Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đào tạo nhân viên bằng thiền định.

09/04/201317:10(Xem: 4104)
Đào tạo nhân viên bằng thiền định.


ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BẰNG THIỀN ĐỊNH

Diệu Tịnh

"Có kiến thức học vấn giỏi. Trình độ ngoại ngữ lưu loát. Thông thạo vi tính. Bản tánh vui vẻ". Đây là tiêu chuẩn chọn nhân viên cho các tổ chức.

Nhưng nhiều công ty đã nhận ra rằng kiến thức học vấn và kinh nghiệm chưa đủ để trang bị cho việc giao tiếp với người khác cho hiệu quả. Ý chí để thông hiểu và hợp tác với người cũng như công cụ tâm lý chứa đựng sự giận dữ và lòng ích kỷ khi bị căng thẳng, những điều đó không hề được dạy ở trường Đại học hay trong công việc.

Xung đột giữa người với nhau là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra vấn đề khi làm việc và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nghỉ việc. Khi các nhân viên không hòa hợp hay không chịu làm chung, sẽ giảm mất năng suất của công ty và tạo nên mối căng thẳng cho mọi người. Mất nhân viên vì xung đột thì công ty tốn thì giờ và tiền bạc để tuyển chọn lại và huấn luyện người mới.

Nhiều quản lý viên không được chuẩn bị và đối phó với những xung đột giữa nhân viên. Các khóa dạy về quản lý tập trung vào việc huấn luyện khả năng tinh thần và kỹ năng ứng dụng thực tế hơn là trang bị cho họ kỹ năng liên hệ hỗ tương với người, nói khác chú trọng đến đào tạo "cái đầu và cái tay" hơn là "con tim"

Để phát triển sự hòa hợp giữa các nhóm và cứu vãn sự đầu tư của công ty trong khâu nhân viên, một vài tổ chức đã công nhận Phật pháp và Thiền định như là một phần trong chương trình phát triển chính sách về nhân viên.

Phatra Thanakit, một trong những công ty hàng đầu về tài chính và bảo hiểm của Thái Lan, hoặc khách sạn Oriental và tổ chức y tế British, đó là những tổ chức áp dụng Thiền định trong việc huấn luyện nhân viên quản lý.

Maneeduang Posakrrisna, Phó chủ tịch điều hành nhân viên, cho biết công ty Phatra Thanakit đã áp dụng Thiền định trong việc huấn luyện nhân viên hơn 10 năm qua.

Cô nói: "Đó là ý kiến của Chủ tịch công ty chúng tôi, Khun Viroj Nualkhair. Ông nhìn nhận rằng sự đào tạo hiện đại làm tăng thêm kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm làm việc cho nhân viên, nhưng Phật pháp có thể giúp họ phát triển tâm trí và cách cư xử.

"Chúng ta hoạt động về tài chánh, nên phải tuyển chọn người có đạo đức tốt. Chúng ta cần nhân viên thông minh, nhưng điều quan trọng không kém là họ phải đạo đức và không gây ra phiền phức cho người khác".

Anurut Vongvanij, Chủ tịch Hội Thanh thiếu niên Phật tử Thái Lan nói: "Thông thường các lớp đào tạo chỉ dạy phát triển kỹ năng cho nhân viên hơn là phát huy tâm trí họ. Mặc dù loại đào tạo này dẫn đến kết quả cải tiến việc làm, nhưng phần lớn nó còn tùy thuộc vào mức độ mà họ có thể nhớ được thông tin mới và ứng dụng vào công việc của họ nhiều hay ít".

Vì vậy, phần nhiều những khóa đào tạo như thế đều phí thì giờ bởi những thông tin mới không ứng dụng được hoặc vì nhân viên không thể tập trung tâm trí và không hiểu được ý nghĩa của dữ liệu cung cấp.

Maneeduang thuộc công ty Phatra Thanakit nói rằng việc học Phật pháp mang lại kết quả xác thực hơn là huấn luyện theo công thức thường làm, bởi lẽ giáo lý giúp họ cơ hội quan sát lại chính bản thân, làm dịu tâm trí, thấy được chính họ, từ đó có cách ứng xử khách quan.

Drawwan Rochanapruk, quản lý trông coi đào tạo của khách sạn Oriental cho biết: "Mặc dù nhân viên được huấn luyện kỹ về chuyên môn, họ cũng không thể làm việc tốt nếu không có lòng kiên nhẫn và không hiểu yêu cầu của người.

"Mỗi khách hàng đều khác nhau và người nào cũng muốn phục vụ tốt, vì thế nhân viên khách sạn khó tránh khỏi sự căng thẳng trong công việc. Thực hành Phật pháp có hiệu quả làm họ giảm bớt căng thẳng và xoa diệu tâm trí. Khi tâm trí sáng suốt, chúng ta biết giải quyết vấn đề".

Tất cả công ty đều muốn nhân viên có tánh thành thật, ý thức trách nhiệm, lòng quan tâm đến người và đức tánh rộng lượng. Công ty sẽ dựa vào những đức tánh kể trên để quyết định việc tuyển chọn nhân viên, trong trường hợp ứng viên có tiêu chuẩn đồng nhau.

Cô Maneeduang cho biết: "Chúng tôi bắt đầu khóa căn bản cho 10 người thực sự ưa thích Thiền. sau 10 năm tổ chức như vậy, có khoảng 60 người đã tham dự. Chúng tôi tổ chức một năm hai lần ở tỉnh Prahuap Khiri Khan và ở Hội Thanh thiếu niên Phật tử Thái Lan tại Bangkok, với sự hướng dẫn của chư Tăng tu viện Suan Mokh.

