Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 15: Vai trò tôn giáo trong xã hội tân tiến

12/11/201017:52(Xem: 8770)
Chương 15: Vai trò tôn giáo trong xã hội tân tiến


Chương15

VAITRÒ TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI TÂN TIẾN

Mộtsự kiện đáng buồn trong lịch sử nhân loại là tôn giáotừng làm một nguồn chính cho các cuộc xung đột. Ngay ởhiện đại, còn có các cá nhân thương vong, các cộng đồnghủy diệt, các xã hội bất ổn như kết quả của cuồngtín và cừu hận đến từ tôn giáo.

Chẳngtrách sao có những câu hỏi đặt ra về vị trí của tôn giáotrong xã hội loài người. Tuy nhiên nếu suy nghĩ tận tường,chúng ta thấy xung đột nhân danh tôn giáo trổi dậy từ hainguồn chính. Một chỉ là kết quả của sự đa nguyên tôngiáo - các khác biệt chủ thuyết, văn hóa và nghi thức giữatôn giáo này và khác. Rồi có xung đột trổi dậy trong khuônkhổ của chính trị, kinh tế, và các yếu tố khác, chủ yếuở trình độ cơ chế. Sự hòa hợp liên tôn giáo là then chốtvượt qua xung đột loại đầu tiên. Trong trường hợp loạithứ nhì, cần tìm ra vài giải pháp. Thế tục hóa và đặcbiệt là sự tách lìa hệ thống tôn giáo khỏi các cơ chếcủa quốc gia có thể làm giảm bớt vấn đề cơ chế. Tuyvậy, vấn đề quan tâm của chúng ta trong chương này là sựhòa hợp liên tôn giáo.

Đâylà một diện rất hệ trọng trong điều mà tôi gọi là tráchnhiệm toàn cầu. Nhưng trước khi quán sát vấn đề vào chitiết, tưởng cần nên xét qua câu hỏi tôn giáo có thích đángthật sự trong thế giới hiện đại chăng. Nhiều người lậpluận phủ bác. Như tôi đã từng quán sát trước đây, đứctin tôn giáo không phải là điều kiện tiên quyết của tháiđộ luân lý hoặc của chính hạnh phúc. Tôi cũng đã đềnghị, dù một người có thật hành tôn giáo hay không, cácphẩm tánh tâm linh như tình thương và tâm từ bi, nhẫn nại,bao dung, tha thứ, khiêm cung, vân vân đều cần thiết. Đồngthời, tôi phải làm sáng tỏ điều tôi tin tưởng, đó làtất cả các thứ trên sẽ được phát huy dễ dàng và hữuhiệu nhất trong khuôn khổ của thật hành tôn giáo. Tôi cũngtin rằng, khi một cá nhân thành tín thật hành tôn giáo, cánhân đó sẽ hưởng lợi lạc rất lớn. Những người triểnkhai được một niềm tin vững chắc, đặt nền tảng trênsự hiểu biết và cội rễ trong thật hành hàng ngày, thườngdễ đối phó cùng nghịch cảnh hơn những người không có.Do đó, tôi cũng đoan quyết rằng, tôn giáo có khả năng khônlường trong việc tạo lợi lạc cho nhân loại. Biết sử dụngđúng đắn, đó là một thứ công cụ hữu hiệu tuyệt vờitrong việc xây dựng hạnh phúc nhân sinh. Đặc biệt, tôn giáogiữ một vai trò dẫn đạo trong việc khuyến tấn loài ngườiphát huy một cảm thức trách nhiệm đối với tha nhân vàmột nhu cầu cần giới luật theo đạo lý.

