Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Viếng thăm Dharamsala

05/01/201111:33(Xem: 17557)
7. Viếng thăm Dharamsala

SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ

(The Power of Compassion)
Nguyên tác: His Holiness Dalai Lama - Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng soạn dịch
Nhà xuất bản Quảng Đức 2007
7
Hành Hương Chiêm bái Phật Tích Ấn Độ

Viếng thăm và đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma

tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ

Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 và đã về đến Úc an toàn vào ngày 29-11-06 sau hai mươi hai ngày chiêm bái. Phái đoàn do Đại Đức Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Mỹ Quốc. Thực ra đã có đến 65 người đăng ký tham dự chuyến đi này, nhưng giờ phút chót gặp chướng duyên như ngã bệnh, người thân mất, không đủ tài chánh… nên đã cancel trong sự nuối tiếc, mong rằng trong tương lai Tu Viện sẽ tổ chức những chuyến đi chiêm bái khác, để những Phật tử này cùng tham dự.

Vì rằng trong Kinh Đại Niết Bàn, Phật từng dạy:“Sau khi ta diệt độ, nếu các thiện nam tín nữ có đạo tâm nghĩ tưởng đến Như Lai, cách hay nhất là đến chiêm bái bốn động tâm quan trọng nhất, đó là vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Phật đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật thành đạo; vườn Lộc Uyển, nơi Phật chuyển pháp luân và Câu Thi Na, nơi Phật nhập niết bàn. Nếu ai đến bốn nơi này thành tâm chiêm bái và đảnh lễ sẽ được nhiều phước báu như được gặp lại chính Như Lai vậy, và cũng nhờ công đức này mà sau khi mạng chung, người ấy sẽ được tái sanh vào cảnh giới an lành”. Quả thật vậy, đích thân đến chiêm bái tứ động tâm tại Ấn Độ là ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật, và nay ước mơ đó đã biến thành sự thật cho 51 người trong phái đoàn này.

Ngay trong ngày đầu tiên, phái đoàn đã góp lại một số tiền là $20.000 Úc Kim, $1.200 Mỹ Kim cùng với $1000 Úc kim do quý Phật tử ở nhà gởi cúng, tất cả số tiền này được chia đều cúng dường tất cả các nơi mà phái đoàn đến chiêm bái và đảnh lễ. Phái đoàn đã tuân thủ đúng theo giờ giấc quy định: 4-5-6, có nghĩa là thức chúng 4 giờ sáng, 5 giờ điểm tâm và 6 giờ lên xe, dường như hầu hết thời gian ở Ấn Độ phái đoàn đều áp dụng đúng thời khóa này, dù khó khăn cho nhiều đệ tử, thức khuya dậy sớm không nỗi, nhưng rồi mọi thứ đều đi qua nhẹ nhàng, vì tất cả đều hiểu rằng mình đi chiêm bái Phật tích chứ không phải đi nghỉ mát, vả lại từ Phật tích này đến phế tích khác cách nhau quá xa, nếu ngủ quá ngon giấc, thức dậy quá trưa, khởi hành trễ thì đến nơi sẽ quá tối, sẽ rất nguy hiểm nếu phái đoàn về đến nơi trời sụp tối... Phái đoàn phải thành kính trân trọng biết ơn 4 vị tài xế người Ấn Độ, được xem là những tài xế giỏi nhất thế giới, họ lái xe bus cũng như lái xe đạp, quá ư nguy hiểm, nhưng không gây tai nạn, nhiều người cho rằng vì cuộc sống của họ quá nghèo khổ, họ không màng nghĩ đến tương lai, chỉ chú ý cao độ để kiếm sống trong giờ phút hiện tại, chính vì thế mà họ đạt được mức độ tập trung và tỉnh giác ngay trong giờ phút hiện tại để không gây ra bất cứ tai họa nào cho mình và cho người khác.

Sự thành tựu của chuyến đi hành hương này, phái đoàn phải cảm niệm tri ơn đến sự cố vấn của TT Tâm Phương, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, người đã quan tâm, nhắc nhở để mọi việc trong chuyến diễn ra thông suốt và nhẹ nhàng. Phái đoàn cũng cảm ơn Đạo hữu Diệu An, đã làm bảng tên/nametag và Đạo hữu Thiện Lý đã vẽ tấm băng rôn để phái đoàn chụp hình lưu niệm, đánh dấu những ngày ngắn ngủi không bao giờ quên trên xứ Phật.

Phái đoàn đã viếng thăm và đảnh lễ đầy đủ 4 Phật tích quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật, đó là Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nơi Phật đản sanh, nằm gần thị trấn Siddharth Nagar, tiểu quốc Nepal; Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), nơi Phật thành Đạo tại tiểu bang Bihar, Ấn Độ; Vườn Nai Lộc Uyển (Sarnath), nơi Phật nói bài Pháp đầu tiên, nay thuộc tiểu bang Uttar Pradesh và đặc biệt là Câu Thi Na (Kushinagar), nơi Đức Phật nhập Niết bàn.

Ngoài bốn thánh tích trên, phái đoàn đã lần lượt đến tận nơi, thấy tận mắt và đảnh lễ chiêm bái nhiều thánh tích khác như: Linh Thứu Sơn, nơi Phật thuyết Bát Nhã Kinh 22 năm, Kỳ Viên Tịnh Xá tại thành Xá Vệ, Bảo Tháp tưởng niệm nơi trà tỳ kim thân Đức Phật, Bảo Tháp thờ Xá Lợi Phật (do Vua A Xà Thế xây dựng), Bảo Tháp thờ Tôn Giả A Nan (thành Tỳ Xá Ly), Bảo Tháp thờ Tôn Giả Vô Não (Angulimala), Bảo Tháp tưởng niệm Trưởng giả Cấp Cô Độc, Bảo Tháp tưởng niệm nàng Tu Xà Đa (người dâng bát sữa cúng Phật), nơi giam giữ Bình Sa Vương, Khổ Hạnh Lâm, nơi Phật tu tập 6 năm, Vườn Thuốc của danh y Kỳ Đà; Cô nhi viện Tu Xà Đa (Sujata) tại Khổ Hạnh Lâm, Phóng Sanh và ngắm mặt trời mọc trên sông Hằng. Phái đoàn cũng đã viếng thăm và cúng dường 5 ngôi chùa VN trên đất Phật như: Chùa Việt Nam Phật Quốc ở Lâm Tỳ Ni, Chùa Linh Sơn – Lumbini; Chùa Linh Sơn – Kusinagar; Chùa Kiều Đàm Di – Vaishaly và Trung Tâm Tu Học Viên Giác – Bodhgaya.

Ngoài ra các Thánh Tích đã gây ấn tượng cho phái đoàn trong chuyến đi này là Câu Thi Na, Tinh Xá Trúc Lâm, Đại Học Na Lan Đà và Đức Đạt Lai Lạt Ma, xin ghi lại đôi dòng cảm niệm nơi đây để chia sẻ cùng với đại chúng. Trước hết là Thành Câu Thi Na, nơi Phật bỏ lại thân tứ đại sau khi giáo hóa ở cõi giới ta bà này, hiện nay nơi này gọi là Kushinara hoặc Kasia, cách thành phố Gorakhpur 55 cây số, nằm ở phía đông tiểu bang Uttar Pradesh, cách Vườn Lâm Tỳ Ni khoảng 175 cây số, cách Bồ Đề Đạo Tràng trên 300 cây số, cách Thành Xá Vệ 274 cây số và cách Thành Ba La Nại 170 cây số. Phái đoàn đến đây khoảng 3 giờ chiều ngày 11-11-2006, ngày thứ 5 của chuyến đi chiêm bái. Phái đoàn xuống xe và đi kinh hành và niệm danh hiệu Đức Bổn Sư từ ngoài cổng chính.

Cảnh trí buổi chiều nơi này rất đẹp và yên tĩnh lạ thường, cây cối vẫn xanh tươi, nhất là những cây Sa La hiện vẫn còn ở nơi khu rừng u tịch này. Quần thể kiến trúc khu thánh tích này rất lạ mắt, chánh điện thờ tôn tượng Niết Bàn có nét kiến trúc như một lâu đài hình khối ở Âu châu, chứ không giống như một ngôi chùa có dáng dấp cổ truyền thường thấy ở Á Đông, phía sau ngôi chánh điện là một Bảo Tháp to lớn thờ xá lợi của Đức Phật do bộ tộc Mallas ở nơi này xây dựng để tôn thờ, bảo tháp này được xây kín xung quanh nên không thể vào bên trong để chiêm bái xá lợi được.

Phái đoàn kinh hành vào bên trong Chùa Đại Niết Bàn, và vẫn tiếp tục đi nhiễu ba vòng quanh Tôn Tượng Đại Niết Bàn, Đức Thế Tôn nằm trong tư thế kiết tường, mặt hướng ra cửa chánh phía Nam, đầu quay về hướng Bắc, tay phải của Ngài lót xuôi theo gò má phải, còn cánh tay trái được đặt xuôi trên hông trái, hai chân của Ngài chồng xếp lên nhau rất ngay thẳng, nghiêm trang. Pho tượng có chiều dài gần 10 mét, được tôn trí trên một cái bệ hình chữ nhật cao trên khoảng 6 tấc. Khuôn mặt của Đức Thế Tôn rất đẹp nhưng sao buồn quá, có lẽ Người buồn cho chúng sinh vẫn tiền lộ mang mang, vẫn điêu linh trong biển khổ sinh tử luân hồi mà không biết đường về.

Thầy trưởng phái đoàn đã xúc động khi phủ phục năm vóc sát đất đảnh lễ trước tôn tượng, dường như 51 đệ tử trong phái đoàn đã khóc trong giờ phút thiêng liêng này, Thầy trưởng đoàn đã tác bạch trước Đức Thế Tôn trong nước mắt “Đức Phật là người đầu tiên trong loài người báo trước ngày diệt độ 730 ngày. Quả thật vậy, năm 78 tuổi, trong một thời pháp tại Thành Tỳ Xá Ly, Phật đã báo cho đại chúng biết Ngài sẽ thuận theo dòng sinh diệt tương tục của thế gian mà nhập diệt vào năm 80 tuổi. Ngài dạy rằng Phật được kim cang thân, còn bị vô thường hoại, huống những người thế gian, các pháp hữu vi là vô thường, các con hãy tinh tấn tu tập để mau đạt được giải thoát.

Đức Phật bắt đầu khởi hành chuyến đi cuối cùng của đời Ngài từ núi Linh Thứu ở thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà (nay là Bihar), Ngài băng qua sông Hằng để đến thành Tỳ Xá Ly, tại đây Đức Phật tham dự mùa an cư cuối cùng của đời mình cùng với các đệ tử, sau 3 tháng kiết hạ, Đức Thế Tôn lại lên đường đi tiếp đến Bhandagrama và Hatthigrama, khi đến làng Pava, Ngài đã thọ thực bữa cuối, một bát cháo nấm, do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường. Sau bữa ăn này Đức Phật đã ngã bệnh, không biết có phải do bát cháo hay do thân tứ đại của Ngài đã đến hồi phải trả về cho tứ đại, Đức Thế Tôn đã cảm thấy pháp thể của ngài khiếm an hơn bao giờ hết, nên Ngài phải nghỉ chân đến hai mươi lần trước khi về đến khu rừng Sala này.

Đến nơi Đức Phật bảo Tôn giả A Nan trải ngọa cụ giữa hai cây Sala trong khu rừng thuộc thành Câu Thi Na, đây là một trong tứ động tâm, nơi đây từng là kinh đô của người Mallas, chính tại nơi này Đức Phật đã thở hơi cuối cùng và đi vào cõi giới vô dư Niết Bàn đúng vào ngày trăng tròn tháng Vaishakha theo lịch Ấn Độ, tức là khoảng tháng tư hoặc tháng năm theo Tây lịch.

Tại nơi đây Đức Phật đã nói Kinh Di Giáo, để lại lời di chúc cuối cùng của mình, Ngài đã ân cần nhắc nhở hàng đệ tử rằng: “Sau khi Như Lai diệt độ, các con phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”… “Các con phải ý thức toàn bộ cuộc đời là chuyển biến vô thường, có kết hợp thì có tan rã, đừng lo buồn gì cả. Ngược lại, cuộc đời như thế nên các con phải nỗ lực tinh tấn để sớm cầu tự độ, đem ánh sáng trí tuệ diệt trừ hắc ám vô minh. Vũ trụ quả thật mong manh, không có một thứ chi bền bỉ. Như Lai được diệt độ thì cũng như trừ được một căn bịnh khủng khiếp”… “các con hãy thường nhất tâm, nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát. Toàn thể vũ trụ, dầu pháp biến động hay pháp bất động, đều là trạng thái bất an và tan rã. Thôi, các con hãy yên lặng, không nên nói nữa. Thì giờ sắp hết, Như Lai muốn diệt độ”.

Sau đó các đệ tử trong phái đoàn thành kính đồng tụng bài Kinh Ý Nghĩa Niết Bàn và ngồi tịnh tâm mười phút quanh tôn tượng Niết Bàn. Hình như ai cũng muốn ngồi lâu thêm một chút nữa để được ‘nạp’ thêm chút năng lượng từ Đức Thế Tôn, nhưng tất cả đều phải rời khòi nơi này trong sự luyến tiếc vì phài nhường chỗ cho phái đoàn khác vào chiêm bái. Có thể nói đây là pho tượng Phật Niết Bàn đẹp nhất và linh thiêng nhất trên trần gian, vì pho tượng này đã được hàng triệu đệ tử Phật khắp năm châu bốn bể về tận nơi đây, chiêm bái và đảnh lễ, chắc chắn vì vậy mà pho tượng có một sức mạnh vô hình toát ra từ bên trong và phủ trùm xuống vạn vật xung quanh, nghe nói bất cứ ai bước vào nơi chánh điện này đều rơi nước mắt khi đảnh lễ tôn tượng, và đây là một sự thật.

Thiết nghĩ hàng Phật giáo đồ trên khắp thế giới nên về đây một lần để đảnh lễ Đức Thế Tôn để tưởng nhớ đến công hạnh độ sinh của Người. Và nếu muốn tạc tôn tượng Niết Bàn để chiêm ngưỡng phụng thờ tại quốc gia của mình, xin quý ngài, quý vị hoan hỷ vẽ giống y như pho tượng này, vì chỉ có pho tượng tại nơi đây mới có tư thế nằm nghiêng cát tường như lúc Đức Thế Tôn nhập diệt cách đây đúng hai ngàn năm trăm năm mươi năm. Có nhiều pho tượng Niết Bàn ở VN, và nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhất là các quốc gia như Lào, Thái Lan... tạc tượng Niết Bàn mất vẻ oai nghiêm (với tư thế Phật nằm nghiêng và chống tay lên gò má, chứ không để bàn tay xuôi theo gò má như tư thế nguyên thỉ của Đức Thế Tôn lúc thị hiện Niết Bàn tướng tại Ấn Độ).

Được biết pho tượng này đã được ngài Haribhadra, một tăng sĩ thời Kumargupta (413-455), tức khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch, đích thân tạc pho tượng độc đáo tuyệt mỹ này để tưởng niệm Đức Thế Tôn. Khi nghe kể lại tình trạng bốn bức tường gạch bên trong ngôi chùa Đại Niết Bàn này đang trong tình trạng xuống cấp và hư hỏng, TT Thích Tâm Phương, đã khởi phát thiện tâm muốn trùng tu bằng cách lót gạch men hoặc tô vẽ sơn phếch lại bốn bức tường này để bảo tồn cũng như tăng vẽ trang nghiêm cho ngôi điện Phật, chúng tôi đang liên lạc Ban Quản Lý Phật Tích này để Tu Viện Quảng Đức thực hiện được công việc này trên xứ Phật.

Phật tích thứ hai gây ấn tượng là Trúc Lâm Tịnh Xá ở thành Vương Xá, phái đoàn đến đây sau khi dùng trưa ở Khách sạn Rajgir, nơi có một phòng phát hành Phật cụ rất đẹp nhưng hơi đắt tiền. Tinh xá Trúc Lâm vốn là vườn thượng uyển của Vua Tần Bà Sa La (Bimbisara/Bình Sa Vương), nhưng sau khi quy y Tam Bảo, ông đã dâng cúng khu vườn trúc này cho Đức Phật để làm tinh xá. Đây là tinh xá đầu tiên của PG. Đức Phật cùng các đệ tử của mình đã trải qua ba mùa an cư kiết hạ (từ hạ thứ nhì đến hạ thứ tư) tại khu vườn này.

Dù đã trôi qua trên hai ngàn năm trăm năm, ngày nay những bụi trúc ở đây vẫn còn xanh tươi, hồ nước vẫn trong vắt như ngày nào, phái đoàn đã kinh hành niệm Phật quanh bờ hồ để tưởng niệm đến hình ảnh xưa kia của Đức Thế Tôn và tăng đoàn sinh hoạt tại nơi này. Đặc biệt tại thánh tích này, phái đoàn đã gặp một nhóm Phật tử người Ấn đến từ tiểu bang Bombay cũng về đây chiêm bái, nhóm Phật tử này đã cung thỉnh ĐĐ Nguyên Tạng viếng thăm Bombay và họ cũng phát tâm cúng dường 5 mẫu đất để ĐĐ Nguyên Tạng xây dựng Phật cảnh tại Bombay, nơi chưa có chùa PG. Được biết tiểu bang Bombay hiện tại có rất nhiều người Ấn đã trở về với PG, nhưng không có Tăng sĩ hướng dẫn, những người con Phật nơi này rất cần được sự quan tâm dẫn dắt của Tăng Đoàn.

Địa điểm khác gây xúc động cho phái đoàn là Phế tích Đại Học Na-Lan-Đà (Ruins of Nalanda University) vốn được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Tây Lịch trên 1 khu đất thênh thang rộng 14 mẫu, được xem là trường đại học đầu tiên và lớn nhất thế giới. Trường đại học khổng lồ này nằm ngoại ô thành Vương Xá (Rajgir) và nhiều bậc anh tài Phật giáo đã được đào tạo tại nơi này như Tổ sư Long Thọ, ngài Mã Minh, ngài Vô Trước, ngài Thế Thân, pháp sư Huyền Trang... Đặc biệt ngài Long Thọ từng theo học và sau đó trở thành viện trưởng tại đại học này.

Thời kỳ vàng son của Nalanda là từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 8. Rồi thế kỷ 12, quân Hồi Giáo xâm chiếm Ấn Độ và Đại Học Na Lan Đà không nằm ngoài mục tiêu hủy diệt của họ, 10.000 tăng sĩ đã ngã xuống một cách bi hùng dưới chiếc gươm lạnh lùng của họ vì tất cả thà chịu chết chứ không yếu hèn chấp nhận cuốn kinh Koran của ngoại đạo, máu của quý ngài đã nhuộm đỏ nền gạch và chảy thành suối trong khắp Nalanda ngày ấy.

Theo truyền thuyết thư viện của Nalanda và tàng kinh các đã bị phóng hỏa thiêu hủy trong ba tháng trời. Hình ảnh tang thương đó dường như vẫn còn hiện hữu đâu đó khi phái đoàn bước chân vào thánh địa này, có nhiều đệ tử đã bật khóc khi nhớ đến những cái chết bi tráng bảo vệ Chánh Pháp của quý học tăng năm xưa. Phái đoàn hành hương của Tu Viện Quảng Đức đã kinh hành tưởng niệm đến sự hy sinh vì đạo của quý ngài năm xưa trong niềm xúc động dâng trào. Ước nguyện đại học Na Lan Đà sẽ có ngày phục hưng trở lại để mang ánh sáng giác ngộ đến cho muôn loài.

Và kết thúc chuyến đi chiêm bái ở Ấn Độ, phái đoàn đã đến tận nơi xa xôi, đó là Dharamsala, quê hương thứ 2 của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đúng 9 giờ sáng ngày 18-11-2006, phái đoàn đã tề tựu tại Dharamsala để đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, phái đoàn đã mất 2 ngày đường bằng xe bus để đến được nơi này, Dharamsala nằm trên đỉnh núi thuộc vùng Bắc Ấn, nên đường leo núi quá khó khăn và nguy hiểm, nhưng nhờ có tu, nên cuối cùng phái đoàn đã đi đến nơi về chốn an toàn.

Đến đây rồi, mới hay sức chịu đựng của Đức Đạt Lai Lạt Ma và người dân Tây Tạng không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả được, đường đi đã xa xôi cách trở, chắc chắn đời sống ở đây càng khó khăn hơn, nhưng kỳ thực Dharamsala ở đây đã trở thành một “living holy place”, “một thánh địa sống” so với các phế tích khác tại Ấn Độ như lời tác bạch của Thầy trưởng Đoàn thưa với Ngài, vì nơi đây có sự hiện diện của một Living Buddha, một vị Phật sống, nên cả thế giới, nhất là thế giới phương Tây, đều chú ý và đổ xô về nơi này, để chiêm ngưỡng, để tu tập, để làm từ thiện, và cũng để chia sẻ nỗi khổ đau của người dân Tây Tạng vốn đến tỵ nạn tại đây từ năm 1959.

Phái đoàn đã có phước duyên được vào thăm viếng và đảnh lễ Ngài như đã book trước đây cả năm, dù vừa từ Nhật Bản về, tuy bận rộn và mệt mỏi, nhưng Ngài đã hoan hỷ tiếp phái đoàn đến từ phương xa, Ngài đã yêu cầu phái đoàn tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Việt trước khi Thầy trưởng đoàn có lời tác bạch và Ngài có lời giáo từ chúc phúc. Trong dịp này Đại Đức Trưởng phái đoàn đã dâng tặng đến Ngài tập sách “ Từ Bi & Nhân Cách” cũng như tập “Kỷ Yếu Tu Viện Quảng Đức”.

Phái đoàn đã cúng dường Ngài $1000 Mỹ Kim và $1500 Úc Kim để gieo một chút phước điền Tam Bảo với vị Hoạt Phật. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tặng mỗi người trong phái đoàn một chiếc khăn trắng Katag và một pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng mạ vàng, ai nấy đều hoan hỷ vui mừng và được chụp lưu niệm từng nhóm nhỏ với Ngài. Xin chắp tay nguyện cầu cho Ngài pháp thể khinh an, mọi Phật sự của Ngài đều được viên thành và nhất tâm cầu nguyện nền hòa bình cho dân tộc Tây Tạng sớm thiết lập để Ngài có cơ hội được hồi hương cố quốc sau nhiều thập niên sống lưu vong trên xứ lạ quê người.

Trên đường về lại Úc và Mỹ, phái đoàn đã ghé lại Đài Loan 5 ngày và đã viếng thăm và chiêm bái các chùa như sau: Chùa Huyền Trang, Trung Đài Thiền Tự, Phật Quang Sơn, Đại Phật tại Đài Trung, Phật Đài Di Lặc Lộ Thiên, Chùa Long Sơn, một ngôi cổ tự tại Đài Bắc; Tịnh Tông Học Hội và Nhà Xuất Bản Phật Đà của Hòa Thượng Tịnh Không ở Đài Bắc.

Phái đoàn đã về đến Úc & Mỹ bình an sau 22 ngày hành hương chiêm bái. Cuộc hành hương chiêm bái Phật tích của phái đoàn Tu Viện Quảng Đức đến nay xem như đã thành công và mãn nguyện. Món quà từ xứ Phật mang về đến Úc là 1 chiếc lá Bồ Đề được thỉnh từ cội Bồ Đề và hơn mười ngàn tấm hình để chia sẻ cho người ở nhà, tất cả đều đã đi qua, nhưng hương vị của chuyến đi chiêm bái thiêng liêng và đầy cảm động vẫn còn dư âm phảng phất trong con tim của mỗi người.

Và cố nhiên, dù liễu đạt được chân lý về vô thường của vạn hữu, nhưng sao trong mỗi chúng ta vẫn không khỏi rơi lệ và ngậm ngùi tiếc thương cho một thời kỳ vàng son của Phật Giáo Ấn Độ, những nơi mà Đức Từ Phụ Thích Ca đã từng đi qua, thuyết giảng và để lại một kho tàng giáo lý vô tận cho chúng sinh thừa hưởng lợi lạc an vui, thì lẽ ra ngày nay tại thánh tích ấy phải được xây dựng một cách tôn nghiêm, hùng vĩ và hoành tráng mới xứng đáng là quê hương của Phật Giáo, là nơi phát sinh ra mạch nguồn của Đạo Phật, vậy mà giờ đây tất cả những thánh tích ấy chỉ còn lại những đống gạch vụn, điêu tàn xơ xác, tất cả đều phủ trùm một màu tang tóc buồn tẻ, xa lạ như chưa từng có hình bóng của Phật giáo xuất hiện.

Đành rằng tất cả mọi thứ trên trần gian này có cái gì tồn tại mãi mãi đâu, tất cả đều phải chịu sự chi phối của quy luật thành trụ hoại không, nhưng tại sao Đạo Phật lại phải khuất phục một cách vô vọng trước làn sóng xâm lăng hung bạo và giết chóc dã man của đội quân Hồi giáo vào thế kỷ thứ 12 như thế ? Chúng con quá đau lòng và uất nghẹn đến nỗi không thốt thành lời khi nhìn thấy tận mắt những cảnh vật đổ nát ở khắp các phế tích. Thật là thảm thương và tội nghiệp cho PG quá. Chúng con hàng đệ tử Việt Nam xin chắp tay nguyện cầu cho quê hương của Đức Phật sớm khôi phục trở lại để mang ánh sáng giác ngộ và từ bi đến cho chúng sinh trong biển đời khổ lụy này. Nam Mô A Di Đà Phật. (Thích Nguyên Tạng lược ghi)


7

Visiting His Holiness the Dalai Lama at Dharamsala

By Steve Lowe - Nguyen Thien Bao

As you may already know, in November 2006, Venerable Thich Nguyen Tang was honoured to lead a pilgrimage of 51 Vietnamese Buddhist followers, a group consisting of people from Melbourne, Sydney & Perth (Australia) and Texas & California (USA). Between November 7th to 19th, we visited many holy sites where the Lord Buddha had significant experiences in his life. Places such as Lumbini - where Buddha was born; Bodhgaya - the place Buddha attained enlightenment; Sanarth - where Buddha gave his first sermon; Kusinagar - where Buddha attended the Mahaparinirvana.

One highlight, of our pilgrimage in India, was hoped to be an audience with His Holiness the Dalai Lama, but nothing could guarantee we would be able to see Him. On November 17th we set out on a 2 day trip to Dharamsala, north of New Delhi. The first day was easier open roads, but most of the second day of our trip was spent driving up steep and winding mountain roads. It was a hard climb, the road often seeming quite dangerous, with barely enough room for vehicles to pass each other. But, some how, due to the merit and virtue of practicing Buddhism, our group arrived safely in Dharmasala at 8pm.

Once there, it became easier to understand some of the suffering which His Holiness and his people have been experiencing for so many decades, since 1959. The path leading here is difficult, so too the life here is hard.

At 9am, the next morning, November 18th, our group came to visit and pay our respects by prostrating ourselves before His Holiness. Although His Holiness had just returned from Japan and many television, radio and newspaper reporters had interviewed him, he was very happy to give us an opportunity to see him directly. He asked us to recite the Heart Sutra for him in Vietnamese. He also read of some of our Buddhist publications and saw photographs of our monastery in Melbourne. Venerable Thich Nguyen Tang was most honored to be able to present to him a publication of ours, authored by His Holiness, ‘Compassion and the Individual’ which I had translated into Vietnamese from his original publication’.

“It is a true ‘holy place’ of India, if we compare with other holy places in India”. They were a few of the words which Venerable Nguyen Tang said to His Holiness, when our group met him. Because Dharamsala is the location in which His Holiness, the living incarnation of the Buddha, is living, many hundreds of thousands of people around the world visit and practice Buddhism here every year. They also come here to share the sorrow and suffering of the Tibetan people.

Our group donated US$1,000 and AU$1,000 to this Living Buddha. His Holiness offered every one in our group a white Katag (scarf) and small golden Buddha statue. He was particularly careful to make sure all members had the opportunity take a group photo with him. It was a most wonderful experience, that day we met His Holiness.

We, the Vietnamese Buddhist members from Quang Duc Monastery, Melbourne, Australia, wish that His Holiness enjoys good health, longevity, peace and happiness and that all of His Buddhist works reach completion. We also pray that his country will soon get back her freedom and independence and that His Holiness the Dalai Lama may safely return back to his homeland in the near future.

Nam Mo Sakya Muni Buddha

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2022(Xem: 15697)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 9774)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11310)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 10172)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
14/11/2021(Xem: 21331)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 13460)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 15005)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 15175)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 17814)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
23/07/2021(Xem: 16867)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]