Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08-Gian lao không làm ta nhụt chí

06/02/201115:45(Xem: 2378)
08-Gian lao không làm ta nhụt chí

ĐẠOPHẬT VÀ TUỔI TRẺ

Hòa thượng ThíchThanh Từ
-08-

Gian lao không làmta nhụt chí

Bạn với tôi làcùng màu áo, chung thờ một lý tưởng. Ðã lâu chúng ta khônggặp nhau, hoặc đã gặp mà không có dịp trao đổi ý kiếncùng nhau. Hôm nay ngày hoan hỉ đã về, lòng tôi thấy nao nao,nhớ đến bạn và cần nhủ đôi lời cùng bạn, gọi là thựchiện phần nào điều KIẾN HÒA ÐỒNG GIẢIcủa đứcTừ Phụ đã dạy chúng ta.

Bạn ạ! Trên đường học đạothật xa diệu vợi, chúng ta tiến bước đã dẫm phải baomũi gai nhọn cản trở, và hiện thăm thẳm những hố sâu,sừng sững những vách đá chơi vơi chặn lối đi của chúngta. Ở trường hợp này, bạn xử trí thế nào? Lùi lại chăng?Hay hăng hái tiến tới? Chắc bạn sẽ đồng thanh với tôi,chúng ta không thể lùi lại, mà vẫn anh dũng tiến lên, vìđó là hướng ta nhắm. Bảo thành đã hiện trước mắt tarồi, dù phải tan thân mất mạng, chúng ta cũng được hàilòng, vì cái chết đó làm tăng thêm giá trị ta và đưa tavượt lên một nấc khá cao trên cây thang đạo hạnh.

Bạn thử nghĩ! Những học sinh trunghọc, sinh viên đại học chịu biết bao khổ sở do nhữngcuộc thi hành phạt. Có đôi khi, họ phải gạt nước mắt,cho đến muốn tự tử là khác. Như vậy người bày ra cuộcthi, phải chăng vì muốn ngăn bước tiến của họ? - Nhấtđịnh là không. Ðó là những cuộc thử thách để khuyếnkhích họ cố gắng thêm, là cây thước để đo trình độvà khả năng của họ, cũng là làm tăng giá trị của họvậy. Nếu một sinh viên đủ lý trí, có sợ thi khó mà bỏhọc chăng? Có cưu lòng oán hận người khảo hạch mình không?- Chắc là không, họ sẽ mang ơn những người khảo hạch,vì nhờ đó mà họ tiến thêm.

Lại nữa, một chiến sĩ, vì bảovệ non sông tổ quốc và rạng danh cho giống nòi, nên xem thườngchết sống, lăn mình vào rừng bom đạn. Nếu một chiến sĩmặc bộ nhung phục bóng láng, cỡi con bạch mã thật xinh,mỗi khi ngồi trên lưng ngựa xem rất oai vệ, nhưng suốt đờichỉ ăn với ngủ, thì còn gọi được là "chiến sĩ" chăng?Cố nhiên, người chiến sĩ muốn được ngày khải hoàn rựcrỡ: mỗi nhịp ngựa là hằng vạn tiếng hoan hô, hoa bộitinh bừng nở trên ngực, trước muôn triệu cặp mắt nhìnquên nháy và ước mơ, thì phải lăn mình trong ngàn tên muôngiáo, xem cái chết nhẹ hơn làn gió thoảng. Như vậy, nhữngnguy hiểm gian lao đối với người chiến sĩ anh dũng sẽ khôngthấy gian lao mà chỉ thấy là công danh sự nghiệp.

Bạn ạ! Chúng ta là người chèothuyền ngược dòng đời, thì làm gì có sự dễ dàng bìnhthản. Giả sử có, thì mục đích chúng ta nhắm đâu còn caoquí, vì mọi người đều có thể đến được. Bạn thửtưởng tượng, nếu một tu sĩ ăn no, ngủ kỹ, đầy đủmọi nhu cầu, mãi sống trong cảnh nhàn hạ, mà được thànhPhật, thì ông Phật ấy còn ai chịu lạy chăng? - Chắc làkhông! Vì dễ làm quá, có gì khó khăn mà phải kính phục.Sở dĩ chúng ta và mọi người đều tôn sùng kính lạy đứcPhật, vì Ngài làm những điều mà chúng ta chưa làm được.Như vậy, giá trị người tu có là do vượt qua mọi hiểmtrở khó khăn, ở chỗ ô trọc, mà tâm vẫn thanh bạch caokhiết.

