Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Một

09/10/201116:04(Xem: 5284)
Phần Một

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không

PHẦN MỘT

I

B

ạn có khi nào suy nghĩ tại sao bạn đang được giáo dục, tại sao bạn đang học lịch sử, toán, địa lý, hay những môn học khác? Bạn có khi nào suy nghĩ tại sao bạn đi đến trường học và đại học? Liệu không quan trọng phải tìm ra tại sao bạn đang được nhồi nhét bởi thông tin, bởi hiểu biết? Tất cả mọi việc mà tạm gọi là giáo dục này là gì? Những phụ huynh của các bạn đã gửi các bạn đến đây, có lẽ bởi vì chính họ đã vượt qua những kỳ thi nào đó và đã có được nhiều bằng cấp. Bạn có khi nào đã tự hỏi tại sao bạn ở đây, và có những giáo viên nào đã từng hỏi tại sao bạn ở đây? Những giáo viên biết được tại sao họở đây? Liệu bạn không nên cố gắng tìm ra tất cả sự đấu tranh này là gì – đấu tranh này để học hành, để vượt qua những kỳ thi, để sống trong một nơi nào đó xa nhà và không sợ hãi, chơi đùa vui vẻ và vân vân? Những giáo viên của bạn không nên giúp đỡ bạn tìm hiểu tất cả điều này và không chỉ chuẩn bị cho bạn để vượt qua những kỳ thi, hay sao?

Những cậu trai vượt qua những kỳ thi bởi vì họ biết họ sẽ phải có một việc làm, họ sẽ phải kiếm sống. Tại sao những cô gái vượt qua những kỳ thi? Được giáo dục với mục đích để tìm được những người chồng tốt hơn? Đừng cười; chỉ suy nghĩ về điều này. Những phụ huynh của các bạn gửi các bạn đến trường này bởi vì bạn là một người gây phiền toái ở nhà? Bằng cách vượt qua những kỳ thi liệu bạn sẽ hiểu rõ toàn ý nghĩa của sống? Vài người rất khôn khéo vượt qua những kỳ thi, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa rằng họ thông minh. Những người khác mà không biết làm thế nào để vượt qua những kỳ thi có thể còn thông minh nhiều hơn; họ có lẽ có khả năng nhiều hơn bằng hai bàn tay của họ và có lẽ suy nghĩ những sự việc còn sâu sắc hơn cái người mà chỉ nhồi nhét với mục đích vượt qua những kỳ thi.

Nhiều cậu trai học hành chỉ để có một việc làm, và đó là nguyên mục đích của cuộc đời họ. Nhưng sau khi có một việc làm, điều gì xảy ra? Họ lập gia đình, họ có con cái – và suốt cuộc đời còn lại của họ, họ bị cột chặt vào bộ máy, đúng chứ? Họ trở thành những thư ký hay những luật sư hay những cảnh sát; họ có một đấu tranh không ngớt với những người vợ của họ, con cái của họ; sống của họ là một đấu tranh liên tục cho đến khi họ chết.

Và điều gì xảy ra cho các bạn, những cô gái? Bạn lập gia đình, đó là mục đích của bạn, cũng như đó là sự quan tâm của cha mẹ bạn phải thúc đẩy bạn lập gia đình – và sau đó bạn có con cái. Nếu bạn có chút ít tiền bạc, bạn quan tâm về quần áo của bạn và bạn trông ra sao; bạn lo lắng về những cãi cọ với người chồng của bạn và về điều gì những người khác bàn tán.

