Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Dòng suy tưởng

10/05/201317:40(Xem: 3327)
1. Dòng suy tưởng


Hướng Đi Của Thời Đại

HT. Thích Đức Nhuận

---o0o---

1. GIÒNG SUY TƯỞNG

NHIỆM VỤlớn nhất của suy tư là làm thế nào vượt nổi "bức tường chết" để thỏa đáp đòi hỏi trường tồn của tâm thức người. Có vượt nổi bức tường chết thì cuộc đời mới có ý nghĩa, con người mới muốn sinh hoạt, xã hội mới còn tiến bộ. Nhân loại tồn tại tiến bộ tới nay, chính là nhờ ở lòng tin tuyệt đối nơi các tôn giáo qua các trào lưu tư tưởng. Đây là một ý kiến khẳng quyết, nhưng không có nghĩa là áp dụng cho mọi người. Khẳng quyết vì đòi hỏi của con người thường muốn sống cuộc đời thoải mái yên lành và cũng vì tính cách lịch sự của vấn đề. Người dân Ấn Độ phần nhiều đã sống, đương sống với quan niệm: sinh ra bởi Phạm Thiên, chết về thể nhập với Phạm Thiên. Người dân Trung Hoa cũng sống với quan niệm chết thành thần minh. Người dân Địa Trung Hải và khắp miền Âu – Mỹ đều sống với quan niệm hồn thiêng bất tử, thiện hồn được vào nước Chúa, ác hồn bị đày xuống hỏa ngục khổ sở đời đời. Mấy nghìn năm qua tâm thức con người đều trú ngụ nơi những quan niệm này, cho đến các tôn giáo Duy Nhiên nhất thể, Duy Tâm siêu thoát cũng bị đại đa số nhân loại nhìn theo lăng kính nhận thức Duy Thần cả. Chính vì nhận thức nhân loại trú ở quan niệm Duy Thần mà các phong trào khác đều không có cơ hội phát triển.

Phải chờ mãi tới thế kỷ này, sau nhiều đợt tấn công, sau nhiều cuộc đổ máu, bằng nhiều phương tiện truyền phổ tư tưởng, phe chống đối mới tạo nổi một chỗ đứng. Nhưng sự thực những tư tưởng quá khích này, chẳng những không giải phóng nổi tâm thức người mà còn thủ tiêu mất nguồn hy vọng trường cửu của con người đi nữa. Phong trào Duy Vật đã dựng "bức tường chết" ngay giữa cuộc sống. Con người luôn bị cái chết ám ảnh. Con người thấy mình sống giữa một xã hội chết chóc lạnh lùng. Sống trong lo âu sợ hãi thường xuyên. Với quan niệm Duy Vật thì chỉ cuộc sống thực tế mới là chân lý đời người, thế mà sự sống của mỗi người đều bị treo trước lưỡi gươm thần tốc của chế độ cả. Xã hội vừa là thiên đường vừa là hỏa ngục, quyền năng thượng đế được đặt vào tay những con người bằng xương bằng thịt, thiếu tình thương công chính mà đầy căm thù ngu tối và bất công nội tại. Thật là bi đát.

Bi đát! Tiếng kêu thất thanh của trí thức thời đại. Trước mắt họ tất cả đều đổ vỡ, nhầy nhụa. Đời người là một trang thảm sử não nề. Xã hội là nhà tù, là hỏa ngục, là nhà thương, là tha ma và là v.v… Họ nổi loạn bằng thái độ "cóc cần". Họ quay lưng vào cuộc đời để bước dật lùi xuống "hố chết". Trí thức Âu Châu đã đặt Hư vô cuối đường hiện hữu. Trên con đường đi tới hư vô, người hiện sinh chẳng cần biết mình phải làm gì? mà cần chi phải làm gì nhỉ, khi cuộc đời chỉ là một trang thất bại sử, một giòng phi lý. Tất cả sẽ đầu hàng sự chết. Tất cả đều về Hư vô. Thế là sau thời đại chiến, một phong trào thanh niên sôi lên với lối sống hiện sinh. Họ khỏi cần biết tới ý thức hiện sinh. Họ khỏi cần để ý tới sự hiện sinh của tha nhân. Họ ùa lên thủ tiêu mọi thần tượng. Họ đi tìm hiện sinh của mình trong cảm giác. Họ quyết sống lấy được, sống gỡ trước khi bị đầu hàng hư vô.

