Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những nữ Phật tử đầu tiên

18/06/201507:01(Xem: 16004)
Những nữ Phật tử đầu tiên
Nhung Nu Phat Tu Dau Tien

 

SUSAN MURCOTT
Dịch và bình luận về Kinh Therīgāthā
  
 
NHỮNG NỮ PHẬT TỬ ĐẦU TIÊN
“THE FIRST BUDDHIST WOMEN”
 
 
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh
Người dịch: Tiến sĩ Ngữ văn Mai Văn Tỉnh
           Hiệu đính: Tiến sĩ Tỳ kheo ni Liễu Pháp
 
 
Hà Nội - 2015
Nhà Xuất bản Phụ Nữ
 

 

 

 

Lời người dịch

 

Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.  

 

Hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới, không chỉ ở châu Á mà còn ở nhiều nước phương Tây. Chẳng hạn, khi nhận biết đạo Phật đang phát triển âm thầm nhưng mạnh mẽ ở Hoa Kỳ, nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo nhận xét rằng không chỉ có đạo Phật dành cho người châu Á mà còn có đạo Phật dành riêng cho người Hoa Kỳ cũng đang xuất hiện. Các trung tâm giảng dạy kinh Phật và các cộng đồng Phật giáo cầu nguyện đang lan rộng khắp các tiểu bang, trong khi đó những người đề xướng đạo Phật cho người Hoa Kỳ tích cực viết lại kinh kệ bằng các thuật ngữ hiện nay của phương Tây.

 

Kinh Therīgāthā là tập thi ca khai sáng của các nữ Phật tử ở thế kỷ thứ VI trước Tây Lịch (TL). Các kệ ngôn này trong Kinh Tam Tạng Pāli lúc đầu chỉ được truyền khẩu, đến những năm 80 trước Tây lịch Kinh điển Phật giáo mới được chép lại lần đầu tiên trên lá bối bằng ngôn ngữ văn học Pāli. Vào cuối thế kỷ XIX, Hội nghiên cứu văn bản Pāli (Pāli Text Association) đã chuyển ngữ bộ Kinh Tam Tạng Pāli sang mẫu tự Latinh, rồi dịch và xuất bản bằng tiếng Anh. Kinh Therīgāthā bằng tiếng Anh xuất bản lần đầu năm 1909 ở Luân Đôn. Đến thập kỷ 70 cuốn Những nữ Phật tử đầu tiên được biên dịch từ tiếng Pāli với bình luận hoàn chỉnh bởi nữ tác giả Susan Murcott. Bà là phụ nữ trẻ người Mỹ muốn tìm sự bình đẳng nữ giới trong Thiên chúa giáo, may nhờ chịu ảnh hưởng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi ngài vận động chấm dứt chiến tranh Việt Nam ở hải ngoại, bà đã tìm thấy điều đó trong đạo Phật. Thông qua 61 trong 73 kệ ngôn Trưởng lão Ni Therīgāthā, tác giả Susan Murcott muốn giới thiệu với độc giả phương Tây về cuộc đời, số phận đau khổ đầy bi thương của những phụ nữ sống cùng thời với Đức Phật, là bà con thân thích của Ngài, đã vượt qua bao khó khăn để lập Ni đoàn Phật giáo đầu tiên nhằm được giải thoát, được tự do ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước TL.

 

Theo các nghiên cứu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đạo Phật đã du nhập vào nước ta rất sớm, ngay từ thế kỷ đầu Tây Lịch. Như cố Hòa thượng Thích Đức Nhuận nhận xét: “Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử về tôn giáo, chính trị và văn hóa, nước Việt Nam ta từ nhiều thế kỷ đã chịu ảnh hưởng xa gần của Trung Hoa. Tuy nhiên, Đạo Phật và Dòng Sử Việt, buổi ban đầu, không do Trung Hoa mà lại từ Ấn Độ du nhập… Xét qua một vài đặc tính văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo, có thể nói: hai nền văn hóa tuy hai mà một - tự bản thân của nó đã có những nét hòa đồng mầu nhiệm một cách kỳ diệu. (Xem Đạo Phật và Dòng sử Việt – Chương Đạo Phật thế kỷ thứ nhất và thời kỳ Bắc thuộc (111 trước TL - 542 sau TL) - Thích Đức Nhuận).

