Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mục Đích Của Giáo Dục Phật Giáo

18/05/201102:21(Xem: 9730)
Mục Đích Của Giáo Dục Phật Giáo

Buddha_15


Mục Đích Của Giáo Dục Phật Giáo

Tác giả: Tỳ Kheo Bodhi

Người dịch: Huỳnh Kim Quang


(Lời giới thiệu: Bài viết dưới đây là của Tỳ Kheo Bodhi. Theo từ điển điện tử Wikipedia, Tỳ Kheo Bodhi (Bhikkhu Bodhi) thế danh là Jeffrey Block, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1944 tại New York. Xuất gia tại Sri Lanka theo truyền thống Nam Truyền Phật Giáo. Ngài hiện dạy tại New YorkNew Jersey. Ngài được mời làm chủ tịch thứ 2 của Hội the Buddhist Publication Society và đã xuất bản nhiều tác phẩm Phật học. Sau đây là phần Việt dịch từ bài viết “Aims of Buddhist Education” của Tỳ Kheo Bodhi.)

Lý tưởng mà nói, giáo dục là phương tiện chính để phát triển con người, đặc biệt để chuyển hóa trẻ em thất học trở thành người lớn thuần thục và có trách nhiệm. Tuy nhiên, cho đến nay, ở khắp mọi nơi, cả trong thế giới đã phát triển và đang phát triển, chúng ta có thể chứng kiến nền giáo dục chính thống đang trong tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Giảng dạy học đường trở thành cố hũ đến đỗi mà trẻ em thường xem học đường như là nơi thực tập kiên nhẫn hơn là sự tiến bộ kiến thức. Ngay cả những học sinh thông minh và tận tâm nhất cũng dễ dàng trở thành lười biếng, và đối với nhiều em chỉ còn hứng thú trốn chạy vào con đường nguy hiểm của nghiện ngập hút xách, tình dục, và bùng nổ bạo động vô cảm. Các thầy cô giáo cũng cảm thấy khó xử, không hài lòng với hệ thống mà họ phục vụ nhưng không thể tìm thấy một sự thay đổi nào khác có ý nghĩa.

Một lý do chính cho trình trạng đau buồn này là sự thiếu vắng cái nhìn đối với mục đích chính của giáo dục. Chữ “giáo dục” có nghĩa là “làm phát sinh ra,” tức là nhiệm vụ thật sự của công tác này là lôi ra từ trong tâm thức khả tính bản hữu của sự hiểu biết. Sự ham thích học hỏi, hiểu biết và thông thạo là nét căn bản của con người, cũng như bản tính tâm thức của chúng ta về sự đói khát của cơ thể. Tuy nhiên, trong thế giới hỗn loạn ngày nay, sự khát khao học tập thường bị đánh lạc bởi sự tráo trở đạo đức làm tổn thất toàn bộ xã hội. Giáo dục chỉ như sự ham muốn của chúng ta đối với thực phẩm bị khai thác bởi kỹ nghệ thức ăn nhanh với những món ăn khoái khẩu chẳng có chút giá trị dinh dưỡng nào, học đường của chúng ta cũng thế, tâm thức của tuổi trẻ bị tước đoạt dinh dưỡng mà họ cần để phát triển khỏe mạnh. Trong giáo dục, học sinh được dạy những môn học của kiến thức tiêu chuẩn hóa nhằm làm cho họ trở thành những kẻ bầy tôi trung thành của hệ thống xã hội mất phẩm chất. Trong khi nền giáo dục như thế có thể cần thiết để đảm bảo cho sự ổn định xã hội, thì nó lại làm quá ít để hoàn tất sự học hỏi cao hơn, sự chiếu rọi vào tâm thức với ánh sáng của sự thật và điều thiện.

Nguyên nhân chính tạo ra vấn đề của nền giáo dục chúng ta là “việc thương mại hóa” giáo dục. Mô thức phát triển kỹ nghệ của xã hội, ngày nay mở rộng vào các xã hội ở Nam và Đông Nam Á, những nhu cầu mà hệ thống giáo dục chuẩn bị cho học sinh trở thành các công dân sản xuất trong trật tự kinh tế được điều hành bởi lợi quyền tối đa. Quan niệm về mục đích giáo dục như thế là hoàn toàn khác biệt từ sự kiên định với những nguyên tắc Phật Giáo. Chắc chắn nền giáo dục Phật Giáo có hiệu quả thực sự. Đối với đề xuất của Phật Giáo về con đường trung đạo thừa nhận rằng ước vọng tâm linh cao cả phải dựa trên một thân thể khỏe mạnh và xã hội an toàn. Nhưng với Phật Giáo, khía cạnh giáo dục thực sự phải được hợp nhất; với những đòi hỏi khác được đề ra để mang khả tính của con người tới sự trưởng dưỡng trong phương cách mà Đức Phật đã khai thị. Trên hết, chính sách giáo dục được hướng dẫn bởi các nguyên lý Phật Giáo là phải nhằm mục đích truyền đạt những giá trị phổ quát. Nó phải dẫn tới, không chỉ việc phát triển năng khiếu xã hội và thương mại, mà còn bồi bổ cho học sinh những hạt giống cao thượng của tâm linh.