Dođó, trên các nền tảng này, tôi tin rằng tôn giáo vẫn cònrất thích đáng cho thời đại mới. Nhưng cũng nên quán xétđiều này: vài năm trước đây, thân xác của một ngườiThời Đồ Đá được khám phá trong băng thạch ở đỉnh núiAlps tại Âu châu. Mặc dù đã hơn năm ngàn năm, thân xác đóvẫn còn được giữ nguyên trạng. Ngay cả áo quần vẫn cònkhá nguyên vẹn. Tôi còn nhớ đã từng nghĩ đến việc nếucó thể hồi sanh cho người đó trở về đời sống ngày nay,chúng ta sẽ biết được có bao nhiêu điểm tương đồng cùngông. Chắc hẳn chúng ta sẽ thấy rằng ông cũng quan tâm đếngia đình và các người thân thuộc, đến sức khỏe của ông,và vân vân. Bất kể khác biệt về văn hóa và diễn đạt,chúng ta vẫn còn có thể nhận diện nhau qua trình độ cảmxúc. Có thể sẽ không có lý do gì để giả định rằng ôngấy ít quan tâm đến việc tìm hạnh phúc và tránh đau khổbằng chúng ta. Nếu tôn giáo, với sự nhấn mạnh về việctìm hạnh phúc và tránh đau khổ qua việc thật hành giớiluật luân lý và vun bồi tình thương và từ bi, có thể đượccảm nhận thích đáng trong quá khứ, thật khó thấy tại saolại không còn tương tự trong hiện tại.

Chorằng trong quá khứ giá trị của tôn giáo có thể hiển nhiênhơn vì đau khổ của loài người rõ rệt hơn do thiếu thốncác tiện nghi tân tiến. Nhưng bởi vì loài người chúng tavẫn còn đau khổ, dù rằng ngày nay kinh nghiệm đó nằm trongnội tại nhiều hơn, như tinh thần và cảm xúc phiền nhiễu;và bởi vì tôn giáo ngoài các tuyên ngôn về chân lý cứuđộ, còn quan tâm đến việc giúp chúng ta vượt qua đau khổ,cho nên chắc chắn vẫn còn rất thích nghi.

Nhưthế làm cách nào chúng ta có thể đem đến sự hòa hợp thiếtyếu để vượt qua mọi xung đột giữa các tôn giáo? Nhưtrong trường hợp các cá nhân dấn thân vào kỷ luật giớichế các phản ứng trước ý niệm và cảm xúc tiêu cực vàvun bồi các phẩm tánh tâm linh, then chốt nằm ở việc pháthuy tri thức. Trước tiên cần phải nhận diện các yếu tốngăn trở. Tiếp theo phải tìm cách vượt qua chúng. Có thểloại ngăn trở đáng kể nhất cho hòa hợp liên tôn chínhlà thiếu sự thẩm định giá trị của các truyền thốngtín ngưỡng khác.

\Chođến gần đây, sự truyền đạt giữa các nền văn hóa khácnhau, ngay cả các cộng đồng khác nhau, rất chậm chạp hoặccó khi không có. Vì lý do đó, thiện cảm dành cho truyền thốngtín ngưỡng khác không cần thiết phải hệ trọng - dĩ nhiênngoại trừ nơi nào các thành viên của nhiều tôn giáo khácnhau cùng chung sống cận kề. Nhưng thái độ đó không còntồn tại được. Trong thế giới hiện đại ngày càng phứctạp và tùy thuộc vào nhau, chúng ta bắt buộc phải nhìn nhậnsự hiện hữu của các nền văn hóa khác, các nhóm nhân chủngkhác, và, dĩ nhiên, các niềm tin tôn giáo khác. Dù thích haykhông, đa số chúng ta đang kinh nghiệm sự đa dạng đó trêncăn bản mỗi ngày. Tôi tin rằng cách tốt nhất để vượtkhỏi vô minh và đạt được tri thức chính là đối thoạicùng các thành phần của truyền thống tín ngưỡng khác. Điềunày có thể diễn tiến bằng nhiều phương cách khác nhau.Thảo luận giữa các học giả trong đó sự đồng quy, vàcó thể còn quan trọng hơn, sự dị phân giữa các truyềnthống tín ngưỡng khác nhau được khảo sát và thẩm định,đó là điều rất giá trị. Ở một trình độ khác, rấthữu ích khi có các cuộc hội ngộ giữa các tín đồ bìnhthường phụng hành các tôn giáo khác biệt, hầu chia sẻ kinhnghiệm của mình. Đó là phương cách hữu hiệu nhất đểcó thể thẩm định được các thuyết giảng của truyềnthống khác.