 

Người Việt rất tôn sùng thờ cúng tổ tiên, mà Phật giáo Việt Nam cũng triệt để kính trọng và đặt ra những nghi lễ thích hợp với nhu cầu này của dân tộc như Lễ Vu lan báo hiếu, xá tội vong nhân Rằm tháng Bảy chẳng hạn. Có thể nói phụ nữ Việt Nam là những người có công lớn nhất không chỉ trong duy trì nòi giống, mà còn duy trì và phát triển văn hóa thờ cúng tổ tiên và văn hóa Phật giáo ở Việt Nam.

 

Nếu người Việt thường ưa chuộng màu "nâu, lam" thì các tăng ni Phật tử bao đời nay đều giữ được sắc thái riêng biệt ấy hơn ai hết. Trong bài trường ca Mẹ Việt Nam, phần mở đầu, nhạc sĩ Phạm Duy đã viết:

 

Mẹ Việt Nam

không son không phấn

Mẹ Việt Nam

chân lấm tay bùn

Mẹ Việt Nam

không mang nhung lụa

Mẹ Việt Nam mang tấm nâu sồng

 

         Là nhà nghiên cứu về giáo dục và văn hóa, cùng thế hệ với bà Susan Murcott, tôi cố gắng dịch cuốn Những nữ Phật tử đầu tiên sang tiếng Việt với mục đích bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn của mình đối với các thế hệ nữ Phật tử Việt Nam nói chung, đặc biệt để tưởng nhớ công ơn các thế hệ cụ cố, các bà, mẹ và phụ nữ dòng họ Mai của tôi ở đồng bằng châu thổ sông Hồng (tôi là hậu duệ đời thứ 16) đã âm thầm lặng lẽ tiếp nối trên con đường của đạo Phật suốt 5 thế kỷ qua để cầu mong quốc thái dân an, hạnh phúc và an bình cho con cháu.   

 

          Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới nhà nghiên cứu Pāli, nữ Tiến sĩ, Tỳ kheo Ni Liễu Pháp và vị Thầy của Sư là Hòa thượng Viên Minh đã giúp hiệu đính bản dịch để truyền đạt đúng tinh thần Phật Pháp của Phật Giáo nguyên thủy.

 

          Xin cám ơn tác giả Susan Murcott đã không chỉ đồng ý cho tôi dịch cuốn sách, mà còn động viên, viết lời giới thiệu cho bản dịch tiếng Việt xuất bản lần đầu năm 2015.

 

          Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đại đức Thích Tâm Hạnh,  trụ trì Tu viện Đạo Tâm ở Texas, Hoa Kỳ về những góp ý sâu sắc và quý báu của Thầy cho bản dịch, cảm ơn nữ Phật tử Văn Liên (pháp danh Tịnh Hương) phụ trách Thư viện chùa Quán Sứ Hà Nội đã động viên khích lệ tôi dịch cuốn sách này.

 

            Cuốn sách gồm 12 chương và phụ lục. Phần chú giải và địa chỉ các thuật ngữ cho bản tiếng Anh không cần dịch. Lần xuất bản đầu tiên bản dịch tiếng Việt Những nữ Phật tử đầu tiên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của quý độc giả, đạo hữu, quý tôn sư để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần in sau. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 

                                                                     Hà Nội, tháng 3/2015

                                     

                                         Tiến sĩ Ngữ văn Mai Văn Tỉnh (Pháp danh Trí Đạt) 
                                    Nguyên chuyên viên cao cấp Vụ Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

  

 Nhung Nu Phat Tu Dau Tien-2

 

Lời  người hiệu đính

 

Tôi có vinh dự được đọc bản thảo Những nữ Phật tử đầu tiên, bản dịch của Tiến sĩ Ngữ văn Mai Văn Tỉnh, từ nguyên bản tiếng Anh The First Buddhist Women của bà Susan Murcott. Tuy đã đọc Trưởng Lão Ni Kệ nhiều lần, nhưng tôi vẫn cảm thấy thích thú khi đọc cuốn sách này, vốn được viết dựa trên cuốn Therīgāthā của Văn học Pāli.

