Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

45. Lại Lên Đường, Lại Ra Đi!

19/03/201408:30(Xem: 25633)
45. Lại Lên Đường, Lại Ra Đi!
blank

Lại Lên Đường, Lại Ra Đi!



Ở tại Trúc Lâm, thấy trời quang, mây tạnh, đức Phật lại ôm bát lên đường, với đại chúng chừng năm trăm vị trong đó chỉ có chư tôn giả Ānanda, Upāli, Anuruddha... là đi theo, còn tất cả ở lại tịnh xá.

Lúc này đức Phật đã tám mươi tuổi, sức khỏe đã giảm sút nhưng ngài muốn đi, đi khá chậm rãi, lộ trình lên phía bắc. Dường như ngài muốn thăm nơi này nơi kia một ít ngày. Đầu tiên, đức Phật ghé thăm ngôi vườn Ambalatthikā, vốn là nơi nghỉ mát của đức vua Bimbisāra trước đây đã dâng cúng cho giáo hội. Tại đây, đức Phật nhắc nhở chư tỳ-khưu về giới, về định, về tuệ; định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn; tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Nhưng tâm cùng tu với tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc, phiền não.

Rời Ambalatthikā, đức Phật ghé Nalandā rồi đi thẳng lên Pāṭaligāma, là một thị trấn bên bờ sông Gaṇgā. Tại đây, đức Phật giảng dạy cho một nhóm cư sĩ về “năm sự nguy hiểm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật”. Thứ nhất là bị tiêu hao tiền của khi sống phóng dật. Thứ hai là tiếng dữ bị đồn xa. Thứ ba là sống với sự sợ hãi thường xuyên. Thứ tư là tâm trí bị rối loạn, bất an. Thứ năm, mệnh chung rơi vào tứ ác đạo.

Ngược lại, những ai có giới, sống đúng với giới luật mà mình đã thọ trì thì tiền của không bị tiêu pha vô ích, tiếng lành được đồn xa, đi đâu cũng không bối rối, sợ hãi, tâm luôn ổn định, bình tĩnh, và cuối cùng, khi chết đi vào con đường người, trời.

Rời nhóm hội chúng cư sĩ, đức Phật về chỗ nghỉ ngơi lúc trời đã khuya. Hướng tâm, ngài biết một việc: Số là sau khi viên đại thần Vassakāra về nói lại bảy pháp bất thối mà đức Phật đã giảng, đức vua Ajātasattu biết là ngài đã tinh tế khuyên vua không nên gây can qua với Vajjī vì họ rất hùng mạnh. Bây giờ chỉ có một cách là phòng thủ, nên đức vua cử viên đại thần Vassakāra và Sunidha đến tại thị trấn Pāṭaligāma nghiên cứu công trình phòng thủ.

Đức Phật còn biết, trong nay mai, thị trấn Pāṭaligāma này sẽ trở thành một thành phố lớn quan trọng, là nơi phát triển kinh tế, thương mãi phồn thịnh nhất trong khu vực – vì ngài thấy rất nhiều thiên thần có oai lực đang trấn ngự ở đây.

Hôm sau, đức Phật nhận lời mời buổi đặt bát cúng dường của hai viên đại thần. Tại trú xứ của hai vị, đức Phật nói một thời pháp rồi kết luận bằng một bài kệ với ý nghĩa như sau:

“- Chỗ nào mà người sáng suốt, có trí tuệ chọn làm trú xứ của mình – thì chỗ ấy phải biết nuôi dưỡng, chăm sóc người có giới và bậc phạm hạnh. Ngoài ra, khi làm được công đức, phước báu gì thì phải biết hồi hướng, chia sẻ với chư thiên, thọ thần. Nếu được tôn kính đúng mức thì họ sẽ tôn kính lại. Nếu được trọng vọng, họ sẽ trọng vọng lại. Nếu được mến thương, họ sẽ mến thương lại. Ai được thọ thần, chư thiên tôn kính, trọng vọng, mến thương thì kẻ ấy luôn được mọi sự hanh thông, an vui và nhiều may mắn!”

Lúc đức Phật và đại chúng từ giã, hai vị đại thần đi sau cùng, nói với nhau rằng: “Hôm nay sa-môn Gotama đi ra cửa nào cửa ấy sẽ được đặt tên là cửa Gotama; sa-môn Gotama lội qua sông từ bến nào, bến ấy sẽ được đặt tên là bến Gotama”.

Cũng ngay chiều hôm ấy, đức Phật và đại chúng đi đến bến sông. Lúc bấy giờ, sông Gaṇgā tràn ngập nước đến bờ đến nỗi con quạ có thể uống được. Có người đang đi tìm thuyền, có người đang đi tìm phao, có người cột bè để qua bờ bên kia. Đức Phật mau lẹ như viên lực sĩ co hay duỗi cánh tay, biến mất từ bờ bên này và hiện ra bờ bên kia với chúng tỳ-khưu. Nhìn lại cái cảnh người thì tìm thuyền, kẻ tìm phao, người cột bè, cảm khái, đức Phật thốt lên: “Ai dễ dàng vượt qua biển ngàn trùng dương, bỏ lại đất sũng đầm ao, trong khi chúng phàm phu đang loay hoay tìm thuyền, cột bè... Người ấy là bậc trí tuệ, giải thoát”.