Bạn thấy tất cả việc này? Liệu bạn nhận biết được việc đó trong gia đình của bạn, trong những người hàng xóm của bạn? Bạn nhận thấy nó luôn luôn tiếp tục như thế nào? Liệu bạn không phải tìm ra ý nghĩa của giáo dục là gì, tại sao bạn muốn được giáo dục, tại sao cha mẹ của bạn muốn bạn được giáo dục, tại sao họ trau chuốt những diễn văn về sự giáo dục được cho là đang làm nên điều gì trong thế giới? Có lẽ bạn có thể đọc những vở kịch của Bernard Shaw, bạn có thể trích dẫn Shakespeare hay Voltaire hay người triết lý mới nào đó; nhưng nếu bạn, trong chính bạn không có sự thông minh, nếu bạn không sáng tạo, sự ích lợi của giáo dục này là gì?

Vì vậy, liệu những giáo viên cũng như những học sinh không cần thiết phải tìm ra sống thông minh có nghĩa gì, hay sao? Giáo dục không chỉ nhằm mục đích có thể đọc hay vượt qua những kỳ thi; bất kỳ con người khôn khéo nào cũng có thể làm việc đó. Giáo dục hướng về mục đích vun quén sự thông minh, đúng chứ? Qua từ ngữ thông minh tôi không có ý khéo léo, hay cố gắng được lanh lợi với mục đích giỏi giang hơn người nào đó. Chắc chắn, thông minh là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Có thông minh khi bạn không sợ hãi. Và khi nào bạn sợ hãi? Sợ hãi hiện diện khi bạn suy nghĩ về điều gì người khác có lẽ nói về bạn, hay điều gì cha mẹ của bạn có lẽ nói; bạn sợ hãi bị phê bình, bị trừng phạt, hay không vượt qua một kỳ thi. Khi giáo viên của bạn khiển trách bạn, hay khi bạn không được nhiều người ưa thích trong lớp học của bạn, trong trường học của bạn, trong vùng chung quanh của bạn, sự sợ hãi dần dần len lỏi vào.

Rõ ràng, sợ hãi là một trong những cản trở của thông minh, đúng chứ? Và chắc chắn chính là bản thể của sự giáo dục phải giúp đỡ học sinh – bạn và tôi – nhận biết và hiểu rõ những nguyên nhân của sợ hãi, để cho từ niên thiếu trở đi em ấy có thể sống tự do khỏi sợ hãi.

Liệu bạn nhận biết được rằng bạn sợ hãi? Bạn có sợ hãi, đúng chứ? Hay bạn được tự do khỏi sợ hãi? Bạn không sợ hãi cha mẹ của bạn, giáo viên của bạn, điều gì những người khác có lẽ suy nghĩ về bạn, hay sao? Giả sử bạn đã làm việc gì đó mà cha mẹ và xã hội của bạn không chấp nhận. Bạn sẽ không sợ hãi, hay sao? Giả sử bạn muốn kết hôn với một người không thuộc giai cấp hay tầng lớp riêng của bạn; bạn sẽ không sợ hãi điều gì những người khác có lẽ nói, hay sao? Nếu người chồng tương lai của bạn không kiếm được đủ tiền đáp ứng cho bạn, hay nếu anh ấy không có địa vị hay thanh danh, bạn sẽ không cảm thấy xấu hổ hay sao? Bạn sẽ không sợ hãi rằng những người bạn của bạn có lẽ không suy nghĩ tốt về bạn hay sao? Và bạn không sợ hãi bệnh tật, chết à?

Hầu hết chúng ta đều sợ hãi. Đừng nói ‘không’ quá vội vã. Có lẽ chúng ta đã không suy nghĩ về nó; nhưng nếu chúng ta có suy nghĩ về nó chúng ta sẽ nhận thấy rằng hầu hết mọi người trong thế giới, những người trưởng thành cũng như những em bé, đều có loại sợ hãi nào đó đang gặm nhấm quả tim. Và liệu nó không là chức năng của giáo dục khi phải giúp đỡ mỗi cá thể được tự do khỏi sợ hãi, để cho anh ấy có thể thông minh, hay sao? Đó là điều gì chúng ta nhắm đến trong một ngôi trường – mà có nghĩa rằng chính những giáo viên phải thực sự được tự do khỏi sợ hãi. Có tốt lành gì cho những giáo viên khi đang nói về không-sợ hãi nếu chính họ lại sợ hãi điều gì những người hàng xóm có lẽ nói, sợ hãi người vợ của họ, hay người chồng của họ?

