Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Tựa

18/02/201110:54(Xem: 2767)
Lời Tựa

PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN
(BUDDHA DHAMMA FOR STUDENTS)
Tỳ kheo Phật Lệ - (Buddhadasa Bhikkhu) - Thiện Nhựt phỏng dịch
Nguyên tác Thái ngữ: "Lak Dhamma Samrab Nak Seuksa",
Bản dịch Anh ngữ: "Buddha Dhamma For Students", của Rod Bucknell

TỰA

"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Đại học Thammasat ở Bangkok. Kể từ dạo ấy và các năm về sau, nhiều thanh niên Thái đã quay về với Phật giáo để tìm cầu các giải đáp và triển vọng mà nền học vấn hiện đại của họ theo kiễu Tây phương còn chưa cung ứng thoả đáng. Trước các sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, nhiều lúc gần đưa đến sự xáo trộn, họ mong tìm ra một giải pháp bất bạo động cho các vấn đề và các bất công đương thời. Sự quan tâm của họ rất đáng khen ngợi nhưng còn cần được dìu dắt. Ứng dụng một cách mù mờ và sai lầm các lý thuyết Phật giáo vào tình trạng rối loạn và tranh chấp ở xã hội, cũng chẳng đem lại lợi điểm nào. Do đó, Ajahn Buddhadàsa mới nỗ lực đưa, cả già lẫn trẻ, theo đúng con đường mà Phật giáo đã chỉ dạy. Người thực hiện công tác ấy bằng cách quay về với các nguyên lý nguyên thủy đã được Đức Phật nêu lên, rồi Người giải thích các nguyên lý ấy một cách giản dị và trực tiếp, cùng nêu rõ tánh cách thích đáng của các nguyên lý nầy vượt cả thời gian. Chơn lý lúc nào cũng thích đáng và có thể đem ứng dụng cho nước Ấn độ thời xưa cũng như ở Thái lan ngày nay, và ngay cả tại các nước phát triển vượt bực ở Tây phương nữa.

Các buổi nói chuyện đạo nầy được đặt tên là "Lak Dhamma Samrab Nak Seuksa" ("Các nguyên lý Phật pháp dành cho Sinh viên"). Hãy nhìn vào nghĩa của các chữ trong tiêu đề trên, và ta sẽ thấy rõ ràng mục đích của quyển sách nầy.

Trước tiên, chúng ta phải hiểu nghĩa chữ "seuksa" (seuksa - đọc là xực-xả - vốn được vay mượn từ tiếng Phạn và chữ sikkhà với nghĩa tương đương trong tiếng Pali). Người Thái thường dùng chữ seuksa để phiên dịch danh từ Anh ngữ "study" và "education", nhưng sự thông dụng ngày nay đã làm giảm bớt ý nghĩa của chữ ấy so với nghĩa nguyên thủy. Nghĩa của Seuksa còn đi xa hơn là sự thu thập các kiến thức và kỹ thuật chuyên nghiệp của chúng ta ngày nay. Nó có nghĩa là học tập về các sự vật thật sự thích đáng cho đời sống và ứng dụng vào sự tự huấn luyện chính mình đúng theo các kiến thức đó. Nó là "sự học tập" đi sâu vào tâm khảm, đúng như chữ sikkhà được phân tách ra thành "sa" (bởi, dành cho và nơi chính mình) và "ikkhà" (nhìn) -- "mình nhìn vào chính mình".

Nak (đọc là nắc) nghĩa là "kẻ đang làm công tác, người khéo léo hay một bực chuyên viên" khi nói về một hoạt động đặc biệt nào. Một nak seuksa là một sinh viên, nhưng chẳng phải chỉ vì đã ghi tên học tại một trường, mang đồng phục, hay ôm nhiều sách vở. Một người sinh viên thật sự phải seuksa đúng với mọi ý nghĩa, mọi phương diện và mọi cấp bực của chữ seuksa nầy, cho đến khi trở thành một chuyên viên giỏi dắn về seuksa. Chẳng có học viện nào, thời khoá nào, học trình nào có thể dung chứa được một người sinh viên chính hiệu. Là sinh viên, đó chính là một phận sự căn bản của mọi người, mọi chúng sanh, suốt trong thời gian mà họ còn đang thở.