Đức Phật lại bộ hành, lại đi. Đến Kotigāma lại giảng Tứ Thánh Đế cho chúng tỳ-khưu. Đến Nādika, nhân nghe có nhiều tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận sự nam, cận sư nữ ở đây, tử thần vừa mới gõ cửa – nên tôn giả Ānanda bạch hỏi sanh thú của họ. Đức Phật sau khi nói rõ cảnh giới thai sanh, hóa sanh của từng người, ngài có ý la rầy tôn giả Ānanda, là nếu ai chết cũng hỏi thì làm phiền nhiễu ngài quá đấy! Quan trọng là tu tập làm sao để biết chắc mình không con bị đọa vào bốn con đường khổ là được rồi. Muốn khỏi bị đọa vào tứ ác đạo, một tỳ-khưu hay cư sĩ phải chứng quả Dự Lưu, có chánh tín với đức Phật, đức Pháp, đức Tăng. Đơn giản vậy thôi.

Rời Nādikā, đức Phật đến Vesāli. Chư tăng bổn xứ tề tựu đón tiếp ngài rất đông. Tại đây, đức Phật dạy đại chúng tỳ-khưu thế nào chánh niệm, tỉnh giác đối với thân, thọ, tâm, pháp rồi ngài lên đường, ghé làng Baḷuvā và trú trong một ngôi nhà bằng gạch được gọi là Giñjakāvasatha.

Thấy thời tiết xấu đi, mưa tầm tã, đức Phật khuyên chư tăng nên tìm chỗ trú cư, riêng ngài thì ở tạm Baḷuvā này. Chỉ hôm sau là một cơn bệnh trầm trọng phát sanh, đau đớn vô cùng; đức Phật xua tay cho mọi người đi hết rồi nằm yên, không hề rên xiết, không hề tỏ một dấu hiệu nào là cơn bệnh như đang đục khoét xương tủy, chẳng có ai đủ sức chịu đựng. Tuy nhiên, nghĩ là phải vượt qua nó, đức Phật đã sử dụng thiền định để làm lắng dịu cơn đau. Do ngài nghĩ: “Cái cỗ máy thân xác này đã đến hồi rã mục rồi. Nhưng thật là không phải lẽ khi ta nhập diệt ở đây mà chưa có những giáo giới cuối cùng đến đệ tử các hàng. Vậy ta phải duy trì thọ hành, duy trì mạng căn đến lúc đúng thời, phải lẽ nhất!”

Thấy đức Phật khỏe mạnh trở lại, tôn giả Ānanda rất vui mừng, nói rằng:

- Khi thấy Thế Tôn cơn bệnh phát sanh, phải chịu đựng nó, kham nhẫn nó, đệ tử cảm thấy yếu mềm như lau cói, vật vờ như người mất phương hướng, nhưng cũng tự an ủi rằng: Chắc chắn Thế Tôn chưa diệt độ vì Thế Tôn chưa có lời “di giáo” đến chư tỳ-khưu tăng.

Đức Phật trả lời:

- Này Ānanda! Chư tăng còn mong mỏi gì ở Như Lai nữa? Chánh pháp, Như Lai đã cặn kẽ giảng nói hết rồi không phân biệt trong ngoài, mật hay hiển. Trong bàn tay của Như Lai không còn nắm giữ hay giấu giếm bất kỳ một pháp nào. Chẳng còn gì mà Như Lai chưa hề giảng dạy.

Này Ānanda! Nay Như Lai đã tám mươi tuổi, đã già, đúng lúc phải ra đi rồi. Như cái cỗ xe đã cỗi mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ vào những đai, trục, vành, thắng kết cấu lại, cũng vậy, cái thân Như Lai còn duy trì được chút ít sự sống là nhờ vào sự chống đỡ của xương gân, dây chằng đan kết lại.

Này Ānanda! Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình. Hãy tự mình nương tựa nơi chính mình, chớ nương tựa bất kỳ một nơi nào khác.

Này Ānanda! Những ai sau khi Như Lai diệt độ, biết tự mình là hòn đảo của chính mình, biết tự mình nương nhờ chính mình; nói cách khác, biết dùng chánh pháp làm ngọn đèn, biết lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa – thì họ là những bậc tối thượng trong hàng tỳ-khưu!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/12/2016(Xem: 15507)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
30/04/2016(Xem: 17391)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35387)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 13872)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
26/09/2015(Xem: 7392)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
24/06/2015(Xem: 30711)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 15833)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 23431)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
16/05/2015(Xem: 24328)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
15/05/2015(Xem: 26084)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]