Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03

09/10/201116:04(Xem: 7257)
03

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không

PHẦN MỘT

III

C

húng ta đã nói về sợ hãi và làm thế nào loại bỏ nó, và chúng ta đã thấy làm thế nào sợ hãi biến dạng cái trí đến độ nó không tự do, không sáng tạo, và vì vậy không có chất lượng quan trọng vô cùng của sáng kiến.

Tôi nghĩ chúng ta cũng nên hiểu rõ nghi vấn của uy quyền. Bạn biết uy quyền là gì; nhưng liệu bạn biết uy quyền hiện diện bằng cách nào? Chính phủ có uy quyền, đúng chứ? Có uy quyền của Chính thể, của luật pháp, của người cảnh sát và người lính. Cha mẹ của bạn và những giáo viên của bạn có một uy quyền nào đó đối với bạn, họ bắt buộc bạn làm việc gì đó mà họ nghĩ bạn nên làm – đi ngủ tại một giờ nào đó, ăn loại thực phẩm thích hợp, gặp gỡ loại người đúng đắn. Họ kỷ luật bạn, đúng chứ? Tại sao? Họ nói việc đó tốt cho riêng bạn. Thế sao? Chúng ta sẽ thâm nhập điều đó. Nhưng trước hết chúng ta phải hiểu rõ uy quyền nảy sinh như thế nào – uy quyền là sự ép buộc, sự cưỡng bách, quyền hành của một người với một người khác, của một ít người với nhiều người hay nhiều người với một ít người.

Bởi vì bạn tình cờ là người cha hay người mẹ của tôi, bạn có một quyền hành với tôi? Quyền hành nào mà bất kỳ người nào có để đối xử với một người khác như rác rưởi? Bạn nghĩ cái gì tạo ra uy quyền?

Trước hết, chắc chắn, có một ham muốn về phần mỗi người chúng ta để tìm được một cách an toàn của cư xử; chúng ta muốn được chỉ bảo phải làm gì. Bởi vì bị hoang mang, lo lắng, và không biết phải làm gì, chúng ta đi đến một giáo sĩ, đến một giáo viên, đến một người cha hay người mẹ, hay người nào đó, tìm kiếm một cách thoát khỏi sự hoang mang của chúng ta. Bởi vì chúng ta nghĩ ông ấy biết nhiều hơn chúng ta, chúng ta đi đến vị đạo sư, hay đến một người học rộng nào đó và chúng ta nhờ vả ông ấy chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì. Thế là, do bởi sự ham muốn của chúng ta để tìm ra một phương cách đặc biệt của sống, một phương cách của cư xử mới tạo ra uy quyền, đúng chứ?

Ví dụ, tôi đi đến một đạo sư. Tôi đi đến ông ấy bởi vì tôi nghĩ ông ấy là một người vĩ đại mà biết sự thật, mà biết Thượng đế, và vì vậy có thể trao tặng cho tôi sự an bình. Chính tôi không biết gì cả về tất cả điều này, thế là tôi đi đến ông ấy, tôi phủ phục mình, dâng tặng những bông hoa cho ông ấy, tôi hy sinh cho ông ấy. Tôi có sự ham muốn được thanh thản, được chỉ bảo phải làm gì, thế là tôi tạo ra uy quyền. Thật ra uy quyền đó không tồn tại phía bên ngoài của tôi.

Trong khi bạn còn trẻ tuổi, người giáo viên có lẽ nói rằng bạn không biết. Nhưng nếu anh ấy có thông minh anh ấy sẽ giúp đỡ bạn cũng có thông minh; anh ấy sẽ giúp đỡ bạn hiểu rõ sự hoang mang của bạn để cho bạn không tìm kiếm uy quyền, uy quyền riêng của anh ấy hay của bất kỳ người nào khác.

Có uy quyền phía bên ngoài của Chính thể, của luật pháp, của cảnh sát. Phía bên ngoài chúng ta tạo ra uy quyền này bởi vì chúng ta có tài sản mà chúng ta muốn bảo vệ. Tài sản thuộc về chúng ta và chúng ta không muốn bất kỳ người nào khác có nó, thế là chúng ta tạo ra một chính phủ mà bảo vệ cái gì chúng ta sở hữu. Chính phủ trở thành uy quyền của chúng ta; nó là sự sáng chế của chúng ta, để bảo vệ lối sống của chúng ta, hệ thống suy nghĩ của chúng ta. Dần dần, qua hàng thế kỷ, chúng ta thiết lập một hệ thống của luật pháp, của uy quyền – Chính thể, chính phủ, quân đội – để bảo vệ ‘tôi’ và ‘cái của tôi’.