Lak (đọc là lặc) nghĩa là "nguyên lý, tiêu chuẩn, cột trụ, thành lũy, móc cắm". Một lak là một vật chi mà ta có thể bám dựa vào -- một cách khôn ngoan -- để giữ cho được ổn định vá an toàn. Người sinh viên khôn ngoan biết bắt đầu sự khảo sát của mình về các điều căn bản cho đến khi nào thấy mình đã hoàn toàn thấm nhuần vào các nguyên lý, rồi bấy giờ mới tiến lên đi xa hơn nữa. Thật vậy, các điều thật sự căn bản thường cũng là đủ rồi. Bước đầu tiên là phát hiện và nhận chân các nguyên lý nhờ đó mà ta đi sâu vào cốt tủy của đề tài đang nghiên cứu. Cẩn thận suy tư về các nguyên lý đó dẫn đến sự thông suốt. Nhưng chỉ riêng khi nào biết hội nhập chúng vào đời sống của chúng ta qua sự thực hành, bấy giờ các nguyên lý ấy mới thật sự trở thành các thành lũy vững chắc đáng được tin cậy.

Chữ Dhamma (đọc là thăm-má) thật khó cho ta phiên dịch [Buddha Dhamma có nghĩa là Giáo pháp của Đức Phật, được chính Bực Đại Giác giảng dạy]. Dhamma là cốt lõi của mọi cố gắng về tâm linh và của mọi đời sống, kể cả các lối sông cìn trong vòng thế tục nhứt. Chữ Dhamma vừa có nghĩa là "sự vật". "Giáo lý", vừa là "Chơn lý tối thượng. Ở đây, để khởi đầu một cách thực tiễn, chúng ta có thể nhấn mạnh đến bốn nghĩa thiết yếu của chữ Dhamma:

1.- "Thiên nhiên" (pháp giới) -- tất cả mọi sự vật, kể cả nhơn loại, và tất cả những gì chúng ta làm, cùng bản chất của các sự vật đó;

2.- "Định luật" -- định luật thiên nhiên hàm tàng và đang chi phối tất cả mọi sự vật đó;

3.- "Bổn phận" -- lối sống mà mọi người, mọi chúng sanh phải noi theo, ngay cả trong khi thở và vào mọi cơ duyên, chiếu đúng theo định luật thiên nhiên đó;

4.- "Quả" -- kết quả của bổn phận đã thi hành đứng đắn tuân theo định luật thiên nhiên.

Bốn nghĩa đó chính là căn bản mà người sinh viên học hỏi về chơn lý của đời sống cần phải ghi nhận thật thâm sâu vào các nguyên lý của mình. Và đấy là chính cái thực tại mà mọi sự nghiên cứu cần phải hướng đến.

Samrab có nghĩa là "dành cho". Các nguyên lý giáo pháp chẳng phải đang trôi lơ lửng trong bóng mờ của siêu hình học hay triết học. Chúng có một mục đích rõ ràng và một giá trị thực tiễn. Chúng là nguồn cảm hứng phong phú cho các sinh viên. Chúng dành cho những người thắc mắc tìm hiểu về cuộc đời, muốn thấu rõ những gì chúng ta hiện đang theo đuổi ở đây và chúng ta sẽ phải đi về đâu, và họ đang chán ngấy trước sự vị kỷ và khổ não. Tuy nhiên, các nguyên lý ấy chẳng phải để dùng làm những giáo điều cần được sùng tín, ghi nhớ trong ký ức và đọc tụng lên cốt để làm thoả mãn tình cảm trong một ảo tưởng được an ninh. Các nguyên lý ấy phải được dành cho chúng ta học hỏi, nghiên cứu, thực nghiệm như là một phương tiện cho đời sống nhơn loại.

Quyển sách nầy bàn về một số lớn các vấn đề thường bị lãng quên hoặc bị làm cho rối mờ, mặc dầu các vấn đề ấy thật ra là cốt tủy tinh túy mà Phật giáo đang cống hiến. Khi mà những vấn đề như đau khổ, tánh không, bị đẩy lui vào bóng mờ khó nhận rõ của sự hàm hồ do các cuộc đàm luận đầy tính chất kinh viện rất thường thấy nơi các môn phái Phật giáo hiện đại, thì Ajahn Buddhadàsa đang cố gắng giúp chúng ta nhận chân được chúng ngay trong hơi thở của chúng ta, ngay trong đời sống hiện tại của chúng ta. Nơi mà các ông "hàn lâm kiểu cách", cả ở Đông phương và Tây phương, chỉ nhìn thấy lý thuyết và triết học, chính nơi đó Ajahn Buddhadàsa đã nhận ra được những khí cụ cho đời sống trong hoà bình và chơn lý. Lối nhìn và lời chỉ dạy của Người thật rõ ràng và ngắn gọn: chúng tôi hi vọng rằng khi cố pghiên dịch ra Anh ngữ, chúng tôi đang đền đáp được phần nhỏ nào ân nghĩa đối với Người và với các Sư phụ của Người -- Đức Phật, Chánh Pháp, Đời sống và Đau khổ.

