Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mục Đích Của Giáo Dục Phật Giáo

18/05/201102:21(Xem: 9719)
Mục Đích Của Giáo Dục Phật Giáo

Buddha_15


Mục Đích Của Giáo Dục Phật Giáo

Tác giả: Tỳ Kheo Bodhi

Người dịch: Huỳnh Kim Quang


(Lời giới thiệu: Bài viết dưới đây là của Tỳ Kheo Bodhi. Theo từ điển điện tử Wikipedia, Tỳ Kheo Bodhi (Bhikkhu Bodhi) thế danh là Jeffrey Block, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1944 tại New York. Xuất gia tại Sri Lanka theo truyền thống Nam Truyền Phật Giáo. Ngài hiện dạy tại New YorkNew Jersey. Ngài được mời làm chủ tịch thứ 2 của Hội the Buddhist Publication Society và đã xuất bản nhiều tác phẩm Phật học. Sau đây là phần Việt dịch từ bài viết “Aims of Buddhist Education” của Tỳ Kheo Bodhi.)

Lý tưởng mà nói, giáo dục là phương tiện chính để phát triển con người, đặc biệt để chuyển hóa trẻ em thất học trở thành người lớn thuần thục và có trách nhiệm. Tuy nhiên, cho đến nay, ở khắp mọi nơi, cả trong thế giới đã phát triển và đang phát triển, chúng ta có thể chứng kiến nền giáo dục chính thống đang trong tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Giảng dạy học đường trở thành cố hũ đến đỗi mà trẻ em thường xem học đường như là nơi thực tập kiên nhẫn hơn là sự tiến bộ kiến thức. Ngay cả những học sinh thông minh và tận tâm nhất cũng dễ dàng trở thành lười biếng, và đối với nhiều em chỉ còn hứng thú trốn chạy vào con đường nguy hiểm của nghiện ngập hút xách, tình dục, và bùng nổ bạo động vô cảm. Các thầy cô giáo cũng cảm thấy khó xử, không hài lòng với hệ thống mà họ phục vụ nhưng không thể tìm thấy một sự thay đổi nào khác có ý nghĩa.

Một lý do chính cho trình trạng đau buồn này là sự thiếu vắng cái nhìn đối với mục đích chính của giáo dục. Chữ “giáo dục” có nghĩa là “làm phát sinh ra,” tức là nhiệm vụ thật sự của công tác này là lôi ra từ trong tâm thức khả tính bản hữu của sự hiểu biết. Sự ham thích học hỏi, hiểu biết và thông thạo là nét căn bản của con người, cũng như bản tính tâm thức của chúng ta về sự đói khát của cơ thể. Tuy nhiên, trong thế giới hỗn loạn ngày nay, sự khát khao học tập thường bị đánh lạc bởi sự tráo trở đạo đức làm tổn thất toàn bộ xã hội. Giáo dục chỉ như sự ham muốn của chúng ta đối với thực phẩm bị khai thác bởi kỹ nghệ thức ăn nhanh với những món ăn khoái khẩu chẳng có chút giá trị dinh dưỡng nào, học đường của chúng ta cũng thế, tâm thức của tuổi trẻ bị tước đoạt dinh dưỡng mà họ cần để phát triển khỏe mạnh. Trong giáo dục, học sinh được dạy những môn học của kiến thức tiêu chuẩn hóa nhằm làm cho họ trở thành những kẻ bầy tôi trung thành của hệ thống xã hội mất phẩm chất. Trong khi nền giáo dục như thế có thể cần thiết để đảm bảo cho sự ổn định xã hội, thì nó lại làm quá ít để hoàn tất sự học hỏi cao hơn, sự chiếu rọi vào tâm thức với ánh sáng của sự thật và điều thiện.

