Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm tình với GĐPT Việt Nam Hải Ngoại

20/12/202405:42(Xem: 336)
Tâm tình với GĐPT Việt Nam Hải Ngoại




on tue sy va tam thuong dinh

TÂM TÌNH VỚI
GĐPT VIỆT NAM HẢI NGOẠI

 

https://www.youtube.com/watch?v=pM0udd1D-c8

 

 

Lời Dẫn: Trong tinh thần tri ân và tưởng nhớ, chúng con xin được chia sẻ lại một kỷ niệm quý báu với Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Đây là lần đầu tiên các Huynh trưởng cao cấp của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại có duyên lành được tiếp xúc và thăm hỏi Hoà thượng. Cuộc hầu chuyện đầy ý nghĩa này đã diễn ra vào tối ngày 29 tháng 4 năm 2021, lúc 8:30 giờ tối qua hệ thống Zoom.

Sau buổi hội ngộ, chúng con đã trân trọng gửi những lời dạy của Thầy đến quý Ban Hướng Dẫn các cấp Hải Ngoại, Quốc Gia, và các Huynh trưởng có thẩm quyền. Tuy nhiên, với thời gian, chúng con nhận thấy rằng những lời thương yêu và chỉ dạy của Thầy không chỉ dành riêng cho tổ chức GĐPT Việt Nam mà còn là món quà quý giá cho số đông. Vì vậy, với lòng biết ơn sâu sắc đối với tình thương bao la của Thầy và Giáo Hội, chúng con xin mạn phép chia sẻ những ý chính của cuộc hầu chuyện này đến toàn thể đại chúng.

Lời Thầy không chỉ là những lời dặn dò mà còn là nguồn cảm hứng lớn lao, nhắc nhở chúng ta luôn sống trong tinh thần từ bi và trí tuệ, phụng sự cho sự nghiệp hoằng pháp và lợi lạc của số đông. Kính mong đại chúng cùng lắng nghe với tất cả sự trân trọng và lòng biết ơn. Chúng con xin được tóm lược những ý chính từ cuộc hầu chuyện và những lời dạy bảo đầy trí tuệ và từ bi của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát


  1. Tầm quan trọng của giáo dục thế hệ trẻ: Hòa thượng nhấn mạnh rằng việc giáo dục Gia Đình Phật Tử, đặc biệt là thế hệ đoàn sinh trẻ (thế hệ Z và thế hệ Alpha), cần phải thích ứng với những thay đổi liên tục của thời đại. Thế hệ trẻ hiện nay rất quan tâm đến những vấn đề như môi trường và xã hội, vì vậy, cách giáo dục cũng cần phù hợp với những mối quan tâm này.
  2. Khế lý và khế cơ: Giáo lý Phật giáo luôn phù hợp với mọi thời đại, nhưng cần phải tìm cách truyền đạt sao cho phù hợp với thực tế và nhu cầu của từng thế hệ. Khế cơ (phù hợp với căn cơ) là điều cần được đặc biệt chú ý khi giáo dục lớp trẻ. Chúng ta chỉ có khoảng 5 năm để hướng dẫn và dìu dắt các em.
  3. Sử dụng công nghệ và phương tiện hiện đại: Hòa thượng chỉ ra rằng thời đại công nghệ đã thay đổi cách con người giao tiếp và sinh hoạt. Các hoạt động Phật giáo, kể cả giáo dục và truyền bá giáo lý, cần tận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại để kết nối và hướng dẫn thế hệ trẻ.
  4. Vai trò của Huynh trưởng: Hòa thượng nhắc đến tầm quan trọng của việc có một thế hệ huynh trưởng trung gian (giữa lớp người lớn tuổi và thế hệ trẻ) để chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm Phật giáo. Những huynh trưởng này cần năng động, hiểu rõ giáo lý Phật Đà và biết cách kết nối với lớp trẻ.
  5. Phát triển Phật giáo trong xã hội: Hòa thượng khuyến khích Gia Đình Phật Tử không chỉ giới hạn sinh hoạt trong chùa, mà còn tham gia đóng góp cho xã hội, nâng cao tinh thần Phật giáo qua những hoạt động xã hội hữu ích. Hòa thượng nhấn mạnh rằng Phật giáo cần được đưa vào thực tế đời sống, chứ không chỉ là lý thuyết hoặc học thuyết.
  6. Tầm quan trọng của nghiên cứu và thích ứng: Hòa thượng cũng khuyến nghị các tổ chức Phật giáo cần có nghiên cứu chuyên sâu về xã hội học để hiểu rõ hơn những thay đổi trong tâm lý và nhu cầu của người trẻ. Điều này sẽ giúp tổ chức Gia Đình Phật Tử thích ứng và phát triển phù hợp với thời đại, (ví dụ… đơn giản hoá vấn đề hành chánh trong tổ chức).