"Học viên phải để xe ở Bangkok và cùng đi xe buýt tới tu viện. Máy điện thoại di động, máy nhắn tin không được sử dụng trong thời gian học.

"Trong lúc ẩn tu, học viên phải thức dậy 4 giờ sáng, tập Yoga, tuân thủ 8 giới cấm của Phật tử, chỉ ăn chay ngày hai bữa, nghe pháp và học Thiền. Mọi người mặc đồ giản dị, không được trang điểm.

"Thú vị thay, phần lớn học viên là những người trẻ từ 20 đến gần 30 tuổi. Họ muốn tu thử để có kinh nghiệm".

Học viên đánh giá việc học rất hữu dụng, giúp họ hiểu được giá trị của sự giản dị.

Khách sạn Oriental bắt đầu dạy Phật pháp cho nhân viên vào năm 1987. Khởi đầu, mỗi trưởng ban lựa chọn nhân viên thường bị căng thẳng để cho đi học và những người tình nguyện cũng được tham dự. Hiện nay, tất cả nhân viên từ lãnh đạo điều hành cao cấp cho đến người thấp nhất như quét dọn, đề có cơ hội thăng tiến tâm trí trong các khóa ẩn tu được tổ chức hai, ba lần một năm.

"Chúng tôi chọn tu viện Suan Mokh trong rừng vì đó là môi trường thiên nhiên và có các giáo sư tài giỏi. Chúng tôi chỉ đi có 6 ngày nhưng thật là thời gian xứng đáng có ý nghĩa", Dawwan, quản lý coi về đào tạo nhận xét.

Công ty của khách sạn Oriental tổ chức ẩn tu để học giáo lý và thuyết trình. Họ không giới hạn lợi ích tu tập cho từng nhân viên riêng lẽ mà còn hướng đến làm lớn mạnh tình bạn giữa các lãnh đạo những ban, ngành khác nhau, để hiểu nhau hơn, tạo thành mối tương quan trong công việc tốt hơn.

Nhiều học viên mới tham dự đã xin được tiếp tục học Phật pháp lần tới: "Chúng tôi không nghĩ rằng lần đầu tiên nhân viên có thể thâm nhập tất cả. Nhưng mọi việc đều tốt. Chúng tôi muốn họ có cơ hội để nghe được trí tuệ của tôn giáo, sống với nó và học những kỹ thuật làm việc và sống hạnh phúc với người khác. Chúng tôi cũng muốn họ có dịp hiểu biết tốt đẹp hơn về thực chất của đời sống."

Theo Anurut, Chủ tịch Hội Thanh thiếu niên Thái Lan: "Việc đào tạo về Phật pháp mang đến nhiều lợi ích cho tổ chức. Nhờ đó người ta học được cách sống hiện tại, tri túc với công việc chân thật và phát triển được sự miễn nhiễm đối với sức mạnh của cám dỗ vật chất mà nó là nguyên nhân của bất hạnh cho nhiều người. Ngoài ra thực tập Phật pháp còn dạy họ mở rộng tâm trí, chấp nhận người khác dễ hơn và không xét đoán người theo bề ngoài"

Hầu hết các học viên thực tập Phật pháp đều thấy khó khăn trong việc tĩnh lặng. Họ không được đọc sách, nghe nhạc hay xem Tivi Anurut nói: "Sự tĩnh lặng là điều cần thiết giúp họ thoát khỏi vọng động và làm mạnh thêm sức tập trung. Tâm trí chúng ta giống như con khỉ lăng xăng, hết nghĩ cái này đến cái khác. Tập trung rất cần cho chúng ta hiểu được tiến trình của tư duy một cách khách quan, hiển nhiên sẽ dẫn đến cởi bỏ những cảm xúc bị khuấy động bởi ý tưởng.

"Với kỹ thuật thông tin ngày nay, mọi người bị chìm trong cái biển thông tin. Chúng ta không nhận ra rằng thu lượm tất cả những tin tức đó chẳng đem lại hạnh phúc. Chúng ta cần để tâm trí thư giãn, thoát khỏi những ràng buộc của nghĩ ngợi và cảm xúc và cần sống với giây phút hiện tại".

Điều khó khăn nữa đối với học viên ẩn tu là ăn 2 bữa: điểm tâm và trưa mà không có thịt. Tập ăn như vậy dạy chúng ta chỉ ăn đủ năng lượng để làm việc. bữa ăn tối không cần thíêt vì con người không cần nhiều năng lượng buổi tối khi ngủ. Ăn chay thì dễ tiêu hơn và kiêng ăn thịt để nuôi dưỡng lòng từ với súc vật.

Để khuyến khích thực tập Thiền đều đặn, 3 tổ chức Phatra Thanakit, Oriental và British cho phép nhân viên tham dự các khóa ẩn tu mà không tính vào ngày nghỉ phép thường niên của họ.

DIỆU TỊNH
(Lược dịch theo Bangkok Post 9/1996)


---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 7072)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 6269)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
10/09/2010(Xem: 59953)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 6895)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
03/09/2010(Xem: 5247)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
30/08/2010(Xem: 3894)
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản. Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
30/08/2010(Xem: 6494)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8327)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 5929)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
28/08/2010(Xem: 62996)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]