Nguyên nhân chính tạo ra vấn đề của nền giáo dục chúng ta là “việc thương mại hóa” giáo dục. Mô thức phát triển kỹ nghệ của xã hội, ngày nay mở rộng vào các xã hội ở Nam và Đông Nam Á, những nhu cầu mà hệ thống giáo dục chuẩn bị cho học sinh trở thành các công dân sản xuất trong trật tự kinh tế được điều hành bởi lợi quyền tối đa. Quan niệm về mục đích giáo dục như thế là hoàn toàn khác biệt từ sự kiên định với những nguyên tắc Phật Giáo. Chắc chắn nền giáo dục Phật Giáo có hiệu quả thực sự. Đối với đề xuất của Phật Giáo về con đường trung đạo thừa nhận rằng ước vọng tâm linh cao cả phải dựa trên một thân thể khỏe mạnh và xã hội an toàn. Nhưng với Phật Giáo, khía cạnh giáo dục thực sự phải được hợp nhất; với những đòi hỏi khác được đề ra để mang khả tính của con người tới sự trưởng dưỡng trong phương cách mà Đức Phật đã khai thị. Trên hết, chính sách giáo dục được hướng dẫn bởi các nguyên lý Phật Giáo là phải nhằm mục đích truyền đạt những giá trị phổ quát. Nó phải dẫn tới, không chỉ việc phát triển năng khiếu xã hội và thương mại, mà còn bồi bổ cho học sinh những hạt giống cao thượng của tâm linh.

Kể từ khi xã hội thế tục hiện đại tuyên bố rằng nền giáo dục quy ước tập trung vào việc chuẩn bị nghề nghiệp cho học sinh, trong một quốc gia Phật Giáo như Sri Lanka trách nhiệm tiên khởi cho việc truyền đạt những nguyên lý của Giáo Pháp cho học sinh đã tự động sút giảm tại các trường Phật Pháp. Giáo dục Phật Giáo tại những trường Phật Pháp nên được quan tâm trên hết với sự chuyển hóa cá tính. Từ khi cá tính con người được hun đúc bởi những giá trị, và các giá trị được chuyên tải bởi lý tưởng khích lệ, nhiệm vụ đầu tiên của những nhà giáo dục Phật Giáo là quyết định lý tưởng của hệ thống giáo dục của họ. Nếu chúng ta chuyển những bài giảng của đức Phật vào sự nghiên cứu lý tưởng đúng cho cuộc sống của một người con Phật, chúng ta sẽ tìm thấy 5 phẩm tính mà đức Phật thường nhấn mạnh như là những dấu hiệu của một người đệ tử kiểu mẫu, bất kể là tăng, ni hay cư sĩ. Năm phẩm tính này là chánh tín, đức hạnh, khoan dung, học hỏi và trí tuệ. 2 phẩm tính trong 5 phẩm tính nói trên – chánh tín và khoan dung – liên hệ tới cái tâm: chúng liên quan tới việc thuần thục khía cạnh cảm xúc của nhân tính. 2 phẩm tính liên quan tới kiến thức: học hỏi và trí tuệ. Phẩm tính thứ 2, đức hạnh hay đạo đức, có phần trong cả 2 mặt của cá tính con người: 3 giới đầu trong 5 giới từ việc sát sanh, trộm cắp, và tà dâm -- khống chế cảm xúc; các giới tiết chế sự nói dối và uống rượu say sưa giúp phát triển sự trong sáng và thành thật đối với việc nhận thức sự thật. Giáo dục Phật Giáo như thế là nhắm mục đích chuyển hóa cá tính và kiến thức con người, giữ quân bình cả hai và đảm bảo cả hai cùng được đưa tới sự hoàn thiện.

Toàn bộ hệ thống giáo dục Phật Giáo phải được bắt rễ trong chánh tín – chánh tín vào Tam Bảo, và trên hết vào đức Phật như là đấng Toàn Giác, vị đạo sư và vị hướng đạo tối thượng dẫn tới chánh mạng và chánh kiến. Dựa vào chánh tín này, các học sinh phải được khích lệ để hoàn thiện đức hạnh bằng cách thực hành theo những hướng dẫn đạo đức bao gồm trong Ngũ Giới. Họ phải đạt đến hiểu biết về năm giới, để thấu rõ các lý do tại sao họ phải thực hành chúng, và biết cách để áp dụng chúng trong những hoàn cảnh khó khăn của đời sống hàng ngày. Quan trọng nhất, họ nên thích thú với những đức hạnh tích cực mà năm giới tượng trưng: lòng tể tế, thành thật, trong sạch, chân thật, và tiết độ tinh thần. Họ cũng phải đạt được tấm lòng khoan dung và xả kỷ, để vượt qua sự ích kỷ, tham lam và chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà bỏ quên xã hội. Đánh động việc hoàn thiện lý tưởng khoan dung là phát triển lòng từ bi và hòa giải, là những phẩm tính thủy chung trong suốt cả cuộc đời hóa đạo của đức Phật. Điều đó dạy cho chúng ta biết sự hợp tác là tốt hơn cạnh tranh, vị tha tốt hơn tham vọng, và điều thiện của chúng ta được thành đạt qua sự hòa hợp và việc thiện hơn là qua sự lợi dụng và khống chế người khác.