Trườnghợp của tôi, sự hội ngộ của chính tôi cùng cố linh mụcThomas Merton, vị tu sĩ Ki-tô giáo thuộc dòng Cistercian, đãtạo linh cảm sâu đậm. Các cuộc thảo luận đã giúp tôitriển khai được một sự ngưỡng phục sâu xa đến các thuyếtgiảng của Thiên Chúa giáo. Tôi còn cảm nhận rằng các cuộcgặp gỡ đôi khi cùng quý lãnh đạo tôn giáo khác, tụ họpcầu nguyện chung cho một chánh nghĩa chung, quả vô cùng hữuích. Sự tập hợp tại Assisi ở Ý đại lợi vào năm 1986,khi đại biểu các tôn giáo chính trên thế giới cùng đếncầu nguyện cho hòa bình thật lợi lạc vô lượng cho cáctín đồ của rất nhiều tôn giáo, như là biểu tượng củasự đoàn kết và một sự tận hiến cho nền hòa bình củatất cả. Cuối cùng, tôi cảm thấy sự thật hành của cácthành viên theo các truyền thống tôn giáo khác nhau cùng đihành hương chung có thể rất hữu ích. Trong tinh thần đó,năm 1993, tôi đi Lourdes, rồi đến Jerusalem, thánh địa củaba tôn giáo lớn trên thế giới. Tôi cũng đã viếng thăm cácđền điện khác nhau của Ấn giáo, Hồi giáo, đạo Jain, vàđạo Sikh ở cả Ấn độ lẫn nước ngoài. Gần đây, nhânmột cuộc hội thảo nhằm luận bàn và thật hành thiền địnhtheo truyền thống Thiên Chúa giáo và Phật giáo, tôi có thamdự một cuộc hành hương lịch sử của các hành giả thuộccả hai truyền thống, trong một chương trình cầu nguyện,thiền định, và thoại

luậndưới gốc Bồ đề tại Bồ đề Đạo tràng ở Ấn độ.Đó là một trong số các thánh địa quan trọng nhất củaPhật giáo. Khi các trao đổi như thế diễn ra, tín đồ củamột truyền thống sẽ thấy rằng, cũng như trong trường hợpcủa chính mình, giáo lý của các tín ngưỡng khác vừa lànguồn cảm hứng tâm linh vừa là hướng dẫn đạo lý chocác tín đồ. Rõ rệt hơn nữa, bất kỳ chủ thuyết hoặccác thứ khác biệt ra sao, mọi tôn giáo chính trên thế giớiđều quan tâm đến việc giúp đỡ cá nhân trở thành ngườitốt. Tất cả đều nhấn mạnh đến tình thương và từ bi,nhẫn nại, bao dung, tha thứ, khiêm cung, vân vân, và đều cóthể giúp cá nhân phát huy các điều đó. Hơn nữa, thí dụdo các vị sáng lập mỗi tôn giáo chính đưa ra đều minh chứngcụ thể một mối quan ngại trong việc giúp tha nhân tìm hạnhphúc qua sự triển khai các phẩm tánh trên. Ngay trong đờisống riêng của chính chư vị, mỗi vị đều hành xử bằngsự chân phương cao cả. Các giới luật đạo lý và tình thươngdành cho tất cả mọi người là ấn dấu của đời chư vị.Họ không sống xa hoa như vua chúa. Thay vì vậy, họ tự nguyệnchấp nhận sự đau khổ - không hề xét đến các nặng nềkhổ nhọc - hầu tạo lợi lạc cho nhân loại như là mộttoàn thể. Trong sự giáo huấn của chư vị, tất cả đềunhấn mạnh đến sự phát huy tình thương và tâm từ bi, vàphủ nhận các ham muốn ích kỷ. Và mỗi một vị đều kêugọi chúng ta phải chuyển hóa tâm trí của mình. Thật thế,dù có đức tin hay không, tất cả chư vị đều xứng đángđược chúng ta tán thán ngưỡng phục sâu xa.