Cũng có uy quyền của lý tưởng, mà không ở phía bên ngoài nhưng ở phía bên trong. Khi chúng ta nói, ‘Tôi phải tốt lành, tôi không được ganh tỵ, tôi phải cảm thấy thân thiện với mọi người,’ chúng ta tạo ra trong những cái trí của chúng ta uy quyền của lý tưởng, đúng chứ? Giả sử tôi mưu mô, độc ác, dốt nát, tôi muốn mọi thứ cho chỉ riêng tôi, tôi muốn quyền hành. Đó là sự kiện, đó là điều gì tôi thực sự là. Nhưng tôi nghĩ tôi phải thân thiện bởi vì những người tôn giáo đã nói như thế, và cũng bởi vì nó thuận tiện, nó có lợi lộc khi nói như thế; thế là tôi sáng chế tình huynh đệ như một lý tưởng. Tôi không thân thiện, nhưng vì nhiều lý luận khác nhau tôi muốn thân thiện, thế là lý tưởng trở thành uy quyền của tôi.

Lúc này, với mục đích sống phù hợp vào lý tưởng đó, tôi tự-kỷ luật chính mình. Tôi cảm thấy rất ganh tỵ với bạn bởi vì bạn có một cái áo khoác đắt tiền hơn, hay một bộ quần áo xinh xắn hơn, hay nhiều tước vị hơn; vì vậy tôi nói, ‘Tôi không được có những cảm giác ganh tỵ, tôi phải sống thân thiện.’ Lý tưởng đã trở thành uy quyền của tôi, và tôi cố gắng sống theo uy quyền đó. Thế là, việc gì xảy ra? Sống của tôi trở thành một trận chiến liên tục giữa tôi gì và tôi nênlà gì. Tôi tự-kỷ luật chính mình – và Chính thể cũng kỷ luật tôi. Dù nó là cộng sản, tư bản hay xã hội, Chính thể có những ý tưởng về vấn đề tôi nên cư xử ra sao. Có những người mà nói Chính thể là quan trọng nhất. Nếu tôi sống trong một Chính thể như thế và làm bất kỳ việc gì trái ngược với học thuyết chính thức, tôi bị cưỡng bách bởi Chính thể – đó là bởi một ít người mà kiểm soát Chính thể.

Có hai phần của chúng ta, phần nhận biết được và phần không-nhận biết được. Bạn hiểu rõ điều đó có nghĩa gì. Giả sử bạn đang dạo bộ trên con đường, đang nói chuyện cùng một người bạn. Cái trí nhận biết được của bạn bị bận rộn bởi nói chuyện của bạn, nhưng có một phần khác của bạn đang thâu nhận vô số những ấn tượng một cách không nhận biết được – những cái cây, những chiếc lá, những con chim, ánh mặt trời trên dòng nước. Ấn tượng này vào cái trí không-nhận biết được từ phía bên ngoài luôn luôn đang xảy ra, mặc dù cái trí nhận biết được của bạn bận rộn; và điều gì cái trí không-nhận biết được thâu nhận còn quan trọng nhiều hơn điều gì cái trí nhận biết được thâu nhận. Cái trí nhận biết được có thể thâu nhận tương đối một chút ít. Ví dụ, cái trí nhận biết được thâu nhận điều gì được giáo dục trong trường học và việc đó thực sự không nhiều lắm. Nhưng cái trí không-nhận biết được đang liên tục thâu nhận những phản ứng qua lại giữa bạn và giáo viên, giữa bạn và những người bạn của bạn; tất cả điều này đang xảy ra ngấm ngầm, và việc này quan trọng nhiều hơn sự thâu nhận đơn thuần của những sự kiện trên bề mặt. Tương tự, suốt những nói chuyện buổi sáng này cái trí không-nhận biết được luôn luôn đang thâu nhận điều gì đang được nói, và sau đó, suốt ngày hay tuần, bỗng nhiên bạn nhớ lại nó. Việc đó sẽ có ảnh hưởng lớn lao vào bạn hơn là điều gì bạn lắng nghe một cách nhận biết được.

