Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền thông và sự phát triển tư tưởng Phật giáo

25/01/201211:39(Xem: 4339)
Truyền thông và sự phát triển tư tưởng Phật giáo

Phat_Thich_Ca_7QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO PHÁP

Trong một số bài viết trước, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu và giới thiệu những đóng góp của truyền thông hiện đại đối với hoạt động hoằng pháp, lợi sinh, hỗ trợ tu tập… của đạo Phật. Truyền thông hiện đại được xem là phương tiện mới để đưa Phật pháp đến với đông đảo Tăng Ni Phật tử và nhân sanh. Nhưng truyền thông không chỉ đơn thuần là một phương tiện. Phương tiện không phải tách rời hoàn toàn nội dung mà nó chuyên chở. Phương tiện có tác dụng nhất định đối với nội dung mà nó truyền tải. Trường hợp truyền thông hiện đại đối với đạo Phật đang được tìm hiểu ở đây cũng thế.

PHẬT GIÁO KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỰC THỂ TĨNH TẠI, BẤT BIẾN

Sự phát triển của tư tưởng Phật giáo đã được báo trước từ ngay khi đức Phật còn tại thế. Chúng ta đều biết đến thí dụ nắm lá trong tay mà Ngài đã nói với đệ tử. Giáo pháp không phải chỉ trong tay Ngài, mà là cả một khu rừng. Nhưng nắm lá trong tay ngài là điều cần thiết cho con người, cho xã hội lúc đó.

Phật tử đời sau không thểtrói buộc tư tưởng mình trong nắm lá đó, mà do nhu cầu phát triển tất yếu phải hướng về rừng cây. Đại thừa Phật giáo ra đời cũng từ ý hướng đó. Sự ra đời và phát triển của các bộ luận cũng là sự phát triển theo hướng tìm vào rừng cây. Đạo Phật đã không tự trói mình vào các bộ kinh Nikaya, tức là không dừng lại ở những chiếc lá. Hai mươi lăm thế kỷ của đạo Phật ở mấy chục quốc gia trên 1/3 quả địa cầu đã nói lên điều đó.

Ngày nay, kho tàng tư tưởng Phật giáo không chỉ là kinh, mà là một số sách có số lượng lớn hơnhàng chục ngàn lần. Tư tưởng Phật giáo là một sinh thể, tăng trưởng sinh sôi, không phải là một hòn đá thờ tĩnh tại bất biến.

Điều vừa kết luận ở trên còn thể hiện rõ ở cách định nghĩa giáo pháp từ đức Phật. Trong kinh Viêngiác, ngài khẳng định rõ: “Tất cả giáo lý chỉ có giá trị như ngón tay chỉ mặt trăng, đừng lầm lẫn ngón tay là mặt trăng”.

Giáo pháp là phương tiện,mà phương tiện đương nhiên chỉ là cái để phục vụ, nó thay đổi tùy thuộcvào đối tượng, không gian, thời gian, hoàn cảnh. Và khi đã nói đến vai trò của thời gian, hoàn cảnh đối với phương tiện, tức là ta đã nói đến tác động của truyền thông đối với giáo pháp. Đó là một hiện thực khách quan cần nhận diện. Hoàn cảnh thay đổi tất yếu dẫn đến sự thay đổi của “phương tiện”, mà ở đây là giáo pháp.

Sự phát triển của truyền thông hiện đại với báo in, báo điện tử, truyền hình… chắc chắn sẽ làm cho sự phát triển tư tưởng Phật giáo khác hẳn với 1000 năm trước, mà đúng ra, chỉ là một trăm năm trước, hay vài chục năm trước. Đây là một vấn đề rất lớn cần được đầu tư nghiên cứu qui mô. Ở đây chúng tôi chỉ xin nêu một số phác thảo.

TRONG QUÁ KHỨ, TRUYỀN THÔNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẠO PHẬT VỀ MẶT TƯ TƯỞNG

Tư tưởng Phật giáo có thểnhìn nhận thành hai bộ phận: bản thân tư tưởng và sự truyền bá tư tưởng. Môi trường truyền bá tư tưởng thay đổi tất yếu dẫn đến sự biến đổi trong hoạt động tư tưởng. Ở đây, truyền thông đi theo hướng phát triển, do vậy, đóng góp chủ yếu của nó cũng ở việc thúc đẩy sự phát triển của tư tưởng.

