Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo và Thời Đại (PDF)

15/08/201220:15(Xem: 10530)
Phật Giáo và Thời Đại (PDF)
PHẬT GIÁO VÀ THỜI ĐẠI
Thích Nhật Từ
Hiệu chỉnh: Phú Tuệ, Thích Nữ Tâm Minh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010
PhatGiaovaThoiDai-bia


MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Chương 1: Hiện đại hóa Phật giáo
Nhìn nhận khách quan
Thiết lập mối quan hệ giữa người tại gia và xuất gia
Bài học hiếu thảo
Chuyển hóa tự lập
Chuyển hóa tâm thức
Vai trò của đấng cứu rỗi
Ảnh hưởng của phong tục tập quán
Phật giáo ở phương Tây
Vận dụng tiềm năng bản địa
Tìm về đạo Phật nguyên chất
Kinh tụng cho người tại gia và xuất gia
Tiếp nhận tác phẩm khách quan
Phát triển một đạo Phật nhập thế
Chương 2: Khủng hoảng và hoằng pháp
Ý thức khủng hoảng và cách hoằng pháp
Ý thức về sự khủng hoảng
Hoằng pháp trong thế kỷ XXI
Nhu cầu hiện đại hóa Phật giáo
Phương pháp hiện đại hóa Phật giáo
Nới rộng biên giới hoằng pháp
Chiến lược hoằng pháp
Chất liệu bản địa
Về hai quyển sách chống phá Phật giáo
Cảm tưởng về chuyến hoằng pháp ở Mỹ
Chương 3: Vai trò phụ nữ
Sơ lược truyền thống tụng niệm
Tiếp cận các học thuyết
Vượt qua mặc cảm tự ty
Giá trị tuệ giác và giác ngộ
Cách tân vì lợi lạc
Bình đẳng và vô ngã
Bố thí ba la mật
Chương 4: Áp dụng đạo Phật vào đời sống
Về một bộ kinh thánh Phật giáo
Có thể phục hưng đạo Phật Ấn Độ không
Phát triển phong trào quy y tập thể
Cách áp dụng Phật giáo vào đời
Ứng dụng đạo Phật trong đời sống vợ chồng
Ứng dụng đạo Phật trong đời sống xã hội
Ứng dụng đạo Phật nâng cao đời sống tâm linh
Thực hành hạnh xả bỏ
Chương 5: Tuổi trẻ tự lực và hóa giải
Lời cảm niệm
Đạo Phật cho từng độ tuổi
Nhận xét chung về hai độ tuổi
Bất mãn – nhu cầu của sự thăng tiến
Tuổi trẻ cần có bất mãn
Bất mãn tuổi già nên tránh
Tự lực và tha lực
Tiếp cận tha lực từ hai góc độ
Ảnh hưởng phong tục tập quán đối với đạo Phật
Mối quan hệ giữa tự lực và tha lực
Phật giáo và chính thể
Dùng từ bi để chuyển hóa
Học tập phương thức từ nước bạn
Vượt qua mặc cảm
Chương 6: Ảnh hưởng chuyến đi của Thiền sư Nhất Hạnh tại Việt Nam
Sức sống từ trận mưa nguồn
Bổ sung nguồn dữ liệu
Nhìn nhận khách quan
Giá trị trận mưa
Phật giáo và chính thể
Bước chân tâm linh
Động lực cho hành giả trẻ
Tiếp nhận từ trận mưa

LỜI GIỚI THIỆU

Cuốn sách này ghi lại những lời phỏng vấncủa Hội Phật Học Đuốc Tuệ với Thầy Thích Nhật Từ, nhân dịp Thầy hoằng pháp ởHoa Kỳ năm 2004.

Người Phật tử hải ngoại hôm nay, tronghoàn cảnh “một chốn đôi quê” đang ấp ủ những nỗi niềm cần được giải đáp. Niềmriêng là đối với đạo pháp và dân tộc. Niềm chung là với Phật giáo và thế giới.

Chúng ta đang đi vào thế kỷ XXI và cũnglà những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Thời gian cứ trôi đi, trôi mãi chẳngchờ đợi ai! Cuộc đời cũng cứ chảy theo dòng sông không hề ngừng nghỉ. Vấn đề đặtra là, chúng ta đã làm được gì cho cuộc sống hôm nay và ngày mai? Nghĩ xa hơn nữathì đạo Phật đã chuyển hóa được những gì trên địa cầu này và đã đóng góp đượcnhững gì cho nhân loại hôm nay cùng tất cả chúng sinh mai sau? Một trong nhữngchức năng của Phật giáo là phụng sự nhân sinh và đem lại an bình cùng hạnh phúccho cuộc sống! Trong chức năng đó, vào hoàn cảnh xã hội đương thời, Phật giáođang ở vị trí nào để đáp ứng nhu cầu thời đại hầu việc cứu độ được viên mãn?