Đồngthời, khi đi sâu vào những thoại luận cùng tín đồ cáctôn giáo khác, chúng ta dĩ nhiên cần phải hoàn tất trong đờisống hàng ngày giáo lý của chính tôn giáo mình. Một khi takinh nghiệm về lợi lạc của tình thương và tâm từ bi, củagiới luật đạo lý, chúng ta sẽ dễ nhận ra giá trị củacác giáo lý khác. Nhưng cốt yếu phải nhận ra thật hànhtôn giáo đòi hỏi nhiều thứ chứ không phải chỉ nói, "Tôitin cậy" hoặc, như trong Phật giáo, "Tôi quy y" là đủ. Cũngnhiều hơn là phải đi lễ chùa, đền điện, hoặc giáo đường.Và học giáo lý không có lợi là bao nếu không đi sâu vàotrong tâm mà chỉ ở trình độ trí thức. Chỉ dựa cậy vàođức tin mà thiếu tri kiến và trọn vẹn thật hành, cũngchỉ đạt đến giá trị hạn chế. Tôi thường bảo các ngườiTây tạng rằng, đeo chuỗi "mada" (giống như tràng hạt) khônglàm cho người ta trở thành một hành giả thực thụ. Cácnỗ lực chúng ta chân thành thực hiện hầu chuyển hóa tâmlinh là điều sẽ giúp ta trở nên hành giả thực thụ.

Chúngta sẽ thấy tầm quan trọng vượt trội của sự thật hànhkhi nhận thức rằng, theo cùng với vô minh, các liên hệ kémlành mạnh của cá nhân trong niềm tin của họ chính là mộtyếu tố khác gây sự bất hòa tôn giáo. Thay vì áp dụng cácsự giảng dạy trong tôn giáo vào đời sống cá nhân, chúngta lại có xu hướng dùng chúng để tăng cường thêm tháiđộ quy ngã của mình. Chúng ta liên hệ cùng tôn giáo nhưmột thứ gì ta sở hữu, hoặc một thứ nhãn hiệu nào đóchia cách ta cùng người khác. Chắc chắn đó là điều lạclối. Thay vì dùng tinh hoa của tôn giáo hầu tẩy gột cácthứ độc chất trong tâm và trí, lại có nguy cơ khi ta nghĩđến việc dùng các chất tiêu cực làm nhiễm độc tinh hoacủa tôn giáo.

Chúngta lại phải nhìn nhận điều này còn phản ánh một vấnđề khác, hàm súc trong mọi tôn giáo. Tôi muốn viện dẫnđến lời tuyên ngôn của tất cả tôn giáo như là "chân lý"duy nhất. Làm sao giải quyết khó khăn này? Quả thật trênquan điểm cá nhân của tín đồ, chủ yếu là cần phải hướngnhất tâm vào tín ngưỡng của mình. Ngoài ra còn cần tùythuộc vào sự xác tín sâu xa rằng con đường của mình làphương tiện duy nhất đưa đến chân lý. Nhưng đồng lúc,chúng ta phải tìm cách để kết hợp đức tin đó vào mộthiện thực với rất nhiều tuyên ngôn tương tự nhau. Trêndiện thật hành, cá nhân hành giả phải tìm ra một lối,ít nhất chấp nhận sự hữu hiệu của giáo lý các tôn giáokhác, đồng thời vẫn giữ được tâm tận hiến cho đạocủa mình. Còn về hiệu lực của tuyên ngôn về chân lý củathế giới, vốn có tánh cách siêu hình, đương nhiên đó làvấn đề nội bộ của truyền thống đặc thù đó.