Có thể nói, trong Phật giáo sự phát triển của tạng Luận gắn liền với sự phát triển của kỹ thuậtin ấn, tức là bước phát triển mới quảng bá tư tưởng. Trong từ “luận” đãhàm nghĩa có yếu tố truyền thông. Luận không chỉ là cần có người tiếp nhận, mà còn cần đến hoạt động phản hồi, bàn bạc, trao đổi. Luận là trước tác và phổ biến trước tác về tư tưởng Phật giáo.

Sựphát triển của kỹ thuật là giấy và khắc in tất yếu đã đưa tới bước pháttriển luận trong hoạt động tư tưởng Phật giáo, và sau đó là bước phát triển “sách”. “Sách”, “lục” là bước phát triển tiếp theo của luận. Quá trình đó diễn tiến trong nhiều thế kỷ và gia tăng đột biến vào đầu thế kỷ XX, khi mà kỹ thuật in ấn phát triển vượt bậc cho phép việc in ấn xuất bản trở nên dễ dàng, thuận tiện, rẻ tiền, gia tăng vượt bậc số lượng ấn bản.

Ở phương Tây, một số nhà nghiên cứu lịch sử đạo Cơ Đốc đã cho rằng sự phát triển của tư tưởng TinLành cải cách cũng gắn liền với sự phát triển kỹ thuật in sắp chữ. Việcphát minh ra máy in đã là động lực và môi trường cho tư tưởng Tin Lành cải cách lan rộng ở Tây Âu thời trung đại, đồng thời cũng gián tiếp làm phong phú tư tưởng cải cách đạo Cơ Đốc, thông qua việc thúc đẩy phổ biếncác trước tác cải cách.

TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI VÀ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO

Khả năng lớn lao của truyền thông hiện đại trong việc quảng bá tư tưởng vừa đóng góp, đồng thời, cũng vừa tạo ra những vấn đề lớn đối với sự phát triển của tư tưởng Phật giáo. Có thể nói, nó là con dao hai lưỡi.

Những khó khăn của việc in ấn thời khắc bản tạo thành một sự thanh lọc tất yếu đối với việc pháttriển và phổ biến tư tưởng Phật giáo. Trong giai đoạn việc truyền bá tưtưởng Phật giáo được thực hiện bằng việc ghi chép trên lá, thì chủ yếu chỉ có lời Phật dạy phổ biến bằng phương tiện truyền thông này.

Đến khi kỹ thuật khắc bảnra đời, tác giả những xuất bản phẩm Phật giáo là những vị Bồ-tát, Thánhtăng, Cao tăng. Đó đã là một bước mở rộng. Đến nay, thì bất cứ ai cũng có thể xuất bản tác phẩm “Phật học” của mình, viết báo, mở web, viết blog... Các vị sư trẻ, các cư sĩ cũng có thể “thuyết pháp”, rồi phổ biếnchương trình audio video thuyết pháp của mình bằng nhiều hình thức như bán, tặng, phát lên Internet…

Trong sự bùng nổ truyền thông đó, hầu như không còn khái niệm thanh lọc từ phương tiện. Điều gì đi sẽ kèm với sự phát triển này? Chắc chắn mọi người trong chúng ta đều có thể tiên đoán.

Cùng với sự phát triển truyền thông, tư tưởng Phật giáo đang đi vào một khúc quanh mới. Chắc chắn, phương tiện mới sẽ hình thành những nội dung mới, và theo đó là những vấn đề mới.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn lạc quan. Trong lịch sử, truyền thông và tư tưởng Phật giáo luôn luôn đồng hành trong sự phát triển. Những lợi ích mà truyền thông mang lại vàluôn luôn lớn hơn những vấn đề mà nó gây ra cho Phật giáo. Điều quyết định là làm sao chúng ta khai thác những lợi ích, thúc đẩy sự phát triểncủa tư tưởng Phật giáo, đồng thời giải quyết những vấn đề phát sinh từ đó.

(TS Pháp luân 55)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2017(Xem: 8828)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9798)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 86387)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136381)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18563)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
01/11/2017(Xem: 10429)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23139)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
23/03/2017(Xem: 11058)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 12458)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 8492)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]