 

Tác giả đã sắp xếp lại bố cục tác phẩm, phân loại tác giả của các kệ ngôn vào những nhóm khác nhau, như nhóm năm trăm vị tỳ kheo ni đầu tiên, nhóm các nữ du sĩ, nhóm các bà mẹ, nhóm các kỹ nữ v.v…Việc sắp xếp này rất thuận tiện cho người đọc, nhất là khi họ cần trích dẫn cho mỗi trường hợp. Ngoài ra, trước mỗi chương, tác giả còn có một phần giới thiệu rất chi tiết và bổ ích. Các thuật ngữ Pāli liên quan đến phụ nữ như manavika, samani, cariki, brahmacarini, sikkhamana, bhikkhuni, paribajika; molibaddha-paribajika komara-brahmaccariya v.v… đều được đề cập đến. Tác giả cũng đã bỏ công nghiên cứu địa vị của phụ nữ trong bối cảnh văn hóa xã hội thời Đức Phật, so sánh với Bà la môn giáo và Thiên chúa giáo, giúp cho người đọc có một cái nhìn bao quát về đời sống của các vị Thánh ni. Các đoạn kệ cũng được chọn lọc, bỏ bớt những đoạn trùng lặp, khiến cho người đọc luôn cảm thấy mới mẻ và hứng thú. Đây là một nỗ lực rất đáng quý của một phụ nữ người Mỹ đang trên đường học Phật.

 

Dịch giả là một nhà giáo dục, chỉ mới bắt đầu nghiên cứu Phật học, nhưng đã có thái độ làm việc rất nghiêm túc và tận tụy. Là nhà ngôn ngữ học, dịch giả đã chuyển ngữ rất mềm mại một tác phẩm văn học mang tính thi ca. Có một số thuật ngữ Phật học được dịch ra bằng ngôn ngữ đời thường, khác với những thuật ngữ chúng ta vẫn thường gặp, nhưng đây cũng là một khuynh hướng hiện nay, hạn chế dùng từ Hán-Việt, thay vào bằng những từ thuần Việt khi có thể, để gần gũi hơn với những người mới bắt đầu làm quen với văn học Phật giáo.

 

Tôi xin chân thành cảm niệm công đức của tác giả Susan Murcott và dịch giả Mai Văn Tỉnh, với tâm thành và nhiệt huyết, đã tặng cho độc giả chúng ta một tác phẩm có giá trị, giúp chúng ta hiểu hơn về những người nữ Phật tử đầu tiên thời Đức Phật, về sự chuyển hóa của họ trên hành trình rời bỏ bờ mê để tìm về bến giác, và từ đó chúng ta cũng rút ra được nhiều bài học quý báu cho chính bản thân mình.

                                                                  

                                                                             Thiền viện Viên Không

                                                                       Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 28/3/2015

                                                              Bhikkhuni, Tiến sĩ Liễu Pháp

 

 

 

Lời tác giả giới thiệu bản dịch tiếng Việt 2015

 

          Tôi rất cảm động với bản dịch tiếng Việt cuốn Những nữ Phật tử đầu tiên  năm 2015. Xin nhận ở đây lòng biết ơn. Thứ nhất, đó là sự biết ơn về sức mạnh và lòng dũng cảm của các thế hệ phụ nữ đã nhận biết sự đau khổ, những người đã đi tìm nguyên nhân và sự kết thúc của khổ đau; con đường đó được bắt đầu bởi những nữ Phật tử đầu tiên - những người sáng lập Therīgāthā. Thứ hai, là sự biểu lộ lòng biết ơn đối với các cụ, các bà, các mẹ và những người phụ nữ của dòng họ chúng ta, mà nhờ có họ chúng ta mới được xuất hiện. Và nếu không có họ thì chúng ta không thể có cơ hội có được phép mầu vi diệu của cuộc đời.

 

Tôi cũng muốn biểu lộ sự cảm kích sâu sắc nhất của mình đối với Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh, người dịch cuốn sách này. Bằng sự kiên nhẫn của mình, ông đã đưa tôi vượt qua các đại dương và lục địa, thực sự trải qua một nửa vòng trái đất từ Hà Nội đến Boston. Niềm vui đối với tôi là có một cuốn sách được cảm nhận như vậy. Tôi thật sự vui mừng hơn nữa với lời đề nghị dịch cuốn sách này sang tiếng Việt và đã hoàn thành trong thời gian ngắn! Cuốn sách này không phải là sản phẩm nỗ lực của một người, mà là sự tập hợp thời gian vô tận và giá trị quý báu của rất nhiều người quan trọng và thường không thể nhìn thấy, đã sáng lập ra các thế hệ nữ Phật tử. Trong khi dịch cuốn sách này, Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh đã may mắn có được sự hỗ trợ của nhà nghiên cứu Pāli - Tiến sĩ, Tỳ kheo Ni Liễu Pháp và vị Thầy của bà là Hòa thượng Viên Minh. Những đóng góp của họ là vô cùng có giá trị để truyển tải tinh hoa Phật Pháp.

