Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trầm tư về con người thời đại.

09/04/201317:12(Xem: 4171)
Trầm tư về con người thời đại.


TRẦM TƯ VỀ CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI

Thích Phước Đạt

Giữa cơn biến động xã hội đầy kịch tính của thế kỷ 20, "tự biết mình" chính là điều tiên quyết để "con người hiện đại" đạt được sự bình an nội tại, giải thoát mọi khổ đau đang đè nặng lên thân phận con người.

Thực tế, con người của muôn kiếp xa xưa vẫn như con người hôm nay, bởi vì mọi người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành và chết đi trong một đời người. Một quan niệm về hạnh phúc "mới" được thiết lập trên cơ sở ảo giác rằng đầy đủ về vật chất và tiền bạc có thể chi phối toàn bộ đời sống con người. Eric Fromm - Nhà Tâm lý học xã hội Mỹ thật có lý khi ông nhận định: "Tuy có sự tăng trưởng sản xuất và tiện nghi; con người ngày càng đánh mất ý thức về bản thân, cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng vô nghĩa, mặc dầu cảm giác đó phần lớn không được biết đến" (In spite of increasing production anf comfort, man loses more and more the sense of self, feels that his life is meaningless, even though such feeling is largely unconscious). (1)

Con người phải sống trong tâm trạng khổ đau đầy mâu thuẫn; giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với môi trường, cá nhân với gia đình, xã hội. Cho nên, thực trạng vấn đề vẫn là họ đang trở thành những con người chuyển động trong sự vận hành của máy móc để rồi chính họ phải than vãn: "Trong thế kỷ 20, vấn đề là con người đã chết" (In the 20th century, the problem is that man is dead) (2). Đây chính là kết quả sự xao lãng về đời sống nội tâm, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tâm linh trầm trọng mà đạo Phật có thể hóa giải. Đức Phật từng khuyến cáo mọi người: "Hãy trở về nương tựa hòn đảo của chính mình; hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" xuyên qua con đường "Trung đạo" mà đức Phật đã chứng nghiệm và tuyên thuyết trong bào thuyết pháp đầu tiên sau khi Ngài thành đạo dưới gốc cây Bồ đề. Con đường này chính là con đường tránh xa hai cực đoan: E񰍊 xác khổ hạnh và đắm say dục lạc vật chất. Thiết nghĩ, con người hiện đại hôm nay không còn rơi vào con đường "E񰠸ác khổ hạnh" quá đau đớn mà đang lao vào thế giới "Dục lạc vật chất" đầy hưởng thụ. Một bảng giá trị hầu như được con người quy chiếu bằng thước đo đồng tiền. Thái độ "chấp thủ" của từng cá nhân đã lên tận đỉnh điểm, thay vì phãi "xả ly", họ lại tự trói mình bằng gông cùm trong hiện hữu. Thật ra, các pháp hiện hữu giữa cuộc đời chỉ tồn tại khi duyên đến và mất đi khi duyên diệt. Đức Phật từng tuyên bố khuyến cáo mọi người cách đây hơn 2600 năm: "Cái này không phải là ra, của ta, và tự ngã của ta".

Khi con người đã nhận thức được như vậy, thì chính họ mới thực sự nhận thức về nguồn gốc khổ đau. Nếu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghiệp hóa có gía trị làm thay đổi môi trường sống về tiện nghi vật chất thì đây chỉ là "phương tiện" để phục vụ cho con người, chứ không phải "mục đích" tối hậu của con người. Cần phải có thái độ nhận thức đúng đắn trong vấn đề này để thoát ra tình trạng nghịch lý đầy mâu thuẫn và xung đột từ trong tâm tưởng cho đến sự biểu lộ hành vi bên ngoài. Một thế giới có một đời sống văn minh vật chất càng cao bao nhiêu thì thế giới đó có chiều hướng dẫn dắt con người đi vào con đường khủng hoảng tâm linh bấy nhiêu. Bằng chứng là khi con người cố tâm khai thác tận cạn tài nguyên thiên nhiên thì con người tự phải gánh chịu những hậu quả khổ đau từ muôn phía đem lại. Đó là sự phá vỡ cân bằng sinh thái, sự ô nhiễm môi sinh, sự băng hoại về đạo đức, kéo theo sự hủy diệt các giá trị truyền thống. Tất cả đều được phát xuất từ lòng tham dục vô tận của con người. Con người hiện đại hôm nay ít nhiều đã tự đánh mất phẩm chất cao quý của mình để chạy theo hiệu năng và số lượng kỹ thuật đòi hỏi, chạy theo lợi nhuận, mẫu mã dưới sự gào thét của công nghệ dịch vụ quảng cáo. Trong khi đó, đức Phật là người từng chủ trương sống hòa điệu với thiên nhiên trong tinh thần tự do, sáng tạo của mỗi cá nhân. Lịch sử đức Phật Thích Ca là lịch sử của một con người, từ khi xuất gia, thành đạo cho đến lúc nhập niết bàn bao giờ Ngài cũng tham thiền, tọa lạc dưới gốc cây Bồ đề hoặc cây Sala. Đức Phật từng tuyên bố: "Con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp" hay "Hãy trở về nương tựa pháp", "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi". Đây là một thái độ giáo dục mang tính tích cực, sáng tạo, dân chủ trong tinh thần vô ngã, có giá trị xuyên suốt thời gian, không gian, có khả năng hóa giải tất cả các căn bệnh của thời đại. Đó cũng là con đường thoát khổ được thực thi bằng con đường Thánh đạo tám ngành đã được đức Phật kiểm chứng bao gồm: "Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định". Đi vào lộ trình này là đi vào lộ trình tu tập. "Giới - Định - Tuệ" thể hiện nếp sống đạo đức Phật giáo, con người hiện đại sẽ là người tự chiến thắng mình trước sự cám dỗ của cuộc đời:

"Dẫu tại bãi chiến trường

Thắng vạn ngàn địch quân

Không bằng tự chiến thắng mình

Thắng mình thắng tối thượng" (3)

(1) Minh Chi - Hà Thúc Minh. Đại cương Triết học Đông phương. Trường Đại học Tổng hợp TPHCM xuất bản 1993 trang 32.

(2) Sách đã dẫn trang 33.

(3) Thích Minh Châu (dịch kinh Pháp Cú. Trường Cao Cấp PHVN Cơ sở II ấn hành 1990, Kệ 103, trang 64.

Thích Phước Đạt


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 7072)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 6270)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
10/09/2010(Xem: 59954)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 6895)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
03/09/2010(Xem: 5247)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
30/08/2010(Xem: 3894)
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản. Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
30/08/2010(Xem: 6495)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8327)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 5929)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
28/08/2010(Xem: 62998)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]