Nơi đây ta tìm thấy các câu hỏi mà mọi người biết vun bồi Chánh pháp thường tự hỏi lấy mình, vào một lúc nào đó trong cuộc đời. Những kẻ khác chắc cũng hỏi chúng ta về các vấn đề đó. Do đó, kể cũng tiện lợi, lúc cần đến, ta đã có sẵn những câu trả lời trong suốt và gọn ghẽ. Hơn thế nữa, các câu trả lời ấy lại được trích dẫn từ các lời nói của chính Đức Phật. Và tốt đẹp nhứt là lối Người đề cập đến các vấn đề một cách thực tiễn, dễ hiểu, dẹp qua một bên các điều thần bí, các chuyện thần thoại, mà chúng ta thường đễ duôi mê thích trong sự xao lãng. Theo đuổi sự khảo sát -- trong quyển sách nầy và ngay cả trong đời sống của chúng ta -- một cách thực tiễn, xác thật và ngay thẳng chẳng dấu diếm hay lẫn tránh, đó là cách loại trừ các sự hiểu lầm, giải thích sai và nhẹ dạ tin lầm, thường thấy nhan nhản trong các tôn giáo. Đối chiếu các chơn lý đó với đời sống hằng ngày sẽ phát hiện được sự cao thâm của các chơn lý đó và đồng thời giải thoát chúng ta ra khỏi nỗi khổ đau và nguyên nhơn của nó là vô minh.

Quyển sách nhỏ nầy được in lại vài lần kể từ khi Tỳ kheo Ariyananda (Rod Bucknell) phiên dịch lần đầu tiên. Kỳ xuất bản nầy, tuy nhiên, đã được tôi sửa chữa và sau đó có sự giúp đỡ của Rod. Chúng tôi có sửa lại vài chỗ sai lầm nho nhỏ và các lỗi về ấn loát, nhằm giúp cho quyển sách dễ đọc hơn, nhưng chẳng có sự thay đổi nào quan trọng. Nhiều quí khách của chúng tôi đến thăm tu viện Suan Mokkh có đưa thêm nhiều đề nghị và tiếp tay đọc giúp bản in trong khi chuẩn bị việc ấn loát. Rất tiếc là danh tánh qúi vị nầy rất đông, nên chẳng thể nêu lên hết được. Sau cùng, Tỳ kheo Dusadee Metamkura, Chao Assava và các thân hữu trong Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Giáo pháp (The Dhamma Study & Practice Group) đã trông nom việc xuất bản. Sự nhiệt tâm và hảo ý của qúi vị để phổ biến rất nhiều quyển sách có giá trị về Chánh pháp rất đáng được tri ân, tán thán và hỗ trợ.

Nguyện cầu nỗ lực của các Đạo hữu nghiền ngẫm quyển sách nầy được tăng phần thanh lương và trí huệ, cùng với tất cả các bạn khác trên khắp thế giới. Nguyện cầu quyển sách nhỏ nầy được đọc đi đọc lại cẩn thận để cho các chơn lý chứa đựng trong đây có dịp bắt rễ sâu vào tâm thức của chúng ta. Nguyện cầu tất cả chúng ta đều học tập và sống hoà điệu với các chơn lý đó, để dập tắt hết mọi tàn tích của sự hiểu lầm, ích kỷ và đau khổ.

Tỳ kheo Santikaro
Suan Mokkhabalàràma
Muà An cư kết hạ, 1988.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/12/2016(Xem: 15508)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
30/04/2016(Xem: 17391)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35387)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 13872)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
26/09/2015(Xem: 7392)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
24/06/2015(Xem: 30713)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 15833)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 23431)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
16/05/2015(Xem: 24328)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
15/05/2015(Xem: 26084)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]