Lời dặn dò của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ xoay quanh việc tìm phương hướng, cách chuyển giao, truyền bá giáo lý Phật Đà đến với tuổi trẻ–trong tổ chức GĐPT là tối ưu quan trọng–một cách sáng suốt, linh hoạt và phù hợp với từng thế hệ, đồng thời phải luôn mở lòng để học hỏi, nghiên cứu và phát triển theo nhịp bước của xã hội hiện đại.

Xin cảm ơn Phật tử Diệu Danh đã bỏ thời giờ đánh máy lại nguyên văn cuộc đàm thoại này.  Tâm Thường Định - Bạch Xuân Phẻ

 

TÂM TÌNH VỚI GĐPT VIỆT NAM HẢI NGOẠI

    Huynh trưởng Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ (BXP):

          Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Ôn, chúng con rất là vui, hôm nay được hầu chuyện cùng Ôn. Chúng con được biết những Tâm Thư của Ôn đã gửi ra và chúng con đã lắng nghe, nhiều anh chị em rất là quan tâm với sự dạy dỗ của Ôn. Chúng con được biết sắp tới đây, những Ban Hướng Dẫn đang sắp có những buổi sinh hoạt để chuẩn bị cho Đại Hội cũng như có những sinh hoạt “Tình Lam dành cho huynh trưởng cấp Dũng” sắp đến. Đây là lần đầu tiên có khoảng 20 huynh trưởng cấp Dũng đang sinh hoạt online, là lần đầu tiên sinh hoạt chung ở Mỹ cũng như tại Hải ngoại.

          Nhân đây chúng con cũng kính Ôn cho chúng con vài lời như một lời chỉ dạy để chúng con lấy đó làm cương lĩnh mà sinh hoạt. A Di Đà Phật, chúng con cung kính mời Ôn.

          Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính chào các anh chị, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi được nói chuyện với các anh chị. Có những điều tâm sự nói chuyện với nhau thì tốt hơn, các anh chị có nhiều người lớn hơn hoặc nhỏ hơn tôi nhưng phần lớn cùng thế hệ. Những người đã trải qua một giai đoạn chiến tranh, rồi qua một thời kỳ của Cộng sản, qua thời kỳ thay đổi bản chất Cộng sản, qua rất nhiều thời kỳ, cái đó qua rồi thì không trở lại nữa, chắc chắn thay đổi. Thay đổi quan trọng nhất là qua cái thời kỳ đại dịch này, sẽ có rất nhiều thay đổi giáo dục của chúng ta đối với Gia đình Phật tử, đối với đoàn sinh là chính, giáo dục họ là chính, mà đoàn sinh nhắm đến thế hệ tương lai, gọi là thế hệ sắp đến, cách mà các nhà xã hội học của Mỹ, Âu Châu hiện tại áp dụng ở Mỹ và Úc nhiều nhất nên ta gọi là thế hệ Z, thế hệ Alpha.