Phẩm tính thứ 4 và thứ 5 cùng song hành với nhau. Qua việc học hỏi là phương tiện đạt được kiến thức rộng lớn với các kinh điển Phật Giáo có được nhờ đọc và nghiên cứu chăm chỉ. Nhưng chỉ có sự học hỏi không thôi thì không đủ. Kiến thức chỉ được hoàn hảo khi nào nó phục vụ như là chiếc bè cho trí tuệ, là sự trực thức của cá nhân vào chân lý của Chánh Pháp. Dĩ nhiên, trí tuệ cao hơn để thành tựu Bát Chánh Đạo thì không dựa vào trong phạm vị của trường Phật Pháp. Trí tuệ này phải được phát triển bởi sự huấn luyện tâm linh có phương pháp trong chỉ và quán, là đôi cánh của thiền Phật Giáo. Nhưng nền giáo dục Phật Giáo có thể đi xa hơn trong việc đặt nền tảng đối với trí tuệ này bằng cách gạn lọc những nguyên lý được thẩm thấu bởi sự quán chiếu. Trong mối tương quan chặt chẽ giữa học hỏi và trí tuệ, cái cũ cung ứng căn bản cho cái mới. Trí tuệ hưng phát bằng việc thực hiện lý tưởng và nguyên lý có hệ thống được học hỏi qua nghiên cứu cơ cấu của tâm thức, đòi hỏi sự suy tư sâu sắc, thảo luận sáng suốt, và nghiên tầm sắc bén.

Đó là trí tuệ mà đức Phật đã dùng như là phương tiện trực tiếp đưa tới sự giải thoát cứu cánh, như là chìa khóa mở cánh cửa Niết Bàn bất diệt, và cũng như là hướng dẫn chính xác đưa tới sự thành tựu việc thích ứng với những thách thức của đời sống thế tục. Trí tuệ như thế là tối thượng của toàn bộ hệ thống giáo dục Phật Giáo, và tất cả những bước căn bản trong hệ thống giáo dục Phật Giáo nên ăn khớp với đức tính tối thượng này. Đó là với bước căn bản này thì giáo dục đạt được sự hoàn thiện, và rằng nó trở nên rực rỡ trong ý nghĩa thực và sâu xa nhất, như được dạy bởi đức Phật trong đêm Ngài Thành Đạo, “Trong ta khởi lên tri kiến, hiểu biết, trí tuệ, liễu ngộ, và ánh sáng.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 41629)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 7427)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
01/01/2011(Xem: 9230)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
29/12/2010(Xem: 14072)
"Lược sử thời gian" (A Brief History of Time), một cuốn sách tuyệt diệu, được viết bởi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta: nhà toán học và vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking.
28/12/2010(Xem: 11771)
Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay.
24/12/2010(Xem: 4146)
Đức Phật Thích Ca được tôn kính như bậc Thầy vĩ đại, một Thiện hữu, một vị Gương mẫu Toàn giác. Pháp hay giáo lý của Ngài chứa đựng những nguyên tắc căn bản, bất biến của Công bằng và Chân lý.
24/12/2010(Xem: 6186)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
24/12/2010(Xem: 7457)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
17/12/2010(Xem: 20913)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
17/12/2010(Xem: 2898)
Giá cả, ít nhất là một phần ba thấp hơn mức trung bình, được liệt kê rõ ràng trên trang web của công ty. Giảm giá 10 phần trăm cho các thành viên. “Chúng tôi thậm chí còn đưa ra biên lai,” ông Hayashi nói.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567