Nhìn ra thế giới, về mặt chính trị vàkinh tế, người ta đang sắp xếp để hình thành một trật tự thế giới mới trong bốicảnh đa văn hóa, đa chủng tộc và đa tôn giáo. Chỉ xét về mặt tôn giáo khôngthôi, có đến hàng chục ngàn khuynh hướng khác nhau. Nhưng nếu kể đúng ý nghĩa mộttôn giáo có tổ chức, hệ thống, giáo chủ, giáo lý và tín đồ... thì cũng khôngnhiều. Tuy nhiên, người ta đánh giá chỉ có 4 tôn giáo lớn, trong đó Phật giáolà một.

Từ khi khoa học có mặt và phát triển thìcon người chạy theo nhu cầu vật chất, đổi hướng tư duy, mất dần niềm tin tôngiáo, khiến các tôn giáo cũng bị thử thách và khủng hoảng. Trong thực trạng đó,chúng tôi đã đặt một số câu hỏi dựa vào những diễn biến đã và đang xảy ra đối vớiPhật giáo, đã được thầy Thích Nhật Từ giải đáp thành tài liệu này.

Toàn bộ cuộc phỏng vấn đã được phân rathành nhiều vấn đề. Từ nỗi lo về sự khủng hoảng của Phật giáo đến nhu cầu hiệnđại hóa và làm sao mở rộng vấn đề hoằng pháp cùng việc đem đạo vào đời... Sau nữalà thắc mắc xem có cách nào làm sống lại đạo Phật ngay nơi quê hương của đức ThếTôn không? Đồng thời, cũng nhìn thấy những âm mưu chống phá đạo Phật bằng cáchviết sách xuyên tạc cùng truyền thông bóp méo thường xảy ra. Ở đây chỉ dẫn chứng2 thí dụ để cảnh giác. Câu hỏi sau cùng là, xin thầy cho biết cái nhìn của thầyqua chuyến vân du qua Mỹ này.

Độc giả có thể tìm thấy trong tập sáchnhỏ này một cuộc vấn đáp đầy thú vị và hấp dẫn. Câu hỏi là những nỗi niềm trăntrở của người Phật tử, lời đáp là thái độ của một vị thầy. Cả hai đều đối thoạitừ sự nhận xét với ngôn ngữ rất thẳng thắn và xây dựng.

Bài học mà mỗi người rút ra qua cuộctrao đổi này là tùy mức độ nhận thức của từng người. Hiện nay, chúng ta đang

sống trong một thế giới đầy những biến độngtâm thức, giống như một giòng sông nước đang chảy xiết mà trong kinh gọi là “bộclưu”.

Có lần được hỏi cách làm sao qua khỏi bộclưu, đức Phật đã trả lời: “Như Lai không dừng lại, Như Lai không bước tới nênqua được bộc lưu. Vì dừng lại sẽ bị chìm mà bước tới thì bị cuốn đi.” Đó làthái độ sống của người tỉnh thức mà chúng ta phải học và áp dụng.

Để kết thúc phần giới thiệu tập tài liệunày, chúng tôi xin mượn lời của đức Đạt Lai Lạt Ma gửi gắm đến giới trẻ trên khắpthế giới trong một cuộc phỏng vấn bởi 2 giáo sư tâm lý Mỹ Dawn Engle và IvanSuvanjieff năm 1955 như sau:

“Các bạn thân mến, là con người sốngtrên hành tinh nhỏ bé này, thời gian luôn trôi chảy và chuyển biến. Trên mộtphương diện nào đó, vạn vật chuyển biến là rất tốt, vì nếu không đổi thay thìnhững hiện tượng tiêu cực vẫn còn. Nhờ sự chuyển đổi mà người ta luôn có niềmhy vọng. Lúc này, tôi muốn chia sẻ với các bạn một điều là, vạn vật luôn chuyểnđổi thay theo chiều hướng tốt hơn. Sự đổi thay chứa đầy giá trị nhân sinh! Tôinghĩ rằng, đó là cách sống mà chúng ta nên theo đuổi.”

Phật giáo không lìa cuộc sống, không xadòng đời mà chỉ làm đẹp xã hội, chuyển hóa con người tiến đến chân - thiện - mỹ.Mong rằng sau khi đọc xong tài liệu này, quý vị sẽ hướng về tương lai, nhìn thấycon đường chuyển pháp luân mới hợp tình, hợp lý, hợp cảnh đúng theo thời đại.

California, ngày 13/12/2005

Mật Nghiêm




XEM CHI TIẾT NỘI DUNG (PHIÊN BẢN PDF): PHẬT GIÁO VÀ THỜI ĐẠI Thích Nhật Từ PDF


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2023(Xem: 3590)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 6578)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 3814)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 5791)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6502)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 5495)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 14192)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 18602)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 14176)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 12483)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567