          Thế hệ Z là thế hệ trẻ em đang trưởng thành, thế hệ các em đang vận động vấn đề môi trường, môi sinh tạo tiếng vang cả thế giới. Đây là điều chúng ta phải suy nghĩ lớp trẻ. Tuy rằng nó mang tính chất là phong trào cho môi trường, không có mang tính cách chính trị, nhưng mà chúng ta thấy rằng, lớp trẻ đang đòi hỏi ở lớp già cái gì? Rồi qua lớp Alpha là lớp của tuổi đang nhỏ mới lớn lên nữa, sự giáo dục hướng lên những cái đó đòi hỏi phải có điều kiện, phải suy nghĩ, Tôi cũng đang suy nghĩ nhiều, thực ra chúng ta không bao giờ nói rằng giáo lý Phật không phù hợp thời đại, luôn luôn hợp thời đại, vì rằng cái khổ là cơ bản của con người. Khổ là một cái chính, xã hội nào con người cũng mong xã hội hòa bình và đem lại sự an lạc. Cái an lạc tuyệt đối giải thoát Niết Bàn mình không thể đạt ra được. An lạc trong một xã hội mình có thể đạt được, nhưng làm cách nào ta gọi là khế lý và khế cơ. Khế cơ là khế cơ thế nào trong lớp trẻ họ lên? Nên ngày nay chúng ta thấy rồi: ngồi nói chuyện với nhau qua mạng, liên hệ với nhau qua mạng, không cần gặp nhau, sinh hoạt qua mạng. Nhất là các anh phải để ý rằng trong các nghiên cứu hiện tại, từ các giáo sư tại các trường đại học, các nhà nghiên cứu về kinh tế và xã hội, ngay cả các nhà tư bản, chủ các xí nghiệp. Cái họ đặt ra là vấn đề sản xuất, sản xuất những gì thế hệ tới họ tiêu thụ hợp và phát triển trí tuệ và cả nhân cách nữa, tức là người ta lấy kinh tế, sản xuất và phân phối hai cái là chính, Trong mình, mình phải để ý tới cho hợp với thời đại. Đây là điều nghiên cứu.

          Cái khó của chúng ta là các anh cũng như chúng tôi thôi, mình sống từ kinh nghiệm của mình, và kinh nghiệm sống, có khác là trong thời buổi chiến tranh, mình nghĩ cái quản lý xã hội, quản lý đoàn thể theo cái mẫu mực của thời buổi chiến tranh và cũng là hành chánh, hành chánh không có giấy tờ. Bây giờ là quản lý xã hội, thông qua, tức là nói chuyện trực tiếp với nhau. Bây giờ tôi nói chuyện với anh cũng qua online không hà và ngay cả các Giáo hội cần công chuyện gì như là bổn đạo đi tới nhà thờ, đền thờ. Như là Thiên Chúa và Hồi Giáo bây giờ người vẫn làm lễ ban phép qua online cũng làm trực tiếp được, cái đó là cái điều mình phải suy nghĩ. Cái thế hệ chúng ta không có kinh nghiệm về cái điều này, có biết thì biết theo đuôi vậy thôi, ngay cả như tôi cũng vậy, tôi chạy rất nhanh theo cái thời đại, nhưng mà có những cái mình thấy thua con nít bây giờ mình thấy thua nó, nó sáu bảy tuổi mà đã hơn mình, nhờ nó mở máy ra, nó mở một cách dễ dàng quá, mình nhiều khi mò không ra.