Nếu người ta có sợ hãi, không thể có sáng kiến trong ý nghĩa sáng tạo của từ ngữ. Có sáng kiến trong ý nghĩa này là làm việc gì đó đầu tiên, khởi nguồn – làm nó một cách tự phát, một cách tự nhiên, mà không bị hướng dẫn, bị ép buộc, bị kiểm soát. Nó có nghĩa làm việc gì đó mà bạn thương yêu khi làm. Có lẽ bạn thường thấy một cục đá nằm giữa đường, và một chiếc xe chạy ngang qua cán lên nó. Bạn có khi nào nhặt lên hòn đá đó và vất đi? Hay khi đang dạo bộ, bạn có khi nào đã quan sát những người nghèo khổ, những người nhà quê, những dân làng, và đã làm việc gì đó tử tế – làm nó một cách tự phát, tự nhiên, xuất phát từ quả tim riêng của bạn, mà không chờ đợi được chỉ bảo phải làm gì?

Bạn thấy, nếu bạn có sợ hãi, vậy thì tất cả việc này đã bị loại trừ khỏi sống của bạn, bạn trở thành vô cảm và không quan sát việc gì đang xảy ra chung quanh bạn. Nếu bạn có sợ hãi, bạn bị trói buộc bởi truyền thống, bạn theo sau người lãnh đạo hay vị đạo sư nào đó. Khi bạn bị trói buộc bởi truyền thống, khi bạn sợ hãi người chồng của bạn hay người vợ của bạn, bạn mất đi sự cao quý của bạn như một con người cá thể.

Vì vậy, liệu không là chức năng của giáo dục phải giúp đỡ bạn được tự do khỏi sợ hãi, và không chỉ chuẩn bị cho bạn vượt qua những kỳ thi nào đó, dù việc này có lẽ cần thiết đến chừng nào? Tại cốt lõi, sâu thẳm, đó phải là mục đích tối thượng của giáo dục và của mọi giáo viên: giúp đỡ bạn từ niên thiếu hoàn toàn được tự do khỏi sợ hãi để cho khi bạn ra ngoài vào trong thế giới bạn là một con người thông minh, dư thừa sáng kiến thực sự. Sáng kiến bị hủy hoại khi bạn chỉ đang sao chép, khi bạn bị trói buộc bởi truyền thống, đang tuân theo một người lãnh đạo chính trị hay một người thầy tôn giáo nào đó. Tuân theo bất kỳ người nào chắc chắn đều hủy hoại thông minh. Chính qui trình của tuân theo tạo ra một ý thức của sợ hãi; và sợ hãi ngăn cản sự hiểu rõ về sống cùng tất cả những phức tạp lạ lùng của nó, cùng những đấu tranh của nó, cùng những đau khổ của nó, nghèo khó của nó, giàu có và vẻ đẹp của nó – vẻ đẹp của chim chóc, và của mặt trời hoàng hôn trên dòng nước. Khi bạn sợ hãi, bạn không còn nhạy cảm đối với tất cả những việc này.

