Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[01] Triết lý quanh đèn

14/05/201311:42(Xem: 6701)
[01] Triết lý quanh đèn

Những Hạt Sương

Thích Chơn Thiện

Sài Gòn, 2000

---o0o---

[01]

Triết Lý Quanh Ðèn

-ooOoo-

Nếu thời bé tí được lời ru của mẹ ướp vào tâm hồn hương nhạc và tình với những hạt mầm tư tưởng, thì lớn lên đến tuổi biết hỏi và biết nghe, tuổi trẻ Việt Nam lại được bố và ông bà kể cho nghe các chuyện cổ tích quanh đèn. Ðây là những mẫu chuyện dễ nhớ và súc tích nói về lịch sử, về tình yêu tổ quốc, quê hương, về phong tục tập quán, về tín ngưỡng nhân gian, về con người và thiên nhiên, vũ trụ, về tình người, tình đôi lứa, tình gia đình và về túi khôn của loài người, hàm xúc nhiều tư tưởng. Ðây gọi là triết lý quanh đèn. Nó cũng phong phú, đa dạng được sàng lọc qua nhiều thế hệ, nhiều thời đại. Những triết lý có hệ thống viết vào sách thì có thể bị thất truyền vì chiến tranh, vì các sức mạnh xâm lược, nhưng triết lý chiếc nôi và triết lý quanh đèn thì không. Hệt như người xưa đã nói:

-"Trăm năm bia đá cũng mòn
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ".

Mỗi câu chuyện cổ tích là một bài học ngắn nhồi vào tư duy của tuổi trẻ, nung nấu ý chí của tuổi trẻ, xây dựng tình cảm cho tuổi trẻ và khích lệ, kích thích phát triển các khả năng cần thiết cho tuổi trẻ. Nói tóm, triết lý quanh đèn là một hình thức giáo dục của dân tộc. Ngày ấy mỗi gia đình Việt Nam thật sự là một học đường nhỏ.

Những mẫu chuyện truyền khẩu được kể trong không khí gia đình ấm cúng và đầy tình tự như rót sâu vào tâm tư tôi, không bao giờ tôi có thể quên được. Chuyện kể có xen nhiều nét thần kỳ, linh dị, nhưng đây là những hình ảnh biểu tượng của sáng tác văn học, nghệ thuật, làm cho câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn, mà không phải là sản phẩm của mê tín dị đoan.

Ðọc lại Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Ðiện U Linh tập, các chuyện Tấm cám..., tôi thấy hầu như tất cả là những câu chuyện quanh đèn của các gia đình Việt Nam. Vì là chuyện, nên triết lý quanh đèn nói lên được nhiều lời ý hơn triết lý chiếc nôi.

Về anh hùng dân tộc, không làm sao tôi quên được các chuyện về Trần Hưng Ðạo, Lý Thường Kiệt, Trần Bình Trọng, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Ẩu, Nhiếp Chính Ỷ Lan ... các chuyện kể từ thời vua Hùng dựng nước cho đến nay rất là thu hút.

1.- Chuyện đức Thánh Gióng hay gọi là Phù Ðổng Thiên Vương:

Là chuyện nằm lòng thời tuổi trẻ ở quê của tôi. Tôi thích lắm, bố tôi đã cắt nghĩa rằng:

- Con hãy nhớ nước ta bị xâm lược nên tổ tiên ta đã căn dặn kỷ: "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Vì vậy hình ảnh Phù Ðổng, em bé ba tuổi bổng chốc vươn vai thành người lớn quất ngựa dẹp giặc khi giặc Ân đến là ý tổ tiên dạy: khi đất nước khó khăn hay lâm nguy, là người dân Việt thì phải như bé Phù Ðổng, lòng yêu nước phải vươn dậy mạnh mẽ, biết hy sinh vì xứ sở. Bé ba tuổi mà còn thế huống chi là người lớn!

- Con hãy nhớ kiếm sắt là biểu tượng cho giới trí thức, qúy tộc, đánh giặc cũng giỏi mà không bền nên nữa chừng kiếm của Phù Ðổng phải gãy. Phải nhổ lên những khóm tre làng mới đuổi xong giặc. Khóm tre là biểu trưng cho quần chúng bình dân ta, cả Phù Ðổng cũng thuộc hàng dân giả, nói lên rằng phải nương vào sức mạnh quần chúng mới phá được giặc.