          Thành ra bây giờ mình phải giáo dục thế nào? Mình phải cần một thế hệ trung gian, đây là điều cần thiết. Tức là tôi đã đặt hồi xưa, tôi đặt vấn đề rồi, tôi đặt vấn đề một gia đình ba thế hệ, thế hệ ông, đó là gia đình các anh là huynh trưởng cấp Dũng là một, gia đình thứ hai là gia đình bố mẹ, cô bác gia đình đó là cấp Tấn. Và cuối cùng các đoàn sinh là con cháu. Thì cấp Tấn bây giờ là giới trẻ còn lớn lên còn hoạt động, cấp Tấn bây giờ xuống 40, 30 trở lên cho hoạt động qua trung gian lớp đó năng động. Thực sự ra tôi thấy cấp Tấn bây giờ có nhiều anh đã năm sáu chục tuổi còn đỡ, 50 đến 60 đã hơi lạc hậu rồi. 60 đến 70 lạc hậu rồi, thì qua trung gian họ, họ sẽ trực tiếp xuống dưới đó, mình nắm vững giáo lý mình sinh hoạt, mình sống từ nhỏ tới lớn mình sinh hoạt, giáo lý của Phật nằm trong lòng rồi, cái đạo đức của Phật nằm trong đó thì mình giữ cái cang thường tới mức đó, truyền kinh nghiệm đó cho thế hệ đàn em đó là thế hệ gọi là cấp Tấn. Nhưng cấp Tấn phải chia làm hai phần là phần già và trẻ ở trong đó. Tiếp đó họ trực tiếp với đàn em dưới này, lớp thanh niên từ 18, 19 cho đến 14, 15, họ truyền xuống, đây là phải tìm cách tiếp nối thế hệ này qua thế hệ khác, vấn đề đặt ra rất nặng mình không thể làm một lần được, tôi hy vọng là sẽ có nhiều lần nói chuyện với các anh có điều kiện chung thì góp ý kiến, chứ bây giờ nói rằng hiểu biết thế giới thì tôi cũng chịu thua rồi! mặc dù tôi theo dõi, nhưng mà cái theo dõi nó hạn chế là vì ở Việt Nam sách vở không có thể trực tiếp như bên Mỹ được. Phần lớn là qua Internet hay qua Google, Bác Google bác giới thiệu cho chứ không có gì hết. Thực sự bác Google cho các trường đại học nhưng làm vẫn hạn chế, chẳng nghiên cứu đầy đủ.

          Phật giáo mình nhất là Việt Nam mình qua thời kỳ chiến tranh, cái giáo hội mình cũng chia năm xẻ bảy, thành ra không có một trung tâm nghiên cứu nào có tầm cỡ để chỉnh yếu được. Ở Việt Nam nhiều lần tôi nói với các anh trẻ cố gắng làm thế nào để đạt được một cái ban để nghiên cứu. Thực sự ra theo dõi sinh hoạt tâm lý để hướng dẫn chứ mình không thể nào cứ tới chùa rồi theo sách học như hồi xưa được. Phải theo dõi rằng khi họ đi chùa phải thay đổi như thế nào, họ suy nghĩ như thế nào? Trong tương lai như thế nào? Rồi một lớp học từ gia đình phật tử ra trường làm việc, họ thay đổi như thế nào, phải kiểm soát được. Đây là vấn đề nghiên cứu xã hội học, mình không thể làm nổi, chắc chắn không làm nổi, trừ khi có một giáo hội lớn, một tổ chức lớn.

          Hồi xưa có Tổng vụ Thanh Niên, nhưng mà thanh niên trong thời chiến tranh, ngoài chuyện đi chùa phần lớn dồn nỗ lực vào đấu tranh cho hòa bình, dân tộc, thì mình có điều kiện nào tổ chức cho thế hệ trẻ, Mà thế hệ trẻ hồi đó lớn lên có một khúc quanh nhất là làm thế nào cho sống còn qua cơn chiến tranh, tương lai tùy thuộc chiến tranh, thành ra không nghĩ gì tới chuyện giáo lý khế lý, khế cơ cho nhiều. Nhưng bây giờ đòi hỏi rất nhiều, từng thế hệ đi qua nó có thay đổi. Thực ra 10 năm. Hồi xưa người ta đặt ra một thế hệ 20 năm mới có thay đổi. Hai chục năm mới có một sự thay đổi, nhưng bây giờ chỉ mười năm thôi, mình mới thấy đó là cái cô bé Greta Thunberg ở Thụy Điển gọi là thế hệ G, nhưng bây giờ cô đã lên 18 tuổi rồi là còn thế hệ nhỏ khác lên, đó là cô bé Greta mà Tổng thống Biden đề nghị cô đứng đầu trong phong trào tuổi trẻ vận động cái môi sinh này.