 

          Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn và kính trọng đối với nhân dân Việt Nam. Đúng như khi Đức Cồ Đàm Sĩ Đạt Ta lúc còn trẻ đã đối diện với khổ đau khi Ngài gặp một ông cụ già, một người đàn ông ốm yếu và một người đàn ông đang hấp hối, thì nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ, cũng đã đối diện với khổ đau thông qua cuộc chiến tranh mà nó đã không bao giờ được xảy ra nữa. Điều này đã làm cho tôi muốn đến Việt Nam, không phải để chiến đấu, mà để “giúp đỡ” ở tuổi 16. Và chính điều đó đưa tôi đến gặp một nhà nhân loại học nổi tiếng người Mỹ, Margret Mead đã nói với tôi: “Này người phụ nữ trẻ! Nếu cô muốn dừng cuộc chiến ở Việt Nam, thì hãy đừng cố gắng dừng nó ở Việt Nam, mà hãy chấm dứt nó ở ngay trên đất nước này - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Đó là khởi nguồn cho cuộc hành trình của tôi vào tuổi trưởng thành. Vào thời điểm đó những bài viết và thi ca của Thầy Thích Nhất Hạnh, và cụ thể là cuốn Phép lạ của sự tỉnh thức đã là cánh cửa cho tôi đi vào Đạo Phật.

 

          Do đó cuốn Những nữ Phật tử đầu tiên mà tôi dịch từ tiếng Pāli sang tiếng Anh đã cho phép ý định “giúp đỡ” của tôi, đến lượt mình, nó đưa tôi đến gặp gỡ Đạo Phật Việt Nam. Giờ đây, sau 4 thập kỷ, chúng tôi xin dâng tặng giá trị của Những nữ Phật tử đầu tiên tới các bạn đọc Việt Nam nhân dịp xuất bản lần thứ nhất.

 

Nói theo lời của Patācārā:

 

“Tôi đã nhìn thấy những con chó rừng ăn thịt các con trai tôi trong nghĩa trang. Gia đình tôi đã bị hủy diệt, chồng tôi bị chết, bị mọi người khinh miệt, tôi đã tìm thấy sự bất tử.”

Nói theo lời của Sundari với Đức Phật:

 

“Con là đệ tử Sundari của Người và con đã đến từ Kasi để tỏ lòng kính trọng Người. Thưa Đức Phật, vị Đạo sư, con là đứa con gái của Người, đứa con thực sự của Người được sinh ra trong miệng của Người. Tâm của con đã được giải thoát khỏi mọi vọng thủ bám giữ. Nhiệm vụ của con đã làm xong.”

 

Tôi xin cầu nguyện cho tất cả mọi người khi đọc những kệ ngôn Therīgāthā này sẽ lại gặp được phép lạ của sự tỉnh thức và sự an bình, tĩnh lặng mà những Nữ Phật tử đầu tiên này đã dạy cho chúng ta.

 

Và, nói theo lời của Sư Thầy Thích Nhất Hạnh: “Rửa tay mình bằng nước sạch, con xin cầu nguyện mọi người có được đôi bàn tay sạch để tiếp nhận và gìn giữ cho  chân lý này”

                                                      Giao thừa Tết Ất Mùi (18-2-2015)

 

                                                                  Susan Murcott

 

           Nhung Nu Phat Tu Dau Tien-2

Preface to The First Buddhist Women

 

I am very moved by the 2015 translation of the First Buddhist Women into Vietnamese. It is received with gratitude. First, it is gratitude for the strength and courage of generations of women who have known suffering, and who have sought its cause, its end, and a path, beginning with the Therīgāthā founder-women, the first women Buddhists. Second, it is an expression of gratitude to our mothers, grandmothers, great-grandmothers, and the lineage of women from whom we have emerged and without whom we wouldn’t have the opportunity for the miracle of our lives.