Từ tâm trạng chán ngán cuộc đời của trí thức Âu Châu tràn qua Mỹ Châu thực tiễn, phong trào Hiện Sinh biến thái thành Phi Sinh. Con người vừa chán xã hội vừa sợ hư vô. Hư vô khống chế, vây khốn hiện hữu. Con người vốn đã cô độc giữa cuộc đời lại càng thấy mình cô độc toàn triệt khi bị hư vô vây hãm. Thân phận con người giờ đây thật quá sức mỏng manh. Có gì bảo đảm cho hiện hữu đâu. Hiện hữu sẽ tan ra như bong bóng sà bông trong hư vô. Hư vô rình rập cướp đoạt sự hiện sinh của con người. Hư vô choán ngợp hiện hữu làm cho con người không thể lẩn trốn vào đâu được nữa. Con người hiện sinh giữa hư vô. Con người chỉ còn một giải pháp duy nhất để hết còn tâm trạng khiếp sợ hư vô, đó là "giải pháp tự tử". Hemingway vị thủ lãnh của phong trào Phi Sinh đã chạy trốn hư vô bằng cách gia nhập với hư vô trước thời hạn mà hư vô đón nhận. Tiếp đó là những mái đầu xanh cảm thấy chán đời, cảm thấy cô đơn, cảm thấy hết ý nghĩa sống, cảm thấy yêu đời mà không thể thoát nổi bàn tay khổng lồ của hư vô. Họ đều nhất tề lao đầu vào hư vô. Sau nữ minh tinh Marilyn Monroe và nhiều nam nữ thanh niên khác nữa sẽ gia nhập phong trào Phi Sinh. Tư tưởng của Mỹ Châu đã gặp ngõ cụt. Con người chán đời cũng tự tử, mà thiết tha yêu đời cũng tự tử, để rồi cuối cùng sẽ dẫn tới tư tưởng Huyễn Sinh toàn triệt.

Huyễn Sinh sẽ là tiếng nói cuối cùng của tư tưởng hiện đại. Quan niệm của trí thức thời đại đi từ hiện sinh cho hư vô ở cuối đường hiện hữu, qua phi sinh cho hư vô khống chế hiện hữu sẽ tới huyễn sinh cho hư vô ngay trong thực tại. Hiện hữu chỉ là ảo tưởng. Chẳng có chi hiện hữu đích thực nữa. Tất cả đều "huyễn". Con người đánh lừa nhau bằng ý niệm. Hiện tượng là trò ảo hóa. Hiện hữu chỉ là bóng dáng "mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm " mà thôi. Đây là quan niệm của xứ Ấn nghìn xưa và đây cũng là tư tưởng của Việt Nam thế kỷ XVIII. Nguyễn Gia Thiều là tiếng nói bi đát tuyệt vọng cuối cùng của thân phận con người. Cung Oán Ngâm Khúc là một kiệt tác huyễn hóakhắp mặt. Không ai có thể tìm nổi khuôn mặt đích thực của người Cung nữ qua tâm trạng bi đát tuyệt vọng của phận người, của vạn hữu:

"Tuồng huyễn hóa đã bày ra đấy

"Kiếp phù sinh trông thấy mà đau

"Trăm năm còn có gì đâu

"Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.