Bạn đang tu hạnh nhẫn nhục chăng?Nếu bạn tu hạnh nhẫn nhục, mà không có người mạ nhục,đánh đập để thử lòng bạn có phiền, có giận chăng? Thìcái nhẫn nhục ấy chỉ là nhẫn nhục ở đầu môi. Muốnchứng thật hạnh nhẫn nhục của bạn, phải có người mạnhục, đánh đập: ấy là lửa thử vàng nhẫn nhục của bạnvậy. Ðức Thích-ca khi còn làm vị tiên tu nhẫn nhục, nhờcó vua Ca-lợi cắt tay, thẻo mũi... Ngài mới chứng đượcnhẫn nhục Ba-la-mật.

Bạn đang tu hạnh bố thí chăng?- Thế là những kẻ đến xin đều là ân nhân của bạn. Nếuthiếu họ, bạn sẽ không viên mãn công hạnh. Mặc dù trongsố người xin cũng có một hai kẻ đèo bòng, xin những điềukhông thể cho được. Nhưng bạn đừng vội phiền họ, màbạn phải tự trách mình hạnh bố thí chưa cứu kính. NgườiBà-la-môn xin con Thái tử Tu-đại-noa, chính là người đãgiúp Ngài thành tựu hạnh bố thí Ba-la-mật, các hạnh kháccũng thế.

Tất cả cuộc thử thách đều làsự chứng thật hạnh tu hành của mình. Người hay hoàn cảnhđể thử thách ta đều là ân nhân, là cảnh tốt nâng đỡta lên từng lầu thánh nhân. Vì thế trong kinh Pháp Hoa, đứcPhật đã nói: "Ðề-bà-đạt-đa là thiện hữu tri thứcbậc nhất của ta, nhờ Ðề-bà-đạt-đa mà ta mau chứng quảVô thượng Chánh đẳng Chánh giác."

Như trên bạn đã thấy, cái "khó"không phải là điều làm nhụt chí ta, mà là sự nghiệp, làchứng thật đời tu của ta. Càng gian lao, càng khó khổ, chiếnthắng được nó thì giá trị ta càng cao, sự nghiệp ta cànglớn. Vì thế, các vị Bồ-tát hy sinh cảnh Niết-bàn đểvào địa ngục cứu độ chúng sanh.

Chúng ta đã là người tu, ngườisẵn sàng chịu khó khổ, mọi thử thách để rèn luyện lòngmình, để thay khổ cho chúng sanh, thì bao giờ có thở dàikhi gian lao, chau mày khi nguy hiểm... mà nhất định tươi tỉnhhăng hái tiến thẳng đến mục đích tuyệt vời của mìnhđã nhắm. Ấy là con đường mà tôi và bạn cùng đi, cùnghướng. Vậy chúng ta sẽ hẹn ngày để gặp nhau ở điểmcứu kính này.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2010(Xem: 50734)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 52212)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3558)
Thế nào là khái niệm về tuổi trẻ trong văn hóa Việt Nam? Trong một khái niệm xã hội truyền thống và phổ biến thì một đời người được chia ra làm 4 giai đoạn: Tuổi ấu, tuổi thơ, tuổi xanh, tuổi đá và tuổi vàng; hay là tuổi ấu niên, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trung niên và tuổi lão niên. Khi nói đến tuổi trẻ, người ta thường đề cập đến tuổi thiếu niên và thanh niên
28/08/2010(Xem: 4704)
Từ nguồn gốc, Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPT) là một tổ chức giáo dục. Một hệ thống giáo dục đặt căn bản trên tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ và Dũng Mãnh (Bi,Trí, Dũng) của đạo Phật. Trong lịch sử gần 60 năm, GĐPT là một biểu tượng linh động cho thế hệ trẻ trong các sinh hoạt chùa chiền tự viện. Đó là đội ngũ của những người tuổi trẻ Phật tử từ tuổi ấu thơ (ngành oanh) cho đến thanh thiếu niên (ngành thiếu). Dù ở trong bất cứ cấp độ nào, giáo dục vẫn là phương tiện nòng cốt để xây dựng và phát huy một tổ chức hay đoàn thể có kỷ cương.
28/08/2010(Xem: 51625)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
22/07/2010(Xem: 12128)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 15121)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 12699)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 13065)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567