như thân được thanh tịnh. Và chính cũng nhờnhững vịThiền sư nổi tiếng, nên dầu núi cao muôn ngàn hiểm trở, người Phật Tửvẫn tìm đến đểquây quần học đạo. Còn bâygiờnếu ai đócó dịp đi Đại Hàn, khi đến thành phốtham quan, chỉthấy toàn là thánh giá chứít thấy chựVạn của Phật Giáo. Điều đóchứng tỏrằng không phải vì người Đại Hàn mến đạo Chúa hơn đạo Phật nên theo, mà vì lẽxã hội phát triển, con người ít thì giờhơn, họthích trong một sốthời giờnhất định phải làm một sốviệc nhất định; vì vậy thành phốlà nơi tiện lợi nhất đểhọđi lễbái nguyện cầu, mà chùa chiền ởđây không có, bắt buộc họphải đi nhà thờđểtâm họđược an hơn. Điều nầy có thểnói lên được cái không thức thời của Phật Giáo Đại Hàn. Đức Phật đãvì sựđau khổcủa chúng sanh mà thịhiện ra đời nầy, thì Phật Giáo Đại Hàn cũng phải vì sựphát triển của đất nước mà phải mang đạo vào đời mới đúng chứ? hay họsợnhư Nhật Bản? Bềnào thì lợi hại cũng vẫn có; nhưng điều căn bản là cái nào thuận lợi hơn thì phải chấp nhận trước. Có một vài Đại Học Phật Giáo tại Đại Hàn ngày nay trong phân khoa Phật Học chỉcòn chừng 10 Sinh viên ghi tên học. Trong khi đócác phân khoa khác của Đại Học nầy lại giảng dạy giống như ởcác đại học bình thường. Điều nầy đối với những người Phật Tửlà một việc đáng buồn; nhưng không biết tại sao chư Tăng Đại Hàn không làm một cuộc cách mạng đểsửa đổi những sựbiến thái nầy? đâu phải Đại Hàn không có người tài? Riêng tôi đãcó dịp đi Đại Hàn vào năm 1993 và đãthăm nhiều Phật Học Viện của Tăng cũng như Ni. Nơi đây đào tạo cảhằng trăm, hàng ngàn Tăng Ni sinh có bằng cấp Đại Học; nhưng sau khi tốt nghiệp xong không biết họđi đâu và họlàm gì? Tại sao tệtrạng tâm linh của xã hội Đại Hàn lên cao như thếmà Phật Giáo đãchẳng có một tiếng nói nào?
Các xứPhật Giáo Á Châu trong hiện tại đãthay đổi vịtrí của mình và nhiều dân tộc ởÁ Châu như Phi Luật Tân không còn giữbản sắc của mình là một quốc gia Á Châu nữa. Nền văn hóa của quốc gia nầy gần như Âu Châu. Còn Đại Hàn, nếu chư Tăng và Phật Tửtại xứnầy nếu không thức thời, chắc chắn vịtrí của Phật Giáo không còn ảnh hưởng nữa đối với nhân dân cũng như chính quyền như những thời xa xưa nữa. Bù vào đócác xã hội Âu Mỹcũng đãthay đổi niềm tin. Phật Giáo đang bắt đầu mọc rễtại nơi đây và đẩy lùi đi những tín điều cực đoan của những tôn giáo khác. Hay đây là một sựhoán cải tâm linh của vũtrụ? Tôi không cho rằng tôn giáo nào tốt hơn tôn giáo nào cả. Chỉcó con người làm xấu đi, chứbản thểcủa Đạo thì không xấu mà cũng chẳng phải không tốt.