 

I also want to express my deepest appreciation to the translator of this book, Dr. Mai Van Tinh. Through his perseverance, he was able to locate me across oceans and continents, indeed half-way around the world from Hanoi to Boston. What a joy for me to have my book so appreciated. How much more joy that a request to translate the book into Vietnamese was proposed and accomplished by Dr. Tinh in such a short period of time! This work is not only the product of one person’s effort. It is a collection of timeless and precious accounts of so many important, and yet often invisible, founders of the Buddhist women’s lineage. In translating this work, Dr. Tinh has been ably assisted by Pali scholar, Bhikkhuni Lieu Phap, and her teacher, Bhikkhu Thich Vien Minh whose contributions has been so valuable in conveying the essence of the Buddhist teachings.

 

Finally I would like to express my appreciation and respect for the people of Vietnam. Just as Siddhartha Gotama confronted suffering as a young man when he encountered an old man, a sick man and a dying man, so too, the people of Vietnam and the American people encountered suffering through a war which should never have been waged. At age 16, this led me to want to go to Vietnam, not to fight, but “to help”. It also led to a meeting with the illustrious American anthropologist, Margaret Mead, who said to me “Young woman! If you want to stop the war in Vietnam, don’t try to stop it in Vietnam, stop it in this country – the USA!”. That began my journey into young adulthood.  It also led me to encounterthe writings and poems of Thich Nhat Hanh, particularly The Miracle of Mindfulness,which was a door for me into Buddhism. 

 

Thus the First Buddhist Women that I translated from Pāli to English followed my intention “to help” and led, in turn, to my encounter with Vietnamese Buddhism. Now, four decades later, we offer these accounts of the First Buddhist Women in Vietnamese for the first time.

 

In the words of Patācārā:

“I have seen the jackals eating the flesh of my sons in the cemetery. My family destroyed, my husband dead, despised by everyone, I found what does not die.”

 

In the words of Sundari to Buddha:

I am your disciple Sundari and I have come from Kasi to pay homage.Buddha, teacher, I am your daughter, your true child, born of your mouth. My mind is free of all clinging. My task is done.

 

I pray that all who read these Therīgāthā poems afresh will embrace the miracle of mindfulness and peace that is being taught to us by these First Buddhism Women.

 

And, in the words of Thich Nhat Hanh: “Washing my hands in clear water, I pray that all people have pure hands to receive and care for the truth.”

 

                                                Tết New Year’s Eve (Feb 18, 2015)

                                               

                                                               Susan Murcott

 

 

 

 

Nhung Nu Phat Tu Dau Tien-2 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Cuốn sách này trở nên quá lớn đối với ý định của tôi muốn đi tìm một hệ thống niềm tin tôn giáo và triết học có ý nghĩa. Phải mất mười năm nghiên cứu các vấn đề nội tại và năm năm để viết. Tôi lớn lên trong một gia đình Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu đầy tình yêu thương và xa hoa, được nuôi dưỡng bởi tinh thần thượng tôn nhà thờ. Nhưng tôi trưởng thành trong thập kỷ 60 dưới ảnh hưởng của anh em nhà Kennedy, Martin Luther King, và cuộc chiến tranh Việt Nam. Tôi nghĩ rằng chính sự tương phản giữa “cuộc đời tốt đẹp” của tôi và sự đau khổ kinh hoàng trên đời đã giúp tôi xác định được Đức Phật – một vị hoàng tử giàu sang đi tìm ý nghĩa của sự khổ đau và cuối cùng tìm ra con đường giải thoát.

 

Những nỗ lực nhỏ bé của tôi để chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam đã dẫn tôi đến với những người bạn quan trọng, có nhiều ảnh hưởng, gồm Lowinse Stanralard, Ardue Narduli, và Katic Kahes.  Ba người bạn này của tôi ở Boston đều đấu tranh vì các vấn đề phụ nữ và trực tiếp ủng hộ cuốn sách này. Lowinse là một nữ tu sĩ nhà thờ Tân giáo, đã kết giao với một số nữ linh mục đã bàn luận đầu tiên về ban hành các quy định này. Cũng chính trong thời kỳ này ở Boston, bà Marie Augumsta Neal, nữ phát ngôn viên của phái Thiên Chúa giáo cấp tiến (Catholic radical) đã đưa ra những thách thức sắc sảo đối với các luận cứ đầy lý thuyết của Giáo hoàng rằng phụ nữ phải được giải phóng khỏi các tu viện và thiết chế thầy tu bởi vì Chúa Jesus là một người đàn ông,  vì mười hai môn đồ của ông là những người đàn ông, bởi vì Đức mẹ Maria không được dự bữa ăn tối cuối cùng, và còn có rất nhiều lý do khác nữa. Mary Daly, Rosermaly Rewther và rất nhiều nhà nghiên cứu thần học bảo vệ cho nam nữ bình quyền của đạo Cơ đốc giáo (Thiên chúa giáo) đã nói ra một cách công khai, truyển giảng đạo và thường xuyên trao đổi như vậy ở Boston.