          Ngoài môi sinh ra mình sẽ có nhiều vấn đề cho tuổi trẻ, mình huấn luyện cho một gia đình Phật tử đủ trình độ, đủ khả năng mà để ra ứng phó ngoài đời chứ không thể là ở trong chùa, đóng khung chùa chỉ biết niệm Phật, tụng kinh và hiểu giáo lý, đọc Duy Ma Cật vanh vách, đọc Thắng Man vanh vách mà ra đời không biết làm gì để áp dụng. đạo đức Phật giáo thì có thể giữ được nhưng mà cũng áp dụng được, thì đây là thiếu sót, Trong vấn đề kinh tế, trong vấn đề giáo dục phải có những gia đình Phật tử để hỗ trợ, họ đi vào, họ đưa Phật Giáo vào, không nói rằng tôi dạy theo Phật Giáo, mình đem tinh thần Phật giáo giáo dục cho xã hội, mình đóng góp xã hội. Xã hội Việt Nam ở Việt Nam, ở Tây thì xã hội Tây mình đóng góp tất cả cho xã hội nâng cái tầm mức của Phật Giáo lên, không nói Phật Giáo Việt Nam mình đóng góp trên cái sự nghiệp nâng tầm mức Phật Giáo lên tầm cỡ thế giới. Chứ bây giờ Phật Giáo vẫn là một tôn giáo lớn chỉ giới hạn trong vấn đề trí thức, chứ không bằng các Tôn Giáo khác, chưa có thể nói rằng là mình đem cái tâm nguyện từ bi, đại bi của Phật mà gieo rắc khắp cả cái thế giới này được, chưa được, mới có một phần nhỏ hà, số đó quá ít, chưa xứng đáng cái tầm vóc của giáo lý Đức Phật. Thì bây giờ thì nói nhiều, lui tới cũng chừng đó, tại vì chúng ta nói cụ thể hơn, tôi cũng cần cái cụ thể hơn, và tôi mong rằng có điều kiện sẽ gặp lại các anh chị, với anh cũng chuẩn bị đi, mình tiếp xúc với một thế hệ trẻ, thế hệ mới, thế hệ của anh Bạch Xuân Phẻ, và thế hệ học trò của anh nữa hiểu biết, rồi chúng ta sẽ nói chuyện rõ ràng hơn và góp ý để biết cho rõ ràng hơn, chừng đó sẵn chúng ta là thế hệ này sẽ nắm vững cái đường lối giáo dục thanh niên và truyền cái ý nghĩa đó, lớp trẻ họ sẽ làm cách nào. Phương cách họ làm. Làm cách nào để đưa xuống tuổi trẻ. Và tuổi trẻ lớp đoàn sinh, lớp tuổi trẻ này từ Oanh Vũ cho tới Thanh thiếu niên, những người này sắp bước vào đời, đã bước vào đời họ sẽ làm cái gì bằng kinh nghiệm mà họ tự làm lấy. Nói chung mình ở trên này bằng trí tuệ, xuống dưới lớp dưới đó bằng phương tiện. Cái lớp mà chịu cả phương tiện và trí tuệ là lớp đoàn sinh. Đây là nói trong giáo lý đó.