Ngược lại Đài Loan là một đảo quốc rất nhỏnhưng Phật Giáo phát triển rất mạnh, nhất là từkhi Tưởng Giới Thạch đãđến đây từnăm 1949. Trước khi ông Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng chạy sang đây, tại đảo quốc nầy cũng đãcó các sắc dân địa phương sinh sống. Kểtừđóđến nay gần 50 năm xây dựng thểchếdân chủtại xứnầy, Đài Loan trong hiện tại là một trong những nước có nguồn ngoại tệdựtrữcủa quốc gia lớn nhất thếgiới. Vì đâu họcó được lợi thếnầy? Có lẽvì nhờmất mát hết tất cả, chỉchạy sang đây bằng hai bàn tay trắng từlục địa Trung Hoa, nên họphải cốgắng tạo dựng cho họmột thếđứng tại đảo quốc nầy chăng? Đài Loan ngày nay không còn là Đài Loan của 30 năm trước nữa,mà là một Đài Loan tiến bộvềmọi mặt của kỹthuật. Song song đóPhật Giáo đãphát triển một cách nhịp nhàng với sựtiến bộcủa khoa học xứnầy. Người Đài Loan tin vào phước đức, nên sựcúng dường vào chùa của họđểcầu phước rất nhiều. Nhờđómà chùa chiền, tựviện mọc lên vô sốkểtại đảo quốc nầy. Có chùa lớn hơn cung vua, ví như chùa Phật Quang Sơn ởĐài Nam và một sốchùa khác ởĐài Trung và Đài Bắc. Các chùa đều có các Phật Học Viện hay Đại Học và Trung Học Phật Giáo. Có các trường cho cô nhi, có nhàdưỡng lão cho những người già cảvà có nhà thương thí đểgiúp đỡcho những người nghèo. Hoạt động xã hội của Phật Giáo tại Đài Loan cũng rất tích cực. Có nhiều đoàn thểcứu tếgiúp đỡthếgiới bên ngoài như thiên tai, bão lụt, hạn hán, núi lửa, động đất v.v... Phật Giáo tại xứnầy đãxứng đáng tạo dựng được những môi trường cứu tếấy đểPhật Tửcó nơi chốn mà thểhiện lòng từbi của họ.
Trụsởcủa Hội Phật Giáo Tăng Già ThếGiới hiện đóng tại đây và có lẽtrong những năm tháng tới vẫn còn đóng tại đây mãi, vì sựphát triển Phật Giáo tại xứnầy; nhưng có điều đặc biệt tại Đài Loan giới nữxuất gia nhiều hơn giới nam; nên chùa nào Ni cũng đông hơn Tăng, mặc dầu chùa đódo vịTăng trụtrì. Điều nầy đúng hay sai, tốt hay xấu hãy đểcho thời gian trảlời. Nhưng nhìn chung, sựphát triển của Phật Giáo Đài Loan trong hiện tại chỉnhằm vào việc tu tạo phước đức hơn là kiến tạo cho một xã hội Đài Loan có sựtu học giải thoát trong ánh sáng trí huệcủa Đức Phật. Nếu người Phật Tửchỉchú trọng ởmột phương diện tu phước đểgiàu có, còn quên tu huệđểđược giải thoát, quảlà điều thiếu sót vô cùng.
Âu Mỹngày nay sởdĩbiết đến Phật Giáo nhiều là nhờcó sựhiện diện của Phật Giáo Tây Tạng. Vậy chúng ta thửtìm hiểu vềảnh hưởng của Phật Giáo tại xứnầy.
Đạo Phậttruyền vào Tây Tạng đến nay độkhoảng 1.400 năm lịch sử. Từthếkỷthứ6 đến nay Tây Tạng đãphát triển trong quốc gia của mình. Kểtừđầu thếkỷthứ20 một sốcác nhà học Phật Âu Châu tới nghiên cứu Phật Giáo tại xứnầy, sau đóvềnước, mang theomột ít kinh sách giáo lý của Mật Giáo Tây Tạng. Cánh cửa của Tây Tạng đãhé mởvà một sốcác học giảTây Phương có thểlen lõi vào cõi tâm linh cao rộng ởxứhuyền bí trên dãy Hy Mã Lạp Sơn nầy. Đặc biệt năm 1949 khi Trung Hoa xâm lăng Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đãlưu vong sang Ấn Độ(1959) thì ảnh hưởng của Phật Giáo của Tây Tạng đối với thếgiới càng ngày càng được biết đến nhiều hơn.