Kể từ khi xã hội thế tục hiện đại tuyên bố rằng nền giáo dục quy ước tập trung vào việc chuẩn bị nghề nghiệp cho học sinh, trong một quốc gia Phật Giáo như Sri Lanka trách nhiệm tiên khởi cho việc truyền đạt những nguyên lý của Giáo Pháp cho học sinh đã tự động sút giảm tại các trường Phật Pháp. Giáo dục Phật Giáo tại những trường Phật Pháp nên được quan tâm trên hết với sự chuyển hóa cá tính. Từ khi cá tính con người được hun đúc bởi những giá trị, và các giá trị được chuyên tải bởi lý tưởng khích lệ, nhiệm vụ đầu tiên của những nhà giáo dục Phật Giáo là quyết định lý tưởng của hệ thống giáo dục của họ. Nếu chúng ta chuyển những bài giảng của đức Phật vào sự nghiên cứu lý tưởng đúng cho cuộc sống của một người con Phật, chúng ta sẽ tìm thấy 5 phẩm tính mà đức Phật thường nhấn mạnh như là những dấu hiệu của một người đệ tử kiểu mẫu, bất kể là tăng, ni hay cư sĩ. Năm phẩm tính này là chánh tín, đức hạnh, khoan dung, học hỏi và trí tuệ. 2 phẩm tính trong 5 phẩm tính nói trên – chánh tín và khoan dung – liên hệ tới cái tâm: chúng liên quan tới việc thuần thục khía cạnh cảm xúc của nhân tính. 2 phẩm tính liên quan tới kiến thức: học hỏi và trí tuệ. Phẩm tính thứ 2, đức hạnh hay đạo đức, có phần trong cả 2 mặt của cá tính con người: 3 giới đầu trong 5 giới từ việc sát sanh, trộm cắp, và tà dâm -- khống chế cảm xúc; các giới tiết chế sự nói dối và uống rượu say sưa giúp phát triển sự trong sáng và thành thật đối với việc nhận thức sự thật. Giáo dục Phật Giáo như thế là nhắm mục đích chuyển hóa cá tính và kiến thức con người, giữ quân bình cả hai và đảm bảo cả hai cùng được đưa tới sự hoàn thiện.

Toàn bộ hệ thống giáo dục Phật Giáo phải được bắt rễ trong chánh tín – chánh tín vào Tam Bảo, và trên hết vào đức Phật như là đấng Toàn Giác, vị đạo sư và vị hướng đạo tối thượng dẫn tới chánh mạng và chánh kiến. Dựa vào chánh tín này, các học sinh phải được khích lệ để hoàn thiện đức hạnh bằng cách thực hành theo những hướng dẫn đạo đức bao gồm trong Ngũ Giới. Họ phải đạt đến hiểu biết về năm giới, để thấu rõ các lý do tại sao họ phải thực hành chúng, và biết cách để áp dụng chúng trong những hoàn cảnh khó khăn của đời sống hàng ngày. Quan trọng nhất, họ nên thích thú với những đức hạnh tích cực mà năm giới tượng trưng: lòng tể tế, thành thật, trong sạch, chân thật, và tiết độ tinh thần. Họ cũng phải đạt được tấm lòng khoan dung và xả kỷ, để vượt qua sự ích kỷ, tham lam và chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà bỏ quên xã hội. Đánh động việc hoàn thiện lý tưởng khoan dung là phát triển lòng từ bi và hòa giải, là những phẩm tính thủy chung trong suốt cả cuộc đời hóa đạo của đức Phật. Điều đó dạy cho chúng ta biết sự hợp tác là tốt hơn cạnh tranh, vị tha tốt hơn tham vọng, và điều thiện của chúng ta được thành đạt qua sự hòa hợp và việc thiện hơn là qua sự lợi dụng và khống chế người khác.