          Từ đại trí, mình không phải là đại trí nhưng mình đã sinh hoạt, đã hiểu Phật Giáo rồi, hiểu nằm lòng trong đó rồi, đem cái hiểu biết dó mình gọi là trí tuệ. Trí tuệ dù hạn hẹp nhưng vẫn có thể vận dụng được đưa xuống lớp trẻ, và lớp trẻ đó mình sẽ làm thế nào để họ có một phương tiện biết từ giáo lý để mà khai thác những phương tiện. Bằng phương tiện mình áp dụng cho đoàn sinh và đoàn sinh họ tự phát triển từ thế hệ này tiếp thế hệ khác. Đoàn sinh cỡ 18, 19 tuổi thì khi họ lớn lên rồi thì lớp sau nó kế  tiếp. Bây giờ thử ra chỉ 5 năm là kế tiếp rồi.

          Lớp Oanh vũ từ 13, 18 tuổi vô đại học rồi, cứ như vậy cứ 5 năm thay đổi, Năm năm thay đổi, Oanh vũ thay đổi, không phải Oanh vũ năm năm đầu giống nhau, đó là điều cần thiết.

          Thì bây giờ tôi chỉ nói được chừng đó, tôi chỉ hiểu biết chừng đó, không nói gì thêm nhiều được, mong anh chị thông cảm, có điều kiện cho tôi nhiều thông tin tôi bàn tiếp, Tôi nằm tôi suy nghĩ thế nào cho nó tốt hơn, chứ bây giờ tôi chả biết gì hết đó. Cái nước Việt Nam này nó lạc hậu, tôi cũng lạc hậu theo rồi.

          Huynh trưởng Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ (BXP): A Di Đà Phật, chúng con kính cảm ơn Ôn rất là nhiều và chúng con sẽ chuyển lời lại của Ôn cho đến những anh chị có cấp ở đây, hay ở Hoa Kỳ cũng như ở hải ngoại  những lời của Ôn đã dặn dò. Xin hẹn Ôn trong một thời gian tới rất là ngắn, để tất cả các huynh trưởng có thể ngồi lại để lắng nghe Ôn dạy bảo chi tiết hơn. Thưa Ôn để mà nói tiếp, không biết là Ôn có những đường hướng hành hoạt cụ thể mà như Ôn vừa đề cập không, để cho mình làm thế nào cho Gia đình Phật tử  trong cũng như ngoài nước ngày càng tiến vững lên?

    Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ: Có hai phần, một phần hình thức tổ chức, cái cơ cấu là quan trọng, cái này phải suy nghĩ lại. Cái cơ cấu mình vừa kể thì nó lạc hậu, quá lạc hậu rồi. Với lại tôi thấy hành chánh mình quá rườm rà, hành chánh giấy tờ thời kỳ chiến tranh bây giờ nó khác, mình làm nó khác, tôi nói với anh con nít làm gì “chiếu này chiếu nọ" chi cho mất công vậy? Có gì chiếu đâu, nhưng mà anh phải làm, không thể thay đổi được. Cái nguyên tắc hành chánh tồn tại như vậy được, mà lớp trẻ lên nhiều khi nó phiền cái đó lắm. Tôi không biết anh có phiền không? tôi thấy nhiều người lên mà cứ ngồi chờ đọc cho xong lệnh chiếu này, chiếu kia phiền lắm.

          Sau đó, chúng tôi kính cảm ơn Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ đã dành thời giờ cho chúng quý Huynh trưởng cao niên và thâm niên của tổ chức và cầu chúc Người pháp thể khinh an và chúng sanh dị độ. Cuộc hầu chuyện với Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ kết thúc vì đã đến giờ cơm trưa của Người.

 

                            Tâm Thường Định


                                             Phiên tả lại từ video clip: PT Diệu Danh

 

                      

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2017(Xem: 8681)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 9042)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
11/03/2017(Xem: 9229)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
22/12/2016(Xem: 28244)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15380)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
30/04/2016(Xem: 17320)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35261)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 16703)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 13436)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
26/01/2016(Xem: 13816)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]