Trongtrường hợp của tôi, tôi tin tưởng là Phật giáo cung ứngcho tôi một khuôn khổ hữu hiệu nhất, trong đó tôi có thểđặt hết mọi nỗ lực hầu phát huy được tâm linh qua việcvun bồi tình thương và tâm từ bi. Đồng thời, tôi phảinhìn nhận trong khi Phật giáo là đạo siêu diệu nhất đốivới tôi - phù hợp với cá tánh, khí chất, khuynh hướng,và bối cảnh văn hóa của tôi - thì điều này cũng đúngcho Thiên Chúa giáo đối với tín đồ. Đối với họ, ThiênChúa giáo là con đường tốt nhất. Căn bản của tôi là sựxác tín, tuy vậy, tôi vẫn không thể nói, Phật giáo là tốtnhất cho tất cả mọi người. Đôi khi tôi nghĩ về tôn giáonhư là một y khoa cho tinh thần của loài người. Cách sửdụng của nó vốn độc lập, và thích hợp cho từng cá nhântrong các điều kiện riêng, vì vậy chúng ta không thể phánđoán thật sự mức hữu hiệu của một loại thuốc. Chúngta không đúng khi bảo, thuốc này rất tốt vì có các chấtliệu thế này thế kia. Nếu không đặt liên hệ tương xứnggiữa bệnh nhân và ảnh hưởng của thuốc trên người đó,thì thật vô nghĩa. Điều thích đáng nhất là nói, trong trườnghợp bệnh nhân cá biệt này với chứng bệnh đặc biệt này,loại thuốc đó hữu hiệu nhất. Tương tự, đối với cáctruyền thống tôn giáo khác nhau, chúng ta chỉ có thể nóiloại này là hữu hiệu nhất cho cá nhân đặc biệt nào đó.Nhưng lý luận trên căn bản của siêu hình học hoặc triếthọc rằng tôn giáo này tốt hơn tôn giáo nọ, là điều vôích. Điều quan trọng chắc chắn là sự hữu hiệu của nócho các trường hợp cá biệt. Cách giải quyết của tôi vềsự kiện có vẻ mâu thuẫn giữa tuyên ngôn của các tôn giáovề "một chân lý và một tôn giáo" và hiện thực đa tínngưỡng, chính là cần hiểu rõ, cho mỗi trường hợp củamột cá nhân quả thật chỉ có một chân lý và một tôn giáo.Tuy nhiên, trong phối cảnh bao quát của xã hội loài người,chúng ta phải chấp nhận khái niệm "nhiều chân lý, nhiềutôn giáo." Tương tự, trong y khoa, trường hợp của một bệnhnhân cá biệt, món thuốc thích hợp quả là món thuốc duynhất. Nhưng rõ ràng điều đó không có nghĩa là các món thuốckhác không thích hợp cho các bệnh nhân khác.

Theotôi thiết nghĩ, sự đa dạng trong các truyền thống tôn giáoquả vô cùng phong phú. Do đó, không cần phải tìm cách đểnói lên rằng cuối cùng thì tất cả tôn giáo đều như nhau.Chúng tương đồng trong sự nhấn mạnh tối yếu về tìnhthương và tâm từ bi trong khuôn khổ giới luật đạo lý.Nhưng nói thế không có nghĩa cho rằng chúng nhất thiết phảilà một. Tri kiến khác biệt nhau về sáng thế và vô khởithủy giữa Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Ấn độ giáo, chẳnghạn, có nghĩa là cuối cùng khi đến các vấn đề siêu hình,chúng ta cứ tự thật hành riêng lẻ, mặc dù có nhiều điểmtương đồng không thể phủ nhận. Các mâu thuẫn đó có thểkhông quan trọng lắm trong giai đoạn khởi đầu thật hànhtôn giáo. Như khi đi xa trên con đường truyền thống đạo,chúng ta bắt buộc phải nhìn nhận các dị biệt nền tảng.Thí dụ, khái niệm tái sanh của Phật giáo và các truyềnthống cổ điển Ấn độ có thể không tương hợp cùng ýniệm cứu rỗi của Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, điều này khôngphải là một cái cớ để kinh khiếp. Ngay cả trong Phật giáo,trong lãnh vực siêu hình có rất nhiều quan điểm đối chọinhau. Ít ra, sự đa dạng đó có nghĩa là chúng ta có nhiềukhuôn khổ hầu đặt vào đó giới luật đạo lý và sự pháthuy các giá trị tâm linh. Đó là lý do khiến tôi không hềđề thuyết về một tôn giáo siêu việt hoặc mới mẻ nàocả. Làm điều đó, chúng ta sẽ đánh mất đặc tánh củacác truyền thống tín ngưỡng đa dạng.