 

Trong khi tôi ngưỡng mộ tinh thần này của những người bạn đấu tranh cho bình đẳng nam nữ trong Thiên Chúa giáo, tôi đã thấy đưọc sự ngăn trở trong truyền thống của Thiên Chúa giáo, các giáo điều và những niềm tin bất tận. Tôi đã cố tìm kiếm một hệ thống niềm tin mà có thể chứa đựng ít nhất 2 thành tố sau: (1) Sự khẳng định rằng phụ nữ có thể hiểu rõ và đạt được các chân lý tôn giáo cao nhất, và (2) các cấu trúc tổ chức có thể đem lại cơ hội bình đẳng cho phụ nữ chứng tỏ quyền lực tinh thần của họ trong mọi vai trò và cơ quan tôn giáo. Truyền thống Thiên chúa giáo của riêng tôi đã không có được sự hỗ trợ cơ bản nào về mặt tinh thần cho phụ nữ.

 

Cuộc tìm kiếm đã đưa tôi đến với đạo Phật, tuy không phải là điểm đến cuối cùng, nhưng là một phát hiện rất quan trọng. Năm 1977 tôi đã sục vào bản dịch tiếng Anh đầu tiên của kinh Therīgāthā ở thư viện đại học Melbourne. Bản dịch sang tiếng Anh của Carroline Rhys Davids được xuất bản ở London năm 1909. Một bản tiếng Anh hoàn chỉnh khác là bản dịch rất thận trọng của K.R. Norman xuất bản năm 1971. Không hài lòng với sự khó hiểu của ngôn ngữ cả hai bản dịch, tôi quyết định tự mình hiệu chỉnh lại một số đoạn kệ ngôn. Mặc dầu việc này bắt đầu chỉ là một dự án hiệu đính nhỏ, nhưng nó buộc tôi phải nhanh chóng nghiên cứu tiếng Pāli là ngôn ngữ ban đầu mà Kinh điển Phật giáo được lưu giữ. Cuốn sách hiện tại được hình thành xung quan dự án này. Kinh Therīgāthā là một tác phẩm thi ca khai sáng của các nữ Phật tử ở thế kỷ thứ 6 trước TL. Theo hiểu biết của tôi, đây là bộ sưu tập được biết đến sớm nhất về thi ca tôn giáo của phụ nữ. Cuốn sách là một nỗ lực dịch thuật không phải với nghĩa chung của từ này - chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, mà là với ý nghĩa hàng đầu của dịch thuật – sự truyền đạt. Cuốn Những nữ Phật tử đầu tiên là ý định truyền đạt và giao lưu với  bạn đọc phương Tây một văn bản tôn giáo có ý nghĩa thâm trầm sâu sắc trong nhiều nền văn hóa Á đông suốt 2.500 năm qua. Đối với tôi, kinh Therīgāthā là một kho báu, bởi vì tôi đã đi tìm kiếm mà không thể tìm ra được trong nền văn hóa của mình. Cuốn sách này là sức lao động của tình yêu, là hồ sơ về sự phát minh của tôi.

 

 

LỜI CẢM ƠN

 

Cuốn Những nữ Phật tử đầu tiên không thể thực hiện được nếu thiếu sự hỗ trợ, hướng dẫn và lòng nhiệt tình của những người bạn. Đặc biệt nó không thể hình thành được nếu thiếu sự giúp đỡ của hai người: Roger Milhken Jr. và Jhon Tarrant Roger đã dành thời gian tra cứu từng từ trong văn bản Pāli của kinh Therīgāthā, qua đó ông dạy tôi các nguyên tắc cơ bản của tiếng Pāli. Tôi sẽ mãi mang ơn lòng tốt của ông. Còn Jhon, nhà thơ tài năng có biệt tài làm các từ ngữ sinh động trên trang giấy, đã giúp tôi gia công lại bản dịch sau khi tôi nắm bắt được ý nghĩa của nguyên bản. Nhờ sự giúp đỡ của họ mà các bài kệ ngôn vốn là nội dung cốt lõi của cuốn sách đã được dịch ra. Ngoài ra tôi muốn cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của những người sau:

 

Judy Hurlay, là người đầu tiên đã dạy tôi về Phật giáo.