Phật Giáo Tây Tạng chuyên vềtrì chú và đi sâu vào trí tuệbát nhã và các bộluận. Nhưng điều đặc biệt hơn là PhậtGiáo Tây Tạng đãgiải thích cũng như ứng dụng sựtái sanh một cách linh hoạt rõ ràng hơn các xứPhật Giáo khác. Tái sanh sau khi chết là điều Đức Phật đãdạy, mà không những Đức Phật, Ấn ĐộGiáo cũng dạy thế. Nhưng khi giáo lý nầy được truyền sang Tây Tạng, họđãứng dụng một cách triệt để. Bằng chứng là sựhóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma. ChữĐạt Lai có nghĩa là biển trí tuệhay hoa sen trắng, còn Lạt Ma có nghĩa là một vịThầy. Chỉđơn giản thếthôi. Nhưng người Tây Tạng và cảthếgiới ngày nay đều tin Ngài là hóa thân của BồTát Quan ThếÂm. Đức Quan ThếÂm theo tinh thần của giáo lý Đại Thừa, Ngài có 32 thân, có ngàn tay, ngàn mắt, biến hóa vô cùng đểđộsanh như trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm PhổMôn thứ25 Phật đãthuyết. Ngài nguyên là một nam nhơn nhưng khi truyền qua Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản và Việt Nam thì Ngài hóa thân thành nữnhơn đểtiếp độbao nhiêu người đau khổ, nhất là nữgiới ởxứnầy. Cũng tinh thần Đại Thừa ấy, nhưng Đức Quan ThếÂm vào Tây Tạng, Bhutan, Sikkim, Mông Cổthì Ngàithịhiện bằng phép tái sanh nơi những nhà quyền quý hoặc dân dã và có vịtrí cao nhất trong xã hội. Truyền thống tái sanh của Tây Tạng bắt đầu phát xuất từthếkỷthứ10, do sựliên hệgiáo lý Đức Phật mà có được, một hình thức pháp quyền và vương quyền như Phật Giáo Việt Nam thời thếkỷthứ11, thuộc đời nhà Lý. Nghĩa là trong dân chúng thiếu người tài giỏi ra giúp vua trịnước, chỉcó nhà Sư là có điều kiện hơn, nên đãcó nhiều vịSư làm cốvấn cho vua. Ởđây cũng tương tựnhư vậy khi chư Tăng đãnắm quyền bính trong tay tại xứTây Tạng thì Phật Giáo qua hình thức nào đóphải thểhiện lòng từbi đối với muôn dân, nên hình thức của sựtái sanh do sựbiến hóa của Đức Quan ThếÂm là hữu lý nhất, nên Phật Giáo Tây Tạng đãchấp nhận giải pháp nầy.
Theo truyền thuyết tái sanh của Phật Giáo Tây Tạng được hiểu như sau: Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ14 trong hiện tại là hiện thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ13. Làm sao đểbiết được điều đó? Đây là một sốđiều căn bản. Theo sách vởvà lịch sử, trong đócó cuốn Freiheit im Exil và cuốn Mein Land und Mein Volk do chính Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ14 viết, chúng ta hiểu rằng:
Khi vịĐạt Lai Lạt Ma thứ13 viên tịch đểlại một sốpháp bảo mà Ngài đãdùng khi còn tại thế, ví dụnhư tràng hạt, mũ, gậy, đồng hồv.v... khi vịthứ13 viên tịch, có một hội đồng lo bảo quản những đồvật ấy. Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ13 viên tịch một thời gian sẽcó các vịTrưởng Lão lo đi tìm việc tái sanh nầy. Sau khi đứa trẻđược xác nhận qua việc tái sanh bằng nhiều hình thức khác nhau được tạm gọi là đúng, thì đứa trẻấy được đưa vềcung điện Potala đểđược dạy dỗ. Sau đócó một ngày làm lễđăng quang, sau khi đãgiảo nghiệm lần cuối vềsựtái sanh của đứa trẻ, ví dụnhư đọc thuộc lòng, hoặc làm chủlễcho một thời khóa tụng các kinh điển khó, mặc dầu đứa trẻmới 5 hoặc 6 tuổi. Ai là cha mẹcủa những đứa trẻđược chọn là một vinh hạnh cho dòng họmình, nên đãcó rất nhiều người muốn được vinh dựđó. Thếnhưng, tất cảphải qua các kỳkhảo hạch của Hội Đồng Giám Sát và Hội Đồng Trưởng Lão. Đây cũng là hình thức làm hiển thịgiáo lý tái sanh của Đức Phật thời còn tại thế. Điều nầy xã hội Âu Châu rất khó chấp nhận; nhưng ngày nay tại Âu Mỹđâu đâu cũng nghe nói đến việc tái sanh. Vì vô minh nên con người khó nhận diện được chỗđi và chỗđến của mình đấy thôi. Nếu đãcó trí tuệthì đường đi lối vềhẳn nhiên mọi người phải biết mà tựchọn lựa lấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma trong hiện tại đãđược thếgiới kính trọng vì sựchủtrương hòa bình bất bạo động của Ngài cũng như tranh đấu hòa bình cho thếgiới. Cái rủi của nhân dân Tây Tạng là bịTrung Hoa xâm chiếm; nhưng cái may của nước nầy là nhờthếmà Phật Giáo Tây Tạng đãđược nởhoa khắp nơi trên thếgiới ngày nay.
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường