Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và hành hương

02/01/201105:16(Xem: 7381)
Phật giáo và hành hương
Pagoda_2
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới. 
 
Du ngoạn, du lịch, hành hương chính là một vài trong những phương cách làm tăng sự hiểu biết, khám phá nhiều lĩnh vực của đời sống. Du lịch là ngành công nghiệp không khói. Phát triển du ngoạn du lịch để thu được nhiều ngoại tệ, đã trở thành chính sách quan trọng đối với sự thịnh vượng kinh tế của các nước trên khắp thế giới thời cận đại. Cho dù đó là một cảnh quan thiên nhiên, một di tích văn vật, văn hóa lịch sử, hay nhờ vào kinh tế thương mại phồn thịnh…, tất cả đều đã trở thành nguồn tài nguyên phát triển du lịch của các quốc gia trên khắp thế giới.

Trong sự nghiệp du lịch thì cảnh quan về hang động và chùa tháp của Phật giáo có thể coi là phong phú bậc nhất về cái đẹp nghệ thuật tôn giáo, cho nên tài nguyên cho các hoạt động thăm viếng ngoạn cảnh thật dồi dào. Người xưa đã có câu “Thiên hạ danh sơn tăng chiếm đa” (Những ngọn núi nổi tiếng dưới bầu trời này hầu hết là thuộc về các người tu hành). 
 
Thật vậy, từ xưa hầu hết tự viện của Phật giáo đều được xây dựng ở những nơi núi non trùng điệp, phong cảnh tú lệ. Kiến trúc tự viện vốn đã rất lộng lẫy xinh đẹp, lại lồng với vẻ đẹp tự nhiên của cổ thụ cao ngút, cho nên “danh sơn cổ sát”, “già lam thắng địa”, luôn là điểm đến đẹp nhất mà người đời thường mong muốn tìm tới thưởng thức, chiêm ngưỡng trong những ngày nghỉ ngơi giải trí. 

Đến tự viện của Phật giáo hành hương ngoạn cảnh, ngoài việc trực tiếp mắt thấy tai nghe, trong tâm hồn còn có những cảm nhận sâu sắc về sự khác biệt giữa chốn trần tục xô bồ náo nhiệt với chốn u nhã, tịch tĩnh. Từ đây, tinh thần được nâng cao không gì sánh bằng. Giáo nghĩa, nghi quy, văn hóa, di tích… của Phật giáo, đều có thể mang lại sự khơi gợi, mở rộng tư tưởng, tầm nhìn cho con người, có thể làm cho thân tâm an định, nhẹ nhõm. Ngay cả trong trường hợp người không có tín ngưỡng Phật giáo, cũng có thể yêu thích những chốn an tịnh, hòa nhã này.

Trước đây có những chùa chiền đạo tràng, kiến trúc rất cao hiểm, đặc biệt, rất có giá trị tham quan, ví dụ như chùa Huyền Không ở Sơn Tây, xứng danh là một ngôi tự viện treo bên sườn núi, mỏm đá nhấp nhô, nhìn xuống thung lũng sâu thẳm, hơn ba mươi tòa khác nhau như điện, đường, lâu, các, đan xen vào nhau, phối hợp hài hòa, có tính nghệ thuật cao, hệt như cung vàng điện ngọc đến từ hư không.

Hang đá Mạch Tích Sơn (1)  có quy mô to lớn, các hang động được phân bố rải rác trên các vách núi, đường núi hiểm trở được mở ra trên những vách cheo leo, uốn lượn quanh co, khiến người thưởng thức cảm thấy thỏa mãn; Đại Phật ở huyện Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên, chạm đục trên các vách đá hiểm trở, cao ngút sừng sững, khí thế hùng vĩ, để lại thánh dung muôn thuở, nhìn xuống chúng sinh; ngôi điện Phật bằng đồng (tục gọi là Kim điện) của Kim Đỉnh núi Nga Mi, được vận chuyển đến mãi tận từ Hồ Nam, các cảnh quan khác như bích họa Đôn Hoàng, tạc đá Vân Cương, tứ đại danh sơn, kỳ quan Ngũ Nhạc, cho đến chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, Thiên Phật Nhai ở núi Thê Hà Nam Kinh, Cung Bố- đạt-lạp (the Potala Palace) ở Tây Tạng, Phật Quang Sơn ở Đài Loan, chùa Ngô Ca (Vrah Vishnulok) ở Cambodia, Phù-đồ-bà-la (Borobudur, cũng gọi là Thiên Phật Đàn) ở Indonesia, tháp Đại Kim ở Miến Điện, chùa Phật Nha ở Tích Lan… , mỗi nơi đều ẩn chứa tính độc đáo, bản sắc rất riêng mang màu sắc tín ngưỡng văn hóa của họ.