Liệu tôi được phép đề nghị bạn yêu cầu những giáo viên giải thích cho bạn điều gì chúng ta đang bàn luận. Bạn sẽ thực hiện việc đó? Hãy tìm ra cho chính bạn liệu những giáo viên đã hiểu rõ những điều này – việc đó sẽ trợ giúp họ để giúp đỡ bạn thông minh nhiều hơn, không phải sợ hãi. Trong những vấn đề thuộc loại này chúng ta cần những giáo viên mà rất thông minh – thông minh trong ý nghĩa đúng đắn, không phải trong ý nghĩa của đã vượt qua những kỳ thi cử nhân hay cao học. Nếu bạn quan tâm, hãy xem thử liệu bạn có thể sắp xếp một thời gian trong ngày để bàn luận và nói chuyện về tất cả điều này cùng những giáo viên của bạn. Bởi vì bạn sẽ trưởng thành, bạn sẽ có chồng, có vợ, con cái, và bạn sẽ phải biết sống là gì – sống cùng đấu tranh của nó để kiếm tiền, cùng những đau khổ của nó, cùng vẻ đẹp lạ thường của nó. Bạn sẽ phải biết và hiểu rõ tất cả những điều này; và trường học là nơi để học hành tất cả những điều này. Nếu những giáo viên chỉ dạy bạn môn toán và địa lý, lịch sử và khoa học, chắc chắn từng đó không đầy đủ. Điều quan trọng cho bạn là phải tỉnh táo, chất vấn, tìm ra, để cho khả năng sáng kiến của bạn có lẽ được thức dậy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2022(Xem: 7437)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
01/02/2022(Xem: 5711)
Với sự xuất hiện của virus SARS-CoV2 ở Vũ Hán - Trung quốc cuối năm 2019, và tiếp theo sau là sự lây lan rộng khắp thành một đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo đã ra tay hành động khắp nơi trên thế giới. Đáp ứng của Phật giáo rất đa dạng, phản ảnh sự khác biệt giữa các tông phái và các nền văn hóa, tuy nhiên họ đã hội tụ quanh những chủ đề chung theo những tiền lệ đã được ghi sâu trong lịch sử. Một ví dụ về sáng kiến gần đây là dự án “ Làm Phẳng Đường Cong” do Hội Từ Tế ( Tzu Chi Foundation ) Chi Nhánh Hoa Kỳ công bố - đây là một Tổ chức nhân đạo Phật giáo khổng lồ đặt trụ sở trung ương tại Đài-loan, có trên 10 triệu hội viên và 45 chi nhánh khắp thế giới. Trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng 4 , Hội Từ Tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ phân phối hằng triệu khẩu trang và dụng cụ y tế cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu, và khởi động một chương trình hỗ trợ cho những người chịu tác động của đại dịch về mặt kinh tế xã hội. Những sáng kiến ấy ở Hoa kỳ bổ sung cho
01/02/2022(Xem: 17644)
Nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2014 tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1 vừa qua, chương trình trò chuyện với các nhân vật nổi tiếng không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có quan điểm về một cuộc sống hạnh phúc mà không phụ thuộc quá nhiều vào tiền bạc và quyền lực cũng đã diễn ra.
24/12/2021(Xem: 3672)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển của nhân loại. Sự tác động lẫn nhau giữa thiện và ác, chính và tà định hình số phận của các cá nhân và xã hội theo các chu kỳ, có thể biết được và không nhìn thấy. Các vị triết gia và nhà tư tưởng đã cân nhắc không chỉ điều gì tạo nên những chất đạo đức thanh cao mà còn cả những trợ duyên tác động nó. Đạo đức nhân văn là ngành học nghiên cứu các nguyên tắc đạo đức chi phối hành vi hoặc cách cư xử của mỗi cá nhân, và nó cũng là mảng kiến thức liên quan đến các nguyên tắc đạo đức.
15/12/2021(Xem: 3071)
Tôi bắt đầu vào Đại học để học Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, trên đường theo học các lớp giáo lý sau này. Tại Đại học Ohio Hoa Kỳ, tôi tham gia lớp học về các tôn giáo thế giới từ tác giả, triết gia nổi tiếng, giáo sư triết học thâm niên tại Đại học Bang Ohio, Giáo sư Troy Organ, một Cơ Đốc nhân thực hành, người tự hào về việc giảng dạy mỗi tôn giáo từ quan điểm của một người tín ngưỡng.
17/11/2021(Xem: 19408)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 15733)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 10106)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 11175)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 11430)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567