Vàingười cho là khái niệm Phật giáo về "shunyata", hoặc khôngtánh, tối thượng sẽ giống như là tri kiến về khái niệmThượng đế. Tuy vậy, sự kiện đó vẫn còn khó khăn. Thứnhất là trong khi chúng ta có thể diễn dịch các khái niệmđó, đến tầm mức nào thì vẫn có thể giữ được sựtrung thành cùng kinh pháp nguyên thủy? Có một số tương đồnggiữa khái niệm Phật giáo Đại thừa về "Dharmakaya, Sambogakaya",và "Nirmanakya" và Tam Thể trong Thiên Chúa giáo của Thượngđế như là Cha, Con và Thánh Thần. Nhưng nếu ngay trên cănbản đó, mà cho là Phật giáo và Thiên Chúa giáo tận cùngnhư nhau, thì quả là đi quá xa! Một câu cổ ngữ của Tâytạng nói, chúng ta phải thận trọng đừng cắm đầu bò rừng"yak" vào mình cừu - hoặc ngược lại.

Thayvì thế, điều thiết yếu là chúng ta phát huy được mộtý nghĩa chân chánh về sự đa dạng của tôn giáo, mặc dùcác tuyên ngôn khác biệt của các truyền thống tín ngưỡng.Điều này đặc biệt đúng nếu chúng ta thật nghiêm túc trongsự tôn trọng nhân quyền như một nguyên lý toàn cầu. Vềdiện này, tôi thấy khái niệm về một nghị hội các tôngiáo thế giới rất phấn khích. Trước tiên, chữ "nghị hội"mang một ý niệm dân chủ, trong khi "các tôn giáo" nhấn mạnhđến sự quan trọng của nguyên tắc đa dạng trong truyềnthống tín ngưỡng. Phối cảnh đa nguyên trong tôn giáo thểhiện dưới hình thức một nghị hội, tôi tin là sẽ thậtsự hữu ích. Nó giúp tránh được, một mặt là sự cựcđoan quá khích từ lòng sùng tín tôn giáo riêng, mặt kia làsự hô hào một chủ nghĩa hỗn hợp vô ích. Nối liền vớivấn đề hòa hợp liên tôn này, phải nói đến sự kiệnchuyển đạo. Đây là một vấn đề phải được quán chiếuthật nghiêm túc. Cần nhận thức rằng, không phải chỉ chuyểnđạo là giúp cho cá nhân trở thành người tốt hơn, nghĩalà, giới luật hơn, từ bi hơn, trái tim ấm áp hơn. Do đó,lợi ích hơn nhiều là cá nhân đó cứ tập trung vào việcchuyển hóa tâm linh mình bằng cách thật hành giới luật,đức hạnh và từ bi. Trong khuôn khổ các tri kiến hoặc thậthành của tôn giáo khác lại hữu ích hoặc thích đáng chotín ngưỡng của mình, sự học hỏi từ người khác rấtcó giá trị. Trong vài trường hợp, việc thọ nhận vài điềutừ người khác còn có thể hiệu quả. Tuy nhiên, trong khilàm việc đó một cách sáng suốt, chúng ta vẫn có thể tiếptục tận hiến cho đức tin của mình. Đây là cách tốt nhất,vì nó không mang theo nguy cơ của sự lẫn lộn, đặc biệtlà trong cách sống khác nhau theo với các truyền thống tíngưỡng khác nhau. Đa dạng là điều tìm thấy trong xã hộiloài người, đương nhiên có các trường hợp trong số hàngtriệu tín đồ của một tôn giáo nào đó, một số ngườisẽ nhận thấy khuynh hướng phát huy đạo lý và tâm linh củamột tôn giáo khác khiến mình mãn nguyện hơn. Đối với mộtsố người này, khái niệm tái sanh và nghiệp lực có vẻrất hữu hiệu cho cảm hứng phát huy tình thương và tâm từbi trong khuôn khổ trách nhiệm. Đối với một số ngườikhác, khái niệm siêu việt, một đấng sáng tạo yêu thươngloài người, có vẻ thích hợp hơn.