Quay lại vấn đề trước: chúng ta tạo ra uy quyền – uy quyền của Chính thể, của cảnh sát, uy quyền của lý tưởng, uy quyền của truyền thống. Bạn muốn làm việc gì đó, nhưng người cha của bạn nói, ‘Đừng làm nó.’ Bạn phải vâng lời ông ấy, nếu không ông ấy sẽ tức giận, và bạn phụ thuộc vào ông ấy cho lương thực của bạn. Ông ấy kiểm soát bạn qua sự sợ hãi của bạn, đúng chứ? Thế là ông ấy trở thành uy quyền của bạn. Tương tự, bạn bị kiểm soát bởi truyền thống – bạn phải làm việc này và không làm việc kia, bạn phải mặc quần áo của bạn trong một cách nào đó, bạn không được nhìn ngắm các cậu trai hay các cô gái. Truyền thống yêu cầu bạn phải làm gì; và rốt cuộc, truyền thống là hiểu biết, đúng chứ? Có những quyển sách bảo bạn phải làm gì, Chính thể bảo bạn phải làm gì, cha mẹ của bạn bảo bạn phải làm gì, xã hội và tôn giáo bảo bạn phải làm gì. Và điều gì xảy ra cho bạn? Bạn bị nghiền nát, bạn bị suy sụp. Bạn không bao giờ suy nghĩ, hành động, sống một cách sinh động, bởi vì bạn sợ hãi tất cả những việc này. Bạn nói rằng bạn phải vâng lời, ngược lại bạn sẽ không được trợ giúp. Mà có nghĩa gì? Rằng bạn tạo ra uy quyền bởi vì bạn đang tìm kiếm một cách an toàn của cư xử, một cách an toàn của sống. Chính sự theo đuổi của an toàn tạo ra uy quyền, và đó là lý do tại sao bạn trở thành một nô lệ thuần túy, một răng cưa trong một cái máy, sống mà không có bất kỳ khả năng nào để suy nghĩ, sáng tạo.

Tôi không biết liệu bạn có vẽ tranh. Nếu bạn có, thông thường giáo viên bảo bạn vẽ như thế nào. Bạn thấy một cái cây và bạn sao chép nó. Nhưng vẽ là thấy cái cây và diễn tả trên khung vải hay trên giấy điều gì bạn cảm thấy về cái cây, nó biểu thị điều gì – chuyển động của những chiếc lá cùng tiếng thì thầm của gió lẫn trong chúng. Để làm việc đó, để bắt được chuyển động của ánh sáng và những sắc thái khác nhau của màu sắc, bạn phải rất nhạy cảm. Và làm thế nào bạn có thể nhạy cảm đến bất kỳ thứ gì nếu bạn sợ hãi và luôn luôn đang nói, ‘Tôi phải làm việc này, tôi phải làm việc kia, ngược lại những người khác sẽ nghĩ như thế nào?’ Bất kỳ nhạy cảm nào đến cái đẹp đẽ dần dần bị hủy diệt bởi uy quyền.

Vì vậy, vấn đề nảy sinh là liệu trường học thuộc loại này có nên kỷ luật bạn. Hãy thấy những khó khăn với những giáo viên, nếu họ là những giáo viên đúng đắn, phải đối diện. Bạn là một cô gái hay cậu trai hư hỏng; nếu tôi là một giáo viên, liệu tôi nên kỷ luật bạn? Nếu tôi kỷ luật bạn, việc gì xảy ra? Bởi vì to lớn hơn bạn, có nhiều uy quyền hơn và mọi chuyện như thế, và bởi vì tôi được trả tiền để làm những việc nào đó, tôi ép buộc bạn phải vâng lời. Trong đang làm như thế, liệu tôi không đang làm tê liệt cái trí của bạn, hay sao? Nếu tôi ép buộc bạn phải làm một việc bởi vì tôi nghĩ nó là đúng đắn, liệu tôi không đang khiến cho bạn dốt nát, hay sao? Và bạn ưa thíchđược kỷ luật, được ép buộc để làm mọi việc, mặc dù phía bên ngoài bạn có lẽ phản đối. Nó trao tặng bạn một ý thức của an toàn. Nếu bạn không được ép buộc, bạn nghĩ rằng bạn sẽ rất xấu xa, bạn sẽ làm những việc không đúng đắn; thế là bạn nói, ‘Làm ơn, hãy kỷ luật tôi, hãy giúp đỡ tôi cư xử một cách đúng đắn.’