Mercdiths Mckinney và Debotah Hopkinson, là những người ủng hộ công trình này của tôi trước khi bất kỳ ai trong chúng tôi thực sự biết được sự việc này sẽ dẫn đi đến đâu và rất nhã nhặn lịch thiệp góp ý cho cuốn sách hình thành.

 

Phra Khantipalo và Ayya Khemā, những người đã giới thiệu tôi đến với Phật giáo

Theravāda và Tam Tạng Pāli.

 

Roberrt Aitken, người thầy và người bạn thân thiết của tôi, đã tình nguyện tham gia chuyển dịch Văn hóa Thiền Nhật bản sang phương Tây.

 

Anne Aitken, và các thành viên của Hội Kim cương Thượng Hải.

 

Coenenia Dimmitt của đại học Georgertown và các tăng ni ở chùa Wat Pah Nannachat - đã có những góp ý bình luận sâu rộng và hỗ trợ biên tập cuốn sách;

 

China Galand – người đã khuyến khích tôi gửi bản thảo hoàn thành viết tay cho bà xem và chuyển cho Arnie Kotler ở nhà in sách Parallax.

 

Cuối cùng, tôi xin cám ơn sự giúp đỡ của người chồng, người bạn đời của tôi là Ralph Coffsman, mà tình yêu và sự giúp đỡ bền bỉ của anh đã giúp cho công trình này đâm hoa kết trái.

 

                                                                            SM

                                                          Marbchead, Masachussetts

                                                               Tháng Giêng 1991

 

 

Nội dung

 

Lời người dịch                                                                       trang                2

Lời người hiệu đính                                                                      -                      6

Lời tác giả giới thiệu bản dịch tiếng Việt 2015                         -                    8

 

Lời nói đầu                                                                                    -                     13

Phần giới thiệu                                                                              -                     18

 

Chương I:   Mahāpajāpati Gotamī và các đệ tử                       -                   30

 

Chương II:  Patācārā và các đệ tử                                            -                   51

 

Chương III: Những nữ du sĩ và các đệ tử                                  -                 61

 

Chương IV: Những phụ nữ và người thầy thông thái               -                   82

 

Chương V :  Những người mẹ                                                  -                   98

 

Chương VI:  Những người vợ                                                            -                   119

 

Chương VII: Những phụ nữ già                                                 -                 145

 

Chương VIII: Những kỹ nữ lầu xanh, gái bao

                      và phụ nữ đẹp                                                          -           152

 

Chương IX:   Những người bạn và chị em gái                          -                   177

 

Chương X:    Người bảo mẫu nuôi dưỡng Đức Phật                          -                  194

 

Chương XI:   Các đối thoại thi ca                                                 -                    211

 

Chương XII:    Lời bạt cuối sách

  -   Di sản của  Những nữ Phật tử đầu tiên                                       -                   236

 

  - Phụ lục:

     Các Giới luật  của Ni đoàn                                                           -                  242

 

                        

 

 

 Nhung Nu Phat Tu Dau Tien-2

                             20th anniversary of announcement of Vietnam-USA



The Therīgāthā is the enlightenment poetry of the Buddhist nuns of the sixth century B.E.C. In the 70th decade of the last century the book “The firstBuddhism womenwas translated from Pāli language with complete commentary by Susan Murcott. She was an American young woman who would like to seek women equality in Christianity tradition, but thanks to the influence of the great monk Thich Nhat Hanh when he appealed to stop Vietnam War in abroad, she has found it in Buddhism. Through 61 of 73 verses Therīgāthā Ms. Susan Murcott would like to introduce to Western readers the life with so suffering and sorrowful destiny of the women living at the same time with the Buddha, his relatives which have had to overcome so much difficulties for establishing the first community of Buddhist nuns in aiming to become enlightening being, to be liberated in Indian society in the sixth century B.E.C.

The First Buddhist women” tells stories of the first female disciples of the Buddha for exploring Buddhism’s relatively liberal attitude towards women since it’s founding nearly 2600 years ago. The wives, mothers, teachers, courtesans, prostitutes, and wanderers with sorrowful destiny became leaders in the Buddhist community, roles that even today are rarely filled by women in other patriarchal religions.