Những giá trị nghệ thuật về chạm trổ hang đá, hội họa tượng Phật, kiến trúc chùa tháp, đến nay trở thành “báu vật” của toàn nhân loại. Ông Trương Kỳ Vân (1900 -1985), người sáng lập Trường Đại học Văn hóa Trung Quốc tại Đài Loan nói rằng: Phật giáo Trung Quốc trước đây thiếu việc hoằng pháp giảng kinh, tuy vậy vẫn có nhiều người tin theo Phật giáo, là bởi vì các công trình kiến trúc có chùa chiền, có Phật tượng, có nội hàm tuyên thuyết pháp âm hòa bình cho chúng sinh, cho nên có thể giáo hóa hướng dẫn nhân tâm.

Những phát triển về sự nghiệp ngành du lịch của các nước trên khắp thế giới ngày nay, không chỉ các thánh địa Phật giáo Trung Quốc mới có khách tham quan nhiều như cá diếc qua sông, mà các nơi khác như Nhật Bản (2), Hàn Quốc (3), Thái Lan (4),… cũng là điểm du lịch có lượng người hành hương như dệt, trong đó đặc biệt nhất là quốc gia Ấn Độ – nơi mà Đức Phật từng có nhân duyên hoằng hóa sâu sắc nhất có lượng người hành hương rất lớn: như vườn Lâm-tì-ni (Lumbini) nơi Đức Phật ra đời, cây cổ thụ ở Bồ- đề-già-gia (Buddhagaya) là nơi Đức Phật giác ngộ đạo giải thoát, vườn Lộc dã (Mrgadava) nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên, cho đến thành Câu-thi na-la (Kuśinagara) nơi Đức Phật nhập Niết-bàn (Nirvāna), hay tinh xá Kỳ Viên (Jetavana Vihara), thành Ngọc Xá (Rajagrha), A-khương- đạt (Ajanta), núi Linh Thứu (Gijjhakuta), tinh xá Trúc Lâm (Veṇuvana), đều là thánh địa Phật giáo khiến con người luôn ngưỡng vọng hướng về.

Tiếp đó, đến Hàn Quốc thăm viếng chùa Tam Bảo có lịch sử trên ngàn năm, như chùa Phật Bảo Thông Độ, chùa Pháp Bảo Hải Ấn, chùa Tăng Bảo Tùng Quảng; ngoài ra còn có chùa Quan Âm Đạo Tràng Lạc Sơn gần biển, cũng đặc biệt có nét hiện đại độc đáo. Đến Nhật Bản tham quan các chùa Đường Chiêu Đề, chùa Dược Sư, chùa Đông Đại ở cố đô Nại Lương được ghi chép trong lịch sử, đều là danh lam chan chứa phong cách cổ, trứ danh cả thế giới. Đến Thái Lan thì có chùa Ngọc Phật, chùa Đại Lý Thạch, chùa Trịnh Ngọc, chùa Pháp Thân, nhất là tiện đường dạo chơi bên bờ sông Mê Nam (Chao Phray, một nhánh của dòng Mekong), càng có thể làm cho cuộc lữ trình của du khách thêm phần thơ mộng và ý vị.

