Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Chiếc Lá Đắng

05/11/201321:20(Xem: 35187)
18. Chiếc Lá Đắng
mot_cuoc_doi_bia_3




Chiếc Lá Đắng



Rời ni viện, đức Phật trở lại Sảnh Đường Nóc Nhọn ở Mahāvana thì thấy chư tăngi trong vùng đã tìm đến và đợi ngài rất đông. Các vị tôn giả ở trú xứ này và các vùng lân cận tìm đến đảnh lễ và vấn an sức khỏe của ngài.

Đức Phật thấy các vị có số đã già yếu như Vappa, Assaji... ngài khuyên không cần thiết phải ta bà khổ hạnh trì bình khất thực nơi này và nơi kia nữa; nên ở một trú xứ, thường là có tứ sự đầy đủ để cho chư tăngi nương nhờ, y chỉ. Các vị trưởng lão khác như Gayākassapa, Nadīkassapa... cũng không cần thiết phải thọ trì hết tất cả các pháp đầu-đà, tuổi tác và khí huyết suy nhược sẽ không kham nổi nắng mưa, sương gió; nếu bệnh mà nằm xuống là thiếu mất những bậc giáo thọ uy nghi, gương mẫu và nhiều kinh nghiệm.

Các vị cúi đầu, tuân mệnh.

Buổi chiều, một vị vua trong số ba vua Licchavī dẫn một hoàng tử còn trẻ đến yết kiến đức Phật. Vị vua tâu nhỏ rằng, hoàng tử, con của ông cứng đầu khó dạy bảo quá; nguy hiểm nhất là nó lại rất độc ác. Sự phẫn nộ, hung dữ của nó thật không còn ai chịu đựng nổi. Với tay chân thuộc hạ xung quanh, khi mà nó nổi trận lôi đình lên thì nó đánh nó đập với đùi với gậy, với cả gươm đao nữa. Nó độc hơn cả một con rắn độc! Nó điên cuồng hơn cả một con voi động dục! Cha mẹ, anh em, họ hàng không những không khuyên lơn gì được mà nó còn coi chúng tôi không ra gì! Nghe đức Tôn Sư đến, chúng tôi rất mừng. Cả hội đồng hoàng gia họp kín, nói rằng, chỉ may ra đức Tôn Sư mới giáo hóa nó nổi mà thôi! Vậy, trăm lạy Tôn Sư, ngàn lạy Tôn Sư, vạn lạy Tôn Sư hãy mở tâm Đại Từ Bi và Đại Trí Tuệ cứu độ, tiếp độ con của chúng tôi!

Thấy vị vua già sụp lạy với cái trán lộp độp dưới đất, đức Phật đứng dậy, kéo tay ông, chỉ vào một chiếc ghế bên cạnh, nói rằng:

- Hãy bình tĩnh ngồi xuống, thư giãn một chút đi. Chuyện đâu còn có đó. Ừ, Như Lai sẽ giúp đức vua!

Nói xong, đức Phật tản bộ ra ngoài sân, thấy hoàng tử trẻ đang dùng lửa đốt một ổ mối, ngài biết là ác độc đã như là một cái gì bẩm sinh do nghiệp quá khứ chi phối đã trở thành quán tính mất rồi! Khởi một làn sóng tâm từ bao trùm “ông hoàng con” rồi ngài dịu dàng nắm tay chú bé kéo dậy. Thấy vị đại sa-môn với nụ cười tươi rạng, đồng thời cảm nhận một cái gì đó mát mẻ cả châu thân, chú bé vui vẻ... bước theo ngài, không cưỡng được. Rồi từng bước một, từng bước một, họ đi dạo như hai người bạn thân.

- Tiểu hoàng tử thấy dễ chịu khi đi bên Như Lai chứ?

- Dạ thưa vâng, rất dễ chịu!

- Ở trong chỗ hoàng cung cao sang, tiểu hoàng tử thường thấy mình dễ chịu hay khó chịu?

- Thưa, ít lắm, lúc nào con cũng nóng nảy, bực bội, muốn đập một cái gì đó, muốn đánh một cái gì đó... cho đã nư, cho hả dạ!

- Những lúc như vậy chắc trong lòng tiểu hoàng tử “nóng” lắm nhỉ?

- Thưa vâng, nóng lắm, nóng như có lửa đốt bên trong!

- Ừ, vậy thì khi nào nóng nảy quá thì đến đây đi dạo với Như Lai. Không có Như Lai thì đi dạo với các vị trưởng lão, để cho cái lửa ấy nó nguội đi, được chăng?