Phẩm tính thứ 4 và thứ 5 cùng song hành với nhau. Qua việc học hỏi là phương tiện đạt được kiến thức rộng lớn với các kinh điển Phật Giáo có được nhờ đọc và nghiên cứu chăm chỉ. Nhưng chỉ có sự học hỏi không thôi thì không đủ. Kiến thức chỉ được hoàn hảo khi nào nó phục vụ như là chiếc bè cho trí tuệ, là sự trực thức của cá nhân vào chân lý của Chánh Pháp. Dĩ nhiên, trí tuệ cao hơn để thành tựu Bát Chánh Đạo thì không dựa vào trong phạm vị của trường Phật Pháp. Trí tuệ này phải được phát triển bởi sự huấn luyện tâm linh có phương pháp trong chỉ và quán, là đôi cánh của thiền Phật Giáo. Nhưng nền giáo dục Phật Giáo có thể đi xa hơn trong việc đặt nền tảng đối với trí tuệ này bằng cách gạn lọc những nguyên lý được thẩm thấu bởi sự quán chiếu. Trong mối tương quan chặt chẽ giữa học hỏi và trí tuệ, cái cũ cung ứng căn bản cho cái mới. Trí tuệ hưng phát bằng việc thực hiện lý tưởng và nguyên lý có hệ thống được học hỏi qua nghiên cứu cơ cấu của tâm thức, đòi hỏi sự suy tư sâu sắc, thảo luận sáng suốt, và nghiên tầm sắc bén.

Đó là trí tuệ mà đức Phật đã dùng như là phương tiện trực tiếp đưa tới sự giải thoát cứu cánh, như là chìa khóa mở cánh cửa Niết Bàn bất diệt, và cũng như là hướng dẫn chính xác đưa tới sự thành tựu việc thích ứng với những thách thức của đời sống thế tục. Trí tuệ như thế là tối thượng của toàn bộ hệ thống giáo dục Phật Giáo, và tất cả những bước căn bản trong hệ thống giáo dục Phật Giáo nên ăn khớp với đức tính tối thượng này. Đó là với bước căn bản này thì giáo dục đạt được sự hoàn thiện, và rằng nó trở nên rực rỡ trong ý nghĩa thực và sâu xa nhất, như được dạy bởi đức Phật trong đêm Ngài Thành Đạo, “Trong ta khởi lên tri kiến, hiểu biết, trí tuệ, liễu ngộ, và ánh sáng.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2011(Xem: 3324)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộ là năng lực tiềm ẩn...
17/04/2011(Xem: 3455)
* Chưa có triết lí về giá trị nhân sinh thì văn hoá-giáo dục còn khập khiễng, chính trị còn khập khiễng. * Khi triết lí giáo dục chưa minh triết thì tất yếu dẫn đến suy yếu đạo đức nghề nghiệp ở người lao động, suy yếu lương tri ở người cán bộ. * Nền văn học nào, nền giáo dục nào không giúp được con người nhận ra các bệnh tâm hồn, không giúp con người biết cách tự chữa trị có hiệu quả, thì đó là nền văn học, nền giáo dục còn nhiều yếu kém. * Nhà giáo yếu kém nhân cách thì chỉ là công cụ tồi, có hại cho xã hội rất lớn (vì nhiều người ngây thơ tin tưởng vào họ). Tu sĩ yếu kém nhân cách cũng thế.
04/04/2011(Xem: 6849)
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh
03/04/2011(Xem: 6999)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đức và thiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
19/03/2011(Xem: 4258)
Nhiều người ngày nay đã hỏi, “Có phải sự tích tập nghiệp báo là nguyên nhân của những vấn đề như động đất, thí dụ trận động đất vừa tàn phá Haiti”? Nếu trả lời điều ấy, dần dần nó được giải thích rằng tích lũy nghiệp báo của tất cả những chúng sinh trên hành tinh này chịu trách nhiệm cho những đặc trưng phổ biến của hành tinh này và những yếu tố làm nên nó. Với những nhân tố hiện diện, những định luật khách quan của vật lý đã vận hành. Thí dụ, sức nóng tăng lên và những chuyển động đa dạng làm nên kết quả, thí như những mãng của trái đất trượt lên nhau, và v.v… Một biểu hiện của chuyển động ấy là động đất. Từ quan điểm này, động đất là những kết quả không tránh khỏi của hành tinh chúng ta sinh khởi như thế ấy; và nó đã từng sinh khởi như nó là kết quả của nghiệp báo tích lũy vô cùng rộng lớn của tất cả chúng sinh những kẻ đã từng sinh sống tự bao giờ trên hành tinh này. Ông có bình luận gì về điều này?
18/03/2011(Xem: 4449)
Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến nhiều tôn giáo hoạt động vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế nên chúng tôi nhân đây giới thiệu đến quý Phật tử cái nhìn đơn giản về những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Trong mục này vì phải đưa ra một số dữ kiện lịch sử cho nên mặc dầu luôn cố gắng giữ mình trên cương vị khách quan, trong tinh thần xây dựng, nhưng dầu sao ít nhiều chúng tôi cũng không tránh khỏi sự sai lầm để cho cái bản ngã đáng ghét, chủ quan hẹp hòi thiển cận của mình xuất hiện. Nếu có đoạn nào không hài lòng, xin quý độc giả rộng tình bỏ qua. Chân thành cảm tạ.
19/02/2011(Xem: 4325)
Sau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
11/02/2011(Xem: 30416)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
05/01/2011(Xem: 8525)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
05/01/2011(Xem: 31912)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567