- Con hãy nhớ kỹ rằng dẹp giặc xong, Phù Ðổng không trở về nhận bổng lộc triều đình, mà biến mất vào yên lặng. Tại sao thế? Bởi vì đó là lòng yêu nước vô vụ lợi của người Việt. Yêu nước là yêu nước với tấm lòng trong sáng thế thôi. Nhưng chính vì thế mà nhân dân ta đã lập đền thờ Phù Ðổng như là lòng tôn thờ yêu nước trong sáng vô vụ lợi ấy.

Bố tôi dạy tôi không biết bao lần, con hãy nhớ như thế!

2.- Chuyện nguồn gốc Lạc Hồng hay là chuyện tình sử giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ:

Thoạt nghe thì có vẽ kỳ dị, nhưng càng gẫm càng thấy sâu sắc. Cũng phải nhờ đến bộ óc của bố tôi cắt nghĩa tôi mới vỡ lẽ ít nhiều. Lại với giọng điệu, con hãy nhớ, bố bảo:

- Âu Cơ là giòng dõi tiên nhân: biểu trưng cho tính khí thanh cao, thiện lương và đẹp đẽ. Ðấy là các đức tính khai mở nền văn hóa dân tộc như hình ảnh mẹ đẻ ra trăm trứng nở thành trăm con. Trăm con là chỉ trăm họ, chỉ cho sự hợp quần của nhiều bộ lạc, dân tộc của xứ sở.

- Lạc Long Quân là dòng dỏi của rồng: biểu trưng cho sức mạnh biến hóa, khi ẩn, khi hiện, hợp cả hai tánh của bố và mẹ thì mới thật sự mở ra dòng văn hóa lịch sử Việt Nam. Tính chất của văn hóa lịch sử Việt Nam là tính chất của sự kết hợp giữa Tiên và Rồng, của mối tình ấy.

- Phải xem tình nhân dân trong nước là tình đồng bào, nghĩa là mối thâm tình cùng chung một bào thai mẹ. Nói cách khác, là phải thương yêu nhau, xem nhau như ruột thịt. Làm được như thế là làm nên lịch sử, lịch sử chờ đợi như thế.

- Tính của mẹ là âm lại có gốc từ trời là dương, tính của bố là dương lại có gốc từ nước là âm, bố mẹ có gốc khác nhau và tính khác nhau vì thế mà khó sống cạnh nhau mãi được, nên đành xa cách nhau một cách chiến thuật, mà mối chung tình thì vẫn giữ. Bố mẹ luôn luôn có mặt bên nhau khi có biến. Ðấy là ý nghĩa lịch sử của dân tộc, là sự thật của lịch sử dân tộc. Ý nghĩa đó là phải chấp nhận dị biệt, nhưng phải có lý tưởng tổ quốc để thống nhất dị biệt, mà không phải xóa tan các dị biệt. Ðấy cũng là triết lý về cuộc sống, chính cái yếu tố mâu thuẩn đã làm sinh sôi nẩy nở, mở ra dòng lịch sử của dân tộc. Và đấy cũng là triết lý của hành động chuyển tương khắc thành tương sinh.

- Hình sảnh của bố mẹ lịch sử là hình ảnh của "âm trung chi dương và dương trung chi âm", là sự thật của mọi việc đời, mọi hiện hữu. Sự vật trôi chảy nên sự vật luôn luôn phủ nhận nó để trở thành một cái gì khác nó. Nói cách khác, sự vật vừa là nó vừa là khác nó. Ðiều mà triết lý của các vùng văn hóa nhân loại gọi là vô thường, vô ngã hay dịch biến, hoặc "không thể đặt chân hai lần trên một dòng nước". Bố tôi say sưa giảng giải ý nghĩa của mẫu chuyện đầu nguồn lịch sử này.

3.- Chuyện Chữ Ðồng Tử:[1]

Chuyện lịch sử đã quá hay, mà chuyện tình của Việt Nam cũng lắm đẹp.

Chữ Ðồng Tử là một thanh niên dân giả chân thật, nghèo nàn, nghèo đến thiếu khố để che thân, lại được nhân dân Việt Nam sắp đặt cho kết duyên với một công chúa trẻ đẹp, kiêu kỳ, con vua. Hai người ở hai đầu cách biệt của giai cấp xã hội, đây là triết lý về tình yêu của Việt Nam, rằng trong tình yêu không có giai cấp, dù là giai cấp loại nào. Ðó là con người, tính người và tình người Việt Nam.