Trongcác trường hợp như thế, điều hệ trọng đối với cáccá nhân này là tự hỏi mình thật nhiều lần. Họ tự hỏi,"Tôi bị thu hút bởi tôn giáo khác đó có phải vì các lýdo đúng không? Hay đó chỉ là sự hấp dẫn của các diệnvăn hóa và nghi thức? Hoặc chính bởi giáo lý cốt yếu? Giảthử như tôi chuyển sang tôn giáo mới, có ít sự đòi hỏinhư tôn giáo hiện thời chăng?" Tôi nói lên điều này, vìtôi thường gặp nhiều trường hợp những người chuyểnsang một tôn giáo khác truyền thống thừa hưởng của mình,thường khi chỉ vì họ chấp nhận một số khía cạnh phiếndiện của nền văn hóa mà tôn giáo mới tùy thuộc vào. Nhưngsự thật hành đòi hỏi phải đi sâu vào trong tôn giáo nhiềuhơn nữa.

Trongtrường hợp một người sau khi đã quán chiếu thật lâu vàchín chắn, quyết định tiếp thụ một tôn giáo khác, quantrọng nhất là phải nhớ đến sự đóng góp tích cực chonhân loại của mỗi một truyền thống tôn giáo. Nguy cơ làcá nhân đó có thể, trong khi tìm cách biện minh cho quyếtđịnh của mình, lại chỉ trích niềm tin khi trước. Cốtyếu phải tránh điều này. Chỉ vì truyền thống không cònhữu hiệu cho trường hợp một cá nhân này không có nghĩanó không còn ích lợi cho nhân loại. Trái lại, chúng ta cóthể đoan chắc rằng nó đã từng tạo cảm hứng cho nhiềutriệu người trong quá khứ, nhiều triệu người trong hiệntại, và sẽ gây cảm hứng cho nhiều triệu người trong tươnglai, trên con đường của tình thương và tâm từ bi.

Điềuquan trọng phải luôn ghi nhớ là cuối cùng thì cứu cánh trọnvẹn của tôn giáo chính là tạo điều kiện cho tình thươngvà lòng từ bi, nhẫn nại, khoan dung, tha thứ, khiêm hòa, vânvân. Nếu chúng ta lãng quên các điều đó, cho dù có chuyểnđạo cũng chẳng ích chi. Cũng thế, nếu chúng ta là tín đồsốt sắng với đức tin của mình, mà lại bỏ quên việcthể hiện các phẩm tánh đó trong đời sống hàng ngày, thìcũng không có gì lợi lạc. Một tín đồ như thế chẳng khácnào như một bệnh nhân mắc phải chứng bệnh trầm kha màchỉ lo đọc cách chữa bệnh chứ không chịu uống thuốctrị liệu.