The American author as spent 10 years for translating the book from Pāli Buddhist literature into English. The Vietnamese version has been published on the 20th anniversary of announcement of Vietnam-USA  diplomatic relations.

“…a clear message of liberation, untainted by gender discrimination, enabling us in the twentieth century to brighten our world with saneness and clarity. Susan Murcott’s translation of  Therīgāthā and her valuable and insightful commentaries on the verses, along with her descriptions of the social context, are bright, warming, and welcome lights for all of us who long to hear the voices of our sisters in Dharma… An essential book.. a collection to be read, re-read, and pondered”.

                                                           - Journal Karuna -

This translation is straightforward and quite accessible… a useful addition to literature, religious, and women’s collections”.

                                                                 - Booklist ALA-


BOOK  LAUNCH

           Title:  Những nữ Phật tử đầu tiên
                       The First Buddhist women
            ISBN:  978-604-926-962-2
           Author: Susan Murcott
           Translator: Mai Van Tinh, PhD
           Women’s Publishing House , 248 pages.
 
 Address of contact person for the book:
Mai Văn Tinh; (84+) 0942273398;
 

Kinh Therīgāthā là tập thi ca khai sáng của các nữ Phật tử ở thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Đến thập kỷ 70 cuốn Những nữ Phật tử đầu tiên được biên dịch từ tiếng Pāli với bình luận hoàn chỉnh bởi nữ tác giả Susan Murcott. Bà là người Mỹ muốn tìm sự bình đẳng nữ giới trong Thiên chúa giáo, nhờ chịu ảnh hưởng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi ngài vận động chấm dứt chiến tranh Việt Nam ở hải ngoại, bà đã tìm thấy điều đó trong đạo Phật. Thông qua 61 trong 73 kệ ngôn Trưởng lão Ni Therīgāthā, tác giả Susan Murcott muốn giới thiệu với độc giả phương Tây về cuộc đời, số phận đau khổ đầy bi thương của những phụ nữ sống cùng thời với Đức Phật, là bà con thân thích của Ngài, đã vượt qua bao khó khăn để lập Ni đoàn Phật giáo đầu tiên nhằm được giải thoát, được tự do ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước CN.

          “Những nữ Phật tử đầu tiên” - The First Buddhist women - nói về các nữ đệ tử đầu tiên của Đức Phật nhằm khai thác thái độ tương đối tự do của Phật giáo đối với phụ nữ kể từ khi hình thành gần 2.600 năm về trước. Những người mẹ, người vợ, giáo viên, nữ du sĩ, gái giang hồ có số phận bi thương đã trở lãnh tụ của cộng dồng Phật giáo, vai trò mà ngày nay phụ nữ trong nhiều tôn giáo khác ít làm được.Nữ tác giả người Mỹ đã dành 10 năm để dịch cuốn sách này từ ngôn ngữ văn học Phật giáo Pāli sang Anh ngữ. Bản tiếng Việt dược xuất bản nhân dịp 20 năm kỉ niệm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

“Bản dịch và bình luận Therīgāthā có giá trị sâu sắc của Susan Murcott với miêu tả bối cảnh xã hội thời đó là những tia sáng ấm áp, chào mời chúng ta lắng nghe tiếng nói người mẹ, người chị trong Phật pháp. Đây là cuốn sách rất nên đọc, đáng đọc đi đọc lại và suy ngẫm.”

                                                                 - Journal Karuna -

“Bản dịch này trung thực và rất dễ hiểu, là sự bổ sung hữu ích cho bộ sưu tập văn học tôn giáo của phụ nữ.”

                                                                  Booklist ALA-

 

 

 
GIỚI THIỆU SÁCH
Tiêu đề:  Những nữ Phật tử đầu tiên
   Mã số quốc tế:  978-604-926-962-2
 Tác giả:   Susan Murcott
        Dịch giả: Ts. Mai Văn Tỉnh
           NXB: Phụ Nữ;   Số trang: 248
 
Địa chỉ liên hệ lấy sách có hỗ trợ giá:
Mai Văn Tinh; (84+) 0942273398;
 
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 7063)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 6265)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
10/09/2010(Xem: 59804)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 6886)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
03/09/2010(Xem: 5238)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
30/08/2010(Xem: 3886)
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản. Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
30/08/2010(Xem: 6478)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8306)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 5913)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
28/08/2010(Xem: 62912)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]