Nhân dân ta qua câu chuyện tình này, vừa phá đổ quan điểm "môn đăng hộ đối" của nhà nho, vừa nói lên khát vọng nghìn năm tha thiết của con người. Mọi người đều bình đẳng trước tình yêu, trước cuộc sống, trước cái sống cũng như trước cái chết. Và dĩ nhiên cũng bình đẳng trước pháp luật của xứ sở, trước trách nhiệm và bổn phận của người công dân.

Chử Ðồng Tử đã nói lên một triết lý tình yêu và một quan niệm về dân chủ, bình đẳng trước cả người phương Tây. Bố tôi đã dạy cho tôi niềm hảnh diện này của triết lý của dân tộc.

4.- Chuyện tình Trương Chi - Mị Nương:[2]

Chuyện kể Trương Chi là kẻ chài có tiếng sáo quyến rủ, Mị Nương là cô gái trâm anh, khuê các, tương tư tiếng sáo của chàng. Bởi chàng quá xấu tướng nên cuộc tình dẫn đến chỗ bi kịch tuyệt vọng. Chàng cũng đắm say nhan sắc nàng. Chàng chết và tim hóa thành ngọc. Nàng thương tình dùng ngọc ấy làm tách để uống trà. Mỗi lần uống thì hình ảnh chàng hiện ra nơi chén ngọc. Nàng cảm kích nhỏ lệ làm chén ngọc tan ra nước.

Bố tôi phải vất vả phân tích mối tình này, tôi mới lờ mờ nhận ra một triết lý tình yêu của dân tộc rằng:

- Tình yêu thuận đẹp không phải là tình yêu đơn phương

- Tình yêu đòi hỏi một cung bậc nào đó giữa hai tâm hồn và thể chất.

- Nhân dân ta nói triết lý tình yêu rất ngắn gọn qua mẫu chuyện trữ tình dễ nhớ ấy, nhưng rất là triết. Ðây là nét văn hóa và văn minh. Câu chuyện bên đèn này còn có tác dụng tạo niềm thoải mái cho tâm hồn sau một ngày lao động nhọc nhằn.

Có nhiều người cho rằng Việt Nam không có triết lý. Nhưng thật là phi lý, bởi chính nhận định trên là phi triết lý! Có lẽ người ta đang chờ một pho sách hệ thống hóa các tư tưởng Việt Nam từ các nguồn văn học bình dân, và văn học bác học, từ các nguồn phong tục tập quán, điêu khắc, hội họa, lịch sử và ngôn ngữ và đặt tên cho hệ thống tư tưởng này như là duy nghiệm, duy lý, duy ý chí ... chăng? Nhưng nếu là "duy" gì ấy thì tư tưởng trở nên nghèo đi và tinh thần duy ấy đòi hỏi thực tế lịch sử Việt Nam phải co mình lại.

Bố tôi tiếp, một dân tộc đã đứng vững với thời gian hẳn phải có bản sắc văn hóa riêng, và đó là bản sắc của triết lý, tư tưởng dân tộc. Việt Nam đã có lịch sử riêng, có phong tục tập quán riêng, như tục trầu cau, nhuộm răng, vẽ rồng lên mình, tục cắm cây nêu... và có ngôn ngữ riêng thì hẳn phải có sắc thái tư tưởng riêng. Chỉ từng ấy điểm nhìn là đã hình dung ra tư tưởng Việt Nam và hướng nhân bản thiết thực và rất người, dù chưa thực sự xác định đích thực là gì.

5.- Quan niệm về Ông trời và Vũ trụ: [3]

Vì gốc các ông trời và vũ trụ thì chẳng có ai có thẩm quyền đủ để xác minh, dù nhân loại đã nói rất nhiều về hai vấn đề ấy. Người Việt Nam qua triết lý quanh đèn, có bàn đến với lối cấu trúc câu chuyện mộc mạc và đầy tính huyền thoại khiến người nghe xem thường tưởng chừng như là thiếu triết lý. Thực ra ở đó có mặt một triết lý thâm viễn, thiết thực và rất người. Một điều rõ ràng nhất ta có thể nhận biết, là vũ trụ thế giới này mênh mông không có đầu đuôi, không có gốc gác, tất cả mọi hiện hữu như dựa vào nhau mà tồn tại một các tương đối. Người Việt Nam vì vậy quan niệm về vũ trụ như vũ trụ đang là. Chuyện kể rằng:

- Có ông trời tạo ra vũ trụ và con người. Ông trời thì có bà trời, gia đình và triều đình như thế ở thế gian.

- Sau khi làm ra vũ trụ ông trờ dùng chất cặn bả còn lại phần tinh thì làm ra người, phần cặn bả nhật thì làm ra loài vật.