- Thưa vâng!

Đức Phật mỉm cười, mỉm cười với tâm từ:

- Tiểu hoàng tử đã tỏ ra rất ngoan ngoãn! Vậy thì đi dạo với Như Lai một chút nữa nhé! Như Lai muốn cho tiểu hoàng tử xem cái này!

Dừng lại bên một mầm cây Nimba có vị đắng kinh khiếp vừa nhú lên hai lá, đức Phật nói với chú bé:

- Tiểu hoàng tử có thấy cái mầm cây nhỏ bé mà trông rất sung sức ấy không?

- Thưa, thấy ạ!

- Tiểu hoàng tử hãy nhấm chiếc lá của cái cây ấy xem thử mùi vị nó như thế nào?

Chú bé cúi xuống rứt chiếc lá. Trong lúc ấy thì đức Phật trả lại tâm tính tự nhiên cho chú bé, không sử dụng năng lực của tâm từ nữa.

Chú bé đưa vào miệng, vừa cắn một chút từ đầu lưỡi, chú vội vàng nhả ra, vừa nhổ xuống đất vừa phun phì phì - kèm theo lời nguyền rủa:

- Cái lá chết tiệt! Cái lá giết người!

Đức Phật mỉm cười:

- Tiểu hoàng tử cảm nhận chiếc lá ấy ra sao?

Chú bé nhăn mày đáp:

- Thưa đại sa môn! Lá ấy đúng là thuốc độc chết người; nếu mà nó lớn lên, không biết sẽ làm chết bao nhiêu người khác nữa!

Nói xong, chú bực bội nhổ cây Nimba lên, chà nát nó trong hai tay của mình với dáng vẻ vô cùng tức giận. Rồi chú chỉ vào xác lá, đọc lên một câu kệ:

“ - Chỉ chiếc lá tỉ ti!

Cách đất bốn đốt tay

Mà sao lại độc ác

Lớn lên tích sự gì?”

Biết nhận thức đúng đắn trong tâm chú bé đã khởi động, đức Phật dịu dàng nói:

- Cây Nimba nhỏ bé này, vị nó đắng chát chết người, lớn lên sẽ chẳng làm được gì, là đồ ăn hại, có phải thế không, tiểu hoàng tử?

- Thưa, đúng vậy! Là đồ ăn hại, nên con đã hủy diệt nó rồi, thưa đại sa-môn!

Đức Phật lại ân cần nắm tay chú bé, về lại sảnh đường nhưng lại rẽ sang hướng khác.

- Này tiểu hoàng tử! Chiếc lá đắng của cây Nimba vừa giúp cho Như Lai một bài học, không biết tiểu hoàng tử có muốn chia sẻ điều ấy với Như Lai không?

- Dạ, muốn lắm!

- Chiếc lá cũng được ví như người! Trên thế gian này có biết bao nhiêu là người có tâm tính cũng đắng chát như chiếc lá ấy; và nếu lớn lên, không biết họ làm được tích sự gì; hay là cứ nhổ hết, cứ chà nát, vò nát hết trong tay như tiểu hoàng tử đã làm?

- Không nên! Chú bé chợt lắc đầu - Với người thì không nên vò nát hết như chiếc lá kia được!

- Vậy thì phải làm sao? Cứ để chúng lớn mạnh, đâm nhánh nẩy cành rồi mọc ra hằng trăm, hàng ngàn chiếc lá độc chết người ấy hay sao?

- Con người thì có lẽ phải giáo dục từ từ, thưa Đại sa-môn! Con nghe những bậc giáo thọ trong hoàng cung thường nói như thế!

Đức Phật khen ngợi:

- Giáo dục! Hay! Giáo dục thì đúng quá rồi! Tiểu hoàng tử giỏi lắm!

Chú bé nở mũi, nhưng lại đáp rất khiêm tốn:

- Không dám ạ!

Thế rồi, đức Phật lại bước đi, nói như tâm sự:

- Tiểu hoàng tử biết không, giáo hội của Như Lai có mặt trên cuộc đời cũng nhằm vào chỗ giáo dục như tiểu hoàng tử vừa nói đó. Hằng trăm hằng ngàn sa-môn sống đời xuất gia phạm hạnh mà hoàng tử trông thấy nơi này và nơi kia, ngoại trừ những bậc tối thượng, còn đa phần họ đắng lắm, không đắng kiểu này thì đắng kiểu khác. Thế là Như Lai phải chế từng loại thuốc cho họ uống. Đúng như tiểu hoàng tử vừa nói là phải giáo dục từ từ... Vậy nên, rất đông, không phải hằng trăm mà hằng ngàn chiếc lá không còn đắng nữa. Mà lại còn ngon, còn ngọt, còn bùi, còn béo, còn thơm nữa đấy!