Bây giờ, liệu tôi nên kỷ luật bạn, hay ngược lại giúp đỡ bạn hiểu rõ tại sao bạn hư hỏng, tại sao bạn làm việc này hay việc kia? Chắc chắn, điều đó có nghĩa rằng như một giáo viên hay một phụ huynh tôi phải không có ý thức của uy quyền. Tôi phải thực sự muốn giúp đỡ bạn hiểu rõ những khó khăn của bạn, tại sao bạn hư hỏng, tại sao bạn trốn học; tôi phải muốn bạn hiểu rõ về chính bạn. Nếu tôi ép buộc bạn, tôi không giúp đỡ bạn. Nếu như một giáo viên, tôi thực sự muốn giúp đỡ bạn hiểu rõ về chính bạn, nó có nghĩa rằng tôi chỉ có thể chăm sóc một vài cậu trai hay cô gái. Tôi không thể có năm mươi em học sinh trong lớp học của tôi. Tôi phải có chỉ một vài em, để cho tôi có thể chú ý đến mỗi em. Vậy thì tôi sẽ không tạo ra uy quyền mà ép buộc bạn phải làm việc gì đó mà bạn sẽ có thể tự làm lấy, ngay khi bạn hiểu rõ về chính bạn.

Vì vậy, tôi hy vọng bạn thấy uy quyền hủy hoại thông minh đến chừng nào. Rốt cuộc, thông minh chỉ có thể hiện diện khi có tự do – tự do để suy nghĩ, để cảm thấy, để quan sát, để nghi ngờ. Nhưng nếu tôi ép buộc bạn, tôi cũng khiến cho bạn dốt nát như tôi; và việc này thông thường đều xảy ra trong một ngôi trường. Người giáo viên nghĩ rằng anh ấy biết và bạn không biết. Nhưng người giáo viên biết cái gì? Một chút xíu về môn toán hay địa lý. Anh ấy đã không giải quyết được bất kỳ những vấn đề sống còn nào, anh ấy đã không thâm nhập những vấn đề trọng tâm của sống, và anh ấy la hét ầm ĩ giống như thần Jupiter, hay giống như một thượng sĩ!

Vì vậy, trong trường học thuộc loại này, thay vì chỉ đang kỷ luật phải làm việc gì bạn được chỉ bảo, bạn phải được giúp đỡ để hiểu rõ, để thông minh và không sợ hãi, là điều rất quan trọng, bởi vì như thế bạn sẽ có thể gặp gỡ tất cả những khó khăn mà không sợ hãi. Điều này yêu cầu một giáo viên giỏi giang, một giáo viên mà thực sự quan tâm đến bạn, mà không lo âu về tiền bạc, về người vợ và con cái của anh ấy; và chính là trách nhiệm của những học sinh cũng như những giáo viên phải sáng tạo một tình trạng làm việc như thế này. Đừng chỉ vâng lời, nhưng hãy tìm ra làm thế nào để tự-hiểu rõ một vấn đề cho chính bạn. Đừng nói, ‘Tôi đang làm việc này bởi vì người cha của tôi muốn tôi làm’, nhưng hãy tìm ra tại sao ông ấy muốn bạn làm nó, tại sao ông ấy suy nghĩ một việc là tốt lành và một việc khác là xấu xa. Hãy chất vấn ông ấy, để cho bạn không những thức dậy thông minh riêng của bạn, nhưng bạn cũng giúp đỡ ông ấy thông minh.

Nhưng thông thường điều gì xảy ra khi bạn bắt đầu chất vấn người cha của bạn? Ông ấy thi hành kỷ luật với bạn, đúng chứ? Ông ấy bận tâm bởi công việc của ông ấy và ông ấy không có sự kiên nhẫn, ông ấy không thương yêu để ngồi xuống và nói chuyện cùng bạn về những khó khăn cực kỳ của sự tồn tại, của kiếm sống, của có một người vợ hay một người chồng. Ông ấy không muốn dành ra thời gian để thâm nhập tất cả những việc này; thế là ông ấy xua đuổi bạn đi, hay gửi bạn đến trường học. Và trong vấn đề này giáo viên của bạn cũng giống hệt như người cha của bạn, anh ấy cũng giống hệt như những người khác. Nhưng đó là trách nhiệm của những giáo viên, của những cha mẹ, và của tất cả những học sinh, phải giúp đỡ để sáng tạo thông minh.

Người hỏi: Làm thế nào người ta sẽ có thông minh?