- Trời sai 12 mụ bà nắn ra hình các người, rồi dạy đi, dạy bò, dạy ăn, dạy nói...

- Trời thấy loài rắn độc ác bèn phán phải chết, còn người thì tốt thay lốt sống mãi. Nhưng vị thiên sứ bị loài rắn áp bức đã truyền lệnh ngược lại rằng:

" Rắn già rắn lột
Người già người tuột vào săng."

Từ đó con người phải chết, còn rắn thì lột xác sống dai.

- Do vì trái lệnh trời vị thiên sứ bị đày xuống trần gian làm con bọ hung sống trong hầm xí.

Thế là câu chuyện nói lên mấy điểm nổi bật:

- Cái ông trời và vũ trụ do ông trời tạo ra thật sự là chính do con người, nhân dân tạo ra theo nhãn thức trần gian của mình.

- Con người thực tế, dù quan niệm thế nào, thì cũng do đất, nước, gió, lửa và nhiều yếu tố (12 mụ bà làm 12 công việc) tạo thành và con người có sinh thì có chết.

- Quan niệm nặng về đạo đức: thưởng thiện, phạt ác.

- Ðặc biệt hơn cả là nhận dân ta có ý thức về giáo dục rất sớm, như việc dạy bò, dạy đi, dạy ăn, dạy nói, đây là văn hóa. Vũ trụ quan vừa được đề cập là cách xây dựng quan điểm trả con người và thiên nhiên về với thực tại, thực tế của những gì như đang là. Ðây là điểm triết lý. Việt Nam không đặt nặng câu hỏi về nguồn gốc của sự vật bởi vì Việt Nam chấp nhận một sự thật tương quan vô cùng tận của thế giới, và bởi vì không thể hỏi như vậy: Nếu vũ trụ là thật, thì sự thật là chính nó rồi, không phải hỏi về nguồn gốc của nó, nếu vũ trụ là không thật, thì không thật là không có gốc, và câu hỏi về nguồn gốc cũng thành không hợp lý hợp tình.

Triết lý Việt Nam là thế, là duy thực tại và duy con người, con người là con người của thực tại, và thực tại là thực tại của con người.

Bảo Việt Nam không có triết lý hay triết lý mơ hồ thì quả thật khó hiểu!

Từ triết lý chiếc nôi và triết lý quanh đèn ấy đi vào ngôn ngữ Việt Nam, văn học của giới trí thức, kiến thức, âm nhạc, hội họa, điêu khắc và đi qua suốt dòng lịch sử chúng ta sẽ nhận ra tư tưởng Việt Nam./.

Ghi chú:

[1] & [2]: Việt Nam văn học toàn thư, Hoàng Trọng Miên, Sống Mới, Sài gòn, tr 341-343.

[3]: Việt Nam văn học toàn thư, Hoàng Trọng Miên, Sống Mới, Sài gòn, tr 61-67.

---o0o---



Source : BuddhaSasana Home Page

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 11865)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 12355)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
16/09/2021(Xem: 3162)
Sự bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona chủng mới (Covid-19) ban đầu được xác nhận là một loại bệnh "viêm phổi lạ" hoặc "viêm phổi không rõ nguyên nhân".
05/09/2021(Xem: 15244)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
19/08/2021(Xem: 3795)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/
19/08/2021(Xem: 3133)
Sáng ngày 7 tháng 8 năm 2021, bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia, đã cung kính đảnh lễ Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, cùng đối thoại trực tuyến với hơn một nghìn sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi chia sẻ pháp thoại các Câu chuyện "Jataka" (chuyện tiền thân của Đức Phật), được ghi lại trong Bồ tát Bản sinh Man Luận (Jatakamala), hay " Garland of Birth Stories", và được mô tả qua các bức phù điêu khắc đá được trang trí chung quanh Thánh địa Phật giáo Borobodur, Di sản Thế giới. Sự kiện này nhằm khởi động lại sách "Nusantara Dharma", đang diễn ra với sự cộng tác bởi cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.
18/08/2021(Xem: 3513)
Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp. Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài.
14/08/2021(Xem: 2047)
Sách truyền khẩu cung cấp cho chúng ta, một lượng thông tin dồi dào về các vấn đề quá khứ trong thế giới. Các bạn có thể biết nhiều về cuộc sống cuả tổ tiên huyết thống của các bạn, chỉ đơn giản trong những buổi sum họp gia đình, bằng cách nghe cha mẹ kể về ông bà tổ tiên.
23/07/2021(Xem: 12066)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 10641)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567