Với một hành giả Phật giáo, hành cước du phương chính là một kiểu đi đây đi đó tham học khắp mọi phương xứ, một hình thức tầm sư phỏng đạo, cũng là một sự trải nghiệm trong đời sống. Mỗi lúc đến một thắng địa ở một quốc gia nào đó, đều cần phải dùng “tâm” để tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa lịch sử, phương thức sinh hoạt, một mặt mở rộng tầm nhìn, mặt khác quán chiếu tự tâm, bởi vì non xanh nước biếc, tùng lâm thảo mộc…, không chỗ nào không bao hàm trong một bộ đại thư “sinh mệnh” này; “vũ trụ đại thiên, nhân gian bách thái”, không một “ngõ ngách” nào không phải là cơ hội để thực hành tham thiền ngộ đạo. Cho nên, du ngoạn du lịch hành hương cũng có thể nói là thông qua học tập quan sát, đạt được quang minh, tâm khai ý tỏ. „

Nguồn: Phật giáo và thế tục, in trong bộ sách Phật học giáo khoa thư của Đại sư Tinh Vân, NXB. Từ Thư Thượng Hải, năm 2008, trang 43 – 46

1. Còn có tên là Mạch Tích Nhai, một trong những hang đá nổi tiếng của Trung Quốc; nằm ở phía Đông nam, cách thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc khoảng 45km.

2. Nhật Bản lấy Phật giáo làm quốc giáo, khắp nơi đều có thể thấy tự viện Phật giáo trang nghiêm, ví dụ: Kiến trúc chùa Dược Sư giống như long cung, chùa Pháp Long là kiến trúc được tạo nên bằng gỗ cổ xưa nhất hiện đang tồn tại trên thế giới hiện nay, Kim Đường của chùa Đông Đại là đại Phật điện được tạo bằng gỗ lớn nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra, còn có rất nhiều tự viện, đạo tràng có giá trị du lịch, hành hương khác, cụ thể như chùa Đường Chiêu Đề, chùa Hưng Phước, chùa Vĩnh Bình, chùa Cao Sơn, chùa Bổn Nguyện, chùa Tổng Trì, chùa Hiếu Ân, chùa Tứ Thiên Vương, chùa Kim Các, chùa Trung Quan, chùa Thanh Thủy…

3. Phật giáo Hàn Quốc được truyền vào từ Trung Quốc trong khoảng năm 327 Công nguyên, đến nay đã có hơn 1.600 năm, tín ngưỡng Phật giáo đã đặt nền móng văn hóa bền vững cho xứ Kim chi, cũng đã lưu lại nhiều tài nguyên du lịch hành hương cho xứ sở này.

4. Thái Lan là quốc gia Phật giáo “kim bích huy hoàng” (nguy nga lộng lẫy), tự viện là cột mốc quan trọng nhất Thái Lan, chỉ tính riêng Băng-cốc đã có tới 300 ngôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2014(Xem: 8700)
Oprah Winfrey là một phụ nữ 56 tuổi - một ngôi sao truyền hình Mỹ. Có thể nói Oprah Winfrey là một phụ nữ danh tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất trên quần chúng ở Hoa Kỳ. Năm 2006, chính Oprah đã mang về cho Obama hơn một triệu lá phiếu, thắng Hilary Clinton, để được đảng Dân Chủ đề cử làm ứng viên Tổng thống. Có người cho rằng Oprah có quyền lực mạnh bằng hay hơn 100 nghị sĩ, dân biểu Mỹ.
22/11/2014(Xem: 23106)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
19/11/2014(Xem: 9635)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. Cái mà mình chứng nghiệm mới là cái thực của mình.
19/11/2014(Xem: 11982)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
15/11/2014(Xem: 16531)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
24/10/2014(Xem: 11562)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 27240)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 8836)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
18/08/2014(Xem: 51345)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
28/03/2014(Xem: 3916)
Sáng ngày 13/3/2014, tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng Làng Mai, Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng Trường Đại Học Hồng Kông đã trao bằng Tiến sĩ Danh Dự trong lĩnh vực khoa học xã hội cho Thầy Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh để vinh danh những đóng góp của Thầy cho nền hòa bình thế giới. Nhân dịp này, Thầy Làng Mai và Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng cùng Giáo sư Lee Chak Fan – Giám đốc Trường giáo dục chuyên môn thường xuyên (HKU SPACE) của Đại học Hồng Kông đã có buổi đối thoại về chủ đề Tuổi trẻ ngày nay. (Ban biên tập xin được trích dẫn một số nội dung chính của buổi đối thoại - nội dung được chuyển ngữ từ tiếng Anh)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567