Krishnamurti: Điều gì được hàm ý trong câu hỏi này? Bạn muốn một phương pháp mà nhờ nó có được thông minh – mà hàm ý bạn biết thông minh là gì. Khi bạn muốn đi nơi nào đó, bạn biết điểm đến của bạn rồi và bạn chỉ cần hỏi phương cách. Tương tự, bạn nghĩ bạn biết thông minh là gì, và bạn muốn một phương pháp mà nhờ nó bạn có thể thông minh. Thông minh là chính sự chất vấn về phương pháp. Sợ hãi hủy diệt thông minh, đúng chứ? Sợ hãi ngăn cản bạn không tìm hiểu, chất vấn, thâm nhập; nó ngăn cản bạn không tìm ra điều gì là sự thật. Có thể bạn sẽ thông minh khi không có sợ hãi. Vì vậy bạn phải thâm nhập vào toàn nghi vấn của sợ hãi, và được tự do khỏi sợ hãi; và sau đó bạn có thể thông minh. Nhưng nếu bạn nói, ‘Làm thế nào tôi sẽ có thông minh?’ Bạn chỉ đang vun quén một phương pháp, và thế là bạn trở thành dốt nát.

Người hỏi: Mọi người đều biết tất cả chúng ta sẽ chết. Tại sao chúng ta sợ hãi chết?

Krishnamurti: Tại sao bạn sợ hãi chết? Có lẽ bởi vì bạn không biết sống là gì? Nếu bạn biết làm thế nào sống trọn vẹn, liệu bạn sẽ sợ hãi chết? Nếu bạn thương yêu những cái cây, mặt trời hoàng hôn, những con chim, chiếc lá rơi; nếu bạn nhận biết được những người đàn ông và phụ nữ đang rơi nước mắt, những người nghèo khổ, và thực sự cảm thấy tình yêu trong quả tim của bạn, liệu bạn sẽ sợ hãi chết? Liệu bạn sẽ? Đừng bị thuyết phục bởi tôi? Chúng ta hãy cùng nhau thâm nhập nó. Bạn không sống cùng hân hoan, bạn không hạnh phúc, bạn không nhạy cảm đến những sự vật-sự việc; và liệu đó là lý do tại sao bạn hỏi việc gì sẽ xảy ra khi bạn chết? Đối với bạn sống là đau khổ, và thế là bạn quan tâm đến chết. Bạn cảm thấy rằng có lẽ sẽ có hạnh phúc sau khi chết. Nhưng đó là một vấn đề phức tạp, và tôi không hiểu liệu bạn muốn thâm nhập nó. Rốt cuộc, sợ hãi hiện diện tại đáy của tất cả những vấn đề này – sợ hãi của chết, sợ hãi của sống, sợ hãi của đau khổ. Nếu bạn không thể hiểu rõ điều gì gây ra sợ hãi và được tự do khỏi nó, vậy thì nó chẳng đặt thành vấn đề liệu bạn đang sống hay chết.

Người hỏi:Làm thế nào chúng ta có thể sống hạnh phúc?

Krishnamurti: Liệu bạn biết khi nào bạn đang sống hạnh phúc? Bạn biết khi bạn đang đau khổ, khi bạn có đau đớn thân thể. Khi người nào đó đánh bạn hay tức giận bạn, bạn biết đau khổ. Nhưng liệu bạn biết khi bạn hạnh phúc? Liệu bạn nhận biết được thân thể của bạn khi bạn khoẻ mạnh? Chắc chắn, hạnh phúc là một trạng thái mà bạn không nhận biết được, mà bạn không ý thức được. Khoảnh khắc bạn nhận biết rằng bạn hạnh phúc, bạn không còn hạnh phúc, đúng chứ? Nhưng hầu hết các bạn đều đau khổ; và bởi vì nhận biết được đau khổ đó, bạn muốn tẩu thoát khỏi đau khổ đó vào điều gì bạn gọi là hạnh phúc. Bạn muốn hạnh phúc một cách nhận biết được, và khoảnh khắc bạn nhận biết được hạnh phúc, hạnh phúc đã trôi qua rồi. Liệu có khi nào bạn có thể nói bạn hân hoan? Chỉ sau khi đó, một khoảnh khắc hay một tuần lễ sau thì bạn mới nói, ‘Tôi đã hạnh phúc làm sao đâu, tôi đã hân hoan làm sao đâu’. Trong khoảnh khắc thực tế, bạn không nhận biết được hạnh phúc, và đó là vẻ đẹp của nó.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 5405)
Chúng ta đã biết đến B. Russell như một trong những nhà sáng lập triết học phân tích. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà triết học có nhiều tác phẩm, mà còn là người mang triết học đến với đại chúng và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác, như lôgíc học, tôn giáo và thần học, tâm lý học, ngôn ngữ học,… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của ông về tôn giáo
22/09/2010(Xem: 7063)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 6265)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
10/09/2010(Xem: 59807)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 6886)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
03/09/2010(Xem: 5239)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
30/08/2010(Xem: 3886)
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản. Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
30/08/2010(Xem: 6478)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8307)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 5914)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]