Trước đây hai thế kỷ, tư tưởng này chưa đủ sức làm nổi một phong trào nhưng, hiện nay, với đà đi tới của tâm trạng con người, phong trào Huyễn Sinh tất cả đủ điều kiện để lan tràn sâu rộng khắp nơi. Nếu Hiện Sinh đưa tới hậu quả thù ghét cuộc đời, chán ngán tuyệt vọng, Phi Sinh đưa tới hậu quả tự tử, thì Huyễn Sinh sẽ đưa tới hậu quả tận diệt loài người. Tất cả đều là huyễn hóa thì sống hay chết có nghĩa gì đâu. Sống chết chỉ là một kiếp phù sinh đầy khổ ải thì nhân loại này sống mà làm gì nữa. Thế là con người sẽ tiếp tay cho Hư vô thanh toán nốt những hiện tượng "mờ mờ" này đi, để trả về với vũ trụ hư vô toàn triệt. Con người sẽ giết nhau không chút động tâm; giết người rồi giết mình một cách hết sức thoải mái. Thế giới sẽ tận diệt nếu tư tưởng này hoàn toàn làm chủ nhận thức con người. Võ khí hạch tâm không dám nổ vì quyền lợi, nhưng rất muốn nổ từng loạt khi con người hoàn toàn sống bằng quan niệm Huyễn Sinh này. Thế có nghĩa là nhân loại tới thời tận diệt rồi sao! Không, Nhân loại sẽ không tận diệt vì thực tại tính của đại đa số nhân loại, là ham sống, nhất định sống dù biết đời là bể khổ, vũ trụ là huyễn hóa, kiếp người là phù sinh. Vì "nhất định sống" nên nhân loại sẽ tự tìm lấy lối thoát cho tâm tư, cho suy nghiệm, cho đòi hỏi của khát vọng trường cửu. Sự tắc lối của trí thức hiện nay, chỉ là một hiện tượng báo trước cuộc sang mùa mà thôi. Con người sẽ tự giải thoát cho mình, cùng giải thoát cho đời để tất cả đều giải thoát. Ý nghĩa của giải thoát do đó không chỉ lệ thuộc vào một sự kiện siêu nhiên huyền nhiệm vĩnh cửu, mà còn giải thoát cho tình cảm con người khỏi tù túng công thức, giải thoát cho suy tư khỏi những lớp vỏ của thành kiến, giải thoát cho hành động khỏi mò mẫm hại người hư vật. Giải thoát cho thân phận oan khiên thiên vạn cổ của con người. Giải thoát cho cuộc đời khỏi độc khí bất công, mọi người đều sống với một cuộc sống thoải mái, thoát ách khổ lao. Xã hội hết là bệnh viện tha ma. Người khác không còn là kẻ thù. Con người sẽ vơi đi tâm trạng cô đơn, sợ hãi để thản nhiên sống, sáng suốt làm, uyển chuyển hòa; hòa với cuộc sống thực tế của đồng loại, hòa trong thể điệu hóa sinh của vạn hữu. Tự cảm ứng với tất cả, thấy mình tương quan với tất cả, rồi cùng tất cả chuyển hóa. Sướng khổ, vui buồn, sống chết… chỉ là tiết tấu cung bậc của bản trường ca vô thường; thản nhiên sống, sáng suốt sống, uyển chuyển sống trong bản trường ca muôn điệu ấy, tức là đã đạt tới trạng thái không câu chấp, không lệ thuộc, không lo lắng, tức là phát khởi nổi tâm thức thường hằng ngay trong cảnh vô thường, tức là đã tự giải thoát sinh không, tình cảm sẽ thành bao la trong trắng, trí tuệ sẽ sáng suốt quang minh, chí khí sẽ tròn đầy siêu thoát. Khi tâm tư đã có lối giải thoát, thì cuộc sống sẽ hết bế tắc; mọi mối tương quan xã hội sẽ thuận chiều tiếp nối; nhân loại sẽ sống trong cảnh sống người chân thực, sống trong cảnh sống toàn diện không thui chột, không một chiều, không còn đối tượng căm thù.

---o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2017(Xem: 10052)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác
16/03/2017(Xem: 8812)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 9185)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
11/03/2017(Xem: 9329)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
22/12/2016(Xem: 28931)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15673)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
30/04/2016(Xem: 17549)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35730)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 16898)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 13714)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]