- Thật là kỳ diệu! Chú bé thốt lên - Nhưng con chưa hiểu là họ đắng như thế nào?

- Có người rất độc ác, bạo tàn, hay đánh mắng người, chửi rủa người. Không những họ hành hạ người mà còn hành hạ vật, giết vật để thỏa tính hung dữ của họ nữa...

Tiểu hoàng tử chợt cau mặt lại, có vẻ trầm ngâm, lát sau, chú hỏi:

- Vậy thì những người rất đắng nọ, sau khi giáo dục từ từ, uống thuốc từ từ thì họ ngon, ngọt, béo, bùi, và thơm, nhưng con cũng chưa hiểu ngon, ngọt, béo, bùi, thơm ấy là thế nào!

- Họ trở nên dịu dàng, mát mẻ; sống có tình, có nghĩa; biết tôn kính các bậc tôn trưởng, cha mẹ; biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông và đùm bọc những người xung quanh mình... Họ trở nên là người tốt, rất tốt đấy, tiểu hoàng tử ạ!

Đến ngang đây, chú bé chợt quỳ sụp xuống, sụt sùi nước mắt, đảnh lễ đức Phật rất mực tôn kính rồi cất giọng nghẹn ngào!

- Chiếc lá đắng ấy là con, là chính con chứ không ai khác! Thưa Đại sa-môn, con xin cất lời hứa thiêng liêng là từ rày về sau, con sẽ làm chiếc lá ngon ngọt hữu dụng cho cuộc đời!

Đức Phật lại ân cần nắm tay, cất giọng dịu dàng như giọng người mẹ hiền:

- Ừ, Như Lai biết là tiểu hoàng tử làm được mà! Ai cũng muốn sống sao cho người khác kính thương, cảm mến, không ai lại dại gì sống cho người khác kinh sợ, ghét bỏ và xa lánh, phải vậy không nào, chú bé con?

Nghe đức Phật gọi mình là chú bé con, tiểu hoàng tử bây giờ mới cảm nhận mình chỉ là chú bé con thật sự, tâm tính ngây thơ trở về, chú chợt lấy hai tay ôm choàng đức Phật vô cùng thân thiết, có cảm giác như với cha, với mẹ mà chú đã bỏ quên quá lâu!

Trở lại sảnh đường, các hàng trưởng lão và đức vua Licchavī vô cùng ngạc nhiên khi thấy hoàng tử đi bên đức Phật hiền lành, ngoan ngoãn như một chú bê con, như một chú nai hiền, không còn tìm thấy đâu là bóng dáng của một hoàng tử nổi tiếng ác độc nữa.

Đức Phật nắm tay hoàng tử trao cho đức vua:

- Như Lai mượn hoàng tử dạo chơi một lát, bây giờ, Như Lai trả lại cho đức vua một hoàng tử không còn là chiếc lá đắng nữa mà sẽ là chiếc lá ngọt!

Rồi quay sang hoàng tử , đức Phật nói:

- Phải vậy không, chú bé con?

Hoàng tử gật đầu mạnh mẽ:

- Đúng vậy, thưa Đại sa-môn!

Rất nhiều người không hiểu chuyện gì vừa xảy ra? Chẳng rõ đức Phật giáo dục cái kiểu gì mà chỉ trong thời gian đi dạo rất ngắn lại phát sanh điều kỳ diệu như thế chứ!

Khi đức Phật về hương phòng, trưởng lão Kondañña mới nói với chư tỳ-khưu xung quanh:

- Khêu gợi cho trẻ một nhận thức đúng đắn, sau đó, tự nó sẽ tự tri, tự giác thì sự chuyển đổi, cải hoán mới chắc thật, mới vững bền! Đấy là một trong nhiều phương cách giáo huấn của đức Tôn Sư!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/12/2016(Xem: 15510)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
30/04/2016(Xem: 17392)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35388)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 13873)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
26/09/2015(Xem: 7392)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
24/06/2015(Xem: 30718)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 15833)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 23431)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
16/05/2015(Xem: 24328)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
15/05/2015(Xem: 26085)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]