Hơnnữa, nếu các tín đồ tôn giáo chúng ta lại không có tâmtừ bi và giới luật, thì làm sao ta có thể hy vọng nơi ngườikhác? Nếu chúng ta xây dựng được một sự hòa hợp chânchánh đến từ sự tôn kính và hiểu biết lẫn nhau, tôn giáosẽ trở thành một năng lực vĩ đại có thẩm quyền phátbiểu trên các vấn đề đạo đức tử sanh, như hòa bìnhvà giải giới, như xã hội và công lý chính trị, như môitrường thiên nhiên, và nhiều vấn đề hệ trọng khác ảnhhưởng đến toàn nhân loại. Nhưng nếu chưa tinh tấn đưacác giáo lý siêu hình vào thật hành, thì chúng ta cũng chẳngđược xem như nghiêm túc. Và điều đó, cùng với các điềukhác, có nghĩa là làm một tấm gương tốt, qua sự phát huyđược liên hệ tốt với các truyền thống tín ngưỡng khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 18690)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
18/05/2011(Xem: 9828)
(Lời giới thiệu: Bài viết dưới đây là của Tỳ Kheo Bodhi. Theo từ điển điện tử Wikipedia, Tỳ Kheo Bodhi (Bhikkhu Bodhi) thế danh là Jeffrey Block, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1944 tại New York. Xuất gia tại Sri Lanka theo truyền thống Nam Truyền Phật Giáo. Ngài hiện dạy tại New York và New Jersey. Ngài được mời làm chủ tịch thứ 2 của Hội the Buddhist Publication Society và đã xuất bản nhiều tác phẩm Phật học. Sau đây là phần Việt dịch từ bài viết “Aims of Buddhist Education” của Tỳ Kheo Bodhi.)
16/05/2011(Xem: 5661)
Ngày 30-4-2011 vừa qua, Thời Đại Mới có mở một cuộc đàm thoại nội bộ về nhu cầu nghiên cứu các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam trước đây. Sau buổi đàm thoại, chúng tôi có yêu cầu anh Ngô Vĩnh Long viết lại những ý kiến của anh thành bài và yêu cầu anh Cao Huy Thuần tóm tắt quan điểm mà anh đã phát biểu. Dưới đây là tóm tắt đàm thoại của anh Cao Huy Thuần.
05/05/2011(Xem: 3355)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộ là năng lực tiềm ẩn...
17/04/2011(Xem: 3482)
* Chưa có triết lí về giá trị nhân sinh thì văn hoá-giáo dục còn khập khiễng, chính trị còn khập khiễng. * Khi triết lí giáo dục chưa minh triết thì tất yếu dẫn đến suy yếu đạo đức nghề nghiệp ở người lao động, suy yếu lương tri ở người cán bộ. * Nền văn học nào, nền giáo dục nào không giúp được con người nhận ra các bệnh tâm hồn, không giúp con người biết cách tự chữa trị có hiệu quả, thì đó là nền văn học, nền giáo dục còn nhiều yếu kém. * Nhà giáo yếu kém nhân cách thì chỉ là công cụ tồi, có hại cho xã hội rất lớn (vì nhiều người ngây thơ tin tưởng vào họ). Tu sĩ yếu kém nhân cách cũng thế.
04/04/2011(Xem: 6992)
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh
03/04/2011(Xem: 7068)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đức và thiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
19/03/2011(Xem: 4319)
Nhiều người ngày nay đã hỏi, “Có phải sự tích tập nghiệp báo là nguyên nhân của những vấn đề như động đất, thí dụ trận động đất vừa tàn phá Haiti”? Nếu trả lời điều ấy, dần dần nó được giải thích rằng tích lũy nghiệp báo của tất cả những chúng sinh trên hành tinh này chịu trách nhiệm cho những đặc trưng phổ biến của hành tinh này và những yếu tố làm nên nó. Với những nhân tố hiện diện, những định luật khách quan của vật lý đã vận hành. Thí dụ, sức nóng tăng lên và những chuyển động đa dạng làm nên kết quả, thí như những mãng của trái đất trượt lên nhau, và v.v… Một biểu hiện của chuyển động ấy là động đất. Từ quan điểm này, động đất là những kết quả không tránh khỏi của hành tinh chúng ta sinh khởi như thế ấy; và nó đã từng sinh khởi như nó là kết quả của nghiệp báo tích lũy vô cùng rộng lớn của tất cả chúng sinh những kẻ đã từng sinh sống tự bao giờ trên hành tinh này. Ông có bình luận gì về điều này?
18/03/2011(Xem: 4501)
Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến nhiều tôn giáo hoạt động vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế nên chúng tôi nhân đây giới thiệu đến quý Phật tử cái nhìn đơn giản về những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Trong mục này vì phải đưa ra một số dữ kiện lịch sử cho nên mặc dầu luôn cố gắng giữ mình trên cương vị khách quan, trong tinh thần xây dựng, nhưng dầu sao ít nhiều chúng tôi cũng không tránh khỏi sự sai lầm để cho cái bản ngã đáng ghét, chủ quan hẹp hòi thiển cận của mình xuất hiện. Nếu có đoạn nào không hài lòng, xin quý độc giả rộng tình bỏ qua. Chân thành cảm tạ.
19/02/2011